Hiện nay ở Việt Nam, có một số phương pháp hiện chỉnh bản đồ thường được sử dụng như: phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng ảnh hàng không, phương pháp liên biê
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH VỆ TINH VÀ BÌNH ĐỒ ẢNH VỆ TINH 4
1.1 Ảnh vệ tinh 4
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về viễn thám 4
1.1.2 Lý thuyết phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên 5
1.1.2.1 Bức xạ điện từ 5
1.1.2.2 Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên 8
1.1.3 Đặc điểm chung của ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh) 12
1.1.4 Khả năng lý thuyết để thành lập bản đồ của ảnh vệ tinh 13
1.1.5 Mối liên hệ giữa dung lượng thông tin của ảnh và của bản đồ 17
1.1.6 Khả năng thông tin của ảnh vệ tinh 20
1.1.6.1 Ảnh SPOT Panchromatic phân giải 10m 20
1.1.6.2 Ảnh SPOT 5 màu tự nhiên phân giải 2.5m 22
1.1.6.3 Ảnh Quickbird độ phân giải 0.6m 23
1.2 Bình đồ ảnh và bình đồ ảnh vệ tinh 25
1.2.1 Bình đồ ảnh 25
1.2.2 Độ chính xác của bình đồ ảnh 26
1.2.3 Bình đồ ảnh vệ tinh 26
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ẢNH VỆ TINH TRONG HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ 28
2.1 Bản đồ và sự cũ đi của nó 28
2.2 Mục đích, yêu cầu làm hiện chỉnh 29
2.3 Các phương pháp hiện chỉnh bản đồ địa hình 31
2.3.1 Hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không 31
2.3.2 Hiện chỉnh từ tài liệu bản đồ có tỷ lệ lớn hơn 33
2.3.3 Hiện chỉnh trực tiếp ngoài thực địa 33
2.3.4 Hiện chỉnh bản đồ bằng tư liệu ảnh vệ tinh 34
2.3.4.1 Một số vệ tinh 34
2.3.4.2 Các chuẩn giải đoán ảnh vệ tinh 34
2.4 Một số thông tin về ảnh vệ tinh SPOT và QUICKBIRD 35
2.4.1 Ảnh SPOT 35
2.4.2 Ảnh QUICKBIRD 37
2.5 Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh SPOT trong hiện chỉnh bản đồ 38
2.5.1 Nắn chỉnh hình học ảnh vệ tinh SPOT 38
2.5.1.1 Các mức xử lý ảnh SPOT 38
2.5.1.2 Hiệu chỉnh hình học (nắn ảnh mức 1B) 39
2.5.1.3 Nắn chỉnh ảnh SPOT ở mức 2 và mức 3 41
2.5.2 Tăng cường chất lượng ảnh 45
2.5.2.1 Các kỹ thuật làm tăng cường độ tương phản (Contrast manipulation) 45
2.5.2.2 Các kỹ thuật thao tác với đối tượng không gian (Spatial feature manipulation) 47
2.5.2.3 Các kỹ thuật thao tác đa ảnh (Multi-Image Manipulation) 48
2.5.3 Phân loại ảnh (Image classification) 51
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC BÌNH ĐỒ ẢNH VỆ TINH 52
Trang 23.1 Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác bình đồ ảnh 54
3.1.1 Sai số trong quá trình thu nhận ảnh vệ tinh 54
3.1.1.1 Các nguyên nhân gây méo hình ảnh vệ tinh 54
3.1.1.2 Khả năng loại trừ các sai số 55
3.1.2 Sai số trong quá trình xử lý ảnh vệ tinh 56
3.1.2.1 Độ phân giải không gian của ảnh vệ tinh 57
3.1.2.2 Mô hình toán học sử dụng để nắn ảnh 57
3.1.2.3 Độ chính xác khống chế ảnh 58
3.1.2.4 Đồ hình và số lượng điểm khống chế ảnh 59
3.1.2.5 Mô hình số độ cao 59
3.2 Mô hình vật lý và mô hình hàm số hữu tỷ sử dụng để nắn ảnh 61
3.2.1 Mô hình vật lý 61
3.2.2 Mô hình hàm số hữu tỷ 63
3.3 Thực nghiệm và các kết quả 65
3.3.1 Mục đích và nội dung thực nghiệm 65
3.3.1.1 Mục đích 65
3.3.1.2 Nội dung tiến hành 65
3.3.2 Thực nghiệm nắn ảnh vệ tinh sử dụng mô hình vật lý với ảnh vệ tinh SPOT5 66
3.3.2.1 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan với số điểm KC khác nhau 66
3.3.2.2 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan với điểm KC không rải đều trên ảnh 68
3.3.2.3 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan theo khối ảnh có góc nghiêng chụp ảnh lớn với số lượng điểm KC khác nhau 70
3.3.2.4 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan sử dụng mô hình số DEM khác nhau 72
3.3.3 Phân tích, đánh giá độ chính xác ảnh nắn sử dụng mô hình vật lý 76
3.3.3.1 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan với số lượng điểm KC khác nhau 76
3.3.3.2 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan với điểm KC không rải đều trên cảnh ảnh vệ tinh 271308/5 77
3.3.3.3 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan theo khối ảnh có góc nghiêng chụp ảnh lớn với số lượng điểm khác nhau 78
3.3.3.4 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan sử dụng mô hình số DEM khác nhau 79
3.3.4 Sử dụng mô hình hàm hữu tỷ 81
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 88
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1- Phân loại sóng điện từ và các kênh phổ sử dụng trong viễn thám 7
Bảng 1.2-Độ phân giải không gian của dữ liệu ảnh viễn thám 15
Bảng 1.3 –Độ lớn pixel thực địa ứng với từng tỷ lệ bản đồ 19
Bảng 3.1 – Giá trị độ cao và giá trị chênh cao địa hình lớn nhất cho phép ứng với từng giá trị góc nghiêng chụp ảnh 61
Bảng 3.2 - Sai số vị trí điểm trung bình của từng trường hợp 67
Bảng 3.3 - Sai số vị trí điểm trung bình của từng trường hợp 71
Bảng 3.4 - Sai số vị trí điểm trung bình của từng trường hợp 74
Bảng 3.5 - Sai số vị trí điểm trung bình của từng trường hợp 75
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1- Các kênh phổ sử dụng trong viễn thám 4
Hình 1.2 - Nguyên lý thu nhận hình ảnh trong viễn thám 5
Hình 1.3 - Bức xạ điện từ 6
Hình 1.4 - Đường cong đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên 9
Hình 1.5 - Mô tả về độ phân giải không gian của ảnh 14
Hình 1.6 - Một số hình ảnh về độ phân giải không gian ảnh viễn thám 16
Hình 2.1 – Vị trí của các vệ tinh SPOT trên quỹ đạo 35
Hình 2.2 - Vệ tinh QUICKBIRD 37
Hình 2.3 – Đặc tính phản xạ phổ của một số đối tượng tự nhiên 49
Hình 2.4 - Hình ảnh chỉ số thực vật NDVI bề mặt trái đất theo MODIS 50
Hình 3.1 - Các dạng méo hình do ảnh hưởng của các nguồn 55
"sai số trong" bộ cảm biến 55
Hình 3.2 - Các dạng méo hình do ảnh hưởng của các nguồn 55
"sai số ngoài" bộ cảm biến 55
Hình 3.3 - Xê dịch vị trí điểm trên ảnh nắn do sai số độ cao của mô hình số độ cao hoặc do ảnh hưởng của chênh cao giữa điểm địa hình và mặt phẳng nắn ảnh 59
Hình 3.4 - Sơ đồ điểm khống chế 66
Hình 3.5 - Mô hình số địa hình khu vực 66
Hình 3.6 - Đồ thị sai số đối với ảnh SPOT- Pan 2.5m 68
Hình 3.7 - Sơ đồ điểm khống chế 69
Hình 3.8 - Mô hình số địa hình khu vực 69
Hình 3.9 - Sơ đồ điểm khống chế 71
Hình 3.10 - Mô hình số địa hình khu vực 71
Hình 3 11 - Đồ thị sai số trung phương vị trí điểm đối với khối ảnh vệ tinh 72
Hình 3.12 - Sơ đồ điểm khống chế cảnh 271307 và 271308 73
Hình 3.13 - Mô hình số địa hình cảnh 271307 và 271308 73
Hình 3.14 - Đồ thị sai số sử dụng DEM25 và DEM50 cảnh ảnh 271308 74
Hình 3.15 - Đồ thị sai số khi sử dụng DEM25 và DEM50 cảnh ảnh 271307 75
Hình 3.16 - Các phương án số lượng điểm KC khác nhau 76
Hình 3.17 - Đồ hình bố trí điểm theo 77
phương án 1 77
Hình 3.18 - Đồ hình bố trí điểm theo 77
phương án 2 77
Hình 3.19 - Đồ hình bố trí điểm KCA trên khối ảnh 78
Hình 3.20 - Các phương án điểm KC trên cảnh ảnh 271308 79
Hình 3.21 - Các phương án điểm KC trên cảnh ảnh 271307 80
Hình 3.22 - Các phương án điểm KC và điểm kiểm tra sử dụng mô hình RFM 81
Hình 3.23 - Đồ thị tổng hợp sử dụng các bậc với số lượng điểm KC khác nhau 82
Trang 5Điểm KCA Điểm khống chế ảnh
GSD Ground sampling distance – Độ lớn pixel thực địa
NDVI Normalized Difference Vegetation Index – Chỉ số
thực vật khác biệt RFM Rational Function Model - Mô hình hàm số hữu tỷ
RVI Ratio vegetation index – Chỉ số thực vật tỷ lệ
