1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ứng dụng thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh

105 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn Quản trị kinh doanh TS. Nguyễn Thế Hòa Giáo trình Ứng dụng Lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh Hà Nội – 2012 1 Mục lục Trang Chương 1: Nhập môn 1.1 Các quyết định chiến lược 1.2 Quyết định chiến lược trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm 1.3 Trò chơi tình thế lưỡng nan của người tù 1.4 Các tham số của trò chơi 1.5 Các dạng mô hình trò chơi 1.5.1 Trò chơi dạng ma trận 1.5.2 Trò chơi dạng mở rộng Tóm tắt Câu hỏi thảo luận Chương 2: Cân bằng trội và cân bằng Nash 2.1 Trò chơi với thông tin đầy đủ và thông tin không đầy đủ 2.2 Chiến lược thuần túy và chiến lược hỗn hợp 2.3 Chiến lược cân bằng 2.4 Các chiến lược trội và chiến lược cân bằng trội 2.5 Cân bằng Nash 2.6 Một số ví dụ về LTTC 2.6.1 Trò chơi định giá Nhị độc quyền 2.6.2 Trò chơi đọ xu 2.6.3 Trò chơi cuộc chiến giữa hai giới 2.6.4 Trò chơi độc quyền nhóm Cournot 2.6.5 Trò chơi Nhị độc quyền Bertrand Tóm tắt Câu hỏi thảo luận Chương 3: Trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ 3.1 Biểu diễn dạng chuẩn của một trò chơi 3.2 Phép khử lặp các chiến lược bị trội ngặt 3.3 Phát triển cân bằng Nash 3.3.1 Định nghĩa cân bằng Nash 3.3.2 Mối quan hệ giữa cân bằng Nash và phép khử lặp các chiến lược bị trội ngặt Tóm tắt Câu hỏi thảo luận Bài tập Chương 4: Ứng dụng LTTC tĩnh với thông tin đầy đủ để xác định chiến lược kinh doanh 4.1 Mô hình độc quyền nhóm Cournot 4.1.1 Mô hình Cournot với hai hãng độc quyền lũng đoạn 4.1.2 Mở rộng mô hình Cournot 4 4 6 7 10 13 14 15 18 19 22 22 22 23 23 28 32 32 36 36 37 37 38 39 41 41 42 46 46 47 48 49 50 54 54 54 57 2 4.2 Mô hình Betrand với hai công ty độc quyền lũng đoạn Tóm tắt Câu hỏi thảo luận Bài tập Chương 5: Các chiến lược hỗn hợp và sự tồn tại cân bằng 5.1 Các chiến lược hỗn hợp 5.2 Thiết lập cân bằng Nash chiến lược hỗn hợp Tóm tắt Bài tập Chương 6: Trò chơi tĩnh với thông tin không đầy đủ 6.1 Cạnh tranh Cournot trong điều kiện thông tin không đối xứng 6.2 Biểu diễn dạng chuẩn của các trò chơi Bayes tĩnh 6.2.1 Đặc điểm trò chơi tĩnh với thông tin không đầy đủ 6.2.2 Kiểu và không gian kiểu 6.3 Định nghĩa cân bằng Nash Bayes Tóm tắt Bài tập Chương 7: Mở rộng trò chơi tĩnh 7.1 Cách nhìn xa chiến lược: Sử dụng qui nạp ngược 7.2 Qui nạp ngược và trò chơi chân rết. 7.3 Sự tin cậy vào cam kết 7.4 Các trò chơi lặp 7.5 Các trò chơi có thông tin không đầy đủ 7.6 Xây dựng danh tiếng 7.7 Các trò chơi kết hợp 7.7.1 Trò chơi điều phối sản phẩm có thanh toán như nhau 7.7.2 Trò chơi điều phối sản phẩm có thanh toán khác nhau 7.7.3 Trò chơi đi săn hay trò chơi bảo hiểm 7.7.4 Động cơ người đi trước trong trò chơi kết hợp 7.7.5 Trò chơi diều hâu và bồ câu 7.8 Lợi ích người đi trước trong mô hình Stackelberg 7.9 Các trò chơi hoàn toàn cạnh tranh Tóm tắt Bài tập tổng hợp Phụ lục Tài liệu tham khảo 58 59 60 62 64 64 65 67 68 70 70 72 72 72 74 75 75 76 76 78 80 82 85 88 90 90 91 91 92 93 94 95 96 98 102 104 3 Chương 1 Nhập môn Sau khi nghiên cứu chương này bạn có thể: LO1: Phân biệt sự khác nhau giữa các quyết định mang tính chiến lược và các quyết định không mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Phần lớn các quyết định của doanh nghiệp trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm là những quyết định mang tính chiến lược. LO2: Nhận diện sự tương đồng của các quyết định chiến