Khai thác, sử dụng đất đai đã có lịch sử lâu dài và rộng khắp. Tất cả các vùng đất ở Quảng Bình đều đã có sự tác động, can thiệp của con người. Quá trình nhân tác có thể hiểu là quá trình tác động của con người, làm biến đổi độ phì tự nhiên của đất theo chiều hướng tạo ra độ phì nhân tạo. Các quá trình tác động của con người vào đất có thể đem lại độ phì hữu hiệu cao và cũng có khi dẫn đến suy thoái ô nhiễm môi trường đất. Hiện nay các hoạt động kinh tế của con người đang gia tăng, dân số tăng nhanh đã tạo ra sức ép với môi trường đất theo chiều hướng xấu [5]. Có thể phân biệt các tác động của con người theo môi trường hoạt động kinh tế xã hội là:
- Sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Chu trình sinh học của cây trồng ngắn ngày, chất thải lớn.
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các chất thải có nhiều hóa phẩm vào đất.
- Đô thị hóa và quá trình công cộng, thương mại dịch vụ đổ ra nhiều rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường đất.
30
- Khai thác khoáng sản không được hợp lý đã để lại những vùng đất suy thoái nặng nề.
Những quá trình nhân tác chủ yếu ở khu vực phía Tây là chặt phá rừng,đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản... ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và dải đồng bằng tác nhân đáng chú ý là các hoạt động công nghiệp, đô thị, khai khoáng... Còn ở dải đồng bằng ven biển là tác động rộng khắp của con người vào đất là trồng lúa nước, các chất thải làng nghề....
Chính các quá trình nhân tác đã phát sinh ra các đơn vị đất như đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), đất xói mòn trơ sỏi đá (E).... [17]
Tất cả các hoạt động đều thực hiện việc chuyển hóa đất tự nhiên thành đất nhân tác và độ phì tự nhiên dần bị suy thoái. Tình trạng suy thoái đầu tiên thường về môi trường vật lý cơ học tiếp đến là sự suy giảm chất dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường địa hóa thổ nhưỡng.
31
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.