Hợp tác đa phương ASEAN+3 : vấn đề và triển vọng

136 867 2
Hợp tác đa phương ASEAN+3 : vấn đề và triển vọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀNG KHẮC NAM Hợp tác đa phương ASEAN+3: VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH – 2008 3 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 8 PHẦN MỞ ĐẦU 11 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN+3 19 1.1. Tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3 19 1.1.1. Tiền đề đòa lý 21 1.1.2. Tiền đề lòch sử 25 1.1.3. Tiền đề văn hóa-xã hội 28 1.1.4. Tiền đề quan hệ song phương 33 1.1.5. Tiền đề an ninh-chính trò 38 1.1.6. Tiền đề kinh tế 41 1.2. Quá trình hình thành ASEAN+3 47 1.2.1. Các cố gắng phát triển hợp tác đa phương, xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á trong Chiến tranh lạnh 47 1.2.2. Sự ra đời của ASEAN+3 55 1.3. Những phát triển trong hợp tác đa phương ASEAN+3 68 1.3.1. Những tiến triển về mặt thể chế 68 1.3.2. Sự phát triển trong hợp tác kinh tế khu vực 82 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TRONG HP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN+3 101 2.1. Vấn đề lòch sử 102 2.2. Vấn đề an ninh-chính trò 122 2.3. Vấn đề kinh tế 150 2.4. Vấn đề văn hoá-xã hội 173 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA ASEAN+3, TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ASEAN VÀ VIỆT NAM 191 3.1. Triển vọng của ASEAN+3 191 3.2. Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 211 3.2.1. Cơ hội đối với ASEAN trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 215 3.2.2. Thách thức đối với ASEAN trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 221 3.3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 227 3.3.1. Thuận lợi của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 228 3.3.2. Khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 240 KẾT LUẬN 255 TÀI LIỆU THAM KHẢO 264 5 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN AMF Asian Monetary Fund Q uỹ Tiền tệ Châu Á APEC Asia Pacific Economic Cooperation Die ãn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN PMC ASEAN Post Ministerial Conference Hội nghò sau hội nghò bộ trưởng ASEAN ASEM Asia - Europe Meeting Hội nghò Á - Âu BSA Bilateral Swap Arrangement Hiệp đònh hoán đổi tiền tệ song phương CAFTA China - ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN EAEG East Asian Economic Group Nhóm kinh tế Đông Á EAFTA East Asian Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Đông Á EASG East Asian Study Group Nhóm Nghiên cứu Đông Á EAVG East Asian Vision Group Nhóm Tầm nhìn Đông Á EAS East Asian Summit Hội ng hò Thượng đỉnh Đông Á EPA Economic Partnership Agreement Hiệp đònh Đối tác Kinh tế EU European Union Liên minh Châu Âu ESCAP Economic and Social Commision for Asia and Pacific Hội đồng Kinh tế X ã hội Châu Á và Thái Bình Dương FDI Foreign Direct Investment Đa àu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế MERCOSUR Mercado Comun de Sul Thò trường chung Nam Mỹ 7 8 NA FTA North American Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NIE New Industrial Economy Nền kinh tế mới công nghiệp hoá OSCE Organization for Security and Cooperation in