lược trong nhiều trò chơi trong cuộc sống với các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. LO3: Làm quen với các quyết định chiến lược trong trò chơi “Tình thế lưỡng nan của người tù”. Tìm ra trạng thái cân bằng trong đó lợi ích của cả hai bên có lợi ích đối kháng đều được cực đại hóa có điều kiện trong trò chơi “Tình thế lưỡng nan của người tù”. LO4: Định nghĩa năm tham số cơ bản của mô hình lý thuyết trò chơi. LO5: Làm quen các thanh toán giữa các đấu thủ dưới hai dạng trò chơi cơ bản: trò chơi dạng ma trận và trò chơi dạng mở rộng. 1.1 Các quyết định chiến lược Mục đích của môn học này là giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định tốt hơn. Các quyết định có thể được chia ra hoặc mang tính chiến lược hoặc không mang tính chiến lược. Các quyết định không mang tính chiến lược không liên quan đến các hãng khác, nên hoạt động của chúng không cần xem xét. Ví dụ, một công ty vận tải có thể định hình tuyến đường vận chuyển hiệu quả nhất mà không cần xem xét các công ty vận tải khác đang làm cái gì. Các quyết định chiến lược về cơ bản là khác hẳn. Chúng được đặc trưng bởi các thanh toán có tương tác lẫn nhau của các bên tham gia, do đó chúng đòi hỏi một tư duy khác. Các thanh toán có tương tác lẫn nhau nghĩa là kết quả do quyết định của bạn phụ thuộc không những vào hoạt động của bạn mà còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các bên tham gia khác. Ví dụ, hãng 4 của bạn quyết định tham gia một thị trường mới. Nếu các hãng khác làm theo bạn tham gia thị trường này, thì thanh toán của bạn sẽ khác so với nếu họ không tham gia thị trường. Hoặc, bạn có ý định đưa ra quyết định giảm giá để thu hút khách hàng, nếu đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá thì lợi ích kỳ vọng của bạn sẽ thay đổi, tức là các quyết định của bạn và của đối thủ cạnh tranh về giảm giá là những quyết định mang tính chiến lược. Như vậy, khi bạn cân nhắc các quyết định chiến lược thì bạn phải xem xét tường minh những người khác sẽ hành động như thế nào. Và, lựa chọn tối ưu của bạn có thể thay đổi, phụ thuộc vào việc bạn tin rằng những người khác sẽ làm gì. Hơn nữa, vấn đề gây rắc rối cho tình huống này là suy nghĩ của tất cả những người khác đang trong cuộc chơi cũng đang cân nhắc giống như bạn. Và, đây chính là sự móc nối đầu tiên của chuỗi kỳ vọng này. Liệu bạn có thay đổi một quyết định vì bạn nghĩ rằng những người khác kỳ vọng bạn làm gì đó? Một đặc trưng của các quyết định chiến lược là kết quả trực tiếp của những thanh toán có quan hệ tương tác với nhau của các bên tham gia. Tức là không có một chiến lược tối ưu vô điều kiện. Không có chiến lược “tốt nhất” cho tất cả mọi tình huống; việc tối ưu thường có điều kiện. Đó là điều kiện của các tham số tình huống, phần nhiều trong số đó được kiểm soát bởi các nhà quản trị. Như vậy, mặc dù một tình huống chiến lược đưa ra những thách thức đối với kỹ năng ra quyết định của nhà quản trị, thì nó cũng đưa ra những cơ hội. Các nhà quản trị có thể thay đổi các tham số để làm tăng thu hoạch của họ. Định nghĩa 1.1: Quyết định chiến lược Trong một cuộc chơi có lợi ích đối kháng của người tham gia và vai trò trong cuộc chơi của người tham gia là như nhau, một quyết định dẫn tới không những lợi ích (thanh toán hay thu hoạch) của người ra quyết định thay đổi mà cả sự thay đổi lợi ích của các bên tham gia gọi là một quyết định chiến lược. Cần lưu ý ở đây rằng, các bên tham gia khác trong cuộc chơi cũng là những người hợp lý. Có nghĩa rằng