Đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh quảng bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 48)

Tỉ lệ sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp là lớn nhất, chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp là 633184 ha, chiếm 78,51% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 304943 ha, rừng phòng hộ là 204665 ha và rừng đặc dụng có 123576 ha [3].

3.2.3. Đất chuyên dùng và đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản

Diện tích sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản đã tăng lên từ 2008 đến 2011. Năm 2011 diện tích nuôi trồng thủy sản là 2877 ha, chiếm tỉ lệ 0,36% diện tích tự nhiên.

Đất chuyên dùng năm 2011 là 27467 ha chiếm 3,41% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 157 ha. Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh là 4890 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 2251 ha [3].

3.2.4. Đất ở

Diện tích đất ở cũng không biến động nhiều qua các năm từ 2008 đến 2011. Năm 2011 diện tích đất ở đô thị là 625 hà và đất ở nông thôn là 4770 ha. Diện tích đất ở khu vực nông thôn lớn hơn rất nhiều diện tích đất ở đô thị [3].

49

Đất trống đồi núi trọc ở Quảng Bình hầu hết được hình thành do quá trình khai thác quá mức, lâu dài và thiếu hợp lý từ đất rừng của con người. Đặc biệt là hiện tượng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc. Hiện tượng lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân hoá học đã làm suy thoái tài nguyên đất. Mặt khác cường độ khai thác đất ngày càng tăng do sức ép tăng dân số.

Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 – 2011

Loại sử dụng đất Tỉ lệ % so với tổng diện tích

2008 2010 2011

I. Đất nông nghiệp 8,87 9,87 9,89

II. Đất lâm nghiệp 77,29 78,55 78,51

III. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,33 0,35 0,36

IV. Đất ở 0,63 0,66 0,67

V. Đất chuyên dùng 3,01 3,36 3,41

VI. Đất phi nông nghiệp khác 2,59 2,60 2,61

VII. Đất chưa sử dụng 7,28 4,61 4,55

Nguồn: [3]

Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng của khu vực giảm rõ rệt qua các năm 2008 đến 2011. Từ diện tích 58699 ha năm 2008 giảm xuống còn 36696 ha năm 2011. Tuy nhiên so với các loại hình sử dụng đất khác có thể thấy tỉ lệ đất chưa sử dụng vẫn còn cao. Năm 2011 diện tích đất chưa sử dụng chiếm 4,55% so với tổng diện tích đất. Đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng loại đồi núi và núi đá không có rừng cây giảm nhiều hơn so với diện tích đất bằng [3]. Điều đó chứng tỏ công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được địa phương chú trọng.

3.3. THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH QUẢNG BÌNH

3.3.1. Khái niệm suy thoái đất

Suy thoái đất là hiện tượng suy giảm độ phì nhiêu của đất dưới tác động của các quá trình tự nhiên và nhân tác. Theo các chuyên gia của FAO-UNESCO tài nguyên đất trên toàn thế giới hàng năm có khoảng từ 5 đến 7 triệu ha bị mất khả

50

năng sản xuất do bị suy thoái [22]. Với tốc độ suy thoái trên sau những năm 2000 đã có xấp xỉ 1/3 đất canh tác thế giới bị hủy hoại. Suy thoái đất xảy ra mạnh nhất ở Châu Á nơi có 58% dân số thế giới song chỉ có 20% đất canh tác nông nghiệp toàn cầu. Vùng nhiệt đới ẩm là vùng có nguy cơ xói mòn đất thường cao do mưa lớn theo mùa, cường độ phong hóa hóa học cao và do canh tác thiếu khoa học [25].

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về suy thoái đất. Lal và Stewart, 1995 cho rằng: Suy thoái đất thường liên quan đến sự suy giảm chất lượng đất, gây ra do sự lạm dụng và sử dụng không đúng cách của con người. Suy thoái đất liên quan đến sự giảm khả năng sản xuất của đất thông qua những thay đổi theo chiều hướng xấu của các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong đất, hình thái cấu trúc đất, nồng độ các ion trong đất và các hóa chất độc trong đất Error! Reference source not found..

Suy thoái đất có thể được hiểu như là mức độ thay đổi theo chiều hướng xấu đi của chất lượng đất, kết quả là làm giảm khả năng sản xuất của đất do nguyên nhân chính là sự can thiệp của con người Error! Reference source not found..

Theo Oldeman - Ed (1991) đã định nghĩa, suy thoái đất là quá trình làm giảm khả năng hiện tại hay trong tương lai của đất trong sản xuất hàng hoá hay

cung cấp các dịch vụ. Trong tập bản đồ hoang mạc hoá thế giới ở các vùng khô hạn,

bán khô hạn và những vùng á nhiệt đới khô đã cho thấy suy thoái đất do những tác động tiêu cực của con người Error! Reference source not found..

