1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh quảng bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý

66 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ Chuyên ngành: Khoa học đất Mã số: 60 62 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ ĐỨC Hà Nội – 2012 3 MỤC LỤC Danh mục bảng…………………………………………………………………. iii MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN……………………………………………………. 2 1.1. Điều kiện hình thành đất tỉnh Quảng Bình…………………………… 2 1.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………………. 2 1.1.2. Điều kiện địa chất - đá mẹ……………………………………………… 2 1.1.3. Điều kiện địa hình - địa mạo…………………………………………… 5 1.1.4. Điều kiện khí hậu……………………………………………………… 7 1.1.5. Điều kiện thuỷ văn………………………………………………………. 9 1.1.6. Điều kiện thảm thực vật…………………………………………………. 9 1.1.7. Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………… 11 1.2. Các quá trình hình thành và suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình………………………………………………………………. 15 1.2.1. Quá trình feralit - laterit hoá…………………………………………… 15 1.2.2. Quá trình feralit mùn…………………………………………………… 17 1.2.3. Các quá trình sialit - feralit sialit - sialit glây trên đất bồi tụ…………… 18 1.2.4. Quá trình xói mòn, rửa trôi……………………………………………… 19 1.2.5. Quá trình mặn hoá 20 1.2.6. Quá trình phèn hoá 21 1.2.7. Quá trình cát bay, cát chảy, cát nhảy 21 1.2.8. Quá trình glây và lầy hoá 23 1.2.9. Quá trình bồi tụ 23 1.2.10. Quá trình nhân tác 24 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 26 2.2. Nội dung nghiên cứu 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu 26 4 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu 26 2.3.3. Phương pháp phân tích đất 27 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 27 Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Một số đặc điểm của các nhóm đất chính 28 3.1.1. Nhóm đất cát (Arenosols) 29 3.1.2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) 30 3.1.3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)…………………………………… 31 3.1.4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)…………………………………………… 32 3.1.5. Nhóm đất than bùn ( Histosols)…………………………………………. 35 3.1.6. Nhóm đất bạc màu (Haplic Acrisols)…………………………………… 35 3.1.7. Nhóm đất đỏ vàng (Ferralsols, Ferralic Acrisols)………………………. 36 3.1.8. Đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)……………………………. 40 3.1.9. Đất xói mòn trơ sỏi đá: (Leptosols)…………………………………… 41 3.2. Tình hình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình……. 41 3.2.1. Đất nông nghiệp…………………………………………………………. 41 3.2.2. Đất lâm nghiệp………………………………………………………… 43 3.2.3. Đất chuyên dùng và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản……………… 43 3.2.4. Đất ở…………………………………………………………………… 43 3.2.5. Đất chưa sử dụng……………………………………………………… 43 3.3. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình…. 44 3.3.1. Khái niệm suy thoái đất…………………………………………………. 44 3.3.2. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình…… 46 3.4. Các giải pháp hạn chế suy thoái và sử dụng đất hiệu quả…………… 55 3.4.1. Các giải pháp về chính sách quản lý, tuyên truyền giáo dục 56 3.4.2. Các giải pháp kinh tế - sinh thái……………………………………… 56 3.4.3. Các giải pháp sinh thái - công trình và công nghệ………………………. 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………… 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 5 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo huyện, thành phố…………………………………………………………… 11 3.1 Phân loại đất tỉnh Quảng Bình………………………………………. 28 3.2 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình 2006 - 2008……………… 42 3.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 - 2008……………………………… 44 3.4 Đá mẹ và dạng suy thoái tiềm năng…………………………………. 47 3.5 Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng suy thoái………………… 48 3.6 Quy mô suy thoái tiềm năng đất tỉnh Quảng Bình………………… 50 3.7 Qui mô suy thoái tiềm năng đất của các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình………………………………………………………………… 51 3.8 Quy mô suy thoái hiện tại đất tỉnh Quảng Bình…………………… 53 3.9 Tổng hợp suy thoái hiện tại đất các huyện tỉnh Quảng Bình……… 53 3.10 Tác động của các loại hình sử dụng đất đến suy thoái hiện tại đất… 54 6 MỞ ĐẦU Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở nơi hẹp nhất của nước ta với diện tích tự nhiên 806527 ha, lớn thứ 9 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn, phía Nam là Quảng Trị, phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây là dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên với nước bạn Lào dài 193 km. Tỉnh có thành phố Đồng Hới và 6 huyện: Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ với tổng số dân là 853004 người năm 2011. Điều kiện tự nhiên khu vực Quảng Bình phân hoá sâu sắc theo hướng Bắc Nam và Đông Tây. