Sự phát triển trong hợp tác kinh tế khu vực

Một phần của tài liệu Hợp tác đa phương ASEAN+3 : vấn đề và triển vọng (Trang 41 - 51)

Cho dù xu hướng này đã manh nha từ trước nhưng việc ASEAN+3 ra đời đã tác động khơng nhỏ tới việc thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương khu vực. Ngay từ năm 1999, để tạo điều kiện nhiều hơn cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước thành viên, ASEAN+3 đã lập ra một website cĩ tên là ASEAN3 network. Tháng 5/2001, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 tại Siem Riep (Campuchia) đã thơng qua 6 dự án hợp tác kinh tế như Củng cố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN, Chương

18 Richard Stubbs, ASEAN Plus Three: Emerging East Asian Regionalism? Asian Survey, Vol. XLII, No.3, May/June 2002, University of California Press, trang 450.

trình đào tạo về cơng nghệ thực hành cho việc bảo vệ mơi trường, Sáng kiến tiêu chuẩn hố kỹ năng chung cho các kỹ sư cơng nghệ tin học Châu Á, Chương trình phát triển sự đánh giá phù hợp trong các tiêu chuẩn cơng nghiệp, Dự án phát triển tri thức ở lưu vực sơng Mekong, cung cấp ảnh vệ tinh và nghiên cứu mơi trường của ASEAN. Tháng 9/2002, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 đã bổ sung thêm 4 dự án hợp tác kinh tế... Những cố gắng này của ASEAN+3 đã gĩp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương khu vực.

Dưới tác động của những điều kiện mới và của sự hình thành khuơn khổ hợp tác ASEAN+3, quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực đã cĩ sự phát triển đáng kể trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và sản xuất, tài chính và tiền tệ. Cùng với sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực Đơng Á, sự phát triển quan hệ kinh tế đã tạo điều kiện cho các ý tưởng hội nhập kinh tế khu vực ra đời, gĩp phần thúc đẩy xu hướng tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

Đầu tiên là sự tăng trưởng của thương mại nội vùng.

Xem Bảng 1.4, cĩ thể thấy trong khoảng thời gian từ sau khủng hoảng tài chính đến gần đây, tỉ trọng thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN+3 tương đối ổn định ở mức khoảng 37-39%. Tỉ trọng thương mại nội vùng của Đơng Á (gồm ASEAN+3, Hongkong và Đài Loan) lại cịn cao hơn nữa (khoảng 52-56%). Tỉ trọng thương mại nội vùng của ASEAN+3 tuy vẫn thấp hơn so với EU (khoảng 60-63%), nhưng khơng kém NAFTA là bao (khoảng 46-49%). Cịn nếu tính cả Đơng Á thì tỉ trọng này lại vượt NAFTA. Tỉ trọng

thương mại nội vùng như vậy cho thấy quan hệ thương mại giữa các thành viên ASEAN+3 chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, con số này cũng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau đáng kể giữa các nước ASEAN+3. Cĩ thể thấy rõ hơn về mức độ phát triển quan hệ thương mại của ASEAN+3 khi so sánh với MERCOSUR là một trong những điểm sáng về hợp tác kinh tế khu vực nhưng chỉ cĩ tỉ trọng thương mại nội khối khoảng 15-20%.

Bảng 1.4: Tỉ trọng thương mại nội vùng trong xuất khẩu của

nhĩm khu vực (%) 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 ASEAN * 11,9 15,5 15,5 15,3 15,8 15,2 14,6 13,9 13,6 ASEAN+3 29,4 37,6 37,3 37,1 37,9 39,0 39,2 38,9 38,3 Đơng Á** 43,1 51,9 52,1 51,9 53,8 55,4 55,9 55,4 54,5 NAFTA 37,9 43,1 48,8 49,1 48,4 47,4 46,4 46,1 44,3 EU-15 66,2 64,2 62,3 62,2 62,5 63,0 62,2 60,4 59,5 Mercosur 10,9 19,2 20,3 17,9 13,6 14,7 15,2 15,5 15,7

Ghi chú: * ASEAN ở đây gồm 10 nước.