khi lợi ích của họ bị thiệt hại do quyết định chiến của đối phương thì họ cũng có những quyết định chiến lược phản ứng lại.; đồng thời họ luôn tìm cách ra quyết định vì lợi ích của chính họ. 5 1.2 Quyết định chiến lược trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tại cân bằng thị trường hình thành nên giá cân bằng và lượng cân bằng thị trường. Mỗi người bán đều là những người chấp nhận giá, và không có động cơ thay đổi giá cân bằng này. Mỗi hãng ra quyết định sản xuất bao nhiêu chỉ phụ thuộc vào chi phí biên của hãng đó. Trong cấu trúc thị trường độc quyền, cuộc chơi này chỉ có một người tham gia. Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền, tuy có nhiều người bán tham gia cuộc chơi nhưng lợi nhuận dương do giá lớn hơn chi phí biên trong ngắn hạn sẽ bị triệt tiêu trong cân bằng dài hạn vì có sự ra nhập ngành của những hãng mới. Trong ngắn hạn, các hãng cạnh tranh bằng việc bán những sản phẩm có sự khác biệt hóa, việc ra nhập thị trường không dễ dàng, nên nó có cấu trúc thị trường như thị trường độc quyền. Trong dài hạn, các hãng mới có thể ra nhập thị trường dễ dàng, sự ra nhập diễn ra cho tới khi lợi nhuận giảm xuống bằng không nên nó có cấu trúc thị trường như thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Khác hẳn với ba cấu trúc thị trường trên, trong thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán; mỗi quyết định lựa chọn đặt giá và lượng cũng như các quyết định khác như mở rộng qui mô, thay đổi công nghệ, tham gia thị trường mới, quảng cáo, đầu tư … của một hãng đều phải cân nhắc chiến lược liên quan đến hành vi của các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, các chiến lược của hãng trong độc quyền nhóm là những quyết định chiến lược. Chẳng hạn, trong thị trường gồm một số hãng sản xuất ô tô khi Ford quyết định giảm giá 10% để kích thích cầu. Nó phải tính tới các hãng sản xuất ô tô khác như GM, Chrysler phản ứng như thế nào. Các hãng khác có thể không phản ứng gì hoặc giảm giá rất ít, dẫn tới Ford bán được nhiều hơn và có lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng khả năng thứ hai là các hãng khác cũng giảm giá 10% như Ford, khi đó các hãng đều bán được doanh số nhiều hơn nhưng có thể lợi nhuận lại giảm vì giá thấp. Khả năng thứ ba là các hãng khác giảm giá mạnh hơn Ford, chẳng hạn 15% làm cho Ford thiệt hại nặng và dễ dẫn tới một cuộc chiến giá cả, làm cho cả ba hãng bị thiệt hại. Như vậy Ford phải cân nhắc cẩn thận cả ba khả năng này. Thực tế đối với hầu hết các quyết định kinh tế chủ yếu trong thị trường độc quyền nhóm, 6 mỗi hàng đều phải tính tới khả năng phản ứng có thể của các đối thủ cạnh tranh, và cần biết rằng các đối thủ cũng tính tới các khả năng như vậy. Mỗi hãng cũng cần luôn nhớ rằng các đối thủ của mình cũng hợp lý và thông minh, và cũng phản ứng và đặt mình vào tình huống của những đối thủ cạnh tranh khác. Một vấn đề nữa trong cấu trúc thị trường nhóm là đôi khi các hãng lại cấu kết với nhau, và tại sao sự cấu kết lại rất mong manh và luôn có hãng phá vỡ thỏa thuận; nhiều khi các hãng lại cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Ở đây rõ ràng là có vấn đề về lòng tin vào đối thủ. Mô hình lý thuyết trò chơi cũng xem đây là điều khó có thể đạt được. 1.3 Trò chơi tình thế lưỡng nan của người tù Các trò chơi trong cuộc sống rất muôn màu muôn vẻ. Trong đó có rất nhiều trò chơi lợi ích của những người tham gia là có tính đối kháng, tức là người này thắng thì người kia thua; người này được thì người kia