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi tương đối ngắn và dốc, khí hậu khắc nghiệt, hàng năm phải hứng chịu nhiều thiên tai. Địa hình đa dạng phức tạp bao gồm vùng núi phía Bắc Trường Sơn, dạng địa hình Karst ở Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng bằng ven biển và các dải cát, đầm phá. Diện tích đất nông nghiệp thấp 79744 ha, chỉ chiếm 9,89% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 633184 ha, chiếm 78,51% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 36696 ha, chiếm 4,85%. Việc phát triển kinh tế dựa vào nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn cả về diện tích và chất lượng đất. Đây là một vùng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Miền Trung Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài ‘’Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý’’. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẤT TỈNH QUẢNG BÌNH Đất được hình thành từ đá mẹ do sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người. Vì vậy nghiên cứu các tính chất đất phải dựa vào các điều kiện hình thành nên nó. 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Bình nằm trong tọa độ địa lý: 16 0 55‟08” đến 18 0 05‟12” Vĩ độ Bắc, 105 0 36‟55” đến 106 0 59‟37” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, Phía Tây giáp Lào, Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, Phía Đông giáp Biển Đông . Đặc biệt Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất của lãnh thổ Việt Nam với chiều ngang từ Đông sang Tây tính từ Thành Phố Đồng Hới không vượt quá 50km [18]. Vị trí địa lý trên đã chi phối các yếu tố cơ bản hình thành đất như khí hậu, thuỷ văn, địa mạo, sinh vật và hoạt động kinh tế xã hội. Đồng thời cũng cho thấy tính đa dạng trong điều kiện phát sinh, suy thoái đất và những khó khăn trong việc quy hoạch sử dụng đất đai ở khu vực. 1.1.2. Điều kiện địa chất - đá mẹ Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất ở Quảng Bình phân bố thành vùng tương đối rõ. Vùng phía Tây-Tây Bắc núi cao thuộc huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá chủ yếu là đá macma axit, vùng núi đá vôi chủ yếu ở phía Tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và phía Nam huyện Minh Hoá, vùng đồi thấp chủ yếu là các đá trầm tích, biến chất và các sản phẩm phù sa. Đặc điểm của một số loại đá mẹ, mẫu chất hình thành đất như sau: - Đá vôi: Quá trình hình thành đá vôi chủ yếu là do sinh vật biển nông tạo ra các dải san hô lớn. Trải qua quá trình địa chất mà tạo thành các khối đá vôi như 8 ngày nay. Thành phần khoáng vật chủ yếu của đá vôi là canxi cacbonat có thể hoà tan trong nước, nhưng lại khó phong hoá do ngoại lực. Trên đá vôi đã thành tạo loại đất có màu đỏ nâu, thành phần cơ giới nặng, nhiều đá lẫn và đá lộ đầu. Đất hình thành trên đá vôi tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hoá. - Đá granit: Đá granit được hình thành do các phản ứng hoá học xảy ra trong lòng đất. Đá có màu xám sáng hoặc xám hơi vàng, các tinh thể thạch anh nổi rõ. Đá này có tỷ lệ thạch anh tự do (SiO 2 ) cao và tồn tại dưới dạng khoáng bền vững nên khi phong hoá tạo thành đất có thành phần cơ giới nhẹ. Có thể quan sát thấy nhiều tảng đá ven đường, sản phẩm bồi tụ xuống thung lũng có nhiều cát và sạn thạch anh. Đá granit xuất hiện ở các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch và Lệ Thuỷ. Đất hình thành trên loại đá này có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất có màu vàng nhạt, vàng xám - Sa thạch và phiến sa: Hai loại đá này phân bố nhiều ở huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Ninh. Đất hình thành trên các loại đá này có thành phần cơ giới nhẹ, phẫu diện đất có màu vàng nhạt, vàng đỏ là chủ đạo. - Đá biến chất: Phân bố nhiều ở huyện Bố Trạch và Thành Phố Đồng Hới. Đá biến chất được hình thành do quá trình tái kết tinh, nên đặc điểm của chúng có khác hơn so với loại đá ban đầu. Tại Quảng Bình phổ biến là các loại đá phiến mica và