Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan với điểm KC không rải đều trên cảnh

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình luận văn ths. địa lý tự nhiên (Trang 82)

vệ tinh 271308/5

Thử nghiệm trên vùng không có điểm KC có độ cao trung bình 1m. Thử nghiệm trên vùng không có điểm KC có độ cao trung bình 50m.

Hình 3.17 - Đồ hình bố trí điểm theo phương án 1

Hình 3.18 - Đồ hình bố trí điểm theo phương án 2

Qua kết quả thực nghiệm, trên mô hình sai số về mặt phẳng  5.4m và sai số về độ cao  4.2m. Sai số TPTB vị trí điểm sau khi nắn ảnh có độ chính xác Mxy 4.02m ( 1.6 pixel). Khi tăng dày khống chế ảnh đơn trên khu vực thi công địa hình tương đối bằng phẳng không phức tạp trong trường hợp không có điều kiện phân bố đều các điểm KCA, bị khuyết góc như 2 trường hợp trên thì chỉ đảm bảo độ

chính xác cho thành lập bình đồ ảnh tỷ lệ 1: 25 000 và nhỏ hơn. Từ đó các điểm KCA cần thiết kế bố trí rải đều trên ảnh, tốt nhất chia thành các hàng sát các biên của tấm ảnh.

3.3.3.3 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan theo khối ảnh có góc nghiêng chụp ảnh lớn với số lượng điểm khác nhau lớn với số lượng điểm khác nhau

Ưu điểm của phương pháp bình sai khối ảnh là các cảnh ảnh được liên kết với nhau qua các điểm KC, điểm đo nối sẽ có độ chính xác vị trí điểm tương đối đồng đều, người sử dụng có thể kiểm soát được độ chính xác của toàn khối ảnh và khi thi công theo khối ảnh cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc nắn từng cảnh ảnh đơn. Số lượng điểm KC sử dụng trong phương án 1 là 36 điểm (9 điểm/1 cảnh), trong phương án 2 là 32 điểm (8 điểm/1 cảnh), sai số vị trí điểm của 2 phương án tương đương nhau ( 3,8m); với phương án 3 là 18 điểm (4.5 điểm/1 cảnh) có độ chênh sai số vị trí điểm so với 2 phương án trên khá lớn (Mxy =

4.27m) trên khu vực thực nghiệm tương đối bằng phẳng nên khi sử dụng phương án 3 cho vùng có địa hình có chênh cao lớn thì ảnh nắn sẽ không đạt được độ chính xác cần thiết hơn phương án 1 và 2. Để thỏa mãn yêu cầu về kinh tế thì số lượng điểm KC cần cho 1 cảnh trong khối ảnh tối thiểu 8 điểm là phù hợp nhất.

36 điểm KC 32 điểm KC 18 điểm KC

Hình 3.19 - Đồ hình bố trí điểm KCA trên khối ảnh

Vì góc nghiêng chụp ảnh ở các cảnh thực nghiệm lớn (21 và 25,8) nên ảnh sau khi nắn có thể bị ảnh hưởng của chênh cao địa hình. Do chưa có điều kiện thử

nghiệm ở các cảnh có góc nghiêng nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng nhưng thực tế ở một số công trình sản xuất thì sai số trên mô hình ở các cảnh có góc nghiêng nhỏ có thể đảm bảo độ chính xác thành lập bình đồ ảnh đến tỷ lệ 1: 10 000.

3.3.3.4 Thực nghiệm nắn ảnh SPOT5 Pan sử dụng mô hình số DEM khác nhau

* Trường hợp sử dụng DEM25 và DEM50 với cảnh 271308 có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình H = 1 - 5m

17 điểm KC 12 điểm KC

9 điểm KC 6 điểm KC

Hình 3.20 - Các phương án điểm KC trên cảnh ảnh 271308

* Trường hợp sử dụng DEM25 và DEM50 với cảnh 271307 có địa hình chênh cao lớn, Hmin = 1m; Hmax = 1200m.

12 điểm KC 9 điểm KC 6 điểm KC

Hình 3.21 - Các phương án điểm KC trên cảnh ảnh 271307

Đối với thực nghiệm trên cảnh 271308 có địa hình bằng phẳng, sử dụng DEM thành lập từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25 000 và 1:50 000 với các phương án điểm cho kết quả sai số vị trí điểm gần như nhau, thậm chí với phương án 6 điểm KC kết quả thu được còn thấp hơn một chút (3.0m và 3.4m) có khả năng 6 điểm được chọn có độ chính xác cao hơn. Với phương án 9 điểm và 12 điểm, kết quả sai số vị trí điểm bằng nhau (3.5m và 3.3m), phưong án 17 điểm sử dụng số lượng điểm KC nhiều nhất nhưng sai số vị trí điểm lại lớn nhất (3.7m và 4.0m), sai số sau bình sai cũng lớn hơn các phương án khác (mặt phẳng  3.2m; độ cao 

2.2m) có thể là do một số điểm KC có độ chính xác thấp hơn. Như vậy có thể chọn số điểm KC trong 1 cảnh ảnh vùng địa hình bằng phẳng từ 9 điểm đến 12 điểm là phù hợp cả về kinh tế lại đạt độ chính xác cần thiết.

Đối với thực nghiệm trên cảnh 271307 có địa hình chênh cao lớn, sử dụng DEM thành lập từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25 000 và 1:50 000 với các phương án điểm cho kết quả sai số vị trí điểm là gần tương đương nhau, phương án 12 điểm KC đạt kết quả tốt nhất (3.9m và 4.3m). Như vậy với địa hình có chênh cao lớn số lượng điểm KC tối thiểu cần thiết cho 1 cảnh ảnh là 12 điểm, cần sử dụng DEM25 là phù hợp và đạt yêu cầu cho thành lập bình đồ ảnh tỷ lệ 1:10 000 và sử dụng DEM50 cho thành lập bình đồ ảnh tỷ lệ 1: 25 000.

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao độ chính xác bình đồ ảnh vệ tinh phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình luận văn ths. địa lý tự nhiên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)