1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU THẬP THẤP

44 2,6K 69

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU THẬP THẤP III.1 Chưa thực sự hiểu và lường hết vấn đề trong công tác xét duyệt cho người thực sự có thu nhập thấp III.2 Những cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện, triển khai cụ thể III.3 Bất cập trong công tác quản lý III.4 Bất cập trong khâu tổ chức, xét duyệt III.5 Tư duy cũ về nhà ở không còn phù hợp III.6 Cần thay đổi tư duy về nhà ở

Trang 1

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu (Lý do chọn đề tài)

I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài

I.2.1 Mục tiêu

I.2.2 Nội dung

I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

I.4.1 Đối tượng:

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM II.1 Cơ sở lý luận

II.1.1 Định nghĩa và khái niệm người thu nhập thấp

II.1.1.1 Người thu nhập thấp là

II.1.1.2 Người thu nhập thấp bao gồm

II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội tác động đến nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị ở Việt Nam.

II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấpII.1.2.2 Nguyện vọng về nhà ở của người thu nhập thấp

II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho người thu nhập thấp

II.1.3.1 Quan điểm xóa đói giảm nghèo

II.1.3.2 Quan điểm chính trị về giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp

II.1.3.3 Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp

II.2 Thực trạng các chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp

II.2.1 Các chính sách tại Hà Nội

II.2.2 Các chính sách tại Thành phố Hồ Chí Minh

II.2.3 Các chính sách ở địa phương khác

Trang 2

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU THẬP THẤP

III.1 Chưa thực sự hiểu và lường hết vấn đề trong công tác xét duyệt cho ngườithực sự có thu nhập thấp

III.2 Những cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện, triển khai cụthể

III.3 Bất cập trong công tác quản lý

III.4 Bất cập trong khâu tổ chức, xét duyệt

III.5 Tư duy cũ về nhà ở không còn phù hợp

III.6 Cần thay đổi tư duy về nhà ở

PHẦN IV KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH

IV.1 Kiến nghị các chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp

IV.2 Chính sách cho vay vốn

IV.3 Huy động các nguồn vốn

IV.4 Chính sách về sử dụng đất

Trang 3

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

01 Đào Văn Thơ

(Nhóm trưởng)

- Ngiên cứu đề tài và phân công nhiệm

vụ cho các thành viên trong nhóm

- Tổng hợp, biên tập các báo cáo của các thành viên.

- Hoàn thiện báo cáo tổng thể của nhóm

- Viết tiểu luận phần I bao gồm:

I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu (Lý do chọn đề tài)

I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài

I.2.1 Mục tiêuI.2.2 Nội dung

* Trình bày báo cáo (Hoặc đồng chí Hà)

02 Nguyễn Bảo Trung * Trình bày đề tài (Hoặc đ/c Thơ)

I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

I.4.1 Đối tượng:

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu

03 Vũ Ngọc Hà Xây dựng câu hỏi cho các nhóm khác và

trả lời các câu hỏi liên quan tới đề tài

II.1 Cơ sở lý luận II.1.1 Định nghĩa và khái niệm người thu nhập thấp

II.1.1.1 Người thu nhập thấp làII.1.1.2 Người thu nhập thấp bao gồm

04 Nguyễn Lan Hương II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội

tác động đến nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị ở Việt

Trang 4

II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việcphát triển nhà ở cho người thu nhậpthấp

II.1.2.2 Nguyện vọng về nhà ở củangười thu nhập thấp

05 Phạm Mai Linh II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho

06 Trịnh Đình Trường III.1 Chưa thực sự hiểu và lường hết

vấn đề trong công tác xét duyệt chongười thực sự có thu nhập thấp

III.2 Những cơ chế, chính sách củaNhà nước chưa được thực hiện, triểnkhai cụ thể

III.3 Bất cập trong công tác quản lý

07 Trần Liên Tuyết III.4 Bất cập trong khâu tổ chức, xét

duyệt III.5 Tư duy cũ về nhà ở không cònphù hợp

III.6 Cần thay đổi tư duy về nhà ở

08 Trần Thị Thu

Hưởng II.2 Thực trạng các chính sách nhà

ở cho người thu nhập thấp

II.2.1 Các chính sách tại Hà NộiII.2.2 Các chính sách tại Thành phố

Hồ Chí Minh

Trang 5

II.2.3 Các chính sách ở địa phương khác.