granit gơnai, mặc dù đã bị biến chất nhưng vẫn mang nhiều đặc tính của loại đá ban đầu. Đất được hình thành từ đá biến chất có màu nâu vàng, đỏ vàng là chủ đạo, thành phần cơ giới trung bình, kết cấu của đất khá tơi xốp. - Đá macma trung tính: Tại Quảng Bình chỉ có một loại là Poocfiarit có diện tích nhỏ phân bố ở 2 xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ huyện Lệ Thuỷ. Đặc điểm chung của đá macma trung tính Poofiarit là có hàm lượng oxit sắt cao (9-10%), trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hoá dày hàng chục mét và có màu nâu đỏ rực rỡ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp, có cấu trúc viên hạt, độ phì nhiêu khá - Sản phẩm bồi tụ phù sa: Sản phẩm bồi tụ phù sa cổ, phù sa cũ và mới được hình thành và phân bố chủ yếu ở hạ lưu ven các con sông lớn trong tỉnh. Vật liệu 9 phù sa cổ có màu nâu vàng ở các tầng dưới, ở tầng mặt có màu xám do có sản phẩm hữu cơ. Đất phù sa cũ, sản phẩm phù sa biến đổi đến mức hình thành tầng loang lổ đỏ vàng, tầng glây không còn đặc tính phân lớp của phù sa mới [5]. - Trầm tích biển: Các thành tạo cát biển Việt Nam về căn bản có tuổi holocen, nhưng thay đổi tuỳ thuộc vào loại cát và tuỳ theo từng vùng. Cát trắng vàng trên suốt chiều dài bờ biển có tuổi gần như hiện đại (Phan Liêu 1987) [13]. Cát trắng ở Trung Bộ nói chung có tuổi Holocen sớm (5000-10000 năm) [5]. Tại Quảng Bình có thể chia cát biển thành các đơn vị sau: + Cồn cát: Đây là đơn vị có vật liệu thô do sóng biển để lại bên bờ biển có dạng dải cao hơn mặt nước biển 2 đến 3m hoặc cao hơn là 50m + Đất cát giữa cồn: Giữa 2 cồn cát hoặc sau cồn cát là bãi cát hoặc đất cát khá bằng phẳng mà vật liệu trầm tích gồm có phần của cồn cát và phần đầm mặn. Loại nằm giữa 2 cồn cát thì có tỷ lệ cát cao, còn phần nằm sát với đầm mặn thì tỷ lệ cát thấp hơn. - Trầm tích đầm lầy biển: đơn vị này được rừng ngập mặn che phủ với một mạng lưới lạch triều khá dày. Phần lớn diện tích ngập triều ở mức trung bình và có một số nơi nhô ra khỏi mặt nước lúc triều thấp. Đặc trưng của trầm tích này là sự có mặt của sulfidic, hình thành bởi điều kiện yếm khí, sự ngập lụt đều đặn theo chu kỳ của nước mặn lợ [5]. Đá mẹ là yếu tố có ý nghĩa phát sinh quan trọng đối với sự thành tạo đất. Mỗi một loại đá mẹ khác nhau khi phong hóa (phong hoá hoá học, vật lý, sinh học) sẽ tạo ra các loại đất với những tính chất lý, hóa đặc trưng khác nhau. Đặc biệt đối với các loại đất được hình thành tại khu vực địa hình là đồi núi thì vai trò của đá mẹ lại càng được thể hiện rõ rệt nhất. Quảng Bình có diện tích đất đồi núi chiếm trên 85% diện tích đất toàn tỉnh, bởi vậy đá mẹ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành tạo và đặc điểm của đất (lý, hoá, sinh). Cụ thể: + Các loại đất được hình thành trên đá macma axit bao gồm: đất xám bạc màu, đất vàng đỏ và đất mùn vàng đỏ. 10 + Đất hình thành trên đá macma trung tính: đất nâu đỏ. + Đất hình thành trên đá cát: đất cát, đất vàng xám, đất mùn vàng nhạt. + Đất hình thành trên các trầm tích đầm lầy biển gồm có: đất mặn, đất phèn, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu glây. + Đất hình thành từ các sản phẩm bồi tụ phù sa gồm: đất phù sa, đất xám và đất nâu vàng. + Đất hình thành trên đá phiến sét, đá biến chất cho đất màu đỏ vàng [5]. 1.1.3. Điều kiện địa hình - địa mạo Lịch sử và điều kiện địa chất quyết định sự thành tạo nền thạch học, là vật liệu ban đầu thành tạo đất. Các cấu trúc địa chất cũng là cơ sở để thành tạo địa hình và các địa hình dạng khác nhau của bề mặt đất. Quảng Bình nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc, địa hình đồi núi chiếm tới 85% diện tích tự nhiên phân bố phức tạp và bị chia cắt mạnh, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi. Tỉnh Quảng Bình có các dạng địa hình sau: - Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành dải nằm dọc theo biên giới Việt-Lào, bao gồm các núi cao > 900m như: núi Pu Cô Pi 2017m, Cô Ta Run 1624m, Cà Rông 1540m, Ba Rền 1137m, Bãi Dinh 1029m, U Bò 1009m, Hoành Sơn 1044m. Các dãy núi này và các dãy núi khác trong khu vực được hình thành sau vận động Hecxini muộn, nhưng đến vận động Kainôzôi được nâng lên mạnh mẽ. Các khối granit xâm nhập thường có độ dốc lớn, đỉnh nhọn và cao nhất vùng. Các núi cát kết, phiến sét hình thái mềm mại hơn, các đường phân thuỷ có khi sắc sảo, rõ nét, có chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng. Nói chung dạng địa hình này hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn. - Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần nhiều diện tích đất của tỉnh, có độ cao < 900m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, bao gồm cả hai đới kiến trúc tướng đá Trường Sơn và Hoành Sơn. Địa hình này hình thành [...]