NHÂN TỐ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hai chiều giữa Thương mại điện tử và môi trường bên ngoài MG012 112 T02 (Trang 32)

- Bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng:

2.5 NHÂN TỐ CÔNG NGHỆ

Sự phát triển của ICT là nhân tố chính trong sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

Sự tiến bộ công nghệ trong số hoá nội dung, nén và thúc đẩy hệ thống mở công nghệ đã mở đường cho hội tụ dịch vụ truyền thông vào một mặt bằng duy nhất. Đổi lại, điều này đã làm cho truyền thông hiệu quả hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và kinh tế hơn vì nhu cầu thiết lập mạng riêng biệt cho các dịch vụ điện thoại, TV, TV cáp và truy cập Internet bị loại trừ. Từ quan điểm của doanh nghiệp, công ty và người tiêu dùng, chỉ có một nhà cung cấp thông tin có nghĩa là chi phí truyền thông thấp hơn.

Gần đây là sự xuất hiện công nghệ 3D của TMĐT. Cho đến thời điểm này, kỷ nguyên Web 2.0 vẫn đang phát triển mạnh mẽ và các doanh nghiệp nhận ra rằng nó không chỉ mang lại những tiện ích về mặt công nghệ mà còn thiết lập nên các kênh mua bán, phân phối sản phẩm và tạo ra một cộng đồng khách hàng đông đảo trên môi trường Internet.

Làn sóng công nghệ 3D đang góp phần tạo ra sự chuyển biến cho World Wide Web, giúp đem lại cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, khi giúp kết nối thế giới thực và ảo lại với nhau.

Các chuyên gia trong ngành nhận định rằng kỷ nguyên Web 2.0 không chỉ làm biến đổi căn bản các phương thức kinh doanh mà còn giúp dịch vụ khách hàng có những thay đổi. Với ngày một nhiều hơn các cách thức kết nối mọi người với nhau, thông qua web, nhật ký điện tử (blog), các mạng xã hội và thế giới ảo, các nhà kinh doanh biết đến sức mạnh của cộng đồng trực tuyến. Việc khai thác các kênh bán hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến đã góp phần mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.Các chuyên gia cho rằng việc đưa công nghệ 3D vào trang web thương mại điện tử sẽ giúp tạo thêm hiệu ứng hình ảnh, từ đó giúp người sử dụng Internet có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trên web, trong khi với hình thức giới thiệu thông thường trên phần lớn các trang web hiện nay, người xem chỉ nhìn thấy hình ảnh của món hàng trong không gian hai chiều và điều này đã hạn chế họ hình dung chi tiết về nó.

Tại thị trường Việt Nam, một số doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các trang web ứng dụng công nghệ 3D. Mới đây, Công ty cổ phần Phúc Lê Gia vừa cho ra mắt trang web thương mại điện tử tại địa chỉ www.hello3DWorld.com - triển lãm được thiết kế trên nền công nghệ 3D và được lập trình bằng ngôn ngữ theo chuẩn quốc tế VRML (Virtual Reality Modelling Language). Tại đây, các doanh nghiệp có thể xây dựng gian hàng trực tuyến bằng công nghệ 3D nhằm giới thiệu và quảng bá thương hiệu và hàng hóa của mình đến khách hàng. Ngay tại gian hàng trong không gian ba chiều này, các doanh nghiệp có thể trực tiếp tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng còn người tiêu dùng có thể tham quan các gian hàng của doanh ngiệp, tra cứu thông tin về sản phẩm.

Theo nhà phát triển trang web này thì chi phí để duy trì một gian hàng trực tuyến ứng dụng công nghệ 3D phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi lợi ích mà nó mang lại khá lớn. So với việc tham dự hội chợ, triển lãm thực tế, các doanh nghiệp có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa kéo dài thời gian trưng bày hàng hóa khi đăng ký tham gia các gian hàng triển lãm trong không gian ảo ba chiều này.

Và nhiều công nghệ TMĐT khác như SEO, SEM,…

Từ thực tế trên cho thấy rằng, chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu quả thương mại điện tử khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng . Hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đông đảo con người có thể thực tế tiếp cận được).

Công nghệ vừa là một lợi thế đồng thời cũng là hạn chế của TMĐT, vì lý theo thietkephanmem cho biết rằng, Hoa Kỳ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin trên thế giới, cả phần cứng cũng như phần mềm (bao gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet, các phần mềm tìm kiếm và trình duyệt chủ yếu cũng là của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã đi đầu và có nhiều thực tiễn về kinh tế số hóa và thương mại điện tử. Một khi thương mại được số hóa thì toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ Hoa Kỳ và các nước tiên tiến gần với Hoa Kỳ, là điều có thể đưa tới nhiều hệ quả. Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Như vậy, để tránh bị lệ thuộc công nghệ, chúng ta cần tăng cường sáng tạo công nghệ mới áp dụng vào TMĐT.

KẾT LUẬN

Qua nhiều kết quả điều tra , khảo sát của Bộ Công Thương trong các năm vừa qua cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT đối với doanh nghiệp là rất rõ ràng và TMĐT đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ ràng về lợi ích của TMĐT . Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp mới triển khai các ứng dụng cơ bản như trao đổi thư điện tử, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm qua website, tiềm kiếm thông tin trên mạng,.. Tỷ lễ các doanh nghiệp ứng dụng sâu TMĐT vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Để TMĐT thực sự trở thành công cụ giúp hoạt động kinh doanh có sự chuyển biến về chất, các doanh nghiệp nên chú trọng tận dụng sự ưu đãi cũng như là hạn chế các tác động của môi trường bên ngoài mang đến cho TMĐT chẳng hạn: Sự ủng hộ của chính phủ thông qua các chính sách, quyết định, phê duyêt các dự án phát triển TMĐT. Đồng thời, những phát triển về kinh tế sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều chiến lược triển khai TMĐT mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đã tiến hành ứng dụng TMĐT. Văn hóa – xã hội cũng là nhân tố đáng quan tâm trong việc ứng dụng TMĐT, phát triển TMĐT phải có tính phù hợp với nét văn hóa vốn có của con người Việt Nam và nhằm mục đích phát triển xã hội thì mới được chấp nhận và tin dùng. Hoạt động TMĐT phải nhanh chóng và liên tục cập nhật công nghệ mới để tránh bị cộng đồng mạng “ tẩy chay” vì “tụt hậu”. Bên cạnh đó TMĐT phải phát huy những tiện ích vốn có của mình để góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị và tham gia vào quản lý nhà nước. Khi tham gia hoat động TMĐT các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về TMĐT nhằm xây dựng một môi trường cạnh tranh công bằng và trong sạch trên thế giới ảo. Đồng thời, TMĐT phải góp phần cho phát triển kinh tế đất nước để xây dựng nước ta thành một quốc gia giàu mạnh về kinh tế. Ứng dụng công nghệ hiện đại là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển TMĐT nên chúng ta cần cố gắng sáng tạo ra công nghệ mới tránh phụ thuộc về công nghệ vào các nước phát triển. Chẳng những thế, TMĐT còn phải biết tận dụng ưu thế phá vỡ sự giới hạn của không gian và thời gian để tham gia vào việc tuyên truyền về truyền thống văn hóa, dân tộc và con người Việt và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc ta cho đồng bào ta và bạn bè thế giới. Nếu làm được như vậy thì Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia lớn mạnh cả về chính trị, kinh tế nhờ vào ứng dụng công nghệ hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc vốn có của dân tộc.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hai chiều giữa Thương mại điện tử và môi trường bên ngoài MG012 112 T02 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w