1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổ chức và bảo quản kho tài liệu

18 2,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 341,13 KB

Nội dung

Môn học “Tổ chức và Bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện” cung cấp cho sinh viên: Các kiến thức cơ bản về khái niệm tổ chức vốn tài liệu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện; Cơ sở và cách phân chia các loại kho tài liệu trên phạm vi toàn quốc và trong một thư viện; Ưu, nhược điểm của hình thức tổ chức kho mở; Phương pháp, cách thức tổ chức kho mở; Các yêu cầu và phương pháp sắp xếp tài liệu trong một thư viện; Nhiệm vụ, quy trình và các phương pháp kiểm kê vốn tài liệu (cả phương pháp kiểm kê truyền thống và phương pháp kiểm kê hiện đại); Các kiến thức cơ bản về khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện; Các nhóm nguyên nhân gây huỷ hoại tài liệu; Nội dung công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Khoa Thông tin –Thư viện Bộ môn: Thư viện – Thư mục

1 Thông tin về giảng viên

1.1 Giảng viên 1:

Họ và tên: Tô Thị Hiền

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ

Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính, từ thứ Hai, đến thứ Sáu hàng tuần

Tại phòng 408, nhà E, ĐHKHXH&NV

Địa chỉ liên hệ: Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04-8585242 Mobile: 0912-469-488

Email: hient@vnu.edu.vn

Các hướng nghiên cứu chính: thư viện học đại cương, công tác phát triển vốn tài liệu, công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu

1.2 Giảng viên 2:

Họ và tên: Trần Hữu Huỳnh

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, giảng viên chính

Địa điểm làm việc: Bộ môn Thư viện –Thư mục, Khoa Thông tin Thư viện

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin –Thư viện Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04-8583903; Mobile: 0913.505.534

Email: tranhuuhuynh@gmail.com

Các hướng nghiên cứu chính: những kiến thức cơ sở cơ bản về tổ chức và quản lý, các hình thức tổ chức quản lý hoạt động thông tin thư viện, giải quyết những vấn đề lập kế hoạch, xây dựng định mức lao động khoa học, quản lý ngân sách

2 Thông tin môn học

Tên môn học: Tổ chức và Bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông

tin – thư viện

Mã môn học:

Số tín chỉ: 02

Môn học: bắt buộc

Các môn học tiên quyết:

Các môn học kế tiếp:

Yêu cầu về trang thiết bị:

- Phòng học giảng lý thuyết và thảo luận nhóm

- Máy chiếu projector, máy tính, bảng, phấn

Trang 2

- Một vài cơ quan thông tin-thư viện để sinh viên đi tham quan, tìm hiểu thực tế

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

- Nghe giảng lý thuyết: 15

- Làm bài tập: 3

- Thảo luận trên lớp: 5

- Thực hành, thực tập: 3

- Tự học: 4

Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:

Văn phòng Khoa Thông tin – Thư viện Tầng 4, nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04-8583903

3 Mục tiêu môn học

Môn học “Tổ chức và Bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin –

thư viện” trang bị cho sinh viên ngành Thông tin – Thư viện:

Về kiến thức:

Nắm được những kiến thức cơ bản về tổ chức vốn tài liệu: khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện; Cơ sở và cách phân chia các loại kho tài liệu trên phạm vi toàn quốc và trong phạm vi một cơ quan thông tin – thư viện

Hiểu được các yêu cầu và phương pháp sắp xếp tài liệu trong một cơ quan thông tin – thư viện

Biết được phương pháp, cách thức tổ chức kho mở

Nắm được nhiệm vụ, quy trình và các phương pháp kiểm kê vốn tài liệu theo phương thức truyền thống và hiện đại

Nắm được những kiến thức cơ bản về công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Hiểu được các nguyên nhân gây huỷ hoại tài liệu

Nắm vững nội dung công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu

Về kỹ năng:

Có kỹ năng đánh giá, phân biệt và nhận dạng được tính chất, đặc điểm của từng loại kho tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Biết căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng cơ quan thông tin – thư viện (quy mô, chức năng, nhiệm vụ, loại hình thư viện, số lượng, thành phần vốn tài liệu, số lượng, thành phần người dùng tin…), để quyết định phân chia kho một cách hợp lý và hiệu quả; nắm được quy trình, các bước tổ chức kho, để triển khai thực hiện trong thực tế

Có kỹ năng đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương pháp sắp xếp tài liệu Trên cơ sở đó, biết quyết định kết hợp những phương pháp sắp xếp nào cho một kho tài liệu cụ thể, để đạt hiệu quả tối ưu