... vật lý cơ học tiếp đến là sự suy giảm chất dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường địa hóa thổ nhưỡng 30 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá một số đặc điểm của các nhóm đất chính trong tỉnh - Hiện trạng sử dụng đất - Đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên đất - Đề xuất một số giải pháp. .. pháp hạn chế suy thoái tài nguyên đất và sử dụng đất có hiệu quả 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa - Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số tính chất lý hóa học của đất theo các tiêu chuẩn hiện hành - Phương pháp kế thừa các số liệu sơ, thứ cấp - Phương pháp chuyên gia 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập tài liệu - Các tài liệu, số liệu, bản đồ, các công trình nghiên... 1.416 140.883 99 Tổng số Quảng Trạch Nguồn: [3] 16 Nhìn chung dân số của Quảng Bình phân bố không đều Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có sự phân hoá do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng đất của tỉnh và liên quan trực tiếp đến biến động hiện trạng sử dụng đất Mặc dù phần lớn đất đai vẫn được sử dụng trong nông, lâm nghiệp song đất chuyên dùng (phục vụ đô thị, công nghiệp, giao thông,... kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc, các yếu tố của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng; sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng trên một đơn vị sản phẩm Đã hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây công nghiệp. .. pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu - Dựa trên các tài liệu đã thu thập tiến hành điều tra, khảo sát, lấy mẫu đất tại các nhóm đất chính ở địa bàn nghiên cứu theo phương pháp „‟chìa khóa‟‟ 31 - Điều tra tình hình sử dụng đất - Đánh giá những nguyên nhân và nguy cơ gây suy thoái đất 2.3.3 Phƣơng pháp phân tích đất Tiến hành phân tích một số tính chất lý hóa học cơ bản của các mẫu đất đã thu thập theo các. .. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Word, Exel 2007 32 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Căn cứ vào kết quả điều tra thực địa và số liệu phân tích, căn cứ vào hướng dẫn phân loại đất của FAO - UNESCO, đất Quảng Bình chia thành 9 nhóm - 27 đơn vị đất [18] Bảng 3.1: Phân loại đất tỉnh Quảng Bình... dần khả năng sản xuất áp lực tăng dân số và tình trạng đói nghèo cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nông dân không đủ khả năng đầu tư thâm canh, cải tạo đất, không áp dụng công nghệ canh tác tiến bộ trên đất dốc cũng đẩy nhanh quá trình suy thoái đất Các hoạt động tích cực như: tổ chức sử dụng đất hợp lý theo phương thức nông lâm kết hợp, đa dạng hoá sinh học, thâm canh, áp dụng quy trình và... viễn thông mở rộng về nông thôn, miền núi còn chậm [5] Tóm lại, Quảng Bình là một tỉnh có tốc độ tăng dân số khá cao, dân số phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, trình độ dân số còn thấp Bên cạnh đó quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo các vấn đề về môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng Đất bị khai thác và sử dụng chưa hợp lý trong việc xây dựng... công ty, khu công nghiệp, đường giao thông Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiện trạng tài nguyên môi trường đất và các quá trình suy thoái đất 1.2 CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH QUẢNG BÌNH Đất là phần trên cùng của vỏ phong hóa, tồn tại và phát triển dưới tác động của sinh quyển, khí quyển lên thạch quyển và có độ phì Bản chất của quá trình hình thành đất là sự thống nhất... 15 meq/100g đất Hàm lượng Cl- các tầng đều cao 0,185 - 0,26%, hàm lượng SO4 thấp < 0,05% Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình (1,85%; 0,172%), các tầng dưới nghèo Lân tổng số trung bình khá 0,063 - 0,132%, kali tổng số ở các tầng đều khá > 1%; lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo < 10 mg/100g đất Thành phần cơ giới tầng mặt thịt nặng tỷ lệ cát 58,2%, các tầng dưới thịt trung bình, tỷ lệ . cứu đề tài ‘ Một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý ’. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẤT TỈNH QUẢNG BÌNH Đất. Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ Chuyên ngành: Khoa học đất Mã số: 60 62 15 LUẬN VĂN THẠC. HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Hoài Thƣ Hƣơng MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngày đăng: 08/01/2015, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Huy Bá (2002), Sinh thái và môi trường. NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thái và môi trường