Europe Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu RTA Regional Trad e Agreement H iệp đònh thương mại khu vực WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 : Các lónh vực hợp tác của ASEAN+3 72 Bảng 1.2 : Các hội nghò thượng đỉnh ASEAN+3 (1997-2007) 76 Bảng 1.3 : Các hội nghò bộ trưởng của ASEAN+3 78 Bảng 1.4 : Tỉ trọng thương mại nội vùng trong xuất khẩu của nhóm khu vực 84 Bảng 1.5 : Tỉ trọng đầu tư ở Đông Á 1995-2005 88 Bảng 1.6 : Sự gia tăng các FTA ở Đông Á 1976-2007 96 Bảng 2.1 : Các cuộc xung đột liên quan đến các nước ASEAN+3 (Tính đến cuối năm 2001) 117 Bảng 2.2 : Một vài chỉ số cơ bản của các nước ASEAN+3 (năm 2006) 135 Bảng 2.3 : Chi phí quân sự ở Đông Á (1997-2006) 146 Bảng 2.4 : So sánh thu nhập quốc dân của các nước ASEAN+3 152 Bảng 2.5 : Các vấn đề trong hợp tác đa phương ASEAN+3 189 Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của ASEAN với các thành viên ASEAN+3 (Các năm 1996, 2001, 2006) 214 Bảng 3.2: Đầu tư vào ASEAN từ các thành viên 215 9 10 ASEAN+3 (Các năm 2004, 2005, 2006) Bảng 3.3: So sánh tổng sản phẩm quốc nội giữa Việt Nam và các nước ASEAN+3 (năm 2006) 245 Bảng 3.4: So sánh tỉ trọng công nghiệp và dòch vụ trong GDP giữa Việt Nam với các nước ASEAN+3 (năm 2006) 246 Bảng 3.5: So sánh trò giá xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước ASEAN+3 (năm 2006) 247 Bảng 3.6: So sánh mức tiêu dùng điện năng giữa Việt Nam và các nước ASEAN+3 (năm 2005) 248 11 12 Phần mở đầu rong vài năm gần đây, một xu hướng mới đã được hình thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Là một trong những thay đổi lớn nhất ở Đông Á sau Chiến tranh lạnh, xu hướng này đang làm thay đổi bản đồ đòa chính trò, đòa kinh tế cả trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng này đã lôi cuốn hầu hết quốc gia trong vùng tham gia. Nhiều cố gắng thể chế hoá và chính sách thúc đẩy hợp tác đa phương Đông Á đã và đang được triển khai. Hợp tác Đông Á ngày càng trở thành đối tượng quan trọng của các nhà chính trò, mối quan tâm của các nhà kinh tế và đề tài nghiên cứu của các học giả. Trước thực tế và viễn cảnh tiềm tàng này, càng ngày người ta càng nói nhiều về “Chủ nghóa khu vực Đông Á” (East Asian Regionalism), “Khu vực hóa Đông Á” (East Asian Regionalization), “Cộng đồng Đông Á” (East Asian Community), “Hội nhập Đông Á” ((East Asian Integration), “Phục hưng Châu Á” (Asian Renaissance), Chủ nghóa Châu Á mới (Neo-Asianism), sự nổi lên của “bản sắc Đông Á” (East Asian Identity) 1 … Thực ra, mối quan tâm và sự sôi nổi nằm sau các cụm từ này biểu lộ lòng mong muốn nhiều hơn là 1 Richard Stubbs, ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism?, Asian Survey, Vol.XLII, No.3, May/June 2002, University of California Press, p.446 phản ánh hiện trạng. Giữa thực tế và nội hàm của các thuật ngữ này vẫn tồn tại một khoảng cách không nhỏ. Trở ngại cho hợp tác đa phương Đông Á đã là quá lớn chứ chưa nói gì đến hội nhập. Sự nổi lên của hợp tác Đông Á liên quan nhiều đến ASEAN+3. ASEAN+3 là một hiện tượng hợp tác đa phương mới hình thành ở Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. Chính sự xuất hiện của ASEAN+3 với tư cách thể chế khu vực thuần Đông Á đầu tiên đã làm tăng sự quan tâm