Có kỹ năng tổ chức một kho mở cụ thể, từ việc lựa chọn bảng phân loại, định ký hiệu xếp giá, đến sắp xếp tài liệu

Trang 3

Biết quyết định lựa chọn và sử dụng phương pháp kiểm kê vốn tài liệu nào cho phù hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhất, tại một cơ quan thông tin – thư viện xác định

Có kỹ năng đánh giá, phân biệt và nhận dạng được các nhân tố huỷ hoại tài liệu

Biết sử dụng có hiệu quả các nhóm giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục hậu quả…giúp tăng tuổi thọ cho tài liệu, giữ gìn tài liệu ở trạng thái tốt nhất

Về thái độ, chuyên cần:

Từ nhận thức, sinh viên yêu thích và say mê môn học Coi tổ chức và bảo quản vốn tài liệu là lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thư viện nói riêng, của toàn xã hội nói chung, nhằm góp phần giữ gìn di sản văn hoá dân tộc và nhân loại

Hứng thú và có nguyện vọng được trực tiếp làm công tác tổ chức kho, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

Sinh viên có ước mơ nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện các phương thức, phương pháp, biện pháp tổ chức kho và bảo quản vốn tài liệu tiên tiến hơn, hiện đại hơn trong điều kiện, hoàn cảnh mới, góp phần vào sự phát triển chuyên ngành thư viện học

Mục tiêu chi tiết cho từng nội dung của môn học:

Mục tiêu

Nội dung

Chương 1:

Tổ chức

vốn tài

liệu

-Nêu được khái niệm, ý nghĩa của tổ chức vốn tài liệu

- Nắm được quy trình tổ chức vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

- Nêu được các phương pháp tổ chức vốn tài liệu trên phạm vi toàn quốc

và trong phạm vi một cơ quan thông tin – thư viện

- Phân tích được các yếu tố trực tiếp tác động, quy định việc

tổ chức vốn tài liệu trong một cơ quan thông tin – thư viện

- Hiểu được vị trí, mối quan hệ giữa tổ chức vốn tài liệu, với các hoạt động khác trong cơ quan thông tin – thư viện

- Đánh giá được quy trình tổ chức vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

- Vận dụng vào những điều kiện thực

tế, có thể đề xuất phương pháp tổ chức vốn tài liệu trong một cơ quan thông tin – thư viện xác định

Trang 4

Chương 2:

Các

phương

pháp sắp

xếp vốn tài

liệu

- Nêu được các yêu cầu sắp xếp tài liệu

- Nắm được các phương pháp sắp xếp tài liệu theo dấu hiệu nội dung

- Nắm được các phương pháp sắp xếp tài liệu theo dấu hiệu hình thức

- Phân tích được ưu, nhược điểm của từng phương pháp sắp xếp tài liệu

- Phân tích được nguyên nhân các phương pháp sắp xếp tài liệu không tồn tại một cách độc lập, mà thường kết hợp lại với nhau

- Trong những điều kiện cụ thể, biết kết hợp các phương pháp sắp xếp tài liệu đạt hiệu quả nhất

Chương 3:

Phương

pháp tổ

chức kho

mở

- Nêu được, mô tả được khái niệm kho mở

- Hiểu được ưu, nhược điểm của kho mở

- Nắm được cách thức, phương pháp tiến hành tổ chức kho mở tại các cơ quan thông tin – thư viện

- Phân tích được tính

ưu việt của kho mở đối với người dùng tin

- Phân tích được xu thế tổ chức kho mở hiện nay ở Việt Nam

- Có khả năng đề xuất giải pháp tối ưu

để tổ chức kho mở cho một cơ quan thông tin – thư viện xác định

Chương 4:

Các

phương

pháp kiểm

kê tài liệu

- Nêu được ý nghĩa, nhiệm vụ của kiểm kê

- Hiểu được thời hạn và quy trình kiểm kê

- Nắm được các phương pháp kiểm

kê vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

- Phân tích được nội dung của từng nhiệm

vụ kiểm kê

- Phân tích được trong trường hợp nào thì sử dụng phương pháp kiểm kê nào là phù hợp nhất

- Áp dụng linh hoạt các phương pháp kiểm kê trong điều kiện cụ thể của các

cơ quan thông tin – thư viện

Chương 5:

