Các kỹ thuật làm tăng cường độ tương phản (Contrast manipulation)

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình luận văn ths. địa lý tự nhiên (Trang 50)

* Kỹ thuật phân ngưỡng độ xám (Gray-level thresholding)

Là kỹ thuật được sử dụng để phân chia ảnh số đầu vào thành hai lớp, một lớp cho các pixel có giá trị thấp hơn mức độ xám đã xác định và một lớp cho các pixel có giá trị cao hơn còn lại.

Là kỹ thuật phân chia độ sáng của từng kênh ảnh hay tổ hợp các kênh theo từng mức, từ đó có thể làm rõ ranh giới của từng đối tượng hay từng nhóm đối tượng. Kết quả là hình ảnh sẽ được phân bố thành một số lớp các đối tượng, cho ta một cách nhìn khái quát về sự phân bố không gian của các nhóm đối tượng. Tương tự như vậy các mức có thể xác định cho tổ hợp của nhiều kênh ảnh.

* Kỹ thuật kéo dãn độ tương phản (Contrast stretching)

Là kỹ thuật được sử dụng nhằm làm thay đổi sự tương phản trong toàn cảnh hoặc trong từng phần của ảnh. Kỹ thuật này cho phép cung cấp thêm nhiều thông tin bị bỏ sót, đặc biệt là ở các vùng có độ sáng quá thấp hoặc quá cao.

Để xử lý, hình ảnh thường được đưa về chế độ 8 bit (256 cấp độ sáng) và độ sáng của hình ảnh thay đổi từ đen (DN = 0) đến trắng (DN = 127). Trong thực tế hình ảnh thu nhận được có sự thay đổi độ sáng giữa DNmin và DNmax không phải toàn bộ dải từ 0 ÷ 255, mà chỉ thay đổi trong một khoảng nào đó.

Ví dụ: Hình ảnh thu nhận được có giá trị độ sáng chỉ trong khoảng 60 ÷ 158. Như vậy, thông tin trong các dải 0 ÷ 59 và 159 ÷ 255 không được sử dụng. Kỹ thuật

Contrast stretching là kéo dài khoảng phổ giữa min và max.

Trong ví dụ này, các giá trị mới được tính theo công thức:

255 min max min '          DN DN (2.20) Trong đó:

DN’ – giá trị DN của ảnh mới DN – giá trị DN của ảnh ban đầu

min – giá trị DN nhỏ nhất của ảnh ban đầu (trong ví dụ này là 60) max – giá trị DN lớn nhất của ảnh ban đầu (trong ví dụ này là 158)

Kết quả của ảnh kéo dãn độ tương phản là vùng tối nhất được chuyển thành màu đen và vùng sáng nhất được chuyển thành màu trắng. Các đối tượng

có giá trị DN ở khoảng giữa sẽ có sự chênh lệch phổ cao hơn, vì thế nhìn được rõ hơn.

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình luận văn ths. địa lý tự nhiên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)