Theo Winkler (1968) trên quan điểm sinh thái học và môi trường thì đất đã được xem như một vật thể sống, vì trong đó nó có chứa nhiều các sinh vật: vi khuẩn, nấm, tảo, thực vật, động vật... Do đó đất cũng tuân theo các quy luật sống.

Phát sinh phát triển già cỗi suy thoái

Sự suy thoái cũng có thể xảy ra ngay trong giai đoạn phát sinh, hay chuyển hoá đất (Nguyễn Đình Kỳ, 1990) [9] .

Từ những định nghĩa và khái niệm ở trên, tất cả đều nói đến sự suy giảm năng suất của đất, giảm độ che phủ của thực vật, giảm chất lượng và trữ lượng

51

nguồn nước, suy thoái đất và ô nhiễm không khí. Suy thoái là mặt trái của quá trình phát triển, tiến hoá, nó dẫn tới làm giảm tiềm năng của nguồn tài nguyên đất.

Trên thực tế những nguyên nhân suy thoái đất rất đa dạng và phức tạp, gắn liền với các điều kiện phát sinh đất, có nơi suy thoái thể hiện như một dạng thiên tai (suy thoái tự nhiên) và có nơi khác chủ yếu do con người tác động vào (suy thoái nhân tác) (Nguyễn Đình Kỳ, 1998) [11].

Suy thoái tự nhiên chính là suy thoái tiềm năng, còn suy thoái nhân tác là suy thoái và ô nhiễm hiện tại do các hoạt động của con người gây ra.

3.3.2. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

3.3.2.1. Suy thoái tiềm năng tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

Qua các điều kiện hình thành đất cho thấy ở Quảng Bình đất không đồng nhất và phân hoá thành nhiều đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng khác nhau. Mỗi đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng đồng nhất tương đối về độ phì nhiêu (chế độ nhiệt ẩm, nền dinh dưỡng và điều kiện khai thác).

Đánh giá tiềm năng suy thoái dựa trên cơ sở khả năng xảy ra suy thoái và mức độ nguy hiểm của quá trình suy thoái đối với môi trường đất khi lớp thực bì bị phá huỷ. Trên cơ sở quan niệm suy thoái đất là quá trình giảm độ phì nhiêu của đất do cân bằng sinh thái bị phá vỡ dẫn đến ngưỡng giới hạn sinh thái của một hay nhiều yếu tố độ phì của đất.

Thực chất tiềm năng suy thoái đất Quảng Bình là sự tương tác giữa những yếu tố giới hạn gây suy thoái của đá mẹ, vỏ phong hoá, dạng địa hình và những yếu tố cực đoan của khí hậu thuỷ văn (như lụt, khô hạn, bão, dông,…) mức độ suy thoái được tính tới ảnh hưởng của suy thoái tới môi trường xung quanh, khả năng phục hồi sử dụng sau khi bị suy thoái.

3.3.2.1.1. Cơ sở đánh giá tiềm năng suy thoái đất tỉnh Quảng Bình

52

Đá mẹ trong khu vực phổ biến gồm các loại đá như: Đá granit, đá cát, phiến mica, đá vôi trong đó:

Bảng 3.4: Đá mẹ và dạng suy thoái tiềm năng

TT Nhóm loại đá mẹ/mẫu chất Dạng tiềm năng suy thoái Cƣờng độ

1 Đá vôi Đổ vỡ, sập lở, kast, rữa lũa (3) mạnh

2 Đá cát Xói mòn, sạt lở (3) mạnh

3 Đá phiến mica, phiến sét Xói mòn, rửa trôi, sạt lở (2) trung bình

4 Đá granit Xói mòn, rửa trôi (2) trung bình

5 Phù sa, dốc tụ Rửa trôi, vùi lấp, glây (1) yếu

6 Cồn cát, bãi cát Cát bay, cát chảy (3) mạnh

 Vỏ phong hoá tương ứng được đánh giá:

- (3) Vỏ phong hoá alit hoá và feralit hoá, sialit mỏng đến trung bình: tiềm năng suy thoái mạnh;

- (2) Vỏ phong hoá feralit, sialit trung bình đến dày: tiềm năng suy thoái trung bình;

- (1) Vỏ phong hoá feralit - sialit bồi tụ dày: tiềm năng suy thoái yếu Độ dốc:

- (3) Độ dốc phổ biến > 250: Tiềm năng suy thoái mạnh - (2) Độ dốc phổ biến 80

-250: Tiềm năng suy thoái trung bình - (1) Độ dốc phổ biến 0 – 80: Tiềm năng suy thoái yếu