mất. Các quyết định trong những trò chơi như vậy là những quyết định chiến lược. Nếu bỏ qua những đặc diểm riêng của mỗi trò chơi và của mỗi người chơi, thì mỗi trò chơi này đều có những nét chung nhất có thể khái quát được như: người chơi đều là những người hợp lý luôn tìm cách đưa ra những quyết định chiến lược có lợi nhất cho mình và có một số khả năng ra quyết định nhất định và cuối cuộc chơi họ có thể mang lại một lợi íc (thu hoạch) nào đó; đồng thời đối thủ của anh ta cũng là những người như vậy. Nói cách khác, những quyết định tối ưu của người này chịu một điều kiện ràng buộc là đối thủ của họ cũng có mục đích và có khả năng như vậy. Trong nỗ lực nhằm đưa ra một số trật tự đối với tính phức tạp của các quyết định chiến lược, các nhà toán học trong thế kỷ qua đã phát triển một khuôn khổ có tổ chức mà ngày nay gọi là lý thuyết trò chơi. Như chúng ta sẽ thấy, dấu ấn của lý thuyết trò chơi là khả năng hỗ trợ để hiểu được tốt hơn bất cứ quyết định chiến lược nào. Thông qua việc sử dụng nó, bạn tăng khả năng của mình để lường trước chính xác hành động của những người khác. Đồng thời điều đó cũng làm cho bạn trở thành một người ra quyết định tốt hơn. Cũng giống như bất cứ một lý thuyết lâu đời nào, lý thuyết trò chơi làm tăng cường hiểu biết của chúng ta về một hiện tượng theo vài cấp độ. Lực hấp dẫn là một 7 lý thuyết hầu hết chúng ta đều hiểu, nhưng chỉ có một số ít nội dung là có thể viết ra được công thức toán học của nó. Lý thuyết trò chơi cũng tương tự, trong đó nó giúp chúng ta hiểu tốt hơn về các quyết định chiến lược, ngay cả khi chúng ta không thể giải được cân bằng bằng công thức (mặc dù sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đưa ra công thức để giải). Phần lớn sự tường minh của nó xuất phát từ việc xác định bằng trực giác và việc tổ chức các tham số của trò chơi. Tính chất toán học của lý thuyết trò chơi cũng mang lại sự tường minh cho hiểu biết của chúng ta về các nguyên lý manh tính chiến lược. Các nhà quản trị làm theo các nguyên lý đó sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn. Nguyên lý quan trọng nhất cần ghi nhớ là “bạn kiểm soát môi trường chiến lược của bạn”. Vì các thanh toán có tác động tương hỗ của các bên tham gia, nên khi bạn di chuyển thì bạn có thể khiến cho người khác di chuyển. Như chúng ta đã nói, việc tối ưu là có điều kiện. Cuối cùng, lý thuyết này đưa ra các qui tắc ra quyết định cho nhà quản trị để tuân theo. Nhiều tình huống chúng ta bàn tới kết hợp mâu thuẫn với sự phụ thuộc lẫn nhau. Các tình huống như vậy là phổ biến trong thế giới kinh doanh – các cuộc chiến về giá, các cuộc thương lượng, các mối quan hệ nội bộ hãng – và các nhà quản trị tốt nắm bắt được những suy xét có liên quan. Việc nắm bắt tốt về tư duy lý thuyết trò chơi làm cải thiện những kỹ năng ra quyết định đó. Để các bạn có nhận thức về lý thuyết trò chơi, tôi sẽ trình bày tình thế lưỡng nan của người tù, một trò chơi nổi tiếng minh họa khó khăn của hành vi hợp tác trong những hoàn cảnh nhất định. Tình thế lưỡng nan của người tù chuẩn có thể thấy qua ví dụ sau: Có hai kẻ tình nghi phạm một tội nghiêm trọng bị bắt vì một tội không nghiêm trọng lắm; và được thẩm vấn tách biệt nhau. Mỗi người tù nhận được các lựa chọn sau: • Nếu không ai thú nhận, thì mỗi người sẽ nhận một bản án 2 năm cho loại tội không nghiêm trọng. • Nếu một người tù nhận tội và người kia không, thì người nhận tội chỉ bị 1 năm tù còn người kia bị mức án tù 10 năm. Formatted: None, Tab stops: Not at 