SAVI Soil adjusted vegetation index – Chỉ số thực vật
điều chỉnh Sai số TPTB Sai số trung phương trung bình
Tăng dày KCA Tăng dày khống chế ảnh
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu, bản đồ là công cụ rất cần thiết trong các hoạt động điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển kinh tế xã hội Bản đồ sau một thời gian sử dụng sẽ bị cũ đi, chất lượng suy giảm, thông tin trên bản đồ bị lạc hậu không phản ánh đúng hiện trạng trên bề mặt đất nên cần phải được hiện chỉnh hoặc thành lập mới
Thành lập mới bản đồ thường rất tốn kém và mất nhiều thời gian So với thành lập mới, việc hiện chỉnh bản đồ giúp cho việc cung cấp thông tin cập nhật một cách nhanh chóng hơn, với chi phí thấp hơn
Đối với bản đồ địa hình, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và từng khu vực để xác định khu vực cần hiện chỉnh Đối với những vùng ít thay đổi như đồi núi, có thể sau
5 - 10 năm tiến hành hiện chỉnh một lần Đối với những vùng có nhiều biến động như đô thị, khu công nghiệp, vùng ven biển thời gian có thể tiến hành hiện chỉnh 3 -
5 năm một lần Chu kỳ hiện chỉnh đối với các loại bản đồ tỷ lệ nhỏ thuờng dài hơn
so với bản đồ tỷ lệ lớn, nhưng khu vực cần hiện chỉnh thường lớn hơn và mang tính chất khu vực Nhu cầu hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ lớn thường tập trung ở những vùng trọng điểm có nhiều hoạt động kinh tế xã hội nhưng diện tích hiện chỉnh thường nhỏ hơn Nếu các đối tượng trên thực tế thay đổi > 40% thì nên thành lập mới thay vì hiện chỉnh
Hiện nay ở Việt Nam, có một số phương pháp hiện chỉnh bản đồ thường được sử dụng như: phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp sử dụng ảnh hàng không, phương pháp liên biên từ bản đồ lớn hơn,…Các phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác tương đối cao nhưng nhược điểm là giá thành cao, thời gian thi công kéo dài, diện tích phủ trùm không lớn, phải có bản đồ tỷ lệ lớn hơn mới thành lập được,…
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thu nhận thông tin từ xa và xử lý ảnh đã làm cho công nghệ viễn thám được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Ảnh vệ tinh ngày càng xuất hiện nhiều trên thế giới và Việt
Trang 7Nam Ảnh vệ tinh có ưu điểm: Diện tích phủ trùm lớn, tính đồng bộ về thông tin cao, cho phép tiến hành hiện chỉnh trên khu vực rộng lớn, ảnh vệ tinh sử dụng nhiều kênh phổ khác nhau cho ra các thông tin đa dạng về các đối tượng, khả năng chụp lặp cao phù hợp với việc theo dõi các biến động theo thời gian, có khả năng quan sát được những khu vực đi lại khó khăn hay thậm chí không đến được, các loại ảnh
vệ tinh hiện nay rất đa dạng từ độ phân giải thấp, trung bình, cao đến siêu cao, cho phép hiện chỉnh bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau từ nhỏ đến lớn.Với những ưu điểm đó ảnh vệ tinh trở thành công cụ hiệu quả nhất phục vụ công tác hiện chỉnh các loại bản đồ Trong công tác hiện chỉnh bản đồ người ta thường sử dụng bình đồ ảnh được thành lập từ ảnh vệ tinh Trên bình đồ ảnh vệ tinh, các thông tin về các đối tượng địa lí có thể được khai thác trực tiếp trên đó để phục vụ cho mục đích hiện chỉnh
Để có được bình đồ ảnh, ảnh vệ tinh phải được nắn chỉnh nhằm loại trừ hay hạn chế các ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau tới vị trí từng điểm ảnh, phải đưa về tỷ lệ bản đồ cần hiện chỉnh trong cùng một hệ quy chiếu, cùng một
hệ tọa độ của bản đồ Độ chính xác của bản đồ sau khi hiện chỉnh, độ tin cậy của thông tin khai thác được phụ thuộc vào độ chính xác của bình đồ ảnh, hay nói một cách khác đi là độ chính xác của quá trình nắn ảnh vệ tinh
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tôi chọn đề tài nghiên cứu:
"Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục
vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình"
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực nghiệm của quá trình nắn ảnh, tạo bình đồ ảnh nhằm đưa ra các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do sự hạn chế về tư liệu ảnh vệ tinh, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại ảnh vệ tinh có độ phân giải trung bình phục vụ trong công tác hiện chỉnh
bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình
Trang 84 Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những khái niệm cơ bản về viễn thám, bình
đồ ảnh, bình đồ ảnh vệ tinh, các bước thành lập bình đồ ảnh bằng tư liệu ảnh vệ tinh, chủ yếu là công đoạn nắn ảnh từ đó lựa chọn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật tối
ưu nhằm nâng cao độ chính xác trong công tác thành lập bình đồ ảnh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu như sau: thu thập thông tin, tài liệu hiện có tìm hiểu khả năng lý thuyết, đặc tính kỹ thuật của một số ảnh vệ tinh hiện có ở Việt Nam nhằm khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố tới độ chính xác của nắn ảnh như độ chính xác điểm khống chế ảnh, số lượng điểm khống chế sử dụng trong mô hình và phân bố đồ hình của chúng, mô hình nắn chỉnh hình học và mô hình số độ cao để đảm bảo cho việc nắn ảnh đạt độ chính xác hình học cao Nghiên cứu độ chính xác đạt được cho việc thành lập bình đồ ảnh vệ tinh Trên cơ sở các nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật tối ưu cho việc thành lập bình đồ ảnh
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu góp phần giúp học viên nắm chắc những kiến thức cơ bản về viễn thám cũng như các kỹ thuật xử lý ảnh vệ tinh và các bước cũng như phương pháp thành lập bình đồ ảnh từ tư liệu ảnh vệ tinh Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá khả năng của tư liệu viễn thám trong công tác hiện chỉnh bản đồ hiện nay
Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác thành lập bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ tốt cho công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình nhằm giảm bớt công sức và chi phí trong công tác hiện chỉnh bản đồ
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ẢNH VỆ TINH VÀ BÌNH ĐỒ ẢNH VỆ TINH
1.1 Ảnh vệ tinh
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về viễn thám
Viễn thám là một ngành khoa học và công nghệ giúp cho việc xác định, đo đạc hoặc phân tích các tính chất của các vật thể quan sát mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng
Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức xạ từ vật thể thường là nguồn năng lượng chủ yếu trong viễn thám Những năng lượng từ trường, trọng trường cũng có thể được sử dụng
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là bộ cảm
Phương tiện dùng để mang các bộ cảm gọi là vật mang, gồm khí cầu, máy bay, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ
Viễn thám có thể phân loại làm 3 loại cơ bản theo bước sóng sử dụng:
- Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại
- Viễn thám hồng ngoại nhiệt
- Viễn thám siêu cao tần
Figure Source: http://observe.ivv.nasa.gov/nasa/education/reference/reflect/ir.html
Hình 1.1- Các kênh phổ sử dụng trong viễn thám
Trang 10Nguồn năng lượng chính sử dụng trong nhóm thứ nhất là bức xạ mặt trời Mặt trời cung cấp một bức xạ có bước sóng ưu thế 500nm Tư liệu viễn thám trong dải sóng nhìn thấy phụ thuộc vào phản xạ từ bề mặt vật thể và bề mặt trái đất Vì vậy, các thông tin về vật thể có thể được xác định từ các phổ phản xạ Tuy nhiên, radar sử dụng tia laser là trường hợp ngoại lệ không sử dụng năng lượng mặt trời Nguồn năng lượng sử dụng trong nhóm thứ hai là bức xạ nhiệt do chính vật thể sản sinh ra Mỗi vật thể trong nhiệt độ bình thường đều phát ra một bức xạ có đỉnh tại bước sóng 10.000nm