09 Nguyễn Hải Nam Ngiên cứu các Quyết định, nghị

quyết, thông tư, hướng dẫn các chính sách của Nhà nước như: Quyết định

167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ

hộ nghèo về nhà ở; Nghị quyết số

18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và các Quyết định số

65/2009/QĐ-TTg ; Quyết định số

66/2009/QĐ-TTg ; Quyết định số

67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số

cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực

đô thị.

* Trả lời các câu hỏi liên qua tới các quyết định của Nhà nước

10 Lê Đình Hưng IV.1 Kiến nghị các chính sách phát

triển nhà ở cho người thu nhập thấpIV.2 Chính sách cho vay vốn

IV.3 Huy động các nguồn vốnIV.4 Chính sách về sử dụng đất

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI VIỆT NAM

I.1 Sự cần thiết phải nghiên cứu (Lý do chọn đề tài)

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, đô thị hoá ngàycàng tăng nhanh dẫn đến sự phân hoá giữa người nghèo và người giàu tạicác đô thị khá rõ rệt Những người thu nhập thấp ở đô thị đang phải đươngđầu với vấn đề thiếu nhà ở hoặc ở trong các khu tồi tàn, chật chội và hệthống hạ tầng quá tải do họ không có khả năng về kinh tế để tự cải thiện chỗ

ở của mình Do vậy Nhà nước cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách đảmbảo việc phát triển nhiều loại hình nhà ở phù hợp cho các đối tượng trong xã hộiđặc biệt là những người thu nhập thấp, họ luôn được Chính phủ quan tâm trongthực hiện các giải pháp an sinh xã hội trong bối cảnh đất nước ta hiện nay

Tiểu luận: “Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở ViệtNam” là cơ sở lý luận và thực tiễn để bổ xung cho các chính sách của Nhànước sao cho phù hợp hơn với thực tiễn Bởi vì, chính sách phát triển nhà ở chongười thu nhập thấp tại các khu vực đô thị đã có dấu hiệu "đuối", dù cả mục tiêungắn hạn lẫn dài hạn của chính sách đều chưa đến đích Khả năng đổ bể củachính sách ngày một hiện hữu khi hàng loạt khó khăn đang ngáng đường chủ đầu

tư, người mua nhà và cả cơ quan quản lý Chính vì vậy chúng ta càng phảinghiên cứa sâu hơn và đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tế góp phần giúpcác nhà hoạch định chính sách có cơ sở lý luận để bổ xung hoặc đưa ra nhữngchính sách mới phù hợp hơn với thực tế

I.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài:

I.2.1 Mục tiêu:

Trang 7

- Nghiên cứu, phân tích các chính sách của Nhà nước về nhà ở cho ngườithu nhập thấp ở Việt Nam

- Kiến nghị các giải pháp, chính sách, cơ chế tài chính cho Nhà nướcđối với người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam

I.2.2 Nội dung:

Nghiên cứu thực trạng nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thịViệt Nam giải quyết vấn đề nhà ở cho người TNT phù hợp với điều kiệnkinh tế xã hội hiện tại Đề xuất các giải pháp đồng bộ từ khâu quy hoạch sửdụng đất, các giải pháp kiến trúc, công nghệ xây dựng cho nhà ở đối vớingười thu nhập thấp

- Đề xuất các giải pháp thiết kế, xây dựng, nâng cấp hạ tầng cho việchoàn thiện nơi ở và môi trường ở cho người thu nhập thấp Kết hợp việcxây dựng các khu ở mới với việc bảo tồn cải tạo và nâng cấp các khu ở cũ

- Kiến nghị các chính sách, cơ chế tài chính cho công tác xây dựngcác khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam, nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho việc cho người thu nhập thấp hoàn thiện nơi ở củamình

- Phát triển các chính sách tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc hoàn thiện nơi ở cho người thu nhập thấp

I.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Đề tài: “Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam” thành công sẽ đem lại hiệu quả to lớn cả về cơ sở lý luận và thực

tiễn của việc xây dựng cá c ch ín h sá ch về nhà ở cho người thu nhậpthấp tại các đô thị Việt Nam một cách chặt chẽ, có cơ sở khoa học

I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

I.4.1 Đối tượng:

Trang 8

- Nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị gồm những người hưởnglương có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách, người có công với Cáchmạng, sinh viên mới ra trường

- Các chính sách về nhà ở cho người thu nhập thấp của Nhà nước đã banhành

I.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam : Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác

Theo yêu cầu của môn học Phân tích chính sách kinh tế xã hội, Nhóm 2 – tổ

1 – Lớp Cao học Quản lý Kinh tế K19-L2 được phân công làm tiểu luận với đề tài

“Phân tích chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp” Đây là một đề tài tương

đối rộng, có tính học thuật cao Ý thức được điều này, ngay từ khi nhận đề tàiNhóm đã chủ động phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên, mỗi người phụ tráchmột vấn đề với nguồn tài liệu chủ yếu là giáo trình, bài giảng của các trường thuộckhối kinh tế - xã hội và các Quyết định của Nhà nước như: Quyết định167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộnghèo về nhà ở; Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và cácQuyết định số 65/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg; Quyết định số67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế,chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đàotạo, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ởcho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị

Do đề tài rộng và thời gian chuẩn bị ngắn trong quá trình làm tiểu luận chắcchắn không tránh được có sai sót cần bổ sung, sửa chữa, vì vậy chúng tôi rất mongmuốn nhận được sự phản biện, góp ý của các thành viên trong Lớp 2 Quản lýKinh tế – Khóa 19, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Trang 9

Tập thể nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Phạm Văn Dũng Chủnhiệm khoa Kinh tế Chính trị – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia HàNội đã phân công và hướng dẫn tập thể nhóm hoàn thành tiểu luận này /.

Trang 10

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM II.1 Cơ sở lý luận

II.1.1 Định nghĩa và khái niệm người thu nhập thấp

II.1.1.1 Người thu nhập thấp là:

Người có thu nhập tương đối ổn định Có khả năng tích lũy vốn để tựcải thiện điều kiện ở, nhưng cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước vềvay vốn dài hạn trả góp, về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vayvốn làm nhà có khả năng hoàn trả)

Trước tiên phải thấy rằng, người thu nhập thấp là người chưa có đủ khảnăng thanh toán một lần cho nhu cầu mua nhà ở của mình Vì nếu họ có đủ khảnăng thanh toán theo các bản hợp đồng mua nhà thương mại thì họ không còn làngười thu nhập thấp

Chính vì vậy, người thu nhập thấp là những đối tượng cần được hỗ trợ vềmặt tài chính để nâng cao khả năng thanh toán của mình trong các hợp đồngmua nhà

II.1.1.2 Người thu nhập thấp bao gồm

Công chức, viên chức nhà nước (lớp trung lưu trở xuống) Giáo viêncác trường phổ thông và một bộ phận giảng viên trường đại học, cao đẳng.Cán bộ ngành y tế (lớp trung lưu trở xuống) Công nhân các nhà máy, khucông nghiệp Dân lao động và buôn bán nhỏ ở đô thị, dân cư các khu tái địnhcư

II.1.2 Các đặc trưng kinh tế xã hội tác động đến nhà ở cho người thu nhập thấp tại các đô thị ở Việt Nam.

II.1.2.1 Các yếu tố tác động vào việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp:

a/ Mức độ di cư và mô hình di cư theo lứa tuổi, giới tính:

Trang 11

b/ Đặc điểm kinh tế-xã hội của dân di cư từ nông thôn ra thành thị:

Đa số lao dộng di cư có nghề nghiệp tham gia ngành dịch vụ, côngnghiệp, xây dựng và chủ yếu làm công ăn lương Lý do kinh tế (việc làm,thu nhập, học tập) và đoàn tụ gia đình là yếu tố quan trọng nhất của dòngdân di cư tới đô thị, do đó khi chuyển về đô thị người dân di cư có nhu cầurất lớn về nhà ở để ổn dịnh cuộc sống

c/ Các ảnh hưởng của di dân tự do đối với nhà ở đô thị

Làm tăng số lượng người thu nhập thấp trong các đô thị Tăng nhu cầu

về nhà ở, đặc biệt là cho người thu nhập thấp làm ảnh hưỏng đến quản lý và

bộ mặt đô thị Tăng ô nhiễm môi trường đô thị, mất trật tự đường phố, hèphố, khu công cộng, g â y ùn tắc giao thông Làm xuống cấp hạ tầng kỹthuật và hạ tầng xã hội đô thị

II.1.2.2 Sự phân hoá giàu nghèo với vấn đề nhà ở của dân cư đô thị:

a/ Sự phân tầng xã hội có tác động trực tiếp tới các công việc quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Dẫn dến việc tồn tại các khu