** Đơng Á ở đây bao gồm các nước ASEAN+3 với Hongkong và Đài Loan

Nguồn: IMF Direction of Trade Statistics CD-ROM (June 2007). Số liệu về Đài Loan 1989-2006 lấy từ nguồn Bureau of Foreign Trade website

Nhìn bảng 1.4, tỉ trọng thương mại nội vùng tuy tăng khơng nhiều nhưng vẫn cĩ sự khác biệt nhất định trước và sau năm 1997 – thời điểm ASEAN+3 được hình thành. Tuy tỉ trọng tăng khơng nhiều (từ 37,6% năm 1995 lên 38,3% năm 2006) nhưng đây vẫn là sự phát triển hợp tác kinh tế khu vực bởi giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các thành viên ASEAN+3 đã tăng khá mạnh trong thời gian này. Chỉ tính riêng trường hợp ASEAN vốn cĩ năng lực phát triển thương mại khơng bằng ba nước Đơng Bắc Á cũng cĩ thể thấy rõ điều này. Trong vịng 10 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu nội khối ASEAN và giữa ASEAN với ba nước Đơng Bắc Á đã tăng gấp 2,35 lần, từ 301.078,1 triệu USD năm 1996 lên 707.032,7 triệu USD năm 2006.19 Một lần nữa, con số này lại cho thấy cĩ sự khác nhau trước và sau năm 1997. Cùng với việc tăng tỉ trọng thương mại nội vùng, sự gia tăng giá trị thương mại giữa các nước ASEAN+3 đã phản ánh sự phát triển hợp tác kinh tế trong khuơn khổ này.

Nhìn chung, thương mại của ASEAN+3 với bên ngồi vẫn chiếm tỉ trọng lớn song xu hướng tăng trưởng thương mại nội vùng vẫn đang được tiếp tục, nhất là giữa ba nước Đơng Bắc Á. Xu hướng tương tự cũng diễn ra trong quan hệ thương mại giữa ASEAN với ba nước này. Trong khi đĩ, tỉ trọng thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN lại thuộc loại thấp và khơng tăng trong khoảng thời gian này.

19 Số liệu năm 1996 tập hợp từ http://www.aseansec.org/pdf/ASEAN_statistical2003.pdf. Số liệu năm 2006 tập hợp từ http://www.aseansec.org/stat/table21.xls

Nếu xét theo chỉ số tập trung thương mại khu vực mà nếu trên 1 thì là khu vực hố cao, chỉ số này vào năm 2000 của tồn Đơng Á là 2,08. Mức này cao hơn một chút so với NAFTA, cho thấy mức độ khu vực hố ở Đơng Á là đáng kể.20

Về hàng hố xuất khẩu nội vùng, đáng chú ý là tính bổ sung cĩ khả năng tăng lên với nhiều giao dịch về linh kiện phụ tùng. Chỉ số bổ sung thương mại của hàng hố xuất khẩu nội vùng tăng từ 51,2% lên 67,3% trong thời gian từ 1985 đến 2001.21 Điều này phản ánh sự phân cơng lao động đã diễn ra và mạng lưới sản xuất khu vực đang được hình thành.

Trong quá trình tăng trưởng thương mại khu vực, đã xuất hiện những dấu hiệu của các mạng lưới trên quy mơ khu vực, tạo điều kiện cho sự hình thành những mối liên kết kinh tế theo kiểu hệ thống ở Đơng Á. Đĩ là sự tham gia của mọi quốc gia ASEAN+3 vào quá trình này, sự tham gia của giới kinh doanh các nước từ những cơng ty lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đĩ là sự xuất hiện mạng lưới kinh doanh của người Nhật và người Hoa trên quy mơ khu vực. Đĩ là những mạng lưới kinh doanh trong vùng của các cơng ty xuyên quốc gia… Tất cả những điều này cho thấy sự tăng trưởng thương mại nội vùng và sự liên kết kinh tế trong ASEAN+3 đang cĩ xu hướng tăng lên.