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
[2] Tôn Thất Chiểu (1992), Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo FAO – UNESCO. Tạp chí khoa học Đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo FAO – UNESCO
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1992
[6] Hội Khoa học Đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam (Bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1:1.000.000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam (Bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1:1.000.000)
Tác giả: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
[7] Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
[8] Lê Văn Khoa (1996), Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[9] Nguyễn Đình Kỳ (1990), Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên các cao nguyên bazan nhiệt đới (lấy ví dụ Tây Nguyên Việt Nam), Luận án Phó Tiến sỹ Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên các cao nguyên bazan nhiệt đới (lấy ví dụ Tây Nguyên Việt Nam)
Tác giả: Nguyễn Đình Kỳ
Năm: 1990
[10] Nguyễn Đình Kỳ (1998), Địa lý phát sinh lớp vỏ thổ nhưỡng Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu địa lý, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý phát sinh lớp vỏ thổ nhưỡng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Kỳ
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1998
[11] Nguyễn Đình Kỳ và nnk (1998), Phương pháp luận nghiên cứu thoái hóa đất và những đặc thù thoái hóa đất ở Việt Nam. Báo cáo lưu trữ Viện Địa lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu thoái hóa đất và những đặc thù thoái hóa đất ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Kỳ và nnk
Năm: 1998
[12] Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1999
[13] Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất cát biển Việt Nam
Tác giả: Phan Liêu
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1981
[14] Phan Liêu, Tôn Thất Chiểu (1987), Cơ sở khoa học trong phân loại đất Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học trong phân loại đất Việt Nam
Tác giả: Phan Liêu, Tôn Thất Chiểu
Năm: 1987
[15] Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tác giả: Trần Đình Lý
Nhà XB: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2006
[16] Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn
Tác giả: Nguyễn Quang Mỹ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
[19] Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa (2001), Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam
Tác giả: Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2001
[20] Trần Kông Tấu (2004), Tài nguyên đất Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên đất Việt Nam
Tác giả: Trần Kông Tấu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
[21] Trung tâm KTTVQG – Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ (2003-2008), Đặc điểm Khí tượng thủy văn môi trường khu vực Bắc Trung Bộ.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm Khí tượng thủy văn môi trường khu vực Bắc Trung Bộ
[22] FAO (1977), Guidelines for soil profile description, FAO, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for soil profile description
Tác giả: FAO
Năm: 1977
[23] FAO (1978 - 1981), Reports of the Agro - ecological zones project, World soil resources reports No 48/1-4, FAO, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reports of the Agro - ecological zones project
[24] FAO-UNESCO (1990), Soil Map of the World. ROME Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soil Map of the World
Tác giả: FAO-UNESCO
Năm: 1990
[25] FAO-UNESCO (1990), Guidelines for soil description. ROME Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for soil description
Tác giả: FAO-UNESCO
Năm: 1990

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w