ổ chuột bên cạnh các biệt thự khách sạn sang trọng và chúng ta không dễdàng có thể giải toả chúng để quy hoạch lại

b/.Các loại nhà ở của người thu nhập thấp dưới tác động của sự phân hoá giàu nghèo trong đô thị: Loại nhà căn hộ trong các khu tập thể, khu chung cư

nhiều tầng; Loại nhà nằm trong các khu vực ngõ phố, ngõ xóm, đã có quyhoạch là khu đất ở; Loại nhà nằm trong các khu vực ngõ, xóm lao dộng chưa

có quy hoạch; xây dựng lấn chiếm vào đất quy hoạch; đất lưu không

c/ Sự phân tầng ảnh hưởng mức chênh lệch về nhà ở người thu nhập thấp

và người thu nhập cao ở đô thị: Trong sự phân tầng, điều kiện nhà ở và môi

trường ở quá tồi tệ trở thành thực tế điển hình cho sự nghèo khổ ở đô thị

Trang 12

II.1.2.3 Các đặc tính xã hội của người thu nhập thấp ảnh hưởng vào nhà ở

a/ Đặc tính về thành phần xã hội:

b/ Đặc tính quy mô nhân khẩu, trình độ văn hoá:

c/ Đặc tính mức thu nhập và chi tiêu:

Nguồn thu nhập của người thu nhập thấp chủ yếu từ lương, từ tiềncông do dịch vụ, từ lãi do buôn bán nhỏ Trong đó những nguồn thu nhậpkhông từ lương thường bấp bênh không ổn định

II.1.2.4 Nguyện vọng về nhà ở của người thu nhập thấp

* Diện tích sử dụng m2/hộ: 35 – 50 m2;

* Các loại hình cải tạo nhà ở: Sửa chữa nâng cấp nhà ở là loại hìnhchủ yếu; Mua đất xây nhà - là một bộ phận nhỏ; Mua căn hộ chung cư; Thuêcăn hộ chung cư

* Các loại hình cải thiện nhà ở của người thu nhập thấp: Cải tạo, nângcấp nhà ở hiện có Xây dựng nhà chung cư bán trả góp cho người thu nhậpthấp Nhà chung cư cho thuê

*Các nguyện vọng về nhà ở tại một số đô thị: Cải tạo, nâng cấp và xâydựng mới

II.1.3 Các quan điểm về nhà ở cho người thu nhập thấp

II.1.3.1 Quan điểm xóa đói giảm nghèo

Là nhiệm vụ chiến lược của phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạntới, là cơ sở cho việc cải thiện điều kiện ở và môi trường ở cho ngườinghèo tại đô thị

II.1.3.2 Quan điểm chính trị về giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp

Trước hết đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước từ cấpTrung ương đến địa phương Quan tâm giải quyết vấn đề này là thể hiện tính

ưu việt của chế độ XHCN, bảo đảm tính truyền thống nhân ái của dân tộc,thực hiện mục tiêu văn minh, công bằng xã hội, tạo ra môi trường tốt, gópphần ổn định về phát triển kinh tế xã hội

Trang 13

II.1.3.3 Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp

- Bảo đảm từng bước quyền có nhà ở, quyền sử dụng đất ở và sở hữunhà ở của dân

- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và quản

lý nhà ở

- Xã hội hoá việc xây dựng nhà ở

- Phát triển nhà ở theo các dự án quy hoạch được duyệt

- Thực hiện đồng bộ trong xây dựng

Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở toàn Thành phố chỉ có 348.743căn nhà (trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và 195.743 căn thuộc sởhữu tư nhân), tức chỉ bằng non một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng nhu cầu mỗi

hộ gia đình được sống riêng trong 1 căn nhà Nói cách khác, hiện tại ở Hà Nội,mỗi căn nhà dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì trung bình cũng có hơn 2

hộ gia đình đang sinh sống Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thànhphố Hà Nội, hiện nay bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng7m2/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới 4m2/người; về chấtlượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi…

Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thunhập trung bình và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tươngđương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa

Trang 14

bàn Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, thì chỉ riêng năm

2006 – 2007, Thành phố cần khoảng 7.700 căn hộ quỹ nhà tái định cư phục vụcác dự án lớn của Thành phố, song Thành phố mới chỉ lo được khoảng 5.000căn Thậm chí, đến năm 2010, 80 dự án xây dựng nhà tái định cư của Thành phố

dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì Thành phố vẫn thiếu tới13.000 căn hộ Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), thì nhu cầu nhà ởcho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân… vàokhoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bứcxúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%

Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại, ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (sốtuyệt đối là 560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/người/tháng – tức xấp xỉ 10 triệu đồng/người/năm Còn nếu xét theo mức chuẩnnghèo mà UBND Thành phố Hà Nội ban hành năm 2005 để áp dụng cho giaiđoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm 2004 Hà Nội cótới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là 4,3%

và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003

là 7/8)

Về tổng quát, có thể khẳng định, các hộ gia đình có thu nhập thấp đangchiếm đa số trong dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội(trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức Thành phố) không có khảnăng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới chomình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài Về con số tuyệt đối, theoước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội thì có tới 10.000

hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng chỉ mới

có giải pháp cho khoảng 30% số này Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng

Trang 15

lồ trên thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫntiếp tục hiện hữu và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Cùng với sự gia tăngdân số và tách hộ do lấy vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóngmặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuốngcấp của Quỹ nhà hiện có (nhất là nhà do nhà nước sở hữu, nhà chung cư) v.v thìnhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những người dân Thủ đô.

Hà Nội là Thành phố có quỹ nhà ở lớn thứ hai trong cả nước, có vàokhoảng 12 triệu m2 (450.000 căn hộ) chiếm gần 15% quỹ nhà ở toàn quốc.Trong đó: Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có khoảng 5 triệu m2chiếm hơn 40%quỹ nhà ở toàn Thành phố (bao gồm nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do ngànhĐịa chýnh Nhà đất quản lý cho thuê khoảng 2 triệu m2 với 65.000 hợp đồngthuê nhà ở; nhà ở do các cơ quan tự quản khoảng 3 triệu m2 với 85.000 căn hộ).Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân và các sở hữu khác khoảng 7 triệu m2 chiếm gần60% quỹ nhà Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 40% các nhà ở tư nhân có giấy

tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc sử dụng đấthợp pháp

Ngoài ra, theo số liệu thống kê hiện tại Hà Nội có khoảng gần 10 triệu m2

nhà trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước; trụ sở giao dịch, điều hành củacác doanh nghiệp; khách sạn văn phòng làm việc cho thuê của các dự án đầu tưnước ngoài và đầu tư trong nước

Trong toàn bộ quỹ nhà ở của Hà Nội có khoảng 80% là nhà thấp tầng (1 –

3 tầng); 20% là nhà chung cư cao tầng (4 – 5 tầng) Những năm vừa qua, quỹnhà ở tư nhân do nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà cao tầng (4- 5 tầng) khoảng20% quỹ nhà ở tư nhân Phần lớn các khu nhà ở của Hà Nội không được xâydựng đồng bộ, hạ tầng kỹ thuật chắp vá, thiếu tiện nghi, thiếu công trình phúclợi công cộng, môi trường bị ô nhiễm, mật độ dân cư phân bổ không đồng đều

Trang 16

quá tải ở khu trung tâm; Khu vực 36 phố cổ có mật độ dân số tới 40.000người/km2 so với mật độ dân số trung bình toàn Thành phố là 26.000người/km2.

Từ khi Nhà nước thực hiện xoá bỏ bao cấp về nhà ở, do có nhiều khó khănNhà nước ít đầu tư xây dựng nhà ở, 80% diện tích nhà ở do nhân dân tự đầu tưxây dựng hoặc cán bộ công nhân viên của các cơ quan tự đầu tư xây dựng Từnăm 1998 trở về trước các mô hình phát triển nhà ở thực hiện riêng lẻ, tự phát,không theo dự án dẫn đến tình trạng lộn xộn trong xây dựng, cải tạo nhà Từnăm 1998 đến nay, phát triển nhà ở đã dần thực hiện theo các dự án và hìnhthành các khu đô thị mới trên cơ sở quy hoạch phát triển đô thị đồng bộ cả nhà ở

và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển đô thị thành phố Hà Nội đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt, về cơ bản thành phố Hà Nội đã xây dựng vàđược duyệt quy hoạch chi tiết các quận huyện và quy hoạch chi tiết các khu đôthị mới; các dự án phát triển nhà ở Kết quả đến cuối năm 2001 và đầu năm

2002 đã có 49 dự án khu đô thị mới đã có quyết định phê duyệt đầu tư, đangtriển khai thực hiện như: khu đô thị mới Trung Yên; làng Quốc tế Thăng Long,khi đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính; khu đô thị mới Định Công – ThanhTrì; khu đô thị mới Linh Đàm; khu đô thị mới Định Công – Đại Kim vv…Ngoài ra còn thực hiện nhiều dự án xây dựng nhà ở chung cư xen kẽ tại cácquận nội thành cũ

