0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Quá trình cát bay, cát chảy, cát nhảy

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ (Trang 26 -26 )

27

Đất cát được hình thành chủ yếu ở vùng cửa sông, ven biển dưới tác dụng của gió các cồn cát ven biển xảy ra hiện tượng cát bay theo gió, mặt khác các cồn cát có sườn dốc và rộng nên khi có tác dụng của gió gây ra hiện tượng trượt lở làm cát chảy từ vị trí cao xuống các vùng thấp [19]. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới thô từ cát dính, cát pha đến thịt pha cát. Nhóm đất cát biển của khu vực nghiên cứu là sản phẩm tương tác giữa hệ thống sông và biển đặc thù. Nhóm đất cát biển được hình thành xen lẫn các dải phù sa thể hiện các pha bồi tụ [5].

- Thực trạng cát bay:

Vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, ở Quảng Bình thiếu nước trầm trọng, khí hậu khô và nóng, các dải cồn cát hầu như không có thực bì che phủ cộng thêm gió Tây Nam khô nóng đã gây ra hiện tượng cát di động gọi là cát bay.

Hiện tượng này diễn ra rất phức tạp. Cát bị cuốn theo chiều gió và mức độ bay của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mức độ che phủ của thảm thực vật, mưa, độ ẩm đất….

- Thực trạng cát chảy

Vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, đất cát dễ bị xói mòn, rửa trôi, với lượng mưa lớn gây nên hiện tượng cát chảy.

Hiện tượng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song lớn nhất là do nước. Mưa nhiều, lượng nước tập trung, dòng chảy càng lớn thì lượng cát bị mang đi càng nhiều. Lượng cát chuyển đi còn phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy, chiều rộng và độ sâu dòng nước. Cát chảy cũng phụ thuộc và địa hình, độ dốc, diện tích lưu vực, độ che phủ của thảm thực vật trong lưu vực.

- Thực trạng cát nhảy

Trong những ngày mưa lớn xảy ra cùng với gió mạnh (mưa bão), các hạt cát bị mưa bắn lên di chuyển về cuối hướng gió gây nên hiện tượng cát nhảy [13]. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên nhưng chưa được nghiên cứu kỹ ở khu vực cồn cát ven biển Quảng Bình.

28

Nhìn chung hiện tượng cát bay, cát nhảy, cát chảy đã xâm lấn đồng ruộng làm giảm diện tích đất canh tác và chất lượng đất [5], góp phần gia tăng quá trình suy thoái đất tỉnh Quảng Bình.

1.2.8. Quá trình glây và lầy hoá

Quá trình glây và lầy hoá xảy ra trong các thung lũng giữa núi và vùng thấp trũng ở đồng bằng. Bản chất của quá trình là sự biến đổi địa hoá thổ nhưỡng trong môi trường khử. Các secquioxyt (R203) chuyển sang dạng linh động như Fe+2

, Mn+2... Môi trường đất chua, giàu hữu cơ. Đặc biệt ở các vùng trũng giữa núi quá trình lầy hoá diễn ra do tích đọng nhiều hữu cơ [2] .

Trong phẫu diện đất loại này, tầng canh tác có màu xám đen hoặc thẫm, hạt mịn, tầng dưới là tầng cát thô có màu vàng do Fe, Al hòa tan trong nước ngầm đẩy lên bám vào các hạt cát thành màu vàng. Dưới tầng vàng là tầng glây xanh lơ, xanh xám chứa Fe2+

có mùi tanh. Tầng glây này luôn luôn nằm sát với mực nước ngầm trong đất và là tiền đề gây ô nhiễm môi trường [14].

Tại Quảng Bình diện tích đất phù sa glây có diện tích 15020 ha chiếm 1,87% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các địa hình vàn, vàn thấp ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch…[18]

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ (Trang 26 -26 )

×