1" 8 • Nếu cả hai thú nhận đã phạm tội nghiêm trọng, thì mỗi người sẽ nhận một bản án 5 năm tù. Chiến lược nào mỗi người sẽ lựa chọn? Nếu không người nào có thể báo cho người kia đừng nhận tội, thì chiến lược tối ưu (chiến lược làm cực đại hóa lợi ích kỳ vọng) đối với mỗi người sẽ là nhận tội, vì mỗi người phải giả định người kia cũng sẽ làm như vậy. Nhận tội là hành vi hợp lý mà mỗi người tù phải làm. Điều này giải thích tại sao gọi là tình thế lưỡng nan của người tù. Nếu có lòng tin, thì mỗi người sẽ thoát ra khỏi tình thế lưỡng nan của những người tù. Chẳng hạn, những người tù có thể tin tưởng lẫn nhau, thì chiến lược tối ưu sẽ không phải là thú nhận, và cả hai sẽ chỉ bị một án tù rất nhẹ. Nhưng lòng tin là thứ rất khó có được nếu không có một cơ chế ép buộc rõ ràng. Chúng ta có thể mô tả trò chơi Tình thế lưỡng nan của những người tù này nằng một ma trận gọi là ma trận lợi ích trong Hình 1.1 như sau: Các chiến lược của B Thú nhận Từ chối Các chiến lược của A Thú nhận (-5 năm; -5 năm) (-1 năm; -10 năm) Từ chối (-10 năm; -1 năm) (-2 năm; -2 năm) Hình 1.1: Ma trận lợi ích trong trò chơi Tình thế lưỡng nan của người tù Tình thế lưỡng nan Tình thế lưỡng nan xuất hiện khi mỗi tù nhân dự tính những hậu quả của việc từ chối. Cả hai đều biết rằng nếu đều từ chối họ sẽ chỉ bị 2 năm tù. Nhưng không tù nhân nào có cách gì để biết được người kia sẽ từ chối. Mỗi tù nhân tự hỏi mình câu hỏi sau: Liệu mình có nên từ chối và dựa vào sự từ chối của người kia để hy vọng cả hai chỉ bị 2 năm tù không? Hoặc liệu mình có nên thú nhận và hy vọng rằng người kia từ chối thì sẽ chỉ bị 1 năm tù, nhưng nếu người kia cũng thú nhận thì cả hai sẽ bị 5 năm tù. Tình thế lưỡng nan này giải được bằng cách tìm trạng thái cân bằng cho trò chơi. Trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng của một trò chơi là trạng thái khi đấu thủ A có hành động tốt nhất mà anh ta có thể làm khi cho biết hành động của B, và đấu thủ B có hành 9 động tốt nhất mà anh ta có thể làm khi cho biết hành động của A. Trong tình huống lưỡng nan của những người tù, cân bằng xuất hiện khi B có lựa chọn tốt nhất của mình khi A đã chọn, và A có lựa chọn tốt nhất của mình khi B đã chọn. Nói một cách khác, trạng thái cân bằng là trạng thái mà không có đối thủ nào có động cơ rời khỏi đó, vì nếu đấu thủ nào làm như vậy thì lợi ích của đấu thủ đó sẽ bị giảm. Xét tình huống theo cách nhìn nhận của B. B nhận ra rằng lựa chọn của mình phụ thuộc vào lựa chọn của A. Nếu A thú nhận, khiến B cũng phải thú nhận, vì như vậy anh ta chỉ bị 5 năm tù còn hơn là bị 10 năm. Nhưng nếu A không thú nhận, thì khiến B vẫn thú nhận vì như vậy anh ta chỉ bị 1 năm tù còn hơn là bị 2 năm. B sẽ cho rằng hành động tốt nhất của mình là thú nhận không phụ thuộc vào hành động của A. Bây giờ lại xét tình huống theo cách nhìn nhận của A. A biết rằng nếu B thú nhận, anh ta sẽ nhận 10 năm tù nếu không thú nhận hoặc 5 năm nếu thú nhận. Do đó nếu B thú nhận thì khiến A cũng thú nhận. Tương tự, nếu B không thú nhận thì A vẫn thú nhận thì chỉ bị 1 năm còn hơn là không thú nhận sẽ bị 2 năm. Điều đó khiến A cũng thú nhận. Hành động tốt nhất của A là thú nhận không phụ thuộc vào hành động của B. Mỗi người tù đều có hành động tốt nhất là thú nhận. Cân bằng của trò chơi này là cả hai người tù cùng thú nhận. Bản án được giải quyết và cả hai người tù đều lĩnh án 5 năm tù. 1.4 Các tham số của trò chơi Trước khi chơi một trò chơi, thì người ta cần hiểu biết về các qui tắc của nó. Ví dụ, hãy lấy trò