Trong viễn thám siêu cao tần người ta sử dụng hai loại kỹ thuật chủ động và
bị động Viễn thám siêu cao tần bị động thì bức xạ siêu cao tần do chính vật thể phát ra được ghi lại, còn trong viễn thám siêu cao tần chủ động lại thu những bức xạ tán xạ hoặc phản xạ từ vật thể
Hình 1.2 - Nguyên lý thu nhận hình ảnh trong viễn thám
1.1.2 Lý thuyết phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
1.1.2.1 Bức xạ điện từ
Bức xạ điện từ truyền năng lượng điện từ trên cơ sở các dao động của trường điện từ trong không gian hoặc trong lòng các vật chất Quá trình lan truyền của sóng
Trang 11điện từ tuân theo định luật Maxwell Bức xạ điện từ có tính chất sóng và tính chất hạt
Hình 1.3 - Bức xạ điện từ
Tính chất sóng được xác định bởi bước sóng, tần số và tốc độ lan truyền, tính chất hạt được mô tả theo tính chất quang lượng tử hay phôton Bức xạ điện từ có bốn tính chất cơ bản đó là tần số hay bước sóng, hướng lan truyền, biên độ và mặt phân cực
Bốn thuộc tính của bức xạ điện từ liên quan đến các nội dung thông tin khác nhau, ví dụ như tần số hay bước sóng liên quan tới màu sắc, sự phân cực liên quan tới hình dạng của vật thể
Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện từ theo các cách khác nhau và đặc trưng này gọi là đặc trưng phổ
Trang 12Bảng 1.1- Phân loại sóng điện từ và các kênh phổ sử dụng trong viễn thám
Tử ngoại 100A0 - 0.4µm 750 - 3000THz Nhìn thấy 0.4 - 0.75µm 430 - 750THz
3 -8µm
8 -14µm 14µm - 1mm
230 - 430THz
100 - 230THz
38 - 100THz
22 - 38THz 0.3 - 22THz 0.1 - 1mm 0.3 - 3THz
Sóng
Radio
Sóng Micro
30 - 300 GHz
3 - 30 GHz 0.3 - 3 GHz Sóng cực ngắn (VHF)
1 - 10km
10 - 100km
30 - 300 MHz
3 - 03 MHz 0.3 - 3 MHz
30 - 300 KHz
3 - 30 KHz
Trang 13Hiện tượng phản xạ phổ có liên quan mật thiết với môi trường mà môi trường đó sóng điện từ lan truyền, vì năng lượng truyền trong không gian ở dạng
sóng điện từ Dải sóng điện từ được coi là dải sóng từ 0.1µm đến 10km
Dải sóng nhìn thấy còn gọi là vùng sóng chụp ảnh được, tức là sóng điện từ ở vùng này có thể ghi nhận được trên phim ảnh, khi đó thông tin phản xạ phổ của các đối tượng ở dạng liên tục
1.1.2.2 Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng trên bề mặt trái đất là thông số quan trọng nhất trong viễn thám Độ phản xạ phổ được tính theo:
ER(λ) Năng lượng của bước sóng λ phản xạ từ đối tượng
ρλ= - = - × 100% (1.1)
EI(λ) Năng lượng của bước sóng λ rơi vào đối tượng
Với ρ là độ phản xạ phổ, đó là tỷ lệ % của năng lượng rơi xuống và được phản xạ trở lại
Do các thông tin viễn thám có liên quan trực tiếp đến năng lượng phản xạ từ các đối tựng nên việc nghiên cứu các đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc ứng dụng hiệu quả phương pháp viễn thám
Trong lĩnh vực viễn thám, kết quả giải đoán các thông tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết mối tương quan giữa các đặc trưng phản xạ phổ với bản chất và trạng thái các đối tượng tự nhiên Đồng thời đó cũng là cơ sở dữ liệu để phân tích các tính chất của đối tượng tiến tới phân loại đối tượng đó
Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên là hàm của nhiều yếu tố Các đặc tính này phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng, môi trường khí quyển, bề mặt đối tượng cũng như bản thân đối tượng
Trang 14Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng phụ thuộc vào bản chất vật chất của các đối tượng, phụ thuộc vào trạng thái và độ nhẵn bề mặt của các đối tượng, phụ thuộc vào màu sắc của đối tượng, phụ thuộc vào độ cao mặt trời trên đường chân trời và hướng chiếu sáng Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng được chụp ảnh còn phụ thuộc vào trạng thái khí quyển và các mùa trong năm
Ở vùng hồng ngoại, thực vật có khả năng phản xạ rất mạnh Khi sang vùng hồng ngoại nhiệt và vi sóng một số điểm cực trị ở vùng sóng dài làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của nước trong lá, khả năng phản xạ của chúng giảm đi rõ rệt và ngược lại khả năng hấp thu ánh sáng lại tăng lên
Trang 15Khả năng phản xạ phổ của mỗi loại thực vật khác nhau không giống như nhau và đặc tính chung nhất về khả năng phản xạ phổ của thực vật là:
- Ở vùng ánh sáng nhìn thấy, cận hồng ngoại và hồng ngoại khả năng phản
- Ở vùng hồng ngoại nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của lá
là hàm lượng nước, khi độ ẩm trong lá cao, năng lượng hấp thu là cực đại
Thực vật nói chung khả năng phản xạ của chúng phụ thuộc vào giống loại, giai đoạn sinh trưởng và trạng thái phát triển của cây
b Đặc trưng phản xạ phổ của nước
Đặc trưng nhất của nước là khả năng phản xạ phổ của nước giảm dần theo chiều dài bước sóng
Khả năng phản xạ phổ của nước thay đổi theo bước sóng của bức xạ chiều tới và thành phần vật chất có trong nước Khả năng phản xạ phổ còn phụ thuộc vào
bề mặt nước và trạng thái của nước Trên kênh hồng ngoại và cận hồng ngoại đường
bờ nước được phát hiện ra rất dễ dàng, còn một số đặc tính cần phải sử dụng dải sóng nhìn thấy để dễ nhận biết
Trong điều kiện tự nhiên mặt nước sẽ hấp thụ rất mạnh năng lượng ở dải cận hồng ngoại và hồng ngoại, do vậy năng lượng phản xạ sẽ rất ít Vì khả năng phản xạ phổ của nước ở dải sóng dài khá nhỏ, nên việc sử dụng các kênh sóng dài để chụp cho ta khả năng đoán đọc thuỷ văn, ao hồ Ở dải sóng nhìn thấy, khả năng phản xạ phổ của nước tương đối phức tạp
Trang 16Tuy nhiên, nước trong điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng lý tưởng như nước cất Thông thường nước chứa nhiều tạp chất hữu cơ và vô cơ, vì vậy khả năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc vào thành phần và trạng thái của nước Các nghiên cứu cho thấy nước đục có khả năng phản xạ phổ cao hơn nước trong, nhất là những dải sóng dài Với độ sâu tối thiểu là 30m, nồng độ tạp chất gây đục là 10mg/l thì khả năng phản xạ phổ lúc đó là hàm số của thành phần nước chứ không còn là ảnh hưởng của chất đáy
Người ta đã chứng minh được rằng khả năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc rất nhiều vào độ đục của nước, ở dải sóng 0,6 - 0,7µm thì độ đục của nước và khả năng phản xạ phổ có mối liên hệ tuyến tính
Hàm lượng diệp lục tố trong nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của nước ở bước sóng ngắn và làm tăng khả năng phản xạ phổ của nước ở bước sóng có màu xanh lá cây
Ngoài ra, một số yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của nước nhưng cũng có nhiều đặc tính quan trọng khác của nước không thể hiện được rõ qua sự khác biệt về phổ như độ mặn của nước biển, hàm lượng khí mêtan, ôxi, nitơ, cacbonic
c Đặc trưng phản xạ phổ của thổ nhưỡng
Đặc tính chung nhất của thổ nhưỡng là khả năng phản xạ phổ tăng theo độ dài bước sóng, sự khác nhau về khả năng phản xạ phổ cho thấy rõ nhất ở khoảng phổ hẹp màu đỏ
Thổ nhưỡng chỉ có năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ mà không có năng lượng thấu quang Các loại đất có thành phần cấu tạo, các chất hữu cơ và vô
cơ khác nhau thì khả năng phản xạ phổ sẽ khác nhau
