Trong những năm vừa qua tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp nhằm sử dụng đất hợp lý, nhất là công tác trồng rừng và phát triển các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhằm tăng độ che phủ cho đất. Các mô hình trồng rừng keo-bạch đàn-thông đã được áp dụng song chưa được tổng kết đánh giá toàn diện.
Hiện nay trên các tuyến chính của đường mòn Hồ Chí Minh nằm dọc theo phương Bắc Nam đã áp dụng biện pháp kè bê tông, kè đá, tạo các rãnh xói bằng bê tông, trồng cỏ chống xói mòn để bảo vệ đất, tránh sạt lở, sập lở. Tuy nhiên khi thực thi các biện pháp đó cần kết hợp chặt chẽ với công tác trồng rừng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các kè bê tông.
Một phần lớn diện tích đất đồi núi chưa được sử dụng cần phải tiếp tục khai thác vào mục đích sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Để sử dụng đất dốc có hiệu quả và hạn chế khả năng suy thoái đất đáp ứng cho sự phát triển bền vững cần phải xây dựng các chương trình hành động và qui hoạch cụ thể nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đây là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.
63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Điều kiện hình thành đất tỉnh Quảng Bình có tính chất đa dạng và phức tạp, nên đã hình thành nên 9 nhóm đất với 27 loại đất bao gồm đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất than bùn, đất xám bạc mầu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất 60,40% diện tích tự nhiên, và nhỏ nhất là nhóm đất than bùn 0,03% diện tích tự nhiên.
2. Các quá trình suy thoái đất cũng theo đó mà diễn ra theo 2 chiều hướng tiềm năng và hiện tại. Có tất cả 9 quá trình suy thoái đất bao gồm: quá trình ferralit- laterit, feralit mùn, sialit - feralit sialit trên đất bồi tụ, xói mòn rửa trôi, mặn hoá, phèn hoá, gley và lầy hoá, bồi tụ, cát bay - cát chảy - cát nhảy. Các quá trình suy thoái đã thể hiện rõ ràng nguyên nhân suy thoái và những tính chất hiện tại của các đơn vị đất bị suy thoái.
3. Có bảy loại hình sử dụng đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất ở, đất chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác và đất chưa sử dụng.
4. Kết quả đánh giá tiềm năng suy thoái đất đã được thể hiện chi tiết bởi quy mô và cường độ với 3 cấp độ: T1: tiềm năng suy thoái yếu chiếm 17% diện tích tự nhiên; T2: tiềm năng suy thoái trung bình chiếm 6% diện tích tự nhiên; T3: tiềm năng suy thoái mạnh đến rất mạnh chiếm diện tích lớn 55,15% diện tích tự nhiên. Kết quả đánh giá suy thoái đất hiện tại cho thấy: H1: không hoặc ít suy thoái chiếm 63% diện tích tự nhiên, H2: suy thoái nhẹ đến trung bình chiếm 11,0%, H3: đất suy thoái mạnh đến rất mạnh chiếm 22,0%.
5. Có ba nhóm giải pháp hạn chế suy thoái và sử dụng đất hiệu quả là: các giải pháp về chính sách quản lý, tuyên truyền giáo dục; các giải pháp kinh tế - sinh thái; các giải pháp sinh thái - công trình và công nghệ.
Kiến nghị
Cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp cụ thể cho từng cấp độ suy thoái để sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
[1]Lê Huy Bá (2002), Sinh thái và môi trường. NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]Tôn Thất Chiểu (1992), Kết quả bước đầu về ứng dụng phân loại đất theo FAO
– UNESCO. Tạp chí khoa học Đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]Cục thống kê Quảng Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2011.
[4]Fridland V.M : Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm - Nhà xuất bản Khoa học Maxcơva 1964
[5]Nguyễn Anh Hoành (2010), Nghiên cứu tổng hợp địa lý phát sinh và thoái hóa đất phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phòng tránh thiên tai khu vực Bình - Trị - Thiên, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý, Hà Nội.
[6]Hội Khoa học Đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam (Bản chú giải bản đồ đất tỷ
lệ 1:1.000.000), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[7]Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [8]Lê Văn Khoa (1996), Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9]Nguyễn Đình Kỳ (1990), Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất trên các
cao nguyên bazan nhiệt đới (lấy ví dụ Tây Nguyên Việt Nam), Luận án Phó Tiến
sỹ Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Maxcơva.
[10] Nguyễn Đình Kỳ (1998), Địa lý phát sinh lớp vỏ thổ nhưỡng Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu địa lý, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
[11] Nguyễn Đình Kỳ và nnk (1998), Phương pháp luận nghiên cứu thoái hóa đất
và những đặc thù thoái hóa đất ở Việt Nam. Báo cáo lưu trữ Viện Địa lý.
65 Nội.
[13] Phan Liêu (1981), Đất cát biển Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. [14] Phan Liêu, Tôn Thất Chiểu (1987), Cơ sở khoa học trong phân loại đất Việt
Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Hà Nội.
[15] Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[16] Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[17] Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam - Suy thoái và phục hồi.
[18] Sở Địa chính tỉnh Quảng Bình, Viện QH&TKNN (1999), Điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Bình tỉ lệ 1/100 000 theo FAO-UNESCO.
[19] Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa (2001), Những thông tin cơ bản về các loại đất
chính Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
[20] Trần Kông Tấu (2004), Tài nguyên đất Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[21] Trung tâm KTTVQG – Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ (2003-2008), Đặc điểm Khí tượng thủy văn môi trường khu vực Bắc Trung Bộ.
Tiếng Anh
[22] FAO (1977), Guidelines for soil profile description, FAO, Rome.
[23] FAO (1978 - 1981), Reports of the Agro - ecological zones project, World soil resources reports No 48/1-4, FAO, Rome.
[24] FAO-UNESCO (1990), Soil Map of the World. ROME
[25] FAO-UNESCO (1990), Guidelines for soil description. ROME
66
status of human-induced soil degradation: an explanatory note. Authors:
Oldeman, L. R.; Hakkeling, R.T.A.; Sombroek, W.G
[27] Lal Rattan, B.A Stewart (1995), Soil Management, Crs Press, English.
[28] U.N (1992), Unided Nations Envieronment Programme, (Asia and the Pacific Region)
[29] Van Wambeke (1985), Tropical soil and soil classification, Cornell University.