Theo quy hoạch thành phố Hà Nội có 56 dự án lớn, 140 dự án nhỏ với quỹđất 2000ha, tương ứng 23 – 25 triệu m2 nhà ở và khoảng 6 triệu m2 trụ sở, côngtrình công cộng, bảo đảm cho 37 vạn người cư trú trong nhà ở cao tầng (tiêuchuẩn 36 m2/người) và 15 vạn người trong nhà ở thấp tầng (tiêu chuẩn 4 người/biệt thự bình quân 200 m2 đất) Tính riêng năm 2003 diện tích nhà ở có từ các

Trang 17

khu đô thị mới là 650.000m2 Đến năm 2004, Hà Nội đã triển khai thực hiện 115

dự án phát triển nhà, theo quy hoạch diện tích đất xây dựng nhà ở trên 3,8 triệu

m2, diện tích đất hạ tầng kỹ thuật gần 5,4 triệu m2, đất xây dựng công trình sảnxuất kinh doanh dịch vụ trên 694.000 m2 Hiện nay, ngoài 60 khu đô thị đã đượcquy hoạch, một số khu mới đang tiếp tục triển khai quy hoạch như Bắc Cổ Nhuế– Chèm, Xuân Phương – Từ Liêm, Sài Đồng – Gia Lâm…

Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc thựchiện phát triển nhà ở và giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan: trong 5 năm

2001 – 2005, tổng số m2 nhà ở xây dựng mới thực hiện được 5.461.000m2 đạt126,4% kế hoạch và bình quân thời kỳ này mỗi năm xây dựng được1.092.000m2, tăng gấp 5 lần so với những năm 1991 – 1997 và 2,5 lần so vớinhững năm 1998 – 2000, đưa diện tích bình quân nhà ở trên đầu người từ 4,6

m2/người năm 1991, lên 6,0m2 năm 2000 và lên 7,5m2năm 2006

Tháng 02/2006, thành phố mới tìm được hướng giải quyết cho thông quaviệc đặt hàng mua quỹ nhà này để phục vụ tái định cư Nguyên tắc thực hiệnhợp đồng đặt hàng mua nhà là thanh toán 70% giá trị dự đoán được duyệt củacác dự án để giảm bớt khó khăn về tài chính cho các đơn vị Phần còn lại sẽ bốtrí vốn thanh toán khi có kết quả thẩm tra quyết toán của Hội đồng thẩm địnhgiá thành phố

Thị trường nhà ở Hà Nội hiện nay mất cân đối ở chỗ quá chú trọng đếnnhà ở để bán hơn là nhà ở cho thuê Nhà ở cho thuê sinh lợi được nhiều hơn,nhưng có những yếu tố sau đây hạn chế sự phát triển của nó:

+ Nhà kinh doanh bất động sản không có vốn lớn, do đó muốn thu hồi vốnnhà bằng cách bán ngay sau khi xây dựng xong

+ Người mua muốn có nhà ở thuộc sở hữu của mình để có tài sản thế chấpvay vốn kinh doanh hoặc truyền lại cho con cháu

Trang 18

Nhà kinh doanh bất động sản sợ khó thu được tiền thuê nhà, khó đòi lạinhà cho thuê vì luật pháp, chính sách Nhà nước, dư luận xã hội thiên vị ngườithuê nhà.

Nhà cho thuê thực sự là nhu cầu cấp thiết của nhiều người như công chức

và quân nhân khi thuyên chuyển đến đô thị khác, các hộ nghèo không đủ tiềnmua nhà, các gia đình trẻ mới thành lập, những người ly hôn hoặc gia đình bấthạnh, sinh viên đi học xa, người nước ngoại v.v…

Việc đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở phục vụ người thu nhậpthấp nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp chính quyền Xã hội hoánhà ở là tất yếu trong sự phát triển chung, đồng thời huy động được mọi nguồnlực, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tham gia

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ởphải dành 30% – 50% quỹ nhà ở chung cư cao tầng để bán cho cán bộ côngnhân viên các cơ quan theo danh sách giới thiệu của UBND thành phố Điềunày đã giảm sức ép về nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên trên địa bànthành phố Tuy nhiên do vấn đề thiết kế cũng như quy mô và mức độ đầu tư củacông trình quá cao, nhiều cán bộ công nhân viên chức không mua được nhà,không phù hợp với tiêu chuẩn và khả năng của đối tượng mua nhà