Tầng dày:

53

- (2) Tầng dày 50 – 100cm : Tiềm năng suy thoái trung bình - (1) Tầng dày > 100cm: Tiềm năng suy thoái nhẹ

 Về địa hình:

- (3) Dạng địa hình đồi dốc, phân cắt mạnh có tiềm năng suy thoái mạnh;

- (2) Dạng địa hình đồi lượn sóng chia cắt trung bình có tiềm năng suy thoái trung bình;

- (1) Dạng địa hình bằng, nghiêng thoải chia cắt yếu có tiềm năng suy thoái yếu. Tính cực đoan của khí hậu:

- (3) Trung tâm khô (nơi có độ dài mùa khô  5 tháng và có số tháng hạn  3 tháng). Mưa > 2000 mm tập trung. Tiềm năng suy thoái mạnh;

- (2) Khu vực có mùa khô trung bình (3 - 4 tháng mùa khô, 2 - 5 tháng hạn). Mưa < 1000 – 2000mm tập trung. Tiềm năng suy thoái trung bình;

- (1) Khu vực có mùa khô ngắn ( 3 tháng), mưa < 1000mm có tiềm năng suy thoái yếu.

Tổng hợp các yếu tố trên bằng ma trận tương quan và tổng hợp qua các bản đồ yếu tố cho phép đánh giá mức độ tiềm năng suy thoái đất tỉnh Quảng Bình.

Tiềm năng suy thoái đất tỉnh Quảng Bình có thể chia thành 3 cấp như sau: T1: Tiềm năng suy thoái yếu,

T2: Tiềm năng suy thoái trung bình,

T3: Tiềm năng suy thoái mạnh đến rất mạnh,

Thể hiện trên bản đồ cho thấy đặc điểm xuất hiện các đơn vị tiềm năng suy thoái như sau:

Bảng 3.5: Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng suy thoái

Cấp suy thoái

Đặc điểm xuất hiện Các quá trình suy thoái Khả năng phục hồi và

54 sử dụng Mạnh đến rất mạnh (T3) - Đất trên bề mặt đỉnh dạng vòm hay chóp thoải, trên địa hình bóc mòn trên đá vôi và đá khác, với độ cao trên 900m

- Xói mòn rửa trôi mạnh, dốc > 250

- Vỏ phong hoá mỏng đến trung bình

- Mưa lớn tập trung

- Khô hạn kéo dài > 5 tháng

- Bóc mòn tổng hợp mạnh - Trượt lở và đổ lở trên các sườn rất dốc đến dốc đứng - Rửa lũa và sập lở trên đá vôi - Cát bay, cát chảy vùng ven biển Khó phục hồi Trồng rừng khai thác Trung bình (T2)

- Đất đồi bóc mòn rửa lũa có tiềm năng suy thoái trung bình

- Địa hình lượn sóng, dốc 8 - 250

- Mùa khô không gay gắt hoặc mưa lớn song không tập trung - Vỏ phong hoá feralit, sialit,

trung bình đến dày

- Vùng tiếp xúc có điều kiện xuất hiện laterit

- Rửa trôi bề mặt trên các sườn và tích tụ deluvi – proluvi trên các khu vực trũng và chân sườn

- Xâm thực sâu trung bình - Laterit hình thành kết von, đá ong - Bóc mòn tổng hợp trung bình trên các sườn có độ dốc trung bình 8-250 Có thể phục hồi bằng phương thức nông lâm kết hợp Yếu (T1)

- Đất thung lũng bãi bồi hẹp - Địa hình bằng, bãi bồi hẹp,

bằng phẳng, tích tụ hoặc hơi nghiêng thoải về phía lòng sông đôi chỗ hơi lượn sóng, - Độ dốc phổ biến 0 -80

- Vỏ phong hoá feralit - sialit bồi tụ dày - Rửa trôi bề mặt, bạc màu yếu - Xâm thực ngang và bồi lấp - Ngập úng glây hoá, mặn hoá Phục hồi bằng các biện pháp nông học Nông lâm kết hợp

3.3.2.1.2. Đánh giá suy thoái tiềm năng đất tỉnh Quảng Bình a. Suy thoái tiềm năng mạnh (T3)

Xuất hiện tập trung ở tỉnh Quảng Bình thuộc các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh. Suy thoái đất chủ yếu ở đây do các quá trình trượt lở, đổ lở trên các sườn dốc đến dốc đứng, độ dốc phổ biến > 250

trên độ cao > 700m. Tiềm năng suy thoái đất mạnh đến rất mạnh chiếm diện tích chủ yếu

