0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Quá trình bồi tụ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ (Trang 28 -28 )

Quá trình bồi tụ phù sa của sông suối trong lưu vực diễn ra chủ yếu ở phần hạ lưu và một diện tích đáng kể ở trung lưu, thượng lưu. Hàng năm sông Gianh, sông Kiến Giang, sông Nhật Lệ... đã vận chuyển hàng trăm ngàn tấn phù sa và một phần lớn được bồi tụ thành các cánh đồng phù sa màu mỡ. Quá trình này đã phát sinh 2 đơn vị đất có độ phù sa cao là đất phù sa được bồi (Fluvisols - Pb) và đất phù sa không được bồi (Fluvisols - P). Môi trường địa hoá của đất phù sa là Sialit trung tính ít chua. [5]

Ngoài ra quá trình bồi tụ gần ven đồi núi và các thũng lũng rộng miền núi đã tạo thành đơn vị đất dốc tụ (D) đáng chú ý. Tính chất địa hoá thổ nhưỡng của các

29

đất dốc tụ miền núi thường có liên quan chặt chẽ với các đơn vị đất địa thành vùng đồi núi bên cạnh. Nhìn chung là môi trường đất dốc tụ thuộc loại Sialit chua, kém bền vững.

Đất cát biển được hình thành ở ven biển, cửa sông (hạ lưu), mang ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất, đá mẹ. FAO-UNESCO xác định đất cát biển thuộc nhóm Arenosols là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt pha cát (sandy loam), ở độ sâu ít nhất 0 - 100cm, không mang tính chất phù sa (Fluvic) và không có tầng chuẩn đoán nào khác ngoài tâng A Ochric (sáng màu) và tầng E Albic (bạc trắng) [2]. Nhóm đất cát biển của khu vực nghiên cứu rất đặc trưng ở vùng ven biển do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (granit) của các dải núi phía Tây cùng với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển đặc thù. Kết quả đã hình thành nên đơn vị đất cát biển (C) [19].

Một phần của tài liệu MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ (Trang 28 -28 )

×