chơi bài poke. Có nhiều cách để chơi bài poke, các qui tắc xác định trò chơi cụ thể được chơi. Các tham số trò chơi - như bao nhiêu quân bài được chia, thủ tục cá cược là gì, bài nào là tốt hơn bài của người khác - xác định nên trò chơi cụ thể đang được chơi. Điều này cũng hoàn toàn đúng như vậy với bất kỳ tình huống chiến lược nào, hay các qui tắc (tức là các tham số) xác định nên trò chơi đang được chơi. Do đó, trước khi hành động thì người ta cần đánh giá và hiểu được các qui tắc, vì chúng xác định nên tình huống mang tính chiến lược. Tất cả các mô hình lý thuyết trò chơi được định nghĩa bởi một tập hợp chung gồm năm tham số. Ngoài ra, còn có các tham số khác nữa có thể tác động đến việc 10 [...]... với một số dạng trò chơi cơ bản trong kinh doanh và trong cuộc sống được mô hình hóa dưới dạng ma trận 2.1 Trò chơi với thông tin đầy đủ và thông tin không đầy đủ Thông tin đầy đủ là nói đến việc mỗi đấu thủ đều biết 1 Tập hợp các đấu thủ là những ai 2 Tập hợp những hành động sẵn có để sử dụng đối với tất cả các đấu thủ và 3 Tất cả các kết quả tiềm năng đối với mỗi đấu thủ Trái lại, trong trường hợp... các mặt hàng trong khung giờ vàng trong tháng 9 nhằm kích cầu mua sắm 3 Hãy mô tả lại trò chơi tình thế lưỡng nan của người tù? 4 Hãy chỉ ra các tham số của trò chơi trong các tình huống trò chơi sau: a Cho bảng ma trận thưởng phạt cho vấn đề định giá: 19 Unilever và Kao Định giá 1,4 $ Định giá 1,4 $ 12$, 12$ 29$, 11$ Định giá 1,5 $ P&G Định giá 1,5 $ 3$, 21$ 20$, 20$ b Giả sử Allied và Barkley sản... khổ của lý thuyết trò chơi Lý thuyết trò chơi đưa vào những gì được xem là trực giác nhất khi ra quyết định và phân tích nó chủ yếu manh tính hình thức Việc xây dựng một mô hình trò chơi đòi hỏi thông tin mà chúng ta đã biết và tư duy về nó Nó đòi hỏi sự phân chia thông tin rạch ròi, làm sâu sắc thêm trọng tâm chiến lược của chúng ta Và chúng ta sẽ thấy, sự trình bày trực giác của lý thuyết này là công... để đạt tới cân bằng Trò chơi trong hình 2.2 đòi hỏi 3 vòng Một cá nhân có thể có hành vi hợp lý ở những trò chơi với ít mức độ hợp lý nhưng có thể không ở những trò chơi đòi hỏi nhiều mức độ hợp lý Như vậy, giải quyết các trò chơi với những nguyên lý trội là đủ không phức tạp Tại sao chúng ta còn sử dụng cái gì đó khác? Thật không may, cuộc sống không đơn giản như vậy Có rất ít trò chơi có một chiến... có thể xảy ra, và các thanh toán liên quan tới những kết quả đó 4 Tình thế lưỡng nan của người tù là một trò chơi nổi tiếng minh họa khó khăn của hành vi hợp tác trong những hoàn cảnh nhất định 5 Tất cả các mô hình lý thuyết trò chơi được định nghĩa bởi một tập chung gồm năm tham số: Các đấu thủ, Trật tự của trò chơi, Tập chiến lược khả thi, Các kết quả, Thanh toán 6 Các mô hình trò chơi hình dung... các trạng thái có thể trong tương lai Sau khi tất cả các đấu thủ đã lựa chọn và chơi chiến lược của họ, chúng ta kết thúc bằng một trong những trạng thái đó Giống như một nhà tiên tri, một mục đích của lý thuyết trò chơi là để dự đoán trạng thái nào sẽ xuất hiện trước khi nó thực sự xảy ra Trong trò chơi có n đấu thủ, mỗi kết quả là một vectơ n chiều mà mỗi thành phần của nó tương ứng với một chiến lược... $ và của Barkley là 3 triệu $ 1.5.2 Trò chơi dạng mở rộng Các trò chơi dạng mở rộng còn được gọi là các cây trò chơi Chúng hơi giống các cây ra quyết định mà chúng ta thấy khi mô tả lợi nhuận kỳ vọng với một xác xuất xuất hiện nhất định trong Lý thuyết ra quyết định với điều kiện không chắc chắn và có