Các yếu tố chủ yếu đến khả năng phản xạ phổ của đất là cấu trúc bề mặt của đất, độ ẩm của đất, hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ
Trang 17Với đất hạt mịn thì khoảng cách giữa các hạt nhỏ vì chúng ở sít nhau hơn Với các hạt lớn khoảng cách giữa chúng lớn hơn do vậy khả năng vận chuyển không khí và độ ẩm cũng dễ dàng hơn Khi ẩm ướt, trên mỗi hạt cát sẽ bọc một màng mỏng nước do vậy độ ẩm và lượng nước trong loại đất này sẽ cao hơn và làm ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của chúng
Khi độ ẩm tăng khả năng phản xạ phổ cũng sẽ bị giảm do vậy khi hạt nước rơi vào cát khô ta sẽ thấy cát bị thẫm hơn Tuy nhiên cát đã ẩm thì nếu hạt nước rơi vào thì cũng không có sự khác biệt nhiều
Một yếu tố nữa ảnh hướng đến khả năng phản xạ phổ là hợp chất hữu cơ trong đất Với hàm lượng chất hữu cơ từ 0,5 - 5,0% đất có màu nâu xẫm Nếu hàm lượng hữu cơ thấp hơn đất có màu nâu sáng
Ô xít sắt cũng ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của đất Khả năng phản
xạ phổ tăng khi hàm lượng ô xít sắt giảm xuống nhất là ở vùng phổ nhìn thấy (có thể giảm tới 40% khả năng phản xạ phổ khi hàm lượng ô xít sắt tăng lên) Khi loại
bỏ ô xít sắt ra khỏi đất thì khả năng phản xạ phổ của đất tăng lên rõ rệt ở dải sóng từ 0,5 - 1,4µm
1.1.3 Đặc điểm chung của ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh)
Đặc điểm chung của ảnh viễn thám được xác định dựa vào đặc điểm chuyển động của vệ tinh như độ cao, quỹ đạo và tốc độ chuyển động…, bên cạnh đó là kỹ thuật, vật liệu, thiết bị thu chụp và xử lý ảnh vệ tinh
1 Ảnh viễn thám cung cấp thông tin trên phạm vi rộng được chụp trong cùng thời điểm và cùng điều kiện vật lý cho phép nhanh chóng rút ngắn thời gian thu thập và
xử lý thông tin cho quá trình thành lập và hiện chỉnh bản đồ
2 Ảnh viễn thám được chụp ở tỷ lệ nhỏ với những giải phổ khác nhau nên tính chất tổng quát hóa tự nhiên về mặt hình học và quang học khách quan và chính xác,
phản ánh tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên
3 Độ cao thu chụp của các vệ tinh lớn so với độ cao địa hình, do vậy vị trí điểm bị
xê dịch trên ảnh không đáng kể, chỉ quan tâm ở vùng núi khi vượt quá hạn sai cho
Trang 18phép Ngược lại, ảnh phủ một diện tích rộng nên sai số do độ cong quả đất lớn, vì
vậy phải có phương pháp xử lý thích hợp
4 Kỹ thuật viễn thám cho phép thu chụp ảnh vệ tinh với độ phân giải cao 5 – 30m,
thậm chí 0,8 – 5m đảm bảo cho thành lập bản đồ tỷ lệ 1:10000, 1:50000, 1:100000,…
5 Viễn thám có khả năng chụp lặp lại theo một chương trình với chu kỳ nhất định
là nguồn thông tin đảm bảo tính tức thời, phản ánh cả những hiện tượng, đối tượng
biến đổi nhanh
6 Thiết bị thu nhận và xử lý ảnh hiện đại cho phép nhận được ảnh vũ trụ với lượng thông tin phong phú và tổng hợp về mặt đất Phản ánh tất cả các thành phần cảnh quan, ảnh vệ tinh là nguồn thông tin có ý nghĩa liên ngành, với các phương pháp xử
lý khác nhau sẽ cho ra các nguồn thông tin hữu ích cho các chuyên ngành khác
nhau
7 Ảnh vệ tinh cũng có khả năng cung cấp thông tin ở các vùng con người khó tiếp
và cách xa (rừng núi, hải đảo,…) một cách dễ dàng, đây là một trở ngại mà phương
pháp truyền thống phải mất rất nhiều công sức và tiền của để khắc phục
8 Các sai số hệ thống trên ảnh vệ tinh có độ ổn định cao giúp cho công tác nắn chỉnh hình học được tiến hành với độ chính xác cao phục vụ cho thành lập bản đồ
địa hình
Tất cả các đặc điểm trên xác định được khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh vào công tác bản đồ với hiệu quả cao về khoa học công nghệ, phương pháp luận cũng như hiệu quả kinh tế
1.1.4 Khả năng lý thuyết để thành lập bản đồ của ảnh vệ tinh
a Độ phân giải không gian của ảnh
Độ phân giải không gian (spatial resolution) của một tấm ảnh là khoảng cách tối thiểu giữa hai đối tượng mà chúng được phân chia và tách biệt với nhau trên ảnh Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phân giải không gian là: trường nhìn tức thời - IFOV (Instantaneous Field Of View), tiêu cự, hình dáng của đối tượng mục tiêu và các ảnh hưởng của khí quyển
Trang 19Hình 1.5 - Mô tả về độ phân giải không gian của ảnh
Trường nhìn tức thời là góc hình nón của trường nhìn của bộ cảm biến, và xác định một vùng trên bề mặt trái đất được quan sát từ một độ cao xác định tại một thời điểm cụ thể Kích thước của vùng quan sát thường được xác định bằng trường nhìn
và khoảng cách từ mặt đất đến bộ cảm biến Kích thước của vùng lấy mẫu trên mặt đất của một bộ cảm biến vệ tinh được gọi là độ phân giải mặt đất (Ground Sampling Distance)
Khác với khoảng cách lấy mẫu trên mặt đất - là khoảng cách trên mặt đất mà một pixel phủ được và được xác định bởi kích thước của phần tử CCD và tỷ lệ của dữ liệu ảnh
Độ phân giải không gian bị giới hạn khoảng cách lấy mẫu trên mặt đất vì
không thể phân tách được 1 đối tượng trong phạm vi 1 pixel Ví dụ, một cảnh ảnh
IKONOS toàn sắc kích thước lấy mẫu trên mặt đất là 1m có nghĩa là những đối tượng nhỏ nhất có thể phân biệt được hoặc độ phân giải không gian của nó sẽ phải lớn hơn 1m Một tấm ảnh độ phân giải thấp chỉ cho phép phân biệt những địa vật có kích thước lớn, trong khi một tấm ảnh có độ phân giải cao cho phép mắt người dễ dàng giải đoán được các đối tượng có kích thước nhỏ với độ chi tiết cao
Độ phân giải không gian của dữ liệu ảnh viễn thám thường được chia ra thành 4 cấp độ là: Phân giải siêu cao, phân giải cao, phân giải trung bình và phân giải thấp
Trang 20Bảng 1.2-Độ phân giải không gian của dữ liệu ảnh viễn thám
(PAN)
Đa phổ (MS)
4m 2,88m 4m
- 10÷20m
8km 16,5km 11km 40km 60km
- 10m
30-60m 30-120m 18m
- 23-70m
-
185km 185km 75km 71km 142km 200km
185km 600km 810km 3000km
Trang 21
Hình 1.6 - Một số hình ảnh về độ phân giải không gian ảnh viễn thám
Trong công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh hiện nay, độ phân giải đóng vai trò đặc biệt đối với độ chính xác của bản đồ, là yếu tố quyết định đến tỷ lệ bản đồ cần thành lập
b Độ lớn pixel thực địa và độ phân giải của ảnh vệ tinh
Đến nay ảnh vệ tinh phân giải cao với độ lớn pixel đạt tới 2.5m như ảnh SPOT 5 và dưới 1m như ảnh IKONOS , QUICK BIRD, OBVIEW đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế sản xuất trên thế giới Trên các tài liệu đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ phân giải của ảnh vệ tinh với khả năng thành lập bản đồ của chúng
Trang 22Khả năng nhận biết và giải đoán ảnh để tạo file địa vật và khả năng bắt điểm
độ cao để tạo file địa hình được mô tả bằng lý thuyết lấy lại mẫu ảnh Quá trình từ phát hiện đến nhận biết điểm đòi hỏi vật phải có độ lớn tối thiểu tương ứng trên ảnh bằng 2 đến 3 pixel, đây là điều kiện ngưỡng và chính là độ phân giải của ảnh Ảnh
có độ phân giải là 1m có nghĩa là độ lớn pixel thực địa GSD (Ground sampling distance) – độ lớn tối thiểu của vật ở thực địa có thể được ghi trên CCD là 1m và khả năng phát hiện và nhận biết vật trên ảnh đòi hỏi vật đó phải có độ lớn từ 2 đến 3 lần pixel Nếu thiết bị quét ảnh có đường kính cửa mở ống quang học là d và trục quang trùng với phương dây dọi, với bước sóng ánh sáng trong dải quang phổ toàn sắc panchromatic, góc tán xạ ánh sáng (đơn vị miliradian) tương ứng với độ lớn tối thiểu của địa vật ngoài thực địa (độ lớn pixel thực địa = GSD) nhìn từ độ cao
H, được ghi nhận trên con chip CCD của bộ cảm biến, sẽ có mối liên hệ sau:
GSD (m) = (1,22 ).
