hợp tác đa phương ASEAN+3
Càng đi ra thế giới, dường như ASEAN càng trở nên nhỏ bé và mong manh. Sức mạnh chính trị như đã chứng tỏ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh cĩ vẻ đã trở thành hồi niệm. Vai trị của nĩ trong ARF mang tính biểu trưng nhiều hơn tính
dẫn dắt. Hợp tác kinh tế nội khối vẫn là ước mơ nhiều hơn hiện thực. AFTA với lịch trình sửa đi sửa lại được coi là cố gắng hợp tác kinh tế lớn nhất nhưng dường như vẫn thiên về bên ngồi qua nỗ lực thu hút FDI nhiều hơn. Việc mở rộng chiều ngang được hân hoan chào đĩn nhưng cũng đem lại những lo ngại về tính linh hoạt, sự hiệu quả và khả năng thực thi hiệu lực các quyết định. Cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 lại càng củng cố cho những cảm nhận này.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm bộc lộ những hạn chế của ASEAN, đặc biệt về khả năng hợp tác nội khối – cốt lõi của một tổ chức khu vực. Các nước thành viên ASEAN khơng đủ thực lực để tự cứu mình ra khỏi khủng hoảng chứ chưa nĩi gì đến sự trợ giúp cho nhau. ASEAN khơng đủ năng lực để phối hợp nội bộ cũng như khơng đủ uy tín để huy động sự trợ giúp quốc tế. Sự nảy sinh những bất đồng và sự lộ diện chủ nghĩa vị kỷ xung quanh cuộc khủng hoảng càng làm giảm sự kỳ vọng đối với tổ chức này. Một lần nữa, khả năng tồn tại của ASEAN lại bị đặt dấu hỏi.
Nhưng cuộc khủng hoảng cũng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của ASEAN đối với hợp tác Đơng Á. Cuộc khủng hoảng này cho thấy ít nhất hai điều. Thứ nhất, tính chất dây chuyền của khủng hoảng chứng tỏ mức độ phụ thuộc lẫn nhau khơng nhỏ giữa các nền kinh tế Đơng Á. Thứ hai, ASEAN và các nước thành viên khĩ cĩ thể ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai nếu khơng mở rộng và phát triển hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn trong khu vực. Sự tàn phá kinh tế bởi cơn bão khủng hoảng
càng thúc bách ASEAN nhanh chĩng đi tìm sự bổ sung nguồn lực kinh tế từ bên ngồi. Trong bối cảnh đĩ, ASEAN+3 đã ra đời. Xu hướng tăng cường hợp tác đa phương ở Đơng Á bắt đầu nổi lên.
Kể từ đĩ, ASEAN đã thực sự dấn sâu vào hợp tác Đơng Á, nhất là trong khuơn khổ ASEAN+3. ASEAN ngày càng cĩ xu hướng trở thành một bộ phận khơng tách rời của Đơng Á. Lợi ích và vấn đề của ASEAN cũng gắn bĩ nhiều hơn với ASEAN+3. Ít nhất trên phương diện kinh tế là lĩnh vực hợp tác nổi bật của ASEAN+3 hiện nay, ASEAN cĩ xu hướng ngày càng gắn nhiều hơn vào hợp tác với các nước trong khuơn khổ ASEAN+3. Bảng 3.1 cho thấy điều này khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tỉ trọng của ASEAN trong khuơn khổ ASEAN+3 cĩ sự tăng lên rõ rệt qua các năm 1996 là thời điểm trước ASEAN+3, năm 2001 là lúc quan hệ đa phương ASEAN+3 bắt đầu phát triển hơn và năm 2006 là thời điểm gần đây. Cịn Bảng 3.2 cho thấy đầu tư của các nước thành viên ASEAN+3 vào ASEAN cũng tiếp tục tăng trong những năm gần đây cả về số lượng và tỉ trọng..
Bảng 3.1:Kim ngạch xuất nhập khẩu của ASEAN với các thành viên ASEAN+3 (Các năm 1996, 2001, 2006)
Đơn vị tính: Triệu USD, %
Nơi xuất nhập khẩu 1996 2001 2006 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu ASEAN 80.973,7 64.211,2 84.487,9 67.639,5 189.176,8 163.594,5 Nhật Bản 43.150,3 73.310,1 48.311,2 53.326,6 81.284,9 80.495,6 Hàn Quốc 9.446,7 13.294,4 25.329,5 13.447,5 25.670,0 26.849,7 Trung Quốc 7.474,1 9.217,6 14.734,3 20.181,8 65.010,3 74.950,9 Tổng 141.044,8 160.033,3 172.862,9 154.595,4 361.142,0 354.890,7 Tổng kim ngạch 301.078,1 327.458,3 707.032,7 Tỉ trọng 44,67% 47,61% 50,32%
Nguồn: Số liệu năm 1996 và 2001 tập hợp từ
http://www.aseansec.org/pdf/ASEAN_statistical2003.pdf. Số liệu năm 2006 tập hợp từ