20 Feng Lu, Sđd, pp. 9

21 Chia Siow Yue & Mari Pangestu, The rise of East Asian Regionalism, Draft, December 2003, pp. 12

Thứ hai là sự tăng lên của đầu tư nội vùng và sự hình thành mạng lưới sản xuất khu vực. Ở Đơng Á, dịng đầu tư nội vùng tăng khá mạnh, nhất là từ giữa những năm 1980. Sau Chiến tranh lạnh, làn sĩng đầu tư giữa các nước trong khu vực vẫn tiếp tục tăng lên cả về số vốn, lĩnh vực và quy mơ dự án. Cuộc khủng hoảng 1997-1998 tuy cĩ làm dịng đầu tư suy giảm nhưng đã tiếp tục tăng trở lại khi cuộc khủng hoảng kết thúc. Sự gia tăng của dịng đầu tư nội vùng phản ánh xu hướng khu vực hố trong đầu tư và sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Bên cạnh đĩ, vai trị địa bàn đầu tư quan trọng của FDI thế giới đã củng cố thêm ý thức về một khu vực Đơng Á cả từ trong lẫn ngồi khu vực. Cĩ một số điểm đáng lưu ý trong sự gia tăng đầu tư giữa các nước ASEAN+3:

Thứ nhất, làn sĩng đầu tư nội vùng đã bao phủ cả khu vực và lơi cuốn mọi nước tham gia. Làn sĩng đầu tư đầu tiên xuất phát từ Nhật Bản sang các NIE diễn ra từ những năm 1970 khi đồng Yên lên giá và chi phí sản xuất trong nước tăng lên. Từ những năm 1980, Nhật và các NIE đầu tư mạnh sang các nước ASEAN và Trung Quốc. Sau đĩ, đến lượt các thành viên khác trong ASEAN-6 và Trung Quốc lần lượt tham gia vào làn sĩng đầu tư khu vực. Hiện nay, quá trình này bắt đầu diễn ra giữa các nền kinh tế kém phát triển hơn trong khu vực. Ví dụ, cho đến năm 2001, Việt Nam đã cĩ 19 dự án đầu tư sang Lào với tổng số vốn đăng ký là 12,79 triệu USD.22

Hay năm 2005, Việt Nam và Lào ký dự án đầu tư trồng cây cao su ở Lào trị giá 30 triệu USD.

22 Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2002.

Thứ hai, tỉ trọng đầu tư giữa các nước trong khu vực là khá lớn, chiếm tới gần một nửa tổng số vốn đầu tư vào khu vực này. Xem bảng 1.5, trong khoảng thời gian 1995-2005, trị giá đầu tư của các nước Đơng Á sang nhau lên tới 992.516 triệu USD, chiếm 48,5% tổng tồn bộ FDI vào khu vực. Các nước Đơng Á đã trở thành nguồn cung cấp FDI lớn nhất cho khu vực, hơn hẳn Mỹ (13,9%) và EU (14,7%). Trung Quốc và một số nước ASEAN như Thái Lan, Việt Nam,… là những nước cĩ dịng FDI từ Đơng Á vào chiếm trên 50%.

Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư ở Đơng Á 1995-2005 (%)

Nguồn đầu tư Nơi nhận đầu tư NGOAØI ĐƠNG Á % TRONG ĐƠNG Á % Tồn Đơng Á % Tổng trị giá Đơng Á (Triệu USD) Mỹ EU Nhật Các NIE ASEAN 9 Các NIE * 16,8 15,8 8,1 5,2 3,9 17,2 437.999 ASEAN 9 ** 18,4 29,1 19,1 29,2 4,2 52,5 116.413 Trung Quốc 8,1 8,1 8,6 54,0 1,6 64,2 537.163 Tổng cộng 13,9 14,7 10,5 34,9 3,1 48,5 992.516 Ghi chú: * Các NIE gồm Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan

và Singapore

** ASEAN 9 khơng bao gồm Singapore

Nguồn: Dẫn theo ADB Institute, Economic Integration and FTA Initiatives in East Asia, http://www.adbi.org

Thứ ba, hiện tượng vừa đầu tư vừa nhận đầu tư trong khu vực là khá phổ biến. Các NIE nhận đầu tư từ Nhật Bản và đầu tư sang Trung Quốc và các nước ASEAN. Các NIE đầu tư sang nhau. Trung Quốc và các nước ASEAN đầu tư sang nhau. Quá trình đầu tư ngược lại từ các nước ASEAN và Trung Quốc sang các NIE cũng đã diễn ra. Hiện nay, cĩ lẽ chỉ trừ Mianmar chưa cĩ đủ số liệu, các nước ASEAN+3 đều cĩ quan hệ đầu tư với nhau. Ngay cả Lào là nước cĩ nền kinh tế kém phát triển hơn nhưng cũng đầu tư sang Việt Nam với ít nhất là 2 dự án đã đi vào hoạt động tính đến năm 2002.

Thứ tư, lĩnh vực đầu tư nội vùng của các nước ASEAN+3 là khá đa dạng, cĩ cả trong cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ. Nguồn đầu tư này hiện nay đang cĩ mặt trong hầu hết những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước như xây dựng hạ tầng cơ sở, cơng nghiệp chế tạo, điện tử, năng lượng, giao thơng, bảo hiểm, ngân hàng,... Hình thức đầu tư cĩ cả trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời, tính đa phương trong đầu tư khu vực cũng tăng lên với sự phổ biến của hiện tượng liên kết nhiều bên giữa các nhà đầu tư ASEAN+3 trong cùng một dự án đầu tư.

Một sự gia tăng dịng đầu tư nội vùng cả về nguồn vốn lẫn số vốn, cả về bề rộng và bề sâu như vậy đã phản ánh sự phát triển quan hệ kinh tế cũng như mức độ phụ thuộc đáng kể vào nhau giữa các nước trong khu vực. Sự gần gũi về địa lý, xu hướng hợp tác trong khu vực, các cố gắng xây dựng thể chế khu vực và những điều kiện mới của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện cho quá trình này.

Việc FDI tăng mạnh từ giữa 1980 đã thúc đẩy liên kết sản xuất, tạo ra sự phân cơng lao động khu vực và gĩp phần hình thành nên mạng lưới sản xuất ở Đơng Á. Đồng thời, đầu tư nước ngồi và phân cơng lao động khu vực lại dẫn đến sự tái cơ cấu ngành nghề và phân bố lại sản xuất của các nước. Cả hai quá trình này đang đưa sản xuất vượt khỏi biên giới quốc gia và trở thành nền sản xuất liên quốc gia trong khu vực. Một tỉ trọng khá lớn đầu tư nội vùng ở Đơng Á là vào các ngành chế tạo, tạo điều kiện cho liên kết sản xuất và khu vực hố sản phẩm. Ngày càng nhiều sản phẩm cĩ sự tham gia sản xuất từ nhiều nước Đơng Á. Thương mại cấu kiện, phụ tùng, bộ phận tăng nhanh trong vùng và chiếm khoảng 20% thương mại khu vực đối với các sản phẩm của cơng nghiệp chế tạo.23 Nhiều người cho rằng Đơng Á đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới.24 Điều này đúng đến đâu thì chưa khẳng định nhưng ít nhất, mạng lưới sản xuất ở Đơng Á đã bắt đầu được hình thành. Và cùng với đĩ là sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên giữa các quốc gia trong vùng.

