- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách giao đất giao rừng phù hợp, các qui định về quản lý, sử dụng các loại đất: Quản lý đất dốc, quản lý đất theo phân vùng địa lý thổ nhưỡng, quản lý đất rừng, đất trồng cây lâu năm, cây ngắn ngày....
- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch sử dụng đất bền vững cho toàn tỉnh. Đặc biệt chú trọng khu vực phía Tây nơi có ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực còn lại ở trong tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, áp dụng các mô hình sử dụng đất bền vững. Quảng Bình là nơi có tính đa dạng trong thành phần dân tộc. Các quần cư không tập trung, canh tác còn lạc hậu nên cần có các giải pháp kết hợp.
- Đào tạo và huấn luyện nâng cao kiến thức của người dân trong việc áp dụng các kỹ thuật sử dụng và quản lý đất bền vững
3.4.2. Các giải pháp kinh tế - sinh thái
- Để bảo đảm lương thực vùng núi phía Tây và Tây Bắc Quảng Bình cần phải sớm ổn định và duy trì định canh, định cư bảo vệ và phát triển rừng, chống xói
62
mòn, sạt lở rửa trôi đất. Kinh tế lâm nghiệp như trồng rừng chế biến lâm sản phải được đầu tư hàng đầu. Lựa chọn cây nông nghiệp trồng cạn như: Ngô, đỗ và cây có củ. Cần áp dụng các mô hình sinh thái khác nhau trong vùng nghiên cứu nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường: Xây dựng các mô hình RVAC (rừng - vườn - ao - chuồng) hay VAC (vườn - ao - chuồng).
- Xác định quy mô hợp lý phát triển các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả và cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và áp dụng quy trình canh tác tiến bộ trên đất dốc.