55

của tỉnh Quảng Bình là 444060 ha tương đương 55,15% diện tích tự nhiên. Đặc biệt khả năng sập lở, rửa lũa trên đá vôi ở khu vực này cũng rất lớn với diện tích núi đá vôi là 175933 ha chiếm 21,85% diện tích tự nhiên [18]. Các khu vực này việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, nghiêm cấm chặt phá rừng, khuyến khích phát triển diện tích rừng đầu nguồn là nhiệm vụ tối cần thiết và rất bức bách. Ngoài ra các cồn cát ven biển, đất mặn, đất phèn có tiềm năng suy thoái mạnh (T3).

b. Suy thoái tiềm năng trung bình (T2):

Chiếm diện tích là 48311ha tương ứng 6% diện tích tự nhiên. Suy thoái loại này thường nằm dọc theo các con sông thuộc các huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch (sông Gianh), Lệ Thuỷ, Quảng Ninh (sông Kiến Giang), Đồng Hới (cửa Nhật Lệ). Ngoài ra T2 còn xuất hiện rải rác ở vùng đồi tiếp giáp với các dãy núi phía Tây của tỉnh Quảng Bình, thuộc các huyện Minh Hoá, Lệ Thuỷ, Bố Trạch [18]. Tiềm năng suy thoái đất ở đây chủ yếu là khả năng rửa trôi bề mặt trên các sườn và tích tụ deluvi – proluvi trên các khu vực trũng và chân sườn, xâm thực sâu trung bình. Laterit hình thành kết von đá ong. Tầng đất phổ biến thường < 100cm, độ dốc phổ biến 8-250

.

Bảng 3.6: Quy mô suy thoái tiềm năng đất tỉnh Quảng Bình

Tiềm năng suy thoái Diện tích (ha) Tỷ lệ % so với tổng diện tích

Mạnh đến rất mạnh (T3) 444060 55,15

Trung bình (T2) 48311 6

Yếu (T1) 136882 17

Núi đá (Nu) 175933 21,85

Nguồn [5]

c. Suy thoái tiềm năng yếu (T1)

Chiếm diện tích tương đối lớn 136882ha tương ứng 17% diện tích tự nhiên. Loại suy thoái này phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển phía Đông tỉnh Quảng Bình, thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, TP Đồng Hới, Quảng Ninh,

56

Lệ Thuỷ tập trung chủ yếu ở các địa hình bằng phẳng, tích tụ trên các loại đất glây, đất phù sa và đất xám glây, đất mặn hoá, phèn hoá. Ngoài ra còn có một diện tích T1 xuất hiện ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, phân bố dọc theo 2 bờ sông Gianh thuộc địa phận 2 huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá. Các khu vực này có thể khai thác trồng cây lương thực và hoa màu, trồng rừng phòng hộ ven biển.

Bảng 3.7: Qui mô suy thoái tiềm năng đất của các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình (ha)

Cấp suy thoái T1 T2 T3 Núi đá Tổng

Quảng Trạch 16614 8951 33745 206 59516 Tuyên Hoá 15422 3017 87174 3702 109315 Minh Hoá 25379 9027 46761 65406 146573 Bố Trạch 54764 14679 64562 75112 209117 Đồng Hới 6826 1535 8509 16870 Quảng Ninh 11032 2184 80702 29937 123855 Lệ Thuỷ 6845 8918 122607 1570 139940 Tỷ lệ (%) 17 6 55,15 21,85 100 Nguồn [5]

3.3.2.1. Suy thoái hiện tại tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình 3.3.2.1.1. Cơ sở đánh giá suy thoái hiện tại tài nguyên đất

Cơ sở để đánh giá mức độ suy thoái tiềm năng cần quan tâm đến các yếu tố gây suy thoái và quá trình suy thoái. Còn đối với việc đánh giá suy thoái đất hiện tại cần chú ý đến các tính chất suy thoái và được thể hiện trên các loại hình sử dụng đất. Chúng ta có thể quan niệm suy thoái tiềm năng mang tính chất suy thoái tự nhiên, còn suy thoái hiện tại là suy thoái nhân tác.

Đánh giá suy thoái đất hiện tại cũng có nghĩa là phân hạng đất tỉnh Quảng Bình trên cơ sở các dấu hiệu đặc điểm suy thoái. Công việc này có thể thực hiện

57 theo quy trình sau đây:

- Phân cấp theo các đặc điểm suy thoái ưu thế như suy thoái về hoá học, về vật lý; - Phân cấp theo quá trình biểu hiện: xói mòn xâm thực, rửa trôi, laterit, đá ong, đất

Một phần của tài liệu một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh quảng bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)