tới xu hướng hợp tác đa phương ở Đông Á. Vấn đề hợp tác đa phương ASEAN+3 bắt đầu được quan tâm nhiều hơn từ năm 1999 sau khi Hội nghò cấp cao ASEAN+3 ra bản “Tuyên bố về Hợp tác Đông Á”. Từ đó, chủ đề này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của học giả trong và ngoài khu vực. Sự quan tâm tới vấn đề này ở Việt Nam được bắt đầu muộn hơn một chút và chủ yếu là trong 5-6 năm trở lại đây. Đáng chú ý, ngoài các công trình nghiên cứu của giới học giả, đã có những chương trình và dự án nghiên cứu công phu của Nhóm Tầm nhìn Đông Á (EAVG), Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) hay các tổ chức kinh tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB). Trong đó, công trình của các nhóm nghiên cứu thường chủ yếu đưa ra khuyến nghò chính sách, còn công trình của WB và ADB thì tập trung vào phân tích thực trạng kinh tế và đề ra giải pháp cho hợp tác kinh tế khu vực. T 13 14 Trong tình hình nghiên cứu chủ đề này ở cả trong nước và ngoài nước, có xu hướng đánh đồng hợp tác Đông Á và hợp tác ASEAN+3. Có vẻ như nghiên cứu ASEAN+3 đang bò chìm lấp trong sự quan tâm ngày càng tăng tới Đông Á. Trên thực tế, sự phân biệt rạch ròi giữa hợp tác ASEAN+3 và hợp tác Đông Á là tương đối khó khi hầu hết các quốc gia Đông Á đều tham gia ASEAN+3, khi sự vận động của chúng cùng chòu chi phối của một môi trường khu vực chung, khi khuôn khổ và mục tiêu hợp tác của cả hai gần như trùng lặp với nhau, khi sự tồn tại của cả hai đều dựa trên hợp tác song phương và đa phương giữa các nước trong vùng, và khi cả hai cùng được kỳ vọng đem lại những tác động thuận lợi cho hòa bình và thònh vượng trong khu vực… Về đại thể, tỉ trọng phần chung giữa hợp tác ASEAN+3 và hợp tác Đông Á là rất lớn, mức độ gắn bó giữa chúng với nhau là khá nhiều. Tuy nhiên, xét về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái niệm hợp tác Đông Á và hợp tác ASEAN+3 không hoàn toàn trùng nhau. Giữa chúng có sự phân biệt nhất đònh về chủ thể, khuôn khổ và mức độ thể chế hoá. Nếu hợp tác ASEAN+3 chỉ bao gồm 13 nước thành viên thì hợp tác Đông Á rộng hơn khi bao gồm thêm những quốc gia hay vùng lãnh thổ khác như Hongkong, Đài Loan, Nếu hợp tác ASEAN+3 thường để chỉ những hợp tác đa phương trong khuôn khổ các quyết đònh hay dự án cụ thể thì hợp tác Đông Á rộng hơn khi bao gồm cả hợp tác đa phương và song phương giữa các nước trong khu vực. Nếu hợp tác ASEAN+3 đã được thể chế hóa nhất đònh và vận hành theo cơ chế chung thì hợp tác Đông Á lại chưa có được một cơ chế ra chính sách chung với mức độ thể chế hoá như vậy. Đó là sự phân biệt về mặt lý thuyết. Nhưng sự phân biệt này cũng có ích nhất đònh về mặt thực tiễn. Việc đánh đồng hai xu hướng hợp tác ASEAN+3 và hợp tác Đông Á sẽ không giúp thấy được vai trò của ASEAN+3 đối với hợp tác Đông Á. ASEAN+3 chính là điểm khởi đầu cho sự nổi lên của chủ nghóa khu vực Đông Á. Nó cũng đặt nền móng cho thể chế hoá hợp tác đa phương ở Đông Á. ASEAN+3 cũng đóng vai trò trục chính của hợp tác đa phương Đông Á hiện nay. Cho đến giờ, ASEAN+3 vẫn là hình thức thể chế hợp tác duy nhất chỉ có các nước Đông Á tham gia. Các cố gắng thể chế hoá hợp tác Đông Á vẫn dựa chủ yếu vào ASEAN+3. Trên thực tế, ASEAN+3 vừa mang tính