d
(1.2)
1.1.5 Mối liên hệ giữa dung lượng thông tin của ảnh và của bản đồ
Dung lượng thông tin (hay nội dung) bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập Mức độ khái quát càng lớn khi tỷ lệ bản đồ càng nhỏ, dung lượng thông tin trên bản đồ càng giảm Trái lại bản đồ ở tỷ lệ càng lớn thì dung lượng thông tin càng tăng Ví dụ, các ngôi nhà đơn kề nhau sẽ được thể hiện riêng biệt trên bản đồ
tỷ lệ 1:2000, nhưng ở tỷ lệ 1:50000 các ngôi nhà đơn ấy sẽ được thể hiện chung trong cùng một ký hiệu
1:5000 1:25000 1:50000
Hình 1.7 - Dung lượng thông tin bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:25000, 1:50000
Trang 23Giữa dung lượng thông tin trên bản đồ và trên ảnh có mối liên hệ chặt chẽ Đối với ảnh photo mối liên hệ đó thể hiện thông qua tỷ lệ ảnh và tỷ lệ bản đồ Song, đối với ảnh số, mối liên hệ ấy thể hiện thông qua độ lớn pixel thực địa GSD của ảnh và tỷ lệ bản đồ 1:Mb GSD càng nhỏ thì dung lượng thông tin trên ảnh càng lớn; cho nên, dung lượng thông tin trên bản đồ càng phong phú
Trong đo ảnh số nói chung và đo ảnh vệ tinh nói riêng:
- Mỗi đường quét ở mỗi thời điểm khác nhau, có tâm chiếu khác nhau và các góc nghiêng xoay cũng khác nhau Một cảnh của ảnh số bao gồm nhiều đường quét
- Hai thiết bị quét ảnh số mặc dù có cùng độ lớn pixel thực địa GSD (độ lớn tối thiểu của vật ở thực địa có thể được ghi trên CCD), nhưng độ lớn pixel trên ảnh sẽ khác nhau và tỷ lệ ảnh cũng khác nhau
Hình 1.8 - Dung lượng thông tin trên ảnh vệ tinh phụ thuộc vào độ lớn pixel thực địa
Trang 24Phụ thuộc vào khả năng phân biệt của mắt người và độ chính xác khi in bản
đồ, vật có kích thước nhỏ nhất được thể hiện trên bản đồ có độ lớn không nhỏ hơn 0.2mm Để vật trên ảnh có thể được giải đoán đòi hỏi vật đó phải có độ lớn tối thiểu trên ảnh là 2 đến 3 pixel Do vậy, độ lớn pixel của vật đó trên bản đồ sẽ là 0.2mm/(23) = (0.07 0.1)mm
Rõ ràng, giữa dung lượng thông tin ảnh vệ tinh độ phân giải cao và bản đồ
có mối liên hệ thông qua độ lớn pixel thực địa GSD và mẫu số tỷ lệ bản đồ Mb như sau:
Độ lớn pixel thực địa
GSD (m)
1:5 000 1:10 000 1:25 000 1:50 000 1:100 000
0.35 – 0.50 0.70 – 1.00 1.75 – 2.50 3.50 – 5.00 7.00 – 10.00
Từ (1.2) và (1.3) chúng ta có mối liên hệ hàm số giữa mẫu số tỷ lệ bản
đồ và các tham số λ, d, H, nghĩa là Mb = F(λ, d, H) có dạng sau:
22
1
(1.4)
Qua công thức (1.4) chúng ta nhận thấy tỷ lệ bản đồ cần thành lập từ ảnh
vệ tinh phân giải cao không phụ thuộc vào độ dài tiêu cự f của thiết bị quét ảnh quang điện (trong công thức (1.4) không xuất hiện f mà chỉ phụ thuộc vào độ mở ống kính d và độ cao quỹ đạo H) Nghĩa là không tồn tại mối quan hệ giữa tỷ lệ ảnh (M =H/f) và tỷ lệ bản đồ Mb như ảnh hàng không
Trang 25Độ lớn pixel thực địa GSD là một thông số quan trọng để đánh giá chất lượng
và dung lượng thông tin của ảnh vệ tinh độ phân giải cao và được coi là giá trị lý thuyết
1.1.6 Khả năng thông tin của ảnh vệ tinh
Để xác định mức độ nội dung cần đo vẽ hoặc hiện chỉnh, chúng ta cần xem xét khả năng cung cấp thông tin của ảnh vệ tinh về các đối tượng nội dung bản đồ Quá trình nghiên cứu, phân tích và sản xuất thực tế cho thấy một số ảnh vệ tinh có thể cung cấp thông tin cho công tác hiện chỉnh bản đồ ở mức độ như sau:
1.1.6.1 Ảnh SPOT Panchromatic phân giải 10m
a Điểm khống chế đo đạc: là yếu tố dạng điểm, không phát hiện được
- Không thể phân biệt được các xóm bản nhỏ xen lẫn với thực phủ rừng; không phân biệt được tính chất chịu lửa hay không của khu nhà; không phân biệt được khu nhà có bị tàn phá hay không
c Đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội
- Phần lớn các đối tượng nội dung bản đồ thuộc nhóm này có kích thước và diện tích nhỏ, với lực phân giải 10m khó hoặc không thể phát hiện được Đối với các đối tượng có diện tích lớn như sân bay, bến cảng, kho xăng dầu có bãi chứa lớn,
mỏ lộ thiên đang khai thác, các nhà máy, bệnh viện, trường học, trạm biến thế lớn, trại chăn nuôi, sân kho lớn có thể phát hiện được trên ảnh và nếu như có tài liệu
Trang 26tham khảo như tư liệu bản đồ tỷ lệ lớn hoặc điều tra thực địa thì có thể định loại được
- Không thể phát hiện được trên ảnh các loại đường dây điện, thông tin, ống dẫn nước nổi, ngầm
d Đường giao thông và các đối tượng liên quan
- Dựa vào dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp có thể phát hiện được trên ảnh đường sắt, đường ôtô, đường đất lớn và trong nhiều trường hợp cả đường đất nhỏ nhờ hình dạng tuyến và độ tương phản với xung quanh
- Chất rải mặt đường chỉ có thể phân biệt được nếu dùng kết hợp tài liệu chuyên ngành bản đồ tỷ lệ lớn hoặc khảo sát ngoại nghiệp Khả năng xác định chất rải mặt đường phụ thuộc vào độ rộng lòng đường, chất lượng ảnh, tính chất vật lý của lớp phủ mặt đường và lớp mặt bao dọc theo lòng đường
- Đường sắt đôi hoặc đơn là những tính chất không thể xác định được trên ảnh Nhà ga, kể cả nhà ga lớn chỉ xác định được khi có tài liệu chỉ dẫn Cầu qua sông nét đôi phát hiện được khi có kích thước lớn hơn 2mm trên ảnh Bến phà lớn
có thể phát hiện được nhờ các dấu hiệu gián tiếp như đường xuống phà, bãi tập kết,…
Các yếu tố khác như mức độ qua được của cầu, cống dưới đường ôtô, đường đắp cao, xẻ sâu, chỗ neo đậu tàu thuyền… không phát hiện được
e Thủy hệ và các đối tượng liên quan
- Trên ảnh xác định dễ dàng đường bờ biển, bãi triều, bãi sông, mạng lưới sông suối, kênh đào, hồ đầm tự nhiên và nhân tạo, đê lớn ven sông biển, đất ngập nước và một số công trình ven sông biển như đập giữ nước, đập chắn sóng…
- Các đối tượng liên quan như bờ dốc tự nhiên, bờ cạp, đá dưới nước, trạm thủy văn, giếng nước… không phát hiện được
f Dáng đất và chất đất
Trang 27- Các bãi cát khô, đầm lầy, bãi biển, khu đào bới có thể phát hiện được trên ảnh, đường bình độ có thể đạt được nhờ đo vẽ lập thể ảnh vệ tinh
- Các yếu tố còn lại như khe rãnh xói mòn, các dạng sườn đất, vách đá, đá độc lập, cửa hang động, gò đống khó hoặc không phát hiện được trên ảnh
g Thực vật
- Rừng là yếu tố mảng nên dễ dàng xác định được trên ảnh Tuy nhiên, để phân biệt được tính chất của rừng như rừng lá kim, lá rộng cần có tư liệu bản đồ, đặc biệt bản đồ chuyên ngành Trên ảnh có thể khoanh định các loại rừng phát triển
ổn định, rừng non, tái sinh, mới trồng, rừng thưa
- Có thể phân biệt được đồng lúa, khu vực trồng cỏ, đất chuyên rau màu, cây trồng thân gỗ Cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè, cà phê có thể phân biệt được nhờ dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp…