Mặc dù Thành phố đã chủ động chỉ đạo triển khai một số dự án thí điểmnhưng do cơ chế lựa chọn đối tượng thụ hưởng (người thu nhập thấp) còn thiếuđồng nhất, cơ chế mua bán trả góp, cho thuê, xử lý rủi ro khi triển khai thiếu sựràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ giữa các bên và các ngành liên quan còn thiếukhả thi Do đó một số dự án không đáp ứng được theo mục tiêu ban đầu, như:Làng Sinh viên Hacinco; Thí điểm xây dựng nhà ở thu nhập thấp như khu nhà ởB4, B5 Cầu Diễn; khu nhà ở 9 tầng Xuân Đỉnh; Một số khu nhà ở Quân độiquản lý

Trang 19

+ Kinh nghiệm rút ra từ làng Sinh viên Hacinco là ngoài các ưu điểm màchúng ta dễ nhận thấy như đã tạo ra được một quần cư hiện đại cho Sinh viênthuê, nhưng thực tế còn nhiều vấn đề cần trao đổi đó là: Đa phần sinh viên thuêtại đây có gia đình mà mức thu nhập tương đối khá giả (số lượng ít), số lượnglớn các công ty, cơ quan, tổ chức kinh tế cũng thuê văn phòng tại đây; rất nhiềucác hoạt động, các dịch vụ cho sinh viên mặc dù đã được duyệt trong báo cáonghiên cứu khả thi xong vẫn chưa được xây dựng v.v… Làng Sinh viên hiệnnay khó có khả năng thu hồi vốn nếu đầu tư xây dựng đúng những tiêu chí đượcduyệt và nếu chỉ cho Sinh viên thuê Như vậy mục đích sử dụng ban đầu đã bịthay đổi.

+ Các khu nhà thu nhập thấp xây dựng thí điểm B4, B5 Cầu Diễn hay 9tầng Xuân Đỉnh thì mới chỉ đầu tư được ngôi nhà, cũng không khác mấy căn hộgia đình hiện nay Đối tượng sử dụng hiện nay cũng chưa xác định được đúngthành phần như chủ trương ban đầu mà chuyển thành nhà ở tạm cư cho các hộdân tại khu nhà Gỗ ở ngoài đê sông Hồng và phục vụ giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư Như vậy mục đích cho xây dựng nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưathực hiện được

Tính đến ngày 30/8/2011, Hà Nội đã có 11 dự án đầu tư xây dựng nhà thunhập thấp với tổng số 11.714 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.645 người Tuynhiên, khi những căn nhà thu nhập thấp đầu tiên đến tay người tiêu dùng thìcũng là lúc hàng loạt những bất cập được phơi bày

Dự án cho người thu nhập thấp tại lô N010A và N012-3 khu đô thị mớiSài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) có giá tạm tính (đã được các đơn vị chứcnăng thẩm định) là 13,27 triệu đồng/m2 Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tưđợt đầu 6 dự án nhà dành cho người thu nhập thấp, trong đó, tại Sài Đồng (LongBiên) xây dựng hai khu gồm khu có diện tích đất 7.500 m2 và khu có diện tích

Trang 20

8.100 m2; dự án nhà ở cho công nhân tại Kim Chung (Đông Anh) 5,1 ha; dự ánnhà ở công nhân tại Phú Nghĩa 3,6 ha; nhà ở cho cán bộ, công nhân tại Bắc PhúCát 8,8 ha Nếu so sánh với giá các căn hộ thương mại đang rao bán cũng tạikhu này thì sự chênh lệch là rất nhỏ Cụ thể, các căn hộ chung cư tại lô N017-2cũng của khu đô thị Sài Đồng đang được rao bán với giá gốc 15 triệu đồng/m2 +1,5 triệu đồng/m2 chênh lệch Khu nhà đã được khởi công từ ngày 29/7/2010,

dự kiến sau 24 tháng sẽ hoàn thành

Theo ước tính, Hà Nội (cũ) hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng và cần ítnhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng cónhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn Các hộ gia đình có thu nhập thấp đangchiếm đa số trong dân cư thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong

đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức) không có khả năng tích lũy từtiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợtài chính từ bên ngoài

Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, có tới 10.000 hộ giađình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng chỉ mới có giảipháp cho khoảng 30% trong số này Theo điều tra của tổ chức JICA nhu cầu nhà

ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân làvào khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn,bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%