thử nghiệm, vừa mang tính đònh hướng cho hợp tác đa phương Đông Á. Là phản ánh chính của hợp tác Đông Á hiện nay, ASEAN+3 vẫn tiếp tục có vai trò rất lớn, nếu không nói là có tính quyết đònh đối với hợp tác đa phương khu vực Đông Á. Tương lai Đông Á nói chung, hợp tác đa phương Đông Á nói riêng phụ thuộc đáng kể vào tiến trình hợp tác trong ASEAN+3. Bên cạnh đó, sự tồn tại khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 đã ghi được dấu ấn lớn trong quan hệ quốc tế khu vực. ASEAN+3 không chỉ buộc các nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, mà còn buộc các thể chế khu vực hiện hành phải thay đổi. ASEAN+3 không chỉ tạo ra những nét mới trong quan hệ quốc tế khu vực mà còn tác động đến quan hệ của các đối tác bên ngoài với khu vực. Bởi ý nghóa như vậy 15 16 đối với hợp tác Đông Á nói riêng, đối với quan hệ quốc tế khu vực nói chung, việc nghiên cứu hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN+3 vẫn là cái gì đó không thể bỏ qua. Hợp tác đa phương ASEAN+3 là một xu hướng có tiềm năng bởi nó phù hợp với xu thế vận động chung của thế giới và đáp ứng đúng lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Cho đến nay, quá trình hợp tác ASEAN+3 đã có được những thành tựu đáng kể và vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, tốc độ của quá trình này là khá chậm chạp. Bất chấp nhiều thuận lợi từ môi trường thế giới, khu vực và trong nước, hợp tác đa phương ASEAN+3 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự chậm chạp của quá trình ASEAN+3 được quy đònh bởi vô số vấn đề bất thuận đang đặt ra trên con đường này. Các vấn đề đó không chỉ gây ra trở ngại mà còn là yếu tố làm giảm thuận lợi khách quan, làm giảm ý chí và tinh thần dấn thân vào hợp tác đa phương khu vực. Đồng thời, những vấn đề này còn chứa đựng khả năng làm giảm tốc độ, làm yếu thể chế, tạo sự nửa vời trong chính sách, hạn chế sự hiệu quả của biện pháp và thậm chí có thể làm lệch mục tiêu của tiến trình hợp tác đa phương ở Đông Á. Bởi thế, cho dù đã hoạt động được 10 năm, ASEAN+3 vẫn là hiện tượng còn mới mẻ, tương lai của nó là khó đoán đònh. Rõ ràng, triển vọng hợp tác ASEAN+3 nói riêng, hợp tác Đông Á nói chung phụ thuộc khá nhiều vào việc giải quyết các vấn đề đó. Tuy nhiên, những vấn đề này ở Đông Á có nhiều đặc thù không giống như các khu vực khác trên thế giới. Với những đặc thù như vậy, ở Đông Á lại không có nhiều tiền lệ giải quyết. Hơn nữa, cũng khác với các khu vực khác, Đông Á có mức độ thể chế hoá tương đối thấp và còn thiếu vắng cơ chế giải quyết tranh chấp. Điều này càng làm cho các vấn đề thường có xu hướng bò kéo dài, tác động mạnh hơn và từ đó đè nặng nhiều hơn lên khả năng hợp tác đa phương khu vực. Vì thế, trong trường hợp ASEAN+3, khắc phục các vấn đề này có lẽ cũng quan trọng không kém hợp tác như thế nào cho hiệu quả. Đối với ASEAN+3, trong chừng mực nào đó, thúc đẩy hợp tác đồng nghóa với quá trình giải quyết các vấn đề tồn tại. Nhưng vấn đề thì nhiều và đa dạng. Các vấn đề này đều có thể tìm thấy trong bản thân từng nước và trong quan hệ giữa chúng, trong cả lónh vực chính trò, kinh tế lẫn xã hội, trong cả môi trường quốc tế và khu vực, trong các thể chế khu vực và chính ASEAN+3,… Việc