- Những yếu tố khác như chủng loại cây trồng, cây bụi ưa mặn chua phèn, cây độc lập… cần có tài liệu tham khảo để hỗ trợ giải đoán
h Ranh giới, tường rào
- Thành lũy cổ nhờ kích thước lớn có thể phát hiện được trên ảnh
- Hàng rào và tường vây trong, ngoài khu dân cư không xác định được
1.1.6.2 Ảnh SPOT 5 màu tự nhiên phân giải 2.5m
a Dân cư và hệ thống giao thông
Với độ phân giải 2.5m hệ thống mạng lưới giao thông có thể nhận dạng được các loại đường như đường trục ôtô có trục phân tuyến, phân biệt được đường sắt và
có thể suy giải đến đường đất nhỏ đối với khu vực miền núi nơi mà không bị che khuất và có thể giải đoán được đường bờ vùng đối với khu vực đồng bằng
Các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ thuộc việc suy giải trong nhà có thể nhận dạng được đúng từ 20 đến 30% phần còn lại cần phải điều tra bổ sung tại thực địa như tính chất đường độ rộng, chất liệu rải mặt các thiết bị phụ thuộc… Trên ảnh
Trang 28vệ tinh, hệ thống đường trong khu dân cư nông thôn và khu đô thị rất khó giải đoán,
do các yếu tố này bị che khuất và phụ thuộc nhiều vào tập quán sinh sống và địa lý các vùng miền, do đó, các đối tượng này cần phải xác minh điều tra bổ sung tại thực địa
Các điểm dân cư nông thôn hoặc kiểu dân cư đô thị là các thị trấn, thị xã, thị
tứ người điều vẽ nếu kết hợp với các tài liệu khác như bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ sử dụng đất… sẽ khoanh vùng chính xác được các đối tượng này Trong nội nghiệp có thể giải đoán được các đối tượng có dạng hình tuyến, dạng hình học như sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, các trường học có quy mô trung bình… còn các đối tượng mang tính chất điểm như ủy ban, lò nung các loại, cổng làng, tường vây, đường dây các loại, tính chất rừng…, các yếu tố này cần phải kiểm tra bổ sung tại thực địa
b Thực vật
Ưu điểm lớn nhất của ảnh vệ tinh là người điều vẽ có thể đoán đọc được lớp phủ mặt đất một cách chính xác Ảnh vệ tinh Spot5 có độ phân giải 2.5m có màu sắc trùng với màu của các yếu tố chụp được Nếu có các tài liệu hỗ trợ hoặc có các mẫu khóa ảnh thì việc khoanh tách các lớp thực phủ mặt đất đạt độ chính xác cao Trên ảnh có thể đoán đọc và phân biệt được các loại rừng như rừng già và rừng non, rừng cây bụi và trảng cỏ, đất trồng lúa nước và đất chuyên trồng màu Tuy nhiên, các đối tượng này cần phải kiểm tra xác minh bổ sung tên cây, chiều cao cây tại thực địa
c Địa giới và đường dây
Các đối tượng này không thể suy giải trong nội nghiệp được mà cần có tài liệu hỗ trợ như bản đồ kết hợp với điều tra bổ sung thực địa
1.1.6.3 Ảnh Quickbird độ phân giải 0.6m
a Điểm khống chế đo đạc: là yếu tố dạng điểm, không phát hiện được
b Vùng dân cư
Trang 29Có thể phân biệt phần lớn các yếu tố nội dung thuộc nhóm này Không thể phát hiện được các xóm bản nhỏ xen lẫn với thực phủ, tính chất các đối tượng nhà
c Đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội
Phần lớn các đối tượng có diện tích lớn như: sân bay, bến cảng, kho xăng đều có thể phát hiện được trên ảnh Khó phát hiện được trên ảnh các loại đường dây điện thông tin, ống dẫn nước nổi, ngầm
d Đường giao thông và đối tượng liên quan
Phần lớn có thể phát hiện được trên ảnh các yếu tố thuộc nhóm lớp này Các yếu tố định tính của cầu, cống đường ô tô, đường đắp cao, sẻ sâu, chỗ neo đậu tàu không xác định được
e Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan
Trên ảnh xác định dễ dàng các yếu tố thuỷ hệ Các đối tượng khác như bờ dốc, bờ cạp, giếng nước, khó phát hiện được
g Dáng đất và chất đất
Các bãi cát khô, đầm lầy, bãi biển, khu đào bới có thể phát hiện được trên ảnh Các yếu tố như khe rãnh xói mòn, các dạng sườn, vách đá, cửa hang động, gò đống khó hoặc không phát hiện được trên ảnh
h Thực vật
Các loại rừng là yếu tố mảng nên dễ xác định được trên ảnh Có thể phân biệt được lúa, màu, đồng cỏ, cây trồng thân gỗ và cây công nghiệp Một số chủng loại khác cần có tài liệu tham khảo để hỗ trợ
i Ranh giới, tưòng rào
Thành luỹ, hàng rào, tường có thể phân biệt được trên ảnh
Trang 30bề mặt thực địa, là sản phẩm trung gian để thành lập hay hiện chỉnh bản đồ Trong trường hợp này, hình ảnh trên bình đồ ảnh được giải đoán và các yếu tố địa hình được đo vẽ trực tiếp trên đó bằng các phương pháp trắc địa hoặc phương pháp đo vẽ lập thể
Bình đồ ảnh có hai khái niệm là bình đồ ảnh được thành lập thông qua công tác nắn ảnh theo nguyên lý nắn ảnh vùng bằng phẳng và bình đồ ảnh trực giao được thành lập theo nguyên lý ảnh trực giao Ngày nay, bình đồ ảnh trực giao được thành lập theo dây chuyền công nghệ đo ảnh số
Sau khi nắn ảnh chế tạo bình đồ ảnh thì có thể sử dụng bình đồ ảnh làm cơ sở
đo vẽ địa vật nhằm hoàn thiện nội dung mô tả bản đồ Các lớp thông tin có thể khai thác từ bình đồ ảnh bao gồm: cơ sở toán học, dân cư, thủy hệ, thực vật, giao thông
So với bản đồ thì bình đồ chứa nhiều thông tin lớn và địa vật được thực hiện một cách chi tiết và rõ ràng Các dạng đặc trưng của địa hình có thể dễ nhận biết như chỗ đứt gãy, uốn gấp Tuy nhiên, bình đồ ảnh cho thấy hình ảnh của các địa vật chưa được chọn lọc khái quát hóa bằng các ký hiệu quy ước dễ đọc như trên bản đồ, đồng thời chưa có các ký kiệu về dáng đất và độ cao Các đối tượng cần biểu thị trên bản đồ mà không có hình ảnh trên ảnh thì phải được khai thác từ tài liệu hoặc điều tra trong thực địa
Bình đồ ảnh thường được sử dụng khi thành lập và hiện chỉnh bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, đôi khi có thể thay thế bản đồ trong công tác khảo sát thăm
dò Trong chiến đấu, là tài liệu quan trọng giúp người chỉ huy trận đánh cũng như bảo vệ mục tiêu quan trọng Trong huấn luyện, bình đồ ảnh là tài liệu học tập
Trang 31Trong đó: d là sai số tiếp biên giữa hai địa vật cùng tên
n2 là tổng số điểm tiếp biên
1.2.3 Bình đồ ảnh vệ tinh
Có thể nói thành lập bình đồ ảnh vệ tinh là quá trình xử lý, hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh ở cấp độ cao nhất, nhằm hiệu chỉnh hoặc khử ảnh hưởng của các nguồn sai số đối với dữ liệu ảnh và hiệu chỉnh ảnh hưởng của chênh cao địa hình để nhận được một tấm ảnh kết quả đảm bảo độ chính xác về mặt phẳng theo yêu cầu
kỹ thuật tương ứng với một tỷ lệ bản đồ đã xác định
Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh hiện nay được thực hiện bằng phương pháp số Quy trình này gồm các bước:
- Nhập ảnh số, và các thông tin bổ trợ
- Chọn phương pháp nắn, mô hình nắn và điểm khống chế nắn ảnh