biểu tượng như nhau Nhưng bản chất của chúng lại rất khác nhau Sự khác nhau cơ bản giữa một cây trò. .. trường hợp một đấu thủ thiếu kiến thức về một trong ba điều kiện trên gọi là thông tin không đầy đủ Ví dụ, mỗi đấu thủ chỉ biết thanh toán (hay thu hoạch) của chính mình là trường hợp thông tin không đầy đủ Trò chơi với thông tin đầy đủ là trò chơi trong đó hàm thu hoạch của mỗi đấu thủ là kiến thức chung Trò chơi với thông tin không đầy đủ là trò chơi trong đó có ít nhất một đấu thủ không chắc chắn... chọn một trong ba mức 15 đặt giá: 1.00 $; 1.35 $; hay 1.65 $ Allied sẽ bộc lộ giá của nó sau đó Do nó là người thứ hai vào thị trường, nên các mức giá có thể của nó thấp hơn, cụ thể là 0.95$; 1.30$; và 1.55$ Các thanh toán thể hiện lợi nhuận là một hàm của chi phí và doanh thu Hình 1.3: Trò chơi tuần tự đặt giá của Allied và Barkley Dạng mở rộng cũng thường được sử dụng để minh họa các trò chơi đồng... nào còn chưa xuất hiện lỗ kinh tế Như vậy, nếu cả hai hãng cùng gian lận thoả hiệp cấu kết, thì mỗi hãng tạo ra một lợi nhuận kinh tế bằng 0 Ma trận lợi ích của trò chơi nhị độc quyền Trò chơi nhị độc quyền thực tế giống như tình huống lưỡng nan của những người tù; đó cũng là một tình huống lưỡng nan của các nhà nhị độc quyền Chúng ta sẽ xem một lần nữa đâu là cân bằng của trò chơi này Các chiến lược . ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn Quản trị kinh doanh TS. Nguyễn Thế Hòa Giáo trình Ứng dụng Lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh . lược trong cấu trúc thị trường độc quyền nhóm 1.3 Trò chơi tình thế lưỡng nan của người tù 1.4 Các tham số của trò chơi 1.5 Các dạng mô hình trò chơi 1.5.1 Trò chơi dạng ma trận 1.5.2 Trò chơi. 7: Mở rộng trò chơi tĩnh 7.1 Cách nhìn xa chiến lược: Sử dụng qui nạp ngược 7.2 Qui nạp ngược và trò chơi chân rết. 7.3 Sự tin cậy vào cam kết 7.4 Các trò chơi lặp 7.5 Các trò chơi có thông

Ngày đăng: 06/01/2015, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. W.B. Allen, N.A. Doherty, K. Weigelt, E. Mansfield (2005), Kinh t ế quản lý, sách dịch của Nguyễn Thế Hòa và bộ môn Quản trị kinh doanh, trường Đại học Thủy lợi (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế quản lý
Tác giả: W.B. Allen, N.A. Doherty, K. Weigelt, E. Mansfield
Năm: 2005
2. D. Colander (2004), Kinh tế học Vi mô, sách d ịch của Nguyễn Thế Hòa, trường Đại học Thủy lợi (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học Vi mô
Tác giả: D. Colander
Năm: 2004
3. Nguyễn Thế Hòa & Vũ Ngọc Thanh (2005), Giáo trình Kinh tế Vi mô-Vĩ mô, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Vi mô-Vĩ mô
Tác giả: Nguyễn Thế Hòa & Vũ Ngọc Thanh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
8. A. K. Dixit, B. J. Nalebuff (1991), Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành) - Vũ khí sắc bén trong thương trường, chính trường và cuộc sống, sách dịch của Nguyễn Tiến Dũng và Lê Ngọc Liên (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành) - Vũ khí sắc bén trong thương trường, chính trường và cuộc sống
Tác giả: A. K. Dixit, B. J. Nalebuff
Năm: 1991
4. GS.TS. Nguy ễn Khắc Minh, Nhập môn lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh tế kinh doanh (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
5. R. S. Pindyck, D. L. Rubìneld (1995), sách dịch của trường Đại học Kinh tế Qu ốc dân (1999), NXB Thống kê Khác
6. H. S. Bierman, L. Fernandez (2000), Game Theory with Economic Applications Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w