giải quyết chúng lại đòi hỏi cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, cuốn sách này tập trung vào việc chỉ ra và phân tích những vấn đề cơ bản đang là trở ngại cho hợp tác đa phương ASEAN+3. Đó là yêu cầu cần thiết để có thể thúc đẩy hợp tác đa phương ASEAN+3 nói riêng, hợp tác Đông Á nói chung tiến về phía trước. Với cách nhìn như trên, cuốn sách này được kết cấu thành ba chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Quá trình hợp tác đa phương ASEAN+3. Chương này có ba nội dung chính. Nội dung đầu là sự phân tích các tiền đề cơ sở của quá trình hợp tác đa phương 17 18 ASEAN+3. Nội dung thứ hai xem xét các cố gắng xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á và quá trình hình thành khuôn khổ hợp tác ASEAN+3 vào năm 1997. Nội dung thứ ba đánh giá khái quát những phát triển nổi bật của ASEAN+3 trong 10 năm qua. Chương 2: Vấn đề trong hợp tác đa phương ASEAN+3. Chương này nhằm nhận diện các vấn đề cơ bản đóng vai trò là nguồn gốc các khó khăn trong quá trình hợp tác đa phương ASEAN+3. Các vấn đề được xem xét lần lượt trên nhiều phương diện khác nhau như lòch sử, an ninh-chính trò, kinh tế và văn hoá-xã hội. Trong từng phương diện, những vấn đề bất thuận cụ thể và tác động của chúng tới tiến trình hợp tác đa phương ASEAN+3 cũng được đề cập đến. Chương 3: Triển vọng của ASEAN+3, tác động của nó tới ASEAN và Việt Nam. Chương này gồm ba nội dung chính. Nội dung đầu đánh giá triển vọng của tiến trình hợp tác đa phương ASEAN+3 với những kòch bản khác nhau được đưa ra. Nội dung thứ hai xem xét cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong tiến trình hợp tác ASEAN+3. Nội dung thứ ba tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3. Là một nước trong khu vực Đông Á, Việt Nam không thể không chòu tác động của những vận động mới trong khu vực. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình hợp tác ASEAN+3. Trong một khu vực đang vận động khá nhanh như Đông Á, trong một thể chế còn nhiều vấn đề như ASEAN+3, việc tìm hiểu những vấn đề và triển vọng của ASEAN+3 hi vọng có thể đóng góp phần nào cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường hợp tác khu vực của Việt Nam. Nhân dòp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ trong việc hoàn thành và xuất bản cuốn sách. Chắc chắn cuốn sách này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý chân thành cho tác giả để sau này có thể bổ sung và hoàn thiện hơn. Tác giả 19 20 Chương 1 QUÁ TRÌNH HP TÁC ĐA PHƯƠNG ASEAN+3 1.1. Tiền đề của hợp tác đa phương ASEAN+3 Sự hình thành và phát triển hợp tác đa phương trong một khu vực thường dựa trên những tiền đề nhất đònh. Các tiền đề này đóng vai trò như động lực thúc đẩy hợp tác đa phương. Chính sự tồn tại các tiền đề này đã giúp các nước trong vùng nhận thức được những chia sẻ chung, giá trò chung và những mục tiêu chung. Để thực hiện những cái chung này, hợp tác song phương là không đủ và trong chừng mực nào đó là không thể. Trên cơ sở đó, yêu cầu hợp tác đa phương khu vực đối với các quốc gia đã được hình thành. Không chỉ là động lực, các tiền đề này còn là điều kiện cho hợp tác đa phương. Đó là nơi chứa đựng thuận lợi và khó khăn đối với quá trình hợp tác đa