Bảo tồn,

bảo quản

VTL trong

các cơ

quan thông

tin-thư

viện

- Nêu được khái niệm, ý nghĩa của công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu

- Biết được các nhân tố gây huỷ hoại tài liệu

- Phân tích được mức

độ tác động của từng nhân tố huỷ hoại tài liệu

- Phân tích được, nhân tố có ý nghĩa quyết định trong công tác bảo tồn, bảo quản

- Có thể đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu cho các cơ quan thông tin – thư viện

Trang 5

- Nắm được nội dung công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

vốn tài liệu

4 Tóm tắt nội dung môn học

Môn học “Tổ chức và Bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện” cung cấp cho sinh viên: Các kiến thức cơ bản về khái niệm tổ chức vốn tài liệu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện; Cơ sở và cách phân chia các loại kho tài liệu trên phạm vi toàn quốc và trong một thư viện; Ưu, nhược điểm của hình thức tổ chức kho mở; Phương pháp, cách thức tổ chức kho mở; Các yêu cầu và phương pháp sắp xếp tài liệu trong một thư viện; Nhiệm vụ, quy trình và các phương pháp kiểm kê vốn tài liệu (cả phương pháp kiểm kê truyền thống và phương pháp kiểm kê hiện đại); Các kiến thức cơ bản về khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện; Các nhóm nguyên nhân gây huỷ hoại tài liệu; Nội dung công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện

5 Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC VỐN TÀI LIỆU

1.1 Khái niệm Tổ chức vốn tài liệu

1.1.1 Xuất xứ khái niệm “Tổ chức kho sách”

1.1.2 Nội dung khái niệm “Tổ chức kho sách”

1.1.3 Mối quan hệ giữa “Tổ chức kho sách” với Công tác bổ sung và Hệ thống mục lục thư viện

1.2 Ý nghĩa Tổ chức vốn tài liệu

1.2.1 Tiết kiệm nhân lực, cơ sở vật chất cho các cơ quan thông tin – thư

viện, thời gian, công sức cho cán bộ thư viện và người dùng tin 1.2.2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dùng tin

