Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hai chiều giữa Thương mại điện tử và môi trường bên ngoài MG012 112 T02 (Trang 31)

- Bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng:

2.4.4.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Thị trường lao động linh hoạt, và coi là một trong những điểm mạnh của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề lao động nổi trội nhất trong các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến khả năng tiếp cận lao động có kỹ năng và trình độ. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của lao động Việt Nam nói chung và lao động cho TMĐT nói riêng.

Vào đầu những năm 2000, một số trường đại học ở nước ta, trong đó có Trường Đại Học Thương Mại, Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội … bắt đầu quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Đến năm 2003, môn học TMĐT chính thức được giảng dạy ở một số trường Đại Học ở Việt Nam. Theo kết quả khảo sát mới nhất ( tháng 7 năm 2010), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương điều tra tình hình đạo tạo TMĐT tại 250 trường đại học và cao đẳng trên phạm vi toàn quốc và nhận được trả lời của 125 trường có tới 77 trường đã triển khai hoạt động đào tạo TMĐT, trong đó có 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng.

Về tổ chức giảng dạy, trong số 49 trường đại học đã giảng dạy TMĐT, có 01 trường thành lập khoa TMĐT, 10 trường thành lập bộ môn TMĐT còn lại phần lớn giảng viên giảng dạy TMĐT được bố trí vào những bộ môn khác, hoặc là giảng viên thỉnh giảng được mời. Như vậy, so với năm 2008, số trường đại học thành lập khoa TMĐT không đổi, số trường thành lập bộ môn TMĐT tăng thêm 02 trường.

Về trình độ đạo tạo, kết quả điều tra cho thấy, trong số các trường đã đào tạo TMĐT có 03 trường ( chiếm 4%) đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng nghề, 52 trường đào tạo TMĐT cho bậc cao đẳng (chiếm 68%), 47 trường đào tạo TMĐT cho bậc đại học (chiếm 61%) và 08 trường đào tạo TMĐT cho bậc sau đại học (chiếm 10%). Một điểm nhấn đáng lưu ý trong thời gian vừa qua là TMĐT đã được đưa vào chương trình đào tạo sau đại học của một số chuyên ngành như Quản trị kinh doanh, Thương mại.v.v..

Về phương thức đào tạo, phương thức đào tạo TMĐT chủ yếu hiện nay vẫn là phương thức giảng dạy và học tập tập trung trên lớp. Tuy nhiên, có một số trường bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến vào công tác giảng dạy và học tập TMĐT. Cũng theo kết quả khảo sát, đã có 09 trường (chiếm 12%) đã áp dụng phương thức tập trung kết hợp với trực tuyến để đào tạo một số môn học về TMĐT. Thông qua phương thức này, ngoài việc giảng dạy và học tập trên lớp, giảng viên có thể đưa giáo trình, bài giảng, nội dung kiểm tra lên mạng để sinh viên tự nghiên cứu và tham khảo trước hoặc ôn tập lại bất kỳ lúc nào. Nhờ phương thức này mà việc giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên có hiệu quả hơn.

Theo kết quả khảo sát, trong 77 trường đại học và cao đẳng đào tạo TMĐT có 68% trường sử dụng tài liệu của nước ngoài, 79% trường sử dụng tài liệu trong nước, 61% sử dụng tài liệu tự biên soạn, 23% sử dụng tài liệu từ các nguồn khác nhau. Đặc thù của TMĐT là cần cập nhật thông tin liên tục và gắn chặt với các hoạt động giao dịch thực tiễn trong và ngoài nước. Do đó, việc tăng cường nghiên cứu, tham khảo giáo trình, tài liệu giảng dạy nước ngoài là cần thiết và tiến hành thường xuyên. Qua khảo sát và trao đổi công tác chuyên môn tại các trƣờng, phần lớn giảng viên dạy TMĐT đều ủng hộ quan điểm tăng cường bổ sung thông tin và nguồn tài liệu từ các cơ sở đào tạo nước ngoài.

Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chương trình đào tạo đều mang dáng dấp của một chương trình hiện đại, tạo tiền đề cho đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng toàn diện, tạo tính liên thông cao giữa các chuyên ngành. Cơ cấu kiến thức

và kỹ năng đảm bảo định hướng đào tạo chuyên ngành Quản trị TMĐT. Nội dung các học phần ngành và chuyên ngành Quản trị TMĐT được xây dựng dựa trên các tài liệu sách giáo khoa nước ngoài, đảm bảo tiếp cận với TMĐT hiện đại.

Song song đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT còn nhiều hạn chế: + Thứ nhất là vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên dạy TMĐT là mối quan ngại hàng đầu. Qua khảo sát tại một số trƣờng đại học, cao đẳng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trƣờng hiện vẫn chưa có giảng viên chuyên trách giảng dạy TMĐT, đa số các trƣờng đều mời giảng viên từ các trường đại học lớn, tổ chức giảng viên kiêm nhiệm hoặc chuyên gia từ các trung tâm đào tạo và doanh nghiệp. Điều này phần nào cản trở tới việc xây dựng, quản lý nội dung chương trình, chất lượng đào tạo. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách và khẩn trương nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên TMĐT hiện tại là nhu cầu cấp bách, góp phần quyết định đến chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng học tập của sinh viên.

+ Thứ hai lá vấn đề thứ ba là tài liệu giảng dạy chuyên môn: TMĐT là một chuyên ngành mới, giao thoa giữa các môn học thuộc lĩnh vực kinh tế và CNTT. Do đó, phần lớn các cơ sở đào tạo hiện chưa xác định rõ hay chưa thành lập riêng những tổ, bộ môn, khoa chuyên trách về TMĐT mà tạm thời giao cho một nhóm giảng viên kiêm nhiệm hay mời giảng viên thỉnh giảng. Do vậy, các môn học về TMĐT cũng đang trong tình trạng nằm đan xen, là môn học tự chọn trong chương trình đào tạo của một số chuyên ngành thuộc ngành QTKD, Hệ thống thông tin kinh tế, CNTT.v.v..Việc bố trí môn học TMĐT tại các chuyên ngành kinh tế hoặc CNTT cũng ảnh hưởng tới nội dung, tài liệu giảng dạy chuyên môn hay xu hướng đào tạo. Tình hình đào tạo tại Việt Nam hiện phát triển theo cả ba xu hướng trên tùy theo nhận thức và quan điểm chuyên môn của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, với thực trạng giáo dục đại học còn nhiều khiếm khuyết như hiện nay tại Việt Nam, việc thiếu đi định hướng thống nhất về đào tạo TMĐT sẽ làm hạn chế khả năng phát triển của lĩnh vực đào tạo đầy triển vọng này.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ hai chiều giữa Thương mại điện tử và môi trường bên ngoài MG012 112 T02 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w