Định hướng tương lai:

Nhà ở cho người thu nhập thấp nằm trong chương trình phát triển nhà ởhàng năm và 5 năm của thành phố Một phần ngân sách xây dựng cơ bản hàngnăm của Hà Nội (gồm vốn trung ương cấp) phục vụ cho công tác tái xây dựng

và tái định cư nhà ở, trong đó có nhà ở cho người thu nhập thấp

Trang 21

“Đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 15.500 căn hộ cho người có thu nhậpthấp” Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Tuấn- Phó Giám đốc Sở Xâydựng trong cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều ngày 13/9 Theo đó,

từ nay đến năm 2015, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng khoảng 15.500 căn hộtương ứng với khoảng 1,5 triệu m2

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở chohọc sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại cáckhu công nghiệp tập trung, người có thu nhập tại khu vực đô thị, Hàng loạt dự

án nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội đã được triển khai trên địa bàn Hà Nội Thành phố phấn đấu đến năm 2015 đạt được 60% sinh viên có nhu cầuđược thuê nhà; 50% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu được thuênhà ở

Về nhà ở cho sinh viên, thành phố đã dành những khu đất sạch, đã có hạtầng để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học hiện có (PhápVân – Tứ Hiệp, Mỹ Đình II) đồng thời tổ chức xây dựng ký túc xá trong khuônviên các trường đại học phù hợp với quy hoạch bằng nguồn vốn trái phiếu củaChính phủ

Về nhà ở công nhân, Hà Nội đã tổ chức đầu tư xây dựng thí điểm nhà ởcho công nhân cho khu công nghiệp Bắc Thăng Long tại xã Kim Chung – ĐôngAnh, đang triển khai tiếp giai đoạn 2 để phục vụ cho công nhân khu côngnghiệp Bắc Thăng Long đồng thời kêu gọi đầu tư tại các khu tập trung vừa vànhỏ trên địa bàn TP Hiện TP đang đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại khucông nghiệp Phú Nghĩa, Bắc Phú Cát

Riêng vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, Hà Nội đã

tổ chức Hội nghị mời các nhà đầu tư tham gia Chương trình phát triển nhà ở cho

Trang 22

người thu nhập thấp khu vực đô thị Kết quả, đến nay cơ bản số lượng nhà đầu

tư đăng ký các dự án đã đảm bảo kế hoạch đề ra đến năm 2015

Hiện, một số dự án đang triển khai xây dựng như: Khu nhà ở cho ngườithu nhập thấp tại khối nhà chung cư cao tầng CT1, CT2 thuộc Dự án khu dân cưNgô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội do Liên danh Công ty CP bê tông vàxây dựng Vinaconex Xuân Mai và Công ty CP xây dựng Vinaconex 21 làm chủđầu tư 328 căn hộ Tại dự án này chủ đầu tư đang tiếp nhận hồ sơ và đến 25/9này sẽ chính thức xét duyệt hồ sơ cho đối tượng thu nhập thấp được mua nhà Bên cạnh đó có Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Lô đất N05, N010khu đô thị mới Đặng Xá, huyện Gia Lâm do Tổng công ty Thủy tinh và gốmxây dựng Viglacera làm chủ đầu tư cung cấp 1.000 căn hộ, đã khởi công ngày1/8/2010 Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm,

Hà Nội do Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera làm chủ đầu tưcũng sẽ cung cấp 124 căn hộ

Mặt khác, Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Khu tái định cư KiếnHưng, quận Hà Đông do Liên danh Công ty CP bê tông và xây dựng VinaconexXuân Mai và Công ty CP xây dựng Vinaconex 21 làm chủ đầu tư cung cấp1.512 căn hộ, ngày 1/8/2010 đã khởi công và dự kiến hoàn thành sau 18 thángthi công

Trong thời gian tới,Hà Nội sẽ chỉ đạo tiếp tục triển khai một số dự án như:Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Mê Linh, Đại Thịnh II do Tập đoàn HUDlàm chủ đầu tư Dự kiến, trong tháng 10/2010 khởi công dự án này, sẽ cung cấpcho thị trường hơn 4.000 căn hộ

Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại quỹ đất dự trữ 18ha khu đô thị Bắc

An Khánh, Hoài Đức do Tổng công ty Vinaconex và Tổng công ty Handico làmchủ đầu tư với quy mô 10.000 căn hộ, dự kiến khởi công trong tháng 11/2010

Ngày đăng: 30/12/2014, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w