phương khu vực. Một mặt, sự vận động và mức độ chín muồi của các tiền đề đem lại thuận lợi cho sự phát triển hợp tác đa phương khi chúng góp phần thúc đẩy hệ thống quan hệ song phương trong khu vực, tạo điều kiện cho sự hình thành chủ nghóa khu vực và làm tăng khả năng tiến tới cộng đồng khu vực. Mặt khác, các tiền đề này còn là nơi xuất phát và nuôi dưỡng những tác động bất thuận cho quá trình hợp tác đa phương khu vực. Vì thế, tiền đề thế nào thì sẽ in hình thế đó lên quá trình hợp tác đa phương. Trên thực tế, các tiền đề này cũng chính là tiền đề của cộng đồng khu vực bởi hợp tác đa phương khu vực là giai đoạn đầu của quá trình tiến tới cộng đồng khu vực. Sự phát triển hợp tác đa phương là nhân tố quy đònh sự hình thành cộng đồng khu vực. Khi hợp tác đa phương phát triển đến mức độ nào đó, cộng đồng khu vực sẽ dễ được hình thành hơn. Lẽ dó nhiên, không phải cứ có hợp tác đa phương là sẽ có cộng đồng khu vực. Nhưng có điều chắc chắn, sẽ không có được cộng đồng khu vực nếu không có hợp tác đa phương. Hơn thế nữa, kể cả khi có cộng đồng khu vực, hợp tác đa phương vẫn có ý nghóa rất lớn bởi đó chính là phương thức duy trì cộng đồng khu vực. Hợp tác đa phương là một phần không thể thiếu của quá trình tiến tới cộng đồng khu vực. Vì vậy, các tiền đề trên không chỉ tác động đến quá trình hợp tác đa phương mà còn ảnh hưởng đến khả năng hình thành cộng đồng khu vực. Xuất phát từ những ý trên, rõ ràng việc nghiên cứu quá trình hợp tác đa phương ASEAN+3 và triển khai mô hình nào đó của cộng đồng Đông Á đều cần tính đến các tiền đề này. Trên thực tế, hai quá trình này có sự gắn bó mật thiết với nhau bởi “hợp tác ASEAN+3… đang đóng vai trò chủ chốt trong các nỗ lực xây dựng cộng đồng khu vực cho mục tiêu dài [...]... trong khu vực và đang đem lại hi vọng về khả năng hiện thực hóa một cộng đồng Đông Á 46 khu vực Đông Á và việc hình thành khuôn khổ hợp tác đa 1.2 Quá trình hình thành ASEAN+3 1.2.1 Các cố gắng phát triển hợp tác đa phương, xây dựng thể chế khu vực ở Đông Á trong Chiến tranh lạnh Vấn đề thể chế có ý nghóa đặc biệt trong sự hình thành và phát triển hợp tác đa phương Thể chế hoá hợp tác khu vực thường... dựng thể chế hợp tác khu vực sau Chiến tranh lạnh Sau một thời gian dao động giữa liên khu vực và tiểu khu vực, giữa chủ nghóa song phương và chủ nghóa đa phương, sự hợp tác đa phương giữa các nước Đông Nam Á và ba nước Đông Bắc Á đã được hình thành Với sự xuất hiện ASEAN+3, quá trình hợp tác đa phương trong khuôn khổ thể năm qua, thể chế ASEAN+3 đã có những tiến triển đáng kể cả về bề rộng và bề sâu... 1.1.4 Tiền đề quan hệ song phương Sự hình thành cộng đồng khu vực phụ thuộc vào sự phát triển quan hệ đa phương Nhưng quan hệ đa phương lại phụ thuộc vào quan hệ song phương Vì thế, sự phát triển quan hệ song phương vừa là tiền đề của quan hệ đa phương, vừa là tiền đề của cộng đồng khu vực hệ song phương có chung mục đích và dòng vận động của chúng cùng đi theo một hướng Kênh này càng đồng thuận và thông... dung hợp nhận thức, thống nhất hành vi và phối hợp năng lực Từ đó, phương ASEAN+3 Nhưng đây không phải là điểm khởi đầu của quá trình hợp tác đa phương cũng như thể chế hóa ở Đông Á Quá trình hợp tác đa phương đã xuất