Trang 32Khi ảnh hưởng của chênh cao địa hình gây ra sai số dịch vị điểm ảnh không lớn hơn 0.3mm ở tỷ lệ bình đồ ảnh thành lập thì có thể áp dụng nắn ảnh theo độ cao trung bình khu vực Khi giá trị dịch vị điểm ảnh lớn hơn 0.3mm ở tỷ lệ bản đồ cần thành lập thì phải áp dụng phương pháp nắn ảnh có sử dụng mô hình số độ cao (DEM)
Trong quá trình nắn ảnh số, giá trị độ xám của điểm ảnh được lấy mẫu lại và tính theo thuật toán nội suy bậc ba
Sản phẩm bình đồ ảnh số được tạo ra từ ảnh nắn phải đạt độ chính xác hình học so với bản đồ cùng tỷ lệ
Trường hợp mảnh bình đồ ảnh không nằm trọn trên một cảnh ảnh vệ tinh mà
để phủ kín nó phải dùng một số cảnh ảnh vệ tinh thì phải tiến hành ghép các cảnh ảnh vệ tinh này Vết ghép không được đi qua các điểm khống chế, vết ghép phải đi qua các điểm địa vật có sai số tiếp khớp nhỏ nhất, không được cắt theo địa vật hình tuyến Thông thường góc kẹp giữa vết ghép và địa vật hình tuyến ở trong khoảng từ
30 – 1500
Theo quy trình thành lập bình đồ ảnh vệ tinh có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nắn ảnh vệ tinh đó là: độ phân giải của ảnh vệ tinh; phương pháp nắn, các mô hình toán học sử dụng để thực hiện phép nắn; số lượng điểm khống chế ngoại nghiệp và đồ hình bố trí chúng, độ chính xác đo đạc điểm khống chế ảnh; mô hình số độ cao sử dụng nắn ảnh và mô hình hình học dùng nắn ảnh
Trang 33CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ẢNH VỆ TINH TRONG HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ 2.1 Bản đồ và sự cũ đi của nó
Bản đồ là sự thể hiện thu nhỏ của một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo một quy luật toán học xác định Các yếu tố nội dung địa lý được thể hiện theo một hệ thống ký hiệu quy ước và đã được thông qua quá trình tổng quát hoá bản đồ
Trải qua quá trình phát triển và đô thị hoá trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta cùng với sự thay đổi của thời gian, nhiều thay đổi mới trên mặt đất xuất hiện như các khu công nghiệp, các nhà máy, các xí nghiệp ra đời kéo theo mạng lưới giao thông có nhiều thay đổi Song song với nó có các yếu tố như: hệ thống dân cư, hệ thống thủy văn, hệ thống giao thông, lớp phủ thực vật, dáng địa hình và các địa vật cũng thay đổi
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó như: việc quy hoạch đô thị, việc đô thị hoá nông thôn, mở các tuyến đường, xây dựng các công trình lớn, nhà máy thuỷ điện, các khu công nghiệp, rồi việc dãn dân
đi xây dựng vùng kinh tế mới đã làm thay đổi hệ thống dân cư, những thay đổi đó làm cho bản đồ có thể là tổng thể, có thể là cục bộ không còn phù hợp với trạng thái
bề mặt nữa
Cùng với sự thay đổi do chủ quan của con người thì ở những vùng chịu sự tác động của thiên nhiên cũng thay đổi Các vùng tác động khác nhau làm cho bề mặt địa hình thay đổi khác nhau
Ví dụ: có những vùng tác động do sụt lở, nhưng lại có những vùng thay đổi
do sự bồi đắp…
Đối với những vùng trọng điểm kinh tế, văn hoá, xã hội thì sự thay đổi diễn
ra rất nhanh chóng, có thể thay đổi lớn về các điểm dân cư, địa danh, các cơ sở kinh
Trang 34tế lớn như nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các tuyến đường sắt, đường ô tô, lòng sông,
hồ, hệ thống kênh mương, hệ thống đường dây tải điện và các công trình thuỷ lợi, các vùng rừng, đất canh tác, đất trồng cây lâu năm
Tất cả các nguyên nhân trên làm cho bản đồ bị ”già cỗi” và không còn phản ánh đúng hiện trạng nữa Quá trình ”già cỗi” xảy ra không đồng đều giữa các khu vực và không đều đặn qua nhiều thời điểm khác nhau , ở đâu có sự tác động lớn của con người thì ở đó tốc độ ”già cỗi” của bản đồ sẽ lớn , ngược lại những vùng hoang vắng thì ít có biến đổi hơn dẫn đến sự tương thích giữa bản đồ và thực địa không còn nữa Bản đồ lúc này không còn đáp ứng những nhu cầu trong thực tế
2.2 Mục đích, yêu cầu làm hiện chỉnh
Mục đích
Hiện chỉnh cho nội dung của tờ bản đồ phải phù hợp với hiện trạng ngoài
thực địa và theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của quy phạm hiện hành
Yêu cầu
- Kể từ sau khi bản đồ được thành lập, hoặc hiện chỉnh lần cuối tuỳ thuộc
vào mức độ thay đổi địa hình, cũng như tầm quan trọng của vùng về mặt kinh tế, quốc phòng, bản đồ địa hình phải được hiện chỉnh theo các chu kỳ 6 12 năm với các bản đồ tỷ lệ 1:10 000, sau 8 12 năm với bản đồ tỷ lệ 1:25 000 Bên cạnh việc hiện chỉnh theo định kỳ chúng ta cần hiện chỉnh liên tục bản đồ các khu vực kinh tế quan trọng và có độ biến đổi lớn
- Bản đồ phải được hiện chỉnh khi nội dung không còn phù hợp với thực địa
ở mức độ đáng kể (>20%) và những biến đổi đó gây khó khăn trong việc sử dụng bản đồ để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, khoa học kỹ thuật Ví dụ như: địa giới hành chính có sự thay đổi, mới xuất hiện hoặc có thay đổi lớn về:
+ Khu vực dân cư
+ Hệ thống giao thông
Trang 35+ Hệ thống thuỷ văn
+ Khu vực đất canh tác, đất trồng cây lâu năm
- Trường hợp có nhiều thay đổi trong hệ thống dân cư, điểm dân cư, đường
xá, thực phủ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng định hướng ngoài thực địa
- Nếu chỉ có một trong số các đối tượng trên biến đổi thì không bắt buộc phải hiện chỉnh lại toàn bộ
- Trong trường hợp những bản đồ có biến đổi nhưng chưa cần phải hiện chỉnh, khi độ biến đổi chưa đáng kể (<20%) và những biến đổi không có ý nghĩa quan trọng như:
+ Khu vực trọng điểm dân cư xuất hiện một ngôi nhà mới nhưng đồ hình điểm dân cư không thay đổi
+ Có thay đổi nhỏ về ranh giới giữa đất rừng và đất canh tác Thay đổi nhỏ
về lòng sông, đường bờ các hồ chứa nước
- Bản đồ không thể hiện chỉnh được mà phải thành lập mới trong trường hợp:
+ Cơ sở khống chế mặt phẳng và độ cao bản đồ không thể đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác hoặc có sự thay đổi về hệ thống toạ độ và độ cao
+ Khi bản đồ có sự biến đổi lớn (>40%) về nội dung, lúc này công tác hiện chỉnh sẽ không có lợi về mặt kinh tế và sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, thì phải đo vẽ mới mà không tiến hành hiện chỉnh
- Ranh giới khu hiện chỉnh phải xác định sao cho trong thời gian ngắn nhất
có thể hiện chỉnh bản đồ cả dãy tỷ lệ
- Bản đồ hiện chỉnh phải đáp ứng được các nhu cầu về độ chính xác, nội dung và hình thức trình bày Quá trình hiện chỉnh phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng và ký hiệu hiện hành
Trang 36- Thiết kế phương án kinh tế kỹ thuật khu hiện chỉnh, đề xuất phân công nội, ngoại nghiệp và chỉ dẫn biên tập cho từng khối Xét duyệt những biên bản tiến hành theo quy định hiện hành
- Bản đồ đã được hiện chỉnh phải xuất bản không quá chậm 1 2 năm kể từ khi hoàn thành công việc chỉnh sửa