1.2.3 Bảo quản tốt vốn tài liệu, với tư cách là một tài sản quốc gia

1.2.4 Tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước

1.2.5 Giải quyết các nhiệm vụ đối lập nhau giữa sử dụng và bảo quản vốn

tài liệu

1.3 Quy trình Tổ chức vốn tài liệu

1.3.1 Giai đoạn 1: Nhận tài liệu; đăng ký tổng quát; đăng ký cá biệt

1.3.2 Giai đoạn 2: Xử lý tài liệu

1.3.3 Giai đoạn 3: Chuyển giao, sắp xếp và bảo quản tài liệu

1.4 Phương pháp Tổ chức vốn tài liệu

1.4.1.Các phương pháp tổ chức vốn tài liệu trên phạm vi toàn quốc

Trang 6

1.4.2 Các phương pháp tổ chức vốn tài liệu trong phạm vi một cơ quan thông tin – thư viện

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮP XẾP TÀI LIỆU

2.1 Những yêu cầu trong sắp xếp tài liệu

2.1.1 Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy tài liệu

2.1.2 Tiết kiệm diện tích kho

2.1.3 Thuận tiện cho bảo quản và kiểm kê tài liệu

2.2 Các phương pháp sắp xếp tài liệu

2.2.1 Các phương pháp sắp xếp theo nội dung tài liệu

2.2.2 Các phương pháp sắp xếp theo hình thức tài liệu

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC KHO MỞ

3.1 Khái niệm kho mở

3.1.1 Khái niệm kho đóng

3.1.2 Khái niệm kho mở

3.2 Ưu, nhược điểm của kho mở

3.2.1 Ưu, nhược điểm của kho đóng

3.2.2 Ưu, nhược điểm của kho mở

3.3 Phương pháp tổ chức kho mở

3.3.1 Phân loại tài liệu

3.3.2 Định ký hiệu xếp giá

3.3.3 Sắp xếp tài liệu

3.4 Tình hình định ký hiệu xếp giá và sắp xếp tài liệu trong kho mở ở Việt Nam

3.4.1 Nhóm 1: Không sử dụng Bảng Cutter

3.4.2 Nhóm 2: Sử dụng Bảng Cutter

3.4.3 Nhóm 3: Sử dụng Bảng Cutter cải biên

CHƯƠNG 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ VỐN TÀI LIỆU

4.1 Nhiệm vụ của kiểm kê

4.1.1 Xác định hiện trạng vốn tài liệu

4.1.2 Kiểm tra lại toàn bộ quá trình chuẩn bị trước khi phục vụ

4.1.3 Thẩm tra lại nội dung vốn tài liệu và đánh giá việc sử dụng

4.2 Thời hạn và quy trình kiểm kê

4.2.1 Thời hạn kiểm kê

4.2.2 Quy trình kiểm kê

4.3 Các phương pháp kiểm kê

4.3.1 Phương pháp kiểm kê truyền thống

4.3.2 Phương pháp kiểm kê hiện đại

4.4 Kiểm kê mục lục

4.4.1 Mục đích kiểm kê mục lục

4.4.2 Phương pháp tiến hành

Trang 7

CHƯƠNG 5 BẢO TỒN, BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TRONG CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN – THƯ VIỆN

5.1 Khái niệm các thuật ngữ

5.1.1 Bảo tồn

5.1.2 Bảo quản

5.1.3 Phục chế

5.2 Ý nghĩa công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu

5.2.1 Giữ gìn di sản văn hoá dân tộc và nhân loại

5.2.2 Nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin

5.2.3 Tiết kiệm ngân sách

5.3 Những nhân tố huỷ hoại tài liệu

5.3.1 Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi)

5.3.2 Vi sinh vật, côn trùng

5.3.3 Thiên tai, hoả hoạn

5.3.4 Sự lão hoá của tài liệu

5.3.5 Tác động của con người

5.4 Nội dung công tác bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu

5.4.1 Công tác giáo dục người dùng tin

5.4.2 Công tác giữ vệ sinh kho

5.4.3 Công tác phòng hoả và chống ngập lụt

5.4.4 Đóng và sửa chữa tài liệu

5.4.5 Chuyển nội dung tài liệu sang các vật mang tin hiện đại khác

5.4.6 Đóng hộp, bao bọc tài liệu

6 Học liệu

6.1 Tài liệu đọc bắt buộc

1 Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt Tổ chức và bảo quản tài liệu.- H.:

ĐHVH, 2005.-207 tr (Nơi có tài liệu: TVQG, Trung tâm TT-TV ĐHVH, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

2 Phạm Văn Rính Giáo trình Thư viện học - Phần Kho sách thư viện.- H.:

ĐHTH, 1977.-70 tr.(Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

3 Tô Thị Hiền Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông

tin – thư viện: Tập bài giảng - H.:ĐHKHXH&NV, 2005.-41 tr (Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

6.2 Tài liệu đọc thêm

4 Bảng ký hiệu tác giả: dùng cho sách báo chữ Việt.- H.: TVQGVN,

1979.- 11 tr (Nơi có tài liệu: TVQG, Trung tâm TT-TV ĐHQG HN và Giảng viên)

5 Bảng ký hiệu tác giả: dùng cho sách báo chữ La tinh.- H.: TVQGVN,

1979.- 16 tr (Nơi có tài liệu: TVQG, Trung tâm TT-TV ĐHQG HN và Giảng viên)

6 Đoàn Thị Nhật Tìm hiểu phương pháp tổ chức kho tài liệu tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia: Khoá luận tốt nghiệp.- H.:

Trang 8

ĐHKHXH&NV, 2004.- 64 tr (Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

7 Định số Cutter (ký hiệu tác giả) cho sách trong kho mở: Tài liệu hướng dẫn//Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia H.:

TTTTKH&CNQG, 2001.(Nơi có tài liệu: Trung tâm TTKH&CNQG và Giảng viên)

8 Lê Thị Bích Hảo Tổ chức và vận hành kho mở tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoá luận tốt nghiệp.-H.:

ĐHKHXH&NV, 2005.- 68 tr.(Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

9 Vũ Văn Sơn Áp dụng ký hiệu tác giả cho sách trong kho mở ở Việt

Nam //Tạp chí Thông tin-Tư liệu.- 2001.- Số 2.- tr.15-21.(Nơi có tài liệu: Trung tâm TTKH&CNQG và Giảng viên)

10 Ngô Thị Hằng Nga Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc

gia Việt Nam: Khoá luận tốt nghiệp.- H.: ĐHKHXH&NV, 2004.- 69 tr.(Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)

11 Nguyễn Thế Đức Bảo tồn tài liệu trong các thư viện //Tập san Thư

viện.- 1996.- Số 1.-tr 3-6.(Nơi có tài liệu: TVQG và Giảng viên)