Cho đến nay, các cơng ty xuyên quốc gia vẫn đĩng vai trị chính trong quá trình này. Đáng chú ý, cĩ nhiều cơng ty của các nước thành viên ASEAN+3 đã hình thành nên một hệ thống đầu tư và sản xuất trong vùng với những liên hệ liên quốc gia chặt chẽ. Điều này đang gĩp phần đặt cơ sở cho khu vực hố kinh tế và tác động mạnh mẽ đến chính sách tăng cường hợp tác kinh tế khu vực của các quốc gia ASEAN+3.

23 Chia Siow Yue & Mari Pangestu, Sđd, pp. 13

Sự phát triển thứ ba là mối quan hệ hợp tác tài chính tiền tệ khu vực. Trước năm 1997, hợp tác tài chính đa phương ở khu vực này là yếu ớt. Năm 1977, các nước ASEAN- 5 đã đưa ra kế hoạch thành lập một quỹ chống khủng hoảng với mức đĩng gĩp 20 triệu USD/thành viên và được rút ra gấp đơi khi xảy ra khủng hoảng. Sau đĩ, phần đĩng gĩp được quy định tăng lên gấp đơi và giữ nguyên cho đến năm 2000. Ngân khoản nhỏ bé này được chính thức thiết lập theo cơ chế hốn đổi tiền tệ ASEAN (ASA) vào tháng 3/1997 và cĩ lẽ chỉ tính đến khả năng khủng hoảng quốc gia mà khơng nghĩ đến khủng hoảng khu vực. Vì thế, ASEAN đã hồn tồn bất lực trước cuộc khủng hoảng 1997-1998. Trong khuơn khổ rộng hơn là APEC, mục tiêu tương tự cũng được đề ra ngay khi tổ chức này thành lập năm 1989 nhưng triển khai rất chậm chạp để rồi cũng khơng đĩng vai trị đáng kể trong cuộc khủng hoảng nĩi trên. Một cố gắng hợp tác khác giữa Ngân hàng Trung ương Đơng Á và Thái Bình Dương (EMEAP) của một số nước Đơng Á với Australia và New Zealand được đề ra năm 1991. Nhưng nguồn ngân quỹ thì khá nhỏ bé, cịn cuộc gặp đầu tiên mãi đến năm 1996 mới được tiến hành.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã bộc lộ sự cần thiết phải cĩ sự hợp tác tài chính tiền tệ. Sau thất bại của AMF, nhu cầu hợp tác tài chính tiền tệ khu vực trở thành một động lực quan trọng hình thành ASEAN+3. Và hợp tác tài chính tiền tệ cũng là một lĩnh vực ưu tiên hợp tác đầu tiên của cơ chế này. Tuyên bố chung về hợp tác Đơng Á năm 1999 đã nhấn mạnh về vị trí của ASEAN+3 trong hợp tác tài chính

tiền tệ khu vực là “nâng cao các cơ chế hỗ trợ và tự giúp đỡ trong khu vực Đơng Á thơng qua khuơn khổ ASEAN+3”.25

Sau thất bại trong nỗ lực hợp tác tài chính đa phương khu vực qua sáng kiến AMF, tháng 11/1998, Nhật Bản đưa ra Sáng kiến Miyazawa Mới nhằm thiết lập lại hợp tác tài chính tiền tệ Đơng Á nhưng trên cơ sở song phương. Đến Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 tại Chieng Mai tháng 5/2000, những bước mở rộng mới đã được xúc tiến thơng qua Sáng kiến Chieng Mai (CMI). Theo đĩ, ASA được mở rộng cho tồn ASEAN và các nước ASEAN đồng ý đĩng gĩp tới 1 tỉ USD

Một phần của tài liệu Hợp tác đa phương ASEAN+3 : vấn đề và triển vọng (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)