2.3 Các phương pháp hiện chỉnh bản đồ địa hình
Trong quá trình hiện chỉnh bản đồ có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
- Hiện chỉnh bản đồ theo ảnh hàng không, ảnh vệ tinh
- Hiện chỉnh bản đồ từ tài liệu bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
- Hiện chỉnh trực tiếp ngoài thực địa
Mỗi phương pháp nêu trên đều có ý nghĩa về kinh tế kỹ thuật độc lập Song
để đạt được hiệu quả cao trong phạm vi một khu vực hiện chỉnh hoặc trên cùng một mảnh bản đồ cho phép ta áp dụng kết hợp các phương pháp trên
Trường hợp cùng một lúc ta tiến hành hiện chỉnh cả dãy tỷ lệ thì bản đồ có tỷ
lệ lớn hơn cả sẽ được trực tiếp hiện chỉnh, những bản đồ tỷ lệ nhỏ tiếp theo sẽ được hiện chỉnh bằng phương pháp biên vẽ hoặc chỉnh sửa theo bản đồ mới hiện chỉnh
2.3.1 Hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không
Quá trình được thực hiện bằng cách chỉnh sửa bản gốc, hiện chỉnh ở nội nghiệp theo ảnh, sau đó đối soát, bổ sung và kiểm tra ở ngoại nghiệp
Phương pháp này nó phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực hiện chỉnh và từ khâu đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế khi cần thiết cho phép khảo sát thực địa trước khi điều chỉnh về nội nghiệp Trường hợp đặc biệt có thể bỏ qua khâu khảo sát ngoại nghiệp
Quy trình công nghệ hiện chỉnh bản đồ bằng ảnh hàng không được thực hiện theo các bước sau:
Trang 371- Công tác chuẩn bị
- Lập phương án kinh tế
- Các thiết kế và chỉ dẫn biên tập
2- Chụp ảnh hàng không (Khi cần thiết)
3- Công tác nội nghiệp
- Xác định cơ sở khống chế
- Xử lý ảnh hàng không
- Lập bản gốc chỉnh sửa
- Đo vẽ và điều vẽ nội nghiệp
- Chỉnh sửa bản gốc ở nội nghiệp
4- Đối soát, bổ sung ngoại nghiệp
5- Kiểm tra nghiệm thu
Trong đó quá trình sửa bản gốc theo ảnh hàng không ở nội nghiệp cho phép tiến hành theo:
- Ảnh đơn đã nắn hoặc đã phóng to về tỷ lệ của bản đồ cần hiện chỉnh
- Bình đồ ảnh (lập theo ảnh hàng không mới chụp)
- Các loại bản sao bản đồ như: Bản sao nét trên đế trong; trên đế bồi; trên giấy cứng; trên giấy ảnh và bản gốc chế in
Chúng ta phải căn cứ vào đặc điểm vùng hiện chỉnh, chất lượng bản đồ cần hiện chỉnh, số lượng, những phần tử biến đổi ngoài thực địa, yêu cầu cần chuyển hệ toạ độ, nội dung và ký hiệu, tình hình đảm bảo tư liệu dùng để hiện chỉnh cũng như khả năng của đơn vị để chọn công nghệ hiện chỉnh là loại tài liệu gốc chỉnh sửa cho phù hợp
Đối với phương pháp này chúng ta thấy:
Trang 38- Hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn
- Thực hiện trong khu vực rộng lớn
Tuy nhiên phương pháp này không phải áp dụng cho việc cần hiện chỉnh loại bản đồ tỷ lệ nào cũng được
2.3.2 Hiện chỉnh từ tài liệu bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
Đối với phương pháp này được áp dụng khi có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới được hiện chỉnh Trong trường hợp này công tác hiện chỉnh tiến hành theo quy tắc biên vẽ bản đồ địa hình các tỷ lệ tương ứng Điểm khác
ở đây là đánh giá mức độ biến đổi của các phần tử nội dung trên bản đồ cần hiện chỉnh
Cũng giống như khi hiện chỉnh theo ảnh hàng không, căn cứ vào sự biến đổi
và yêu cầu chuyển đổi ký hiệu, hình thức trình bày, được phép dùng bản sao lam, nâu, đen, bản sao gộp hai màu trên đế trong hay đế cứng hoặc bản gốc chế in làm bản gốc chính sửa
2.3.3 Hiện chỉnh trực tiếp ngoài thực địa
Phương pháp này được tiến hành bằng cách đo bàn đạc, toàn đạc hay một số cách khác Quá trình thực hiện phải khảo sát toàn bộ khu hiện chỉnh và chỉnh sửa tại thực địa đối với những biến đổi về địa hình và địa vật Việc chỉnh sửa cũng như đo
vẽ các đối tượng mới xuất hiện được tiến hành từ các điểm trắc địa, các điểm đường chuyền cũng như các điểm trạm đo Lưới đường chuyền được xây dựng trên cơ sở các điểm khống chế mặt phẳng độ cao và các địa vật định hướng rõ rệt còn tồn tại
cả trên bản đồ và ngoài thực địa Ở những vùng không phải hiện chỉnh thì chỉ cần lập lưới khống chế mặt phẳng Những vùng không đo vẽ thì không cần lập đường chuyền
Phương pháp này chỉ áp dụng cho những vùng không có ảnh hưởng hoặc không có tư liệu bản đồ cần thiết khác Vì khi thực hiện phương pháp này không mang lại hiệu quả kinh tế, thời gian làm lâu hơn
Trang 392.3.4 Hiện chỉnh bản đồ bằng tư liệu ảnh vệ tinh
2.3.4.1 Một số vệ tinh
- Vệ tinh Landsat Được phóng nên quỹ đạo lần đầu vào năm 1972, cho đến nay đã có 5 thế hệ vệ tinh được phóng Mỗi vệ tinh được trang bị một máy quét đa phổ MSS, một bộ chụp ảnh vô tuyến truyền hình RBP Hệ thống Landsat-4,5 còn được trang bị thêm một số bộ máy quét TM
- Vệ tinh SPOT: Được Pháp phóng năm 1986 Cho đến nay có 3 hệ thống vệ tinh được phóng lên quỹ đạo mỗi vệ tinh được trang bị một máy quét đa phổ HRV
- Vệ tinh COSMOS: Đây là tư liệu viễn thám được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta Ảnh vệ tinh của Liên Xô có 2 loại
+ Ảnh có độ phân giải cao
+ Ảnh có độ phân giải trung bình
2.3.4.2 Các chuẩn giải đoán ảnh vệ tinh
- Chuẩn kích thước: Chọn tỷ lệ ảnh phù hợp để đoán đọc điều vẽ Kích thước của đối tượng có thể xác định nếu lấy kích thước đo được trên ảnh nhân với mẫu số
- Chuẩn độ đen: Độ đen trên ảnh đen trắng biến thiên từ trắng đến đen Mỗi vật thể được thể hiện bằng cấp độ sáng nhất định tỷ lệ với cường độ phản xạ ánh sáng của nó
- Chuẩn màu sắc: Đây là một chuẩn rất tốt trong việc xác định các đối tượng
Ví dụ các kiểu loài thực vật có thể được phát hiện dễ dàng cả cho những người không có nhiều kinh nghiệm trong đoán đọc điều vẽ ảnh, khi sử dụng hồng ngoại
Trang 40màu Các đối tượng khác nhau sẽ cho các tông màu khác nhau đặc biệt sử dụng ảnh
đa phổ tổng hợp màu
- Chuẩn cấu trúc: Là một tập hợp của nhiều hình mẫu nhỏ Ví dụ một bãi cỏ không bị lẫn các loài cây khác cho một cấu trúc mịn trên ảnh, ngược lại rừng hỗn giao cho một cấu trúc sần sùi Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh được
Kết quả đoán đọc điều vẽ phụ thuộc vào mẫu đoán đọc điều vẽ và làm chuẩn
hoá kết quả đoán đọc điều vẽ của nhiều người khác nhau
2.4 Một số thông tin về ảnh vệ tinh SPOT và QUICKBIRD
2.4.1 Ảnh SPOT
Hệ thống vệ tinh SPOT bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo từ 1986 gồm 5 vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Không gian (CNES) của Pháp vận hành Hiện nay chỉ còn 3 vệ tinh đang hoạt động là SPOT2, 4 và 5, vệ tinh SPOT3 đã ngừng hoạt động vào năm 1996, vệ tinh SPOT1 ngừng hoạt động năm 2003
Hình 2.1 – Vị trí của các vệ tinh SPOT trên quỹ đạo