12 Thư viện Anh quốc Bảo quản tài liệu: Tài liệu tham khảo cho các học viên lớp tập huấn bảo quản tài liệu do Cơ quan bảo quản, Thư viện và lưu trữ Anh quốc biên soạn/Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Lưu trữ dịch.- H.: 1995.-51

tr (Nơi có tài liệu: TVQG và Giảng viên)

13 Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQG HN Kỷ yếu hội thảo Khoa học

và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện: Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm

TT-TV ĐHQG HN (1997-2002).-H.,2002.-121 tr.(Nơi có tài liệu: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV, Trung tâm TT-TV ĐHQG HN và Giảng viên)

7 Hình thức tổ chức dạy học

7.1 Lịch trình chung

Nội dung/Tuần

Hình thức tổ chức dạy môn học

Tổng

Lên lớp Thực

hành

Tự học

Lý thuyết Bài tập

Thảo luận Nội dung 1, tuần 1: Tổ chức vốn

Nội dung 1, tuần 2: Tổ chức vốn

Nội dung 1, tuần 3: Tổ chức vốn

Nội dung 2, tuần 4: Các phương

Trang 9

pháp sắp xếp vốn tài liệu (tiếp

theo)

Nội dung 3, tuần 6: Phương pháp

Nội dung 3, tuần 7: Phương pháp

Nội dung 4, tuần 8: Các phương

pháp kiểm kê vốn tài liệu; Kiểm

tra giữa kỳ

Nội dung 4, tuần 9: Các phương

pháp kiểm kê vốn tài liệu (tiếp

theo)

Nội dung 4, tuần 10: Các phương

pháp kiểm kê vốn tài liệu (tiếp

theo)

2 2

Nội dung tuần 11: Bài tập nhóm

Nội dung 5, tuần 12: Công tác

Nội dung 5, tuần 13: Công tác

Bảo tồn, bảo quản vốn tài liệu

Nội dung tuần 14: Đi thực tế tại 1

CQ TT-TV, tìm hiểu toàn diện về

5 nội dung đã học (theo nhóm,

hoặc theo lớp)

Nội dung tuần 15: Ôn tập và giải

7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Nội dung 1, tuần 1: Tổ chức vốn tài liệu

Hình thức

tổ chức

dạy học

Thời gian địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu

sinh viên chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết 2 giờ - Giới thiệu và trao

đổi với sinh viên Đề cương môn học của Giảng viên

- Khái niệm tổ chức vốn tài liệu

- Đọc Đề cương môn học

- Xây dựng kế hoạch học tập môn học

- Chuẩn bị những học liệu do Giảng viên yêu cầu

Trang 10

- Ý nghĩa tổ chức vốn tài liệu

- Quy trình tổ chức vốn tài liệu

- Đọc các tài liệu (TL) sau:

+ TL 1 (tr.11-15) + TL 2 (tr.40-41) + TL 3 (tr.1-6)

- Đọc trước các TL chuẩn bị cho nội dung

2, tuần 2:

+ TL 1 (tr.15-26) + TL 2 (tr.42-45) + TL 3 (tr.6-12) + TL 6

Nội dung 1, tuần 2: Tổ chức vốn tài liệu (tiếp theo)

Hình thức

tổ chức

dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết 2 giờ - Các phương pháp tổ

chức vốn tài liệu trên phạm vi toàn quốc

- Các phương pháp tổ chức vốn tài liệu trong một thư viện

- Chia nhóm và nêu yêu cầu thực hành tuần 3

- Đọc lại các TL sau:

+ TL 1 (tr.15-26) + TL 2 (tr.42-45) + TL 3 (tr.6-12) + TL 6

- Ghi lại các vấn đề thắc mắc

Nội dung 1 , tuần 3: Tổ chức vốn tài liệu (tiếp theo)

Hình thức

tổ chức

dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị

Ghi chú

Thực hành 1 giờ

ở thư viện

Đến một TV bất kỳ, xem xét cách tổ chức vốn tài liệu

Ghi chép cách thức tổ chức VTL của thư viện

đó vào một quyển vở

Tự học 1 giờ

ở nhà

Hệ thống hoá cách tổ chức vốn tài liệu của thư viện đó thành sơ

đồ (vào giấy A4)

- Đọc trước các TL chuẩn bị cho nội dung

2, tuần 4:

+ TL 1 (tr.15-26) + TL 2 (tr.46-54) + TL 3 (tr.12-20)

- Nộp bài làm cá nhân cho Giảng viên vào

Ngày đăng: 07/01/2015, 07:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w