hiện từ trước đó và trải qua thăng trầm cùng với các cố gắng xây dựng thể chế hợp tác khu vực ở Đông Á Cho đến khi chủ nghóa khu vực Đông Á nổi lên sau khủng hoảng, thể chế hoá hợp tác đa. .. song phương ở Đông Á hiện nay đều hướng tới hoà bình, ổn đònh, hợp tác và phát triển Tính Lòch sử Đông Á đã ghi nhận quá trình phát triển quan hệ hướng đích chung của các quan hệ song phương là điều kiện đối ngoại của các quốc gia, dân tộc trong khu vực đều bắt đầu cần cho sự phát triển hợp tác đa phương Thứ tư, do lợi ích 35 36 song phương mở rộng và sự xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề 1.1.5 Tiền đề. .. sự hợp tác đa phương khu vực cũng phải có không chỉ là các tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của hợp một không gian đòa lý, một cộng đồng khu vực cũng phải nằm tác đa phương ASEAN+3 mà còn là cơ sở quy đònh khả năng trong một khuôn khổ đòa lý nhất đònh tiến tới cộng đồng Đông Á Hơn nữa, ở Đông Á, các tiền đề này có nhiều đặc thù, góp phần tạo ra những đặc điểm và vấn đề riêng trong quá trình hợp tác. .. chính sách và quá trình phát nguy cơ này đang đe doạ sự phát triển quốc gia và sự ổn đònh triển hợp tác đa phương ở Đông Á Minh chứng là các sáng khu vực Sự phát triển hợp tác đa phương, hình thành một kiến được đề ra, các thể chế được hình thành, sự tham gia của cộng đồng khu vực có thể là phương thức hữu hiệu để ngăn đông đảo lực lượng chính trò và tầng lớp xã hội khác nhau chặn các nguy cơ này vào quá... Á.10 Đây là tác động mà nhiều học giả cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành khuôn khổ hợp tác đa phương ASEAN+3 Cho dù đang đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với ASEAN+3 và cộng đồng Đông Á, tiền đề kinh tế này cũng chứa đựng những trở ngại không hề nhỏ Những trở ngại này đang gây khó khăn cho sự vận động của hợp tác đa phương ASEAN+3 và xây dựng cộng đồng Đông Á Thứ ba là tác động từ... hình thành và phát triển cũng dựa trên sự cải thiện quan hệ song phương Trong khi quan hệ đa phương Trên thực tế, tính mạng lưới của quan hệ đó, những nỗ lực hợp tác đa phương không thành công hoặc đa phương hiện nay nhờ khá nhiều vào cơ chế đa diện của kém hiệu quả có nguyên nhân phổ biến là do các vấn đề tồn quan hệ song phương Trong khi đó tính tầng nấc của quan hệ tại trong quan hệ song phương mà... tế đóng vai trò tiền đề quan trọng bậc nhất đối với đây vẫn khiến con đường phát triển hợp tác đa phương sự phát triển hợp tác đa phương và hình thành cộng đồng khu vực, ít nhất là trong thời hiện đại ASEAN+3, tiến tới cộng đồng Đông Á còn nhiều khó khăn Ở Đông Á, cùng với an ninh-chính trò, kinh tế đang tác 1.1.6 Tiền đề kinh tế Kinh tế là lợi ích cơ bản gắn chặt với nhu cầu phát triển của quốc gia . chí Khoa học, Tập 23, số 2, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr. 77-86 5 John Ravenhill, A Three Bloc World? The New East Asia regionalism, International Relations of the Asia-Pacific Volume 2. tác động tiêu cực từ bá chủ. 8 Trên cấp độ khu vực, có quan điểm 8 John Ravenhill, A Three Bloc World? The New East Asia regionalism, International Relations of the Asia-Pacific Volume 2

Ngày đăng: 02/01/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan