1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH

110 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 484,22 KB

Nội dung

Do đó, để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp mình thì các nhà quản trị phải phân tích tình hình tài chính một cách thườngxuyên để phát hiện những bất thường từ đó

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh vì mụctiêu phát triển của doanh nghiệp mình, mỗi doanh nghiệp có mục tiêu phát triển riêngnhưng nói cho cùng mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp cũng là lợi nhuận

Để thực hiện được mục tiêu của mình các doanh nghiệp phải không ngừng phát huynhững tiềm lực sẵn có trong doanh nghiệp mình như về nhân sự, tài chính, khoa học…Trong đó tiềm năng về tài chính là nhân tố vô cùng quan trọng giúp công ty có thể điđúng hướng, phát triển bền vững Hoạt động tài chính có quan hệ mật thiết với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò quyết định sự tồn tại củadoanh nghiệp Khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, để thấy được thực trạngtài chính của công ty như thế nào để từ đó có những chính sách phù hợp giúp doanhnghiệp phát triển Do đó, để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp mình thì các nhà quản trị phải phân tích tình hình tài chính một cách thườngxuyên để phát hiện những bất thường từ đó phân tích tìm ra các nguyên nhân để cónhững chính sách phù hợp, kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanhnghiệp

Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Cơ Khí ĐôngAnh em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,thông qua phân tích tài chính của công ty qua 3 năm gần đây nhằm mục đích tự nângcao hiểu biết của mình, vận dụng những kiến thức đã tích lũy được trên nhà trường vàothực tế Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV

Cơ Khí Đông Anh” làm chuyên đề tốt nghiệp

Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: Thực trạng tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Cơ KhíĐông Anh

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

a) Khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền

tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới cácmục tiêu của doanh nghiệp Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và

sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Phân tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là sự phân chia sự vật, hiện tượng

theo những tiêu thức nhất định để nghiên cứu, xem xét thấy được sự hình thành và pháttriển của sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượngkhác

Phân tích là công cụ để nghiên cứu trong hầu hết các khoa học, từ khoa học tự

nhiên đến khoa học xã hội Phân tích giúp nhận biết được nội dung, hình thức và xuhướng phát triển của sự vật hiện tượng nghiên cứu, thấy được mối quan hệ cấu thànhbên trong của mỗi sự vật, hiện tượng, quan hệ biện chứng của nó với các sự vật hiệntượng khác, qua đó giúp cho các đối tượng sự dụng thông tin phân tích đưa ra cácquyết định riêng

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh

giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương laicủa doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù hợpvới mục tiêu mà họ quan tâm

(PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, năm 2010)b) Mục tiêu

- Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhaunhư cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sửdụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả cácđối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như nhà đầu tư, cung cấp tín

Trang 8

- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp vớitình hình thực tế của DN như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận…

- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềmnăng tài chính của DN trong tương lai

- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của DN trên cơ sở kiểm tra đánh giá cácchỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xácđịnh được các điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho DN cónhững quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh đạthiểu quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.1.1.2 Đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp

Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN có thể tập hợp thành cácđối tượng chính sau đây:

- Các nhà quản lý

- Các chủ sở hữu hiện tại và người đang muốn trở thành cổ đông của DN

- Những nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho DN như: ngân hàng, các tổchức tài chính, người mua tín phiếu của DN, các DN khác…

- Các cơ quan chức năng của nhà nước,cơ quan thuế

sẽ đáp ứng nhu cầu khác nhau Cụ thể:

Mục đích của việc phân tích tài chính đối với các đối tượng:

Chủ DN:

Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết họ là người rất quan tâm đến những thông tin đượccung cấp thông qua kết quả của phân tích tài chính doanh nghiệp (được gọi là phân tích tàichính nội bộ), như kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, kết quả của việc quản lý

và sử dụng vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính doanh nghiệp v.v Những thông tin nói trên sẽ là cơ sở để các chủ doanh nghiệp lựa chọn, cân nhắc để đưa racác quyết định đúng đắn về quản lý trong tương lai, như quyết định về đầu tư, về tài trợ, vềphân bổ vốn và sử dụng vốn, về giải quyết tình hình công nợ, về phân chia và sử dụng lợi

Trang 9

nhuận, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, liên doanh liên kếtv.v

Các cơ quan chức năng của nhà nước, cơ quan thuế:

Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệpliên doanh, cổ phần có vốn của nhà nước đều quản lý và sử dụng một lượng tài sản vàtiền vốn nhất định thuộc sở hữu nhà nước, do đó các cơ quan chức năng của nhà nước,như cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản đều quan tâm đến những thông tin về tình hìnhphân bổ và sử dụng vốn, tình hình đầu tư, khả năng tạo vốn, khả năng sinh lời, tình hìnhbảo toàn vốn v.v ; Với cơ quan thuế, vấn đề quan tâm với họ còn rộng hơn, cụ thể nhưkết quả hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, như thuế giá trịgia tăng, thuế thu nhập, thuế vốn, thuế đất, thuế tài nguyên và các khoản phải nộp khác

Các nhà cho vay, các chủ nợ của doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại và cổ đông tương lai:

Hiện nay, vốn vay và nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn củadoanh nghiệp Do vậy các nhà cho vay, như các ngân hàng thương mại, các định chếtài chính, những người mua tín phiếu, trái phiếu, các nhà bán chịu cho doanh nghiệpđều rất quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán, khả năng trả nợ vay, hiệu quả sử dụng vốn, thu nhập của cổ phiếu, tỉ suất lợinhuận trên vốn cổ đông, tỉ lệ trả lãi cổ phần, tỉ giá thị trường trên thu nhập của mỗi cổphiếuv.v

Những người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả những người làm công ăn lương:

Là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, do đó quyềnlợi của họ gắn liền và tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Họquan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, tình hình đầu tư, khả năngthanh toán (đặc biệt là thanh toán nhanh) v.v Đối với các doanh nghiệp cổ phần, ngườihưởng lương cũng quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn cổ đông cũng giống với sự quantâm của cổ đông của doanh nghiệp

Trang 10

Các đối thủ cạnh tranh:

Hoạt động trong điều kiện của kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu hướng hộinhập và toàn cầu hoá, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt Trên cùng một thịtrường, nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh mặt hàng (sản phẩm) giốngnhau, ví dụ xe máy, ôtô, bia, đồ dùng gia dụng v.v , do đó các đối thủ cạnh tranh rấtmuốn biết những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khác,như kết quả sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tình hình đầu

tư, tình hình và khả năng tạo vốn thông qua phát hành tín phiếu, trái phiếu v.v

Từ những vấn đề phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận rằng: Có rất nhiều đốitượng quan tâm đến các báo cáo tài chính và những thông tin được rút ra từ phân tíchtài chính của DN Những thông tin có được qua phân tích tài chính DN là cơ sở quantrọng để họ sử dụng trong việc đưa ra các quyết định liên quan tới những mục đíchkhác nhau như:

- Quyết định có liên quan đến yêu cầu quản lý doanh nghiệp

- Quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay, bán chịu

- Quyết định mua hay bán tín phiếu của doanh nghiệp

- Quyết định chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp (sát nhập, cổ phần, liêndoanh, giải thể v.v ) v.v

1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính DN

Để phân tích tài chính DN, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phươngpháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính Những phương pháptài chính thường sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đốichiếu, phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích, phương pháp biểu đồ, phương phápphân tích nhân tố, phương pháp phân tích tài chính Dupont… Nhưng trong bài thì thường

sử dụng một số phương pháp sau:

a) Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giákết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích Vì vậy, đểtiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh,xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh

Điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (chỉ tiêu)

Trang 11

- Các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là sự thống nhất về nội dungkinh tế thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đolường.

Xác định kỳ gốc để so sánh

Kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích Cụ thể:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh đượcxác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước)

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh được xácđịnh là trị số kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiến hành sosánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán và định mức của chỉ tiêu

- Khi xác định vị trí, thứ hạng của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là trị sốcủa các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn, chuẩn mực xếphạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp công bố hay chỉ tiêu phân tích củađối thủ cạnh tranh

Kỹ thuật so sánh

Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng

số tương đối, so sánh dọc, so sánh ngang

(TS.Nghiêm Thị Thà, năm 2010)

b) Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị sử dụng để phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu

đồ, đồ thị Qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiệnmối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể Phương pháp đồ thị gồm nhiềudạng như đồ thị hình cột, đường, hình tròn… Phương pháp này có ưu điểm thể hiện rõràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối liên hệ giữa các chỉ tiêu và sử dụng máytính hỗ trợ sẽ rất hiệu quả

(TS.Nghiêm Thị Hà, năm 2010)

c) Phương pháp tỷ số

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích.

Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác Đây là phươngpháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoànthiện Bởi vì:

Trang 12

Lập kế hoạch phân tích Thu thập, xử lý thông tinXác định những biểu hiện đặc trưng, phân tíchTổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, ra quyết định

Thứ nhất: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy

đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ

số của một DN hay một nhóm DN

Thứ hai: Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy

nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số

Thứ ba: Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những

số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục

hoặc theo từng giai đoạn

Về nguyên tắc: Với phương pháp tỷ số cần xác định các ngưỡng, các tỷ số tham

chiếu Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp

phân tích tài chính khác

d) Phương pháp phân tích tài chính DUPONT

Phương pháp này sẽ giúp nhà phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng

xấu, tốt trong hoạt động của DN Bản chất của phương pháp này là tách tỷ số tổng hợp

phản ánh sức sinh lợi của DN như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên

vốn CSH (ROE) thành tích số của các chuỗi tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau

Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp

1.1.4 Tổ chức thực hiện quy trình phân tích tài chính DN

Mỗi đối tượng quan tâm tới mục đích khác nhau nên việc phân tích với mỗi đối

tượng cũng có nét riêng biệt Song nói chung, quy trình phân tích tài chính DN thường

tiến hành theo sơ đồ sau:

Hình 1.1 Quy trình phân tích tài chính DN

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu

quả của phân tích tình hình tài chính Giai đoạn lập kế hoạch phân tích được tiến hành

Trang 13

khoa học chuẩn xác sẽ giúp cho giai đoạn sau thực hiện tốt Lập kế hoạch phân tích baogồm:

- Xác định mục tiêu, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành phân tích

- Xác định rõ nội dung phân tích, chỉ tiêu và phương pháp phân tích sử dụng

- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập

- Lựa chọn nhân sự và phương tiện phân tích

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin

Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch Tiếnhành phân tích bao gồm các công việc cụ thể sau:

- Thu thập thông tin

+ Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị

+ Các tài liệu kế hoạch

+ Tài liệu khác

- Xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp để xử lý số liệu

Giai đoạn 3: Xác định những biểu hiện đặc trưng, phân tích

+ Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích + Phân tích mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉtiêu phân tích

Giai đoạn 3: Nhận xét, đánh giá và ra quyết định

+ Tổng hợp kết quả

+ Nhận xét, đánh giá

+ Dự đoán, đưa ra các giải pháp, ra quyết định

1.1.5 Tài liệu phục vụ phân tích tài chính DN

a) Bảng cân đối kế toán mẫu số B01- DN

Bảng cân đối kế toán (CĐKT) là báo cáo tài chính chủ yếu, phản ánh tổng quáttoàn bộ tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm nhất định.Nội dung bảng CĐKT thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản vànguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục vàchỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó Căn

cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chínhdoanh nghiệp

Trang 14

b)Báo cáo hoạt động kinh doanh mẫu số B02 – DN

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát

tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN chi tiết theotừng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính

và hoạt động khác…)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng:

- Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn,doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động kháccũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động

- Đánh giá xu hướng phát triển của DN, có biện pháp khai thác tiềm năng cũng như hạnchế khắc phục những tồn tại trong tương lai

Thông tin cung cấp của báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo trình

bày những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt độngkinh doanh thông thường của DN trong một kỳ kinh doanh, phản ánh thuế TNDN vàlợi nhuận thuần của DN trong kỳ đó

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu B03 – DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính

DN, cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng đánh giá những thay đổi trong tài sảnthuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán vàkhả năng tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để kiểm tra thực trạng lưu chuyển tiền của DN,đánh giá các dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năngsinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và dự đoán về độ lớn, thời gian và tốc độ lưuchuyển của các luồng tiền trong tương lai qua đó cung cấp thông tin cho các nhà quảnlý

Doanh nghiệp thường lập báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theomột trong hai phương pháp sau:

Trang 15

- Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào

và luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định bằng cách: phân tích vàtổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung, chi từ các ghi chép kếtoán của DN

- Phương pháp gián tiếp: Các chỉ tiêu về luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được xácđịnh trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu chikhông phải bằng tiền, thay đổi của vốn lưu động… Các luồng tiền vào, các luồng tiền

ra từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính lập theo phương pháp trực tiếp

d) Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B09 – DN

Thuyết minh báo cáo tài chính là bản giải trình chi tiết một số chỉ tiêu tổng hợp

đã phản ánh trên báo cáo tài chính khác đồng thời tuyên bố các chính sách kế toán DN

đã áp dụng và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở DN giúp cho người đọc báocáo có các thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá tình hình tài chính của DN

Bản thuyết minh báo cáo tài chính của các DN đều kết cấu theo biểu mẫu chungcủa chế độ kế toán hiện hành Mẫu báo cáo gồm 2 phần: Phần thuyết minh bằng lời văn

và phần chi tiết các chỉ tiêu tổng hợp theo các số liệu cụ thể

e) Các tài liệu khác phục vụ cho phân tích tài chính

- Các thông tin chung: Đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế chính trị, môi

trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hộikinh tế, cơ hội đầu tư Sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế có tác động mạnh

mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN

+ Thông tin về tỷ lệ lạm phát

+ Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ

+ Các chính sách kinh tế lớn của nhà nước, chính sách chính trị, ngoại giao,pháp luật, chế độ tài chính, kế toán…

+ Thông tin về tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế, đặc biệt với phạm

vi trong nước và khu vực

Trang 16

- Các thông tin theo ngành kinh tế: Đó là những thông tin mà kết quả hoạt động

kinh doanh của DN mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngànhkinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơcấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triểncủa nền kinh tế…

+ Nhịp độ và xu hướng của ngành

+ Mức độ yêu cầu công nghệ của ngành

+ Tính chất cạnh tranh của thị trường, mối quan hệ với nhà cung cấp, kháchhàng

+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm năng

- Các thông tin của bản thân DN: Đó là thông tin về chiến lược, sách lược của công ty

trong từng thời kỳ, những thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của DN, tìnhhình tạo lập và phân phối và sử dụng vốn…Những thông tin này được thể hiện ranhững giải trình của các nhà quản lý qua các báo cáo hạch toán kế toán, hạch toánthống kê

1.2 Nội dung phân tích tài chính DN

1.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính DN

1.2.1.1 Phân tích khái quát quy mô tài chính DN

Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình tài sản DN đã huy động vào phục

vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị

+ Vốn chủ sở hữu (C)

Trang 17

Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các CSH DN hay còn gọi là vốnCSH, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của DN, giá trị tài sản ròng (thuần) của DN Khi quy

mô sản nghiệp của DN càng lớn thì khả năng độc lập tài chính của DN càng cao, sựđảm bảo về tài chính của DN với các bên có liên quan càng chắc chắn

+ Tổng mức vốn luân chuyển ( tổng luân chuyển thuần – LCT)

LCT = DT thuần hoạt động bán hàng + DT thuần HĐTC + Thu nhập khác (1.3)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn luân chuyển trong một thời kỳ hoạt động nhấtđịnh của DN Nó không những phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, dịch vụ và các giaodịch khác mà DN đã thực hiện đáp ứng nhu cầu khác của thị trường mà còn cung cấp

cơ sở phản ánh phạm vi hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh, là cơ sở để xácđịnh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh củaDN

+ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT = Tổng lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay (I) (1.4)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi DN tạo ra mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanhnhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay không quan tâm đến nguồn hìnhthành vốn Chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư và nhà quản trị khiphải ra quyết định huy động hay đầu tư vốn

+ Lợi nhuận sau thuế (NP)

NP = LCT – Chi phí hoạt động = EBIT – I – Chi phí thuế thu nhập (1.5)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các CSH DN qua mỗi thời kỳnhất định, là cơ sở đánh giá các chính sách kế toán, trình độ quản trị chi phí hoạt động,năng lực sinh lời, nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của DN

+ Dòng tiền thu trong kỳ (IF)

Là tổng dòng tiền thu về của DN trong mỗi thời kỳ được xác định thông qua sựtổng hợp dòng tiền thu về từ các hoạt động tạo tiền của DN trong kỳ Tổng dòng tiềnthu về bao gồm: dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền thu về từ hoạtđộng đầu tư; dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính Chỉ tiêu này cho biết quy môdòng tiền của DN Nếu DN có quy mô dòng tiền càng lớn trong khi các yếu tố khác

Trang 18

tiêu này còn là cơ sở để đánh giá hệ số tạo tiền Tuy nhiên, để đảm bảo không ngừngtăng quy mô dòng tiền cần đánh giá chỉ tiêu dòng tiền lưu chuyển thuần.

+ Dòng tiền thuần (NC)

Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động tạotiền Một DN có dòng tiền thu rất lớn nhưng khả năng tạo tiền vẫn không thể đáp ứngđược nhu cầu chi ra bằng tiền nên dòng tiền lưu chuyển thuần âm Khi dòng tiền lưuchuyển thuần âm liên tục mang dấu hiệu suy thoái về năng lực tài chính rõ rệt nhất củanhững DN đang hoạt động bình thường Ngược lại, khi dòng tiền thuần dương quá lớn

và liên tục tức khả năng tạo tiền trong mỗi kỳ so với nhu cầu chi trả làm tăng dự trữcuối kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy ứ đọng tiền mặt

Phương pháp phân tích

Sau khi xác định được chỉ tiêu của các thời kỳ liên quan đến mục đích phân tích,

so sánh kỳ phân tích với kỳ trước và nhiều kỳ trước Căn cứ vào độ lớn và sự biếnđộng của từng chỉ tiêu để đánh giá khái quát quy mô tài chính của DN và những dấuhiệu bất thường thuộc các lĩnh vực hoạt động tài chính mà nhà quản lý quan tâm

Bảng 1.1 Khái quát chỉ tiêu và phương pháp phân tích

1. Tổng tài sản

2. Vốn chủ sở hữu

3. Tổng luân chuyển thuần

4. Tổng lợi nhuận trước thuế và

lãi vay

5. Tổng lợi nhuận sau thuế

6. Tổng dòng tiền thu vào

7. Dòng tiền thuần

Trang 19

1.2.1.2Phân tích khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của DN

Mục đích phân tích

Cung cấp thông tin về cấu trúc tài chính cơ bản của DN giúp các chủ thể quản lý đánhgiá được khả năng cân đối tổng thể về tài chính của DN, hiểu được cấp độ cân đối tàichính của DN, phát hiện các dấu hiệu mất cân đối cục bộ nhằm thiết lập, tái cấu trúc tàichính DN đản bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động tài chính DN

Chỉ tiêu phân tích

Cấu trúc tài chính cơ bản của DN phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

+ Cấu trúc tài sản

+ Cấu trúc chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh

+ Cấu trúc dòng tiền trong lưu chuyển tiền tệ

- Cấu trúc tài sản: Thông thường cấu trúc tài sản phản ánh qua 2 chỉ tiêu: Hệ số tự tài

trợ () và hệ số tài trợ thường xuyên Công thức xác định như sau:

+ Hệ số tự tài trợ = = 1 – = 1– Hệ số nợ(1.6)

Hệ số tự tài trợ phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của DN Khi DN có Ht

càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao, các chủ nợ càng thấy an toàn khichấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này Nhưng chính khi đó DN cũng cần cânnhắc cơ cấu vốn tối ưu sao cho chi phí vốn là thấp nhất và hệ thống đòn bẩy tài chínhcủa đơn vị có khả năng khuếch đại khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

+ Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx)

Htx = (1.7)

Chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tưdài hạn với nguồn tài trợ tương ứng hay còn gọi là mối quan hệ cân đối giữa tài sản vànguồn vốn hình thành tài sản theo thời gian Quan hệ này đòi hỏi DN không được huyđộng vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản dài hạn

Nếu Htx lớn hơn hoặc bằng 1 thì DN luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạntài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp cho DN tránh được rủi rothanh toán Ngược lại,Htx< 1 thì sự mất ổn định về tài chính có thể xảy ra Tuy nhiênthực tế mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh còn phụ thuộc vào đặc thù chu chuyển vốncủa đơn vị để xác định khoảng dao động của hệ số tài trợ dài hạn khác nhau

Trang 20

- Cấu trúc chi phí, kết quả trong hoạt động kinh doanh: Được phản ánh thông

qua sức sản xuất của chi phí (Hsx)

Hsx = (1.8)

Hsx cho biết bình quần mỗi đồng chi phí hoạt động trong kỳ sẽ mang lại cho DNbao nhiêu đồng thu nhập Nếu DN có Hsx càng lớn tức là giá trị gia tăng vốn trong hoạtđộng kinh doanh càng cao và nó chính là cơ sở để DN phát triển bền vững Hsx> 1 thì

DN mới đảm bảo được sự cân đối cần thiết trong từng chu kỳ hoạt động và càng lớnhơn 1 nhiều lần thì càng tốt Ngược lại thì không tốt

- Cấu trúc dòng tiền trong lưu chuyển tiền: để đánh giá được cấu trúc dòng tiền

của DN thì hệ số tạo tiền (Hc) là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến

Phương pháp phân tích

So sánh từng chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ trước và nhiều kỳ trước nhằm đánh giá

xu hướng biến động của từng chỉ tiêu Tóm tắt chỉ tiêu và phương pháp phân tích trênbảng sau:

Bảng 1.2 Phân tích cấu trúc tài chính cơ bản

Trang 21

1.2.1.3 Phân tích khái quát khả năng sinh lời của DN

Khả năng sinh lời của vốn (ROC)

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn mà công ty sử dụng trong hoạt động kinhdoanh được xác định như sau:

ROC = ( 1.11)

Ý nghĩa: Trong một kỳ phân tích DN sử dụng 1 đồng vốn thì thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của DN là tốt,góp phần thu hút vốn đầu tư của DN Trên cơ sở đó giúp cho DN có được nguồn vốntài trợ cho hoạt động kinh doanh càng lớn, ổn định hơn

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = (1.12)

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Trang 22

nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăngtrưởng của công ty Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn CSH nhỏ thì hiệu quả kinhdoanh thấp, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

1.2.2 Phân tích chính sách tài chính của DN

1.2.2.1 Phân tích chính sách huy động vốn của DN

Phân tích tình hình nguồn vốn của DN

Mục tiêu phân tích:

 Để thấy DN huy động vốn từ nguồn nào?

 Quy mô huy động vốn được tăng hay giảm?

 Cơ cấu nguồn vốn của DN tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiềuhướng nào?

 Xác định những trọng điểm trong chính sách huy động vốn của DN đểđạt được mục tiêu chủ yếu trong mỗi thời kỳ?

Phân tích hoạt động tài trợ của DN

Hoạt động của DN được đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu: vốn lưu chuyển, nhu cầuvốn lưu chuyển, tình hình sử dụng nguồn tài trợ

Vốn lưu chuyển (VLC): Là một phần tài sản ngắn hạn của DN được tài trợ bằng

nguồn vốn dài hạn hay DN đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tàisản ngắn hạn

VLC = TSNH – Nguồn vốn ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – TSDH (1.14)

VLC phản ánh tính cân đối giữa TS và nguồn vốn theo 2 phương diện:

+ Cân đối giữa giá trị TS và nguồn hình thành TS bởi đây chỉ là 2 mặt của

1 lượng TS

Trang 23

+ Cân đối về thời gian vận động của TS và nguồn vốn tức là thời gian đảmbảo tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) của TS phải phùhợp với thời gian hoàn trả của nguồn vốn.

Khi VLC < 0 hoặc = 0 thì tình hình tài trợ của DN có dấu hiệu mạo hiểm KhiVLC > 0 thì tình hình tài trợ của DN có thể đánh giá là ổn định Tuy nhiên, mức độ ổnđịnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn củaTSNH của mỗi DN trong thời kỳ cụ thể

Nhu cầu vốn luân chuyển (NCVLC): Là nhu cầu vốn cần tài trợ để dự trữ hàng

tồn kho và cấp vốn tín dụng cho các bên quan hệ tài chính với DN sau khi đã cân đốivới nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại ngắn hạn của kỳ đó

NCVLC = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu NH – Các khoản phải trả NH (1.15)

Các khoản phải trả NH = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ NH

Nếu DN giảm thiểu được nhu cầu cần tài trợ mà vẫn đảm bảo được sản xuấtkinh doanh liên tục và quan hệ tín dụng thương mại với các bên liên quan ở trạng tháitốt thì sẽ giảm thiểu được chi phí vốn và tránh được rủi ro kinh doanh cũng như rủi rotài chính

1.2.2.2 Phân tích chính sách đầu tư của DN

Phân tích khái quát tình hình đầu tư của DN

Phân tích khái quát tình hình đầu tư của DN nhằm chung các loại hình đầu tư,

cơ cấu hợp lý, hiệu quả hay không, trọng điểm đầu tư thuộc lĩnh vực nào nhằm cungcấp thông tin khái quát cho các nhà quản lý về tình hình đầu tư của DN

Chỉ tiêu phân tích:

+ Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = X 100% (1.16)

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của DN thì số vốn đầu tư vàoTSCĐ là chiếm bao nhiêu % Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư về TSCĐ, thể hiện quy môđầu tư về TSCĐ, loại hình đầu tư lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trongtổng số vốn hiện có của DN

+ Tỷ suất đầu tư tài chính

Trang 24

Tỷ suất đầu tư tài chính = X 100% (1.17)

Tỷ suất này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của DN thì số vốn đầu tư choloại hình đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu %

Phân tích tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn của DN

Phân tích tình hình phân bổ và sử dụng nguồn vốn của DN nhằm đánh giá quy

mô tài sản của DN, mức độ đầu tư của DN cho hoạt động kinh doanh nói chung cũngnhư từng lĩnh vực hoạt đông Thông qua cơ cấu tài sản của DN, ta thấy được chínhsách đầu tư đã và đang thực hiện của DN và sự thay đổi trong chính sách đầu tư củaDN

Chỉ tiêu phân tích:

+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

+ Tỷ trọng của từng loại tài sản

Tỷ trọng từng loại tài sản = X 100% (1.18)

Có thể khái quát lý thuyết phân tích trong bảng sau:

Bảng 1.3 Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Sốtiền

Tỷtrọng(%)

Sốtiền

Tỷlệ(%)

Tỷtrọng(%)

 Vốn của DN bị chiếm dụng như thế nào?

 DN đi chiếm dụng vốn ra sao?

Chỉ tiêu phân tích: Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ

Trang 25

+ Nhóm 1: các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ gồm các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trảtrên bảng cân đối kế toán.

+ Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: hệ số các khoảnphải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ đượcxác đinh như sau:

Bảng 1.4 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ

hoàn trả được bao nhiêulần vốn đi chiếm dụngtrong khâu thanh toáncho các bên liên quan

chiếm dụng trong thanh toán của DN là bao nhiêu ngày

I.2.3 Phân tích tiềm lực tài chính của DN

1.2.3.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của DN

Trang 26

Mục đích phân tích: Thông tin phân tích giúp xác định được điểm mạnh, yếu trong

quản lý DN, tiềm năng trong tìm kiếm lợi nhuận để đưa ra các quyết định có liên quanđến kết quả kinh doanh của DN

Chỉ tiêu phân tích: Thông qua 2 nhóm chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh quy mô thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động trong kỳ theo tổng số và từng lĩnh vực hoạt động.

- Các tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận trong kỳ cho biết cơ

cấu chi phí, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh, tiềm năng và những nguy cơ củaDN

Khi phân tích đánh giá trình độ quản lý chi phí của DN ta sử dụng các chỉtiêu:tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tỷ suất chi phí bán hàng trên doanhthu thuần, tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần (TS GVHB trên DTT): là tỷ lệ

giá vốn hàng bán chiếm trong doanh thu thuần Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việcquản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán tốt và ngược lại

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần(TSCPBH trên DTT): là tỷ lệ %

của chi phí bán hàng trong tổng số doanh thu thuần Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ DNtiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả…

Tỷ suất chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần(TSCPQLDN trên DTT): là tỷ lệ

% giữa chi phí quản lý DN trong tổng số doanh thu thuần Tỷ suất này càng nhỏ chứng

tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý DN càng cao

Tỷ suất lợi nhuận ròng: là tỷ lệ % của tổng số lợi nhuận sau thuế thu nhập từ các

hoạt động trong kỳ

1.2.3.2 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN cho biết dòng tiền nào đã chảy vào

DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, quan trọng hơn là số tiền đã vào nhiều hơn hay íthơn số tiền đi ra trong một kỳ nhất định, DN có cân đối được dòng tiền hay không?Thông tin về dòng tiền của DN cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tài chính của

Trang 27

DN có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các nguồn lực

để tạo tiền trong các hoạt động của DN

Phân tích khả năng tạo tiền của DN

Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của

từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp chủ thể đánh giá được quy mô, cơ cấudòng tiền và trình độ tạo ra tiền của DN

Chỉ tiêu phân tích:Gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu dòng tiền và

trình độ tạo ra tiền của DN:

+ Phân tích quy mô tạo ra tiền của từng hoạt động và của cả DN trong kỳ thôngqua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạtđộng trong tổng số tiền thu vào của cả DN

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng HĐ =

(1.19)

+ Trình độ tạo tiền của DN thông qua hệ số tạo tiền đã xác định ở phần trước.Khi cần thiết có thể xem xét trình độ tạo tiền của từng hoạt động thông qua chỉtiêu: Hệ số tạo tiền của từng hoạt động (Hci) theo công thức:

H ci = (1.20)

I.2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán

Mục tiêu phân tích: khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của

DN thành tiền để thanh toán các khoản nợ của DN theo một thời hạn phù hợp Qua đóđánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của DN Từ đó có thể đánh giátình hình tài chính, tiềm năng cũng như những nguy cơ trong hoạt động huy động vàhoàn trả nợ cho DN

Các chỉ tiêu phân tích: Được thể hiện trong hình dưới đây:

Trang 28

Khả năng thanh toán của DN

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H1)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4)

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (H5)

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền (H6)

Hình 1.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

H 1 = (1.21)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợphải trả của DN Hệ số này cho biết quan hệ giữa tổng TS mà DN quản lý và đang sử

dụng với tổng số nợ phải trả Nếu H1< 1 thì toàn bộ số tài sản hiện có của công ty

không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn

trong tài chính, có nguy cơ phá sản Ngược lại, nếu hệ số này quá cao thì cần phải xem

lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty kém hiệu quả

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

H 2 = (1.22)

Chỉ tiêu này cho biết DN có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài

sản ngắn hạn hiện có Thông thường hệ số này thấp sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn của DN là yếu và cũng là dấu hiệu báo cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về

tài chính vì mất cân bằng tài chính, công ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để

đầu tư dài hạn

Trang 29

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

H 3 = (1.23)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền

và tương đương tiền Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ quan tâm xem DN có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không, chủ nợ sẽ yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy DN có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

H 4 = (1.24)

Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đénhạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có đồng thời còn thể hiện việc chấphành kỷ luật thanh toán của DN đối với chủ nợ

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

H 5 = (1.25)

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ

có thể đảm bảo cho DN thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huyđộng vốn nợ Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năngsinh lời cao và đó đảm bảo cho tình hình thanh toán của DN lành mạnh Ngược lại, nếuchỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của DN kém hiệu quả là nguyên nhânkhiến tình hình tài chính bị đe dọa Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động kinhdoanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến DN

Trang 30

toàn cho chủ nợ Ngược lại, nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn cho

DN khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kỳ suygiảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu không tốt với khả năng thanhtoán

- Lạm phát có thể ảnh hưởng xấu và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhậntrên các báo cáo tài chính khiến cho việc tính toán các tỷ số phân tích tài chính trở nênsai lệch

- Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiếncho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường Chẳng hạn vào mùa vụtồn kho tăng lên cao hơn bình thường, nếu sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho sẽthấy công ty hoạt động kém hiệu quả

- Các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán từ các báo cáo tài chính nên mức độchính xác của nó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán.Thế nhưng, nguyên tắc và thực hành kế toán lại có thể khác nhau giữa các công ty, cácngành và các quốc gia, do đó thực hành kế toán có thể làm sai lệch đi các tỷ số tàichính

- Các nhà quản lý tài chính còn có thể lợi dụng nguyên tắc thực hành kế toán để chủđộng tạo ra các báo cáo tài chính và qua đó tạo ra các chỉ số tài chính như ý muốn củamình khiến cho phân tích báo cáo tài chính không còn là công cụ đánh giá và kiểm soátkhách quan

- Đôi khi công ty có vài tỷ số rất tốt nhưng vài tỷ số khác rất xấu làm cho việc đánh giáchung tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn và kém ý nghĩa

Trang 31

1.4 Một số đề tài tương tự đã nghiên cứu

• “Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chínhcủa công ty TNHH XD Sông Thao” Phạm Thị Huệ.năm 2010

• Phân tích tình hình tài chính của công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước

• Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khảnăng tài chính của Tổng công ty chè Việt nam

• Phân tích tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công tyVIHACO

• Phân tích tình hình tài chính tại công ty Sông Thu

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH.

2.1 Một số nét khái quát về Công Ty TNHH MTV Cơ Khí Đông Anh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

a) Thông tin chung về công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH

- Tên viết tắt: CKĐA

- Địa chỉ : Km12+800 quốc lộ 3, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội

( Khối 2A Thị trấn Đông Anh)

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên

- Đại diện : Ông Lại Văn Đàm / Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty

- Vốn điều lệ : 248.7 tỷ đồng

b) Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- 1963 : Được thành lập dưới tên Nhà máy kiến trúc cơ khí Đông Anh

- 1974 : Đổi tên thành Nhà máy Cơ khí và Xây dựng Đông anh chuyên sửa chữa

và đại tu xe, máy xây dựng

- 1989 : Đổi tên thành Nhà máy Cơ khí và đại tu ôtô máy kéo Đông Anh Bắt đầusản xuất các sản phẩm cơ khí

- 1995 : Đổi tên thành Công ty Cơ Khí Đông Anh

- 1997 : Liên doanh với tập đoàn SUMITOMO - Nhật bản (với tỉ lệ góp vốn48/52) thành lập Khu công nghiệp Thăng Long tại Hà Nội một trong những khucông nghiệp thành công nhất tại Việt Nam

- 1998 : Đầu tư dây chuyền đúc tự động và khuôn cát tươi không cần hộpDISAMATIC (ĐAN MẠCH) với công suất 10.000tấn/năm để sản xuất vật liệunghiền và các phụ kiện nhỏ phục vụ ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện, phânbón Bên cạnh đó công ty cũng thành lập một trung tâm thí nghiệm đồng bộ vàhiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia phục vụ việc kiểm tra và kiểm soát chất lượngsản phẩm

Trang 33

- 2000: Đầu tư dây chuyền nhiệt luyện đồng bộ điều khiển bằng máy tính vớicông suất từ 10.000-15.000 tấn/năm.

- 2001: Bắt đầu sản xuất nhóm sản phẩm Giàn Không Gian với dây chuyền sảnxuất hiện đại từ Đức Bên cạnh đó, công ty cũng sở hữu một xưởng gia côngcông nghệ cao (CNC) với những trang thiết bị đồng bộ và hiện đại

- Trong năm 2001, công ty đăng kí bản quyền cho thương hiệu CKĐA (Chất lượng - Kinh tế - Đúng hạn - An tâm) CKĐA trở thành khẩu hiệu và niềm tự

hào của công ty

- Cuối 2004: Thành lập Nhà máy nhôm Đông Anh với công nghệ hiện đại vàcông suất lớn nhất Việt nam

- Tháng 06/2006 : Chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên

Cơ Khí Đông Anh

- Tháng 09/2006 : Thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)

- Tháng 3/2011 theo quyết định số 98 QĐ/TCT – TCCB của tổng công ty xâydựng và phát triển hạ tầng, công ty đổi tên thành công ty TNHH một thành viên

Cơ Khí Đông Anh

2.1.2Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và một số hợp đồng lớn

công ty đang thực hiện hoặc đã kí kết

2.1.2.1 Chức năng

- Nấu và tôi luyện thép, các sản phẩm đúc

- Sản phẩm nhôm hợp kim định hình.

- Sản xuất phụ tùng, phụ kiện, thiết bị máy cho ngành xây dựng

- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp giàn khung không gian

- Kinh doanh, đại lý xăng, dầu mỡ các loại

- Sản xuất, lắp ráp các thiết bị chịu áp lực

- Nghiên cứu hợp kim thép để chế tạo các sản phẩm cơ khí xây dựng và côngnghiệp

- Xuất nhập khẩu vật, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm đúc, cơ khí và luyệnkim

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Bảo hành và phát triển vốn nhà nước giao được phép huy động vốn của các thànhphần kinh tế, các tổ chức kinh tế để phát triển SXKD theo quy định của nhà nước

Trang 34

- Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ nhà nước giao,thực hiện đầy đủ các chính sách vềkinh tế và pháp luật của nhà nước quy định.

- Thực hiện phân phối lợi ích theo kết qủa lao động, chăm lo không ngừng đời sốngtinh thần vật chất cho CBCNV, nâng cao năng lực sản xuất, bồi dưỡng đào tạo chuyênmôn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật

- Đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người lao động theo đúng luật lao động

2.1.2.3 Một số hợp đồng lớn công ty đang thực hiện hoặc đã kí kết

Bảng 2.1 Một số hợp đồng lớn công ty đang thực hiện hoặc đã kí kết

TT Số hợp đồng Giá trị

(triệuđồng)

1 10/2012/HĐXL/Đ

LSG/CKĐA

174.000 Xây dựng các kho đá vôi, sét,

than và phụ gia cho Dự án Nhàmáy Xi măng Đồng Lâm

CTCP Xi măngĐồng Lâm

2 474/XMHT/KH 14.699 Cung cấp 415 tấn bi nghiền CTCP Xi măng

Hoàng Thạch

KG-MK-

1104XC-FH002-T029

24.171 Thi công, thiết kế sản xuất và lắp

đặt giàn không gian kho than thô– Nhà máy Nhiệt Điện Mạo Khê

Wuhan KaidiElectric PowerCo Ltd

4

2416/HĐCC-NĐHP 7.700 Cung cấp 350 tấn bi nghiền CTCP Nhiệt điệnHải Phòng

5 02/HĐ-QLTC/09 23.747 Cung cấp sản phẩm Nhôm CTCP Phát triển

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty TNHH MTV Cơ Khí Đông Anh

Trang 35

QĐ.PX CNC

QĐ.PX SCĐT

Tổ xe

Hành chính

Tuyến 1( Khu vực sx cũ)

Trang 36

2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt

công tác khác trong công ty theo quy định của pháp luật đối với Giám đốc doanhnghiệp Nhà nước Trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:

- Công tác tổ chức cán bộ

- Công tác tài chính, phân phối thu nhập

- Công tác tiêu thụ, kinh doanh, kế hoạch sản xuất dài hạn, quyết định phương án đầu tử

mở rộng, đầu tư chiều sâu cho sản xuất

- Kí kết các hợp đồng kinh tế, mua sắm vật tư thiết bị

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: là người được giám đốc công ty ủy quyền trực

tiếp chỉ đạo và giải quyết các việc sau:

- Công tác tiếp thị tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, tổ chức đấu thầu để tiêu thụtối đa sản phẩm và khai thác năng lực của toàn công ty

- Tổ chức kinh doanh vật tư, thiết bị và các dịch vụ khác theo giấy phép kinh doanh củacông ty đảm bảo hiệu quả kinh tế cao

- Phụ trách công tác nhập vật tư, nhiên liệu từ các nguồn trong và ngoài nước đảm bảotính cạnh tranh cao

- Xúc tiến chuẩn bị hợp đồng kinh tế đảm bảo tính pháp lí và kinh tế trình Giám đốc kí;Xúc tiến thương mại và khai thác hiệu quả kinh tế trong các liên doanh

- Phụ trách hệ thống kho, hệ thống đại lí của Công ty ( không bao gồm hệ thống Nhômđịnh hình), đề xuất phương án đầu tư phát triển bộ phận phụ trách; Chỉ đạo trực tiếpmọi hoạt động của các phòng nghiệp vụ và bộ phận liên quan theo sơ đồ tổ chức quảntrị của công ty đã ban hành

- Phụ trách công tác xây dựng cơ bản, phòng chống bão lụt trong công ty

- Phụ trách phòng Hành chính, nghiên cứu đề xuất đưa ra các biện pháp đảm bảo sựvăn minh hiện đại có hiệu quả các hoạt động hành chính tại các bộ phận trong Công ty;Phê duyệt phương án mua sắm thiết bị văn phòng, chỉ đạo sửa chữa, bảo dưỡng vàcông tác kiểm kê hàng năm

- Tổ chức và thường xuyên hoàn chỉnh công tác ăn ca, nhà khách;

- Chỉ đạo thực hiện tốt quan hệ với địa phương về công tác hành chính

Các phó giám đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất: Là người được Giám đốc công ty ủy

quyền trực tiếp chỉ đạo và giải quyết các công việc sau:

- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất 1:

Trang 37

+ Phụ trách Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cơ khí xây dựng ( R-D), chỉ đạo Trungtâm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Trung tâm.

+ Phụ trách công tác khoa học kĩ thuật, xét duyệt sáng kiến, đề xuất phương án tài chính

để phát triển nguồn lực khoa học kĩ thuật trong công ty

+ Đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008

+ Phụ trách công tác xét duyện kế hoạch sản xuất hàng tháng, xét duyệt các định mức laođộng mới phát sinh và duyệt lương sản phẩm hàng tháng cho các đơn vị sản xuất.+ Phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp

+ Phụ trách sản xuất sản phẩm Giàn Không gian, trực tiếp phụ trách các đơn vị: PhòngKCS, Phòng Điều độ, phân xưởng CNC và nhà máy Kết cấu thép và xây lắp CKĐA

- Phó Giám đốc phụ trách kĩ thuật sản xuất 2:

+ Phụ trách sản xuất hàng truyền thống: Bi đạn nghiền, phụ tùng các loại

+ Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kỹ Thuật, Phòng Luyện Kim, Phòng Thiết bị,Phân xưởng Đúc I, II; Nhiệt Luyệt, Cơ điện và Phân xưởng Cơ Khí

- Phó giám đốc Công ty - Giám đốc nhà máy Nhôm: là người được Giám đốc công

ty ủy quyền trực tiếp chỉ đạo và giải quyết các việc sau:

+ Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ chức năng,nhiệm vụ theo quy chế tổ chức hoạt động Nhà máy nhôm được Giám đốc công ty banhành

+ Lựa chọn và tiếp nhận nhân lực cho Nhà máy Nhôm, tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụsản phẩm trong và ngoài nước; đề xuất các biện pháp huy động các nguồn lực trong vàngoài nhà máy đảm bảo phát huy tối đa năng lực nhà máy nhôm theo sơ đồ quản lýcông ty Được huy động bộ máy quản lí của công ty trong việc giải quyết các vấn đềnày sinh hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy Nhôm như: cung ứng vật tư, tàichính, thủ tục pháp lí về nhận lao động, sửa chữa thiết bị, cung ứng năng lượng, nhiênliệu, phương án phân phối thu nhập; Được phép đòi hỏi các bộ phận của công ty phục

vụ Nhà máy Nhôm về hành chính, bảo vệ….; Phụ trách phòng Bảo vệ, chỉ đạo trực tiếpcông tác bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong công ty; giảiquyết các quan hệ với địa phương về công tác an ninh

- Phó giám đốc Công ty phụ trách liên doanh: là người được thay mặt công ty quản lí

phần vốn liên doanh tại công ty Khu công nghiệp Thăng Long

Kế toán trưởng: giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài sản

Trang 38

công ty; lập báo cáo tài chính – kế toán và xác định chi phí chất lượng; điều hành vàkiểm soát công việc của phòng Tài chính – Kế toán Kế toán trưởng thực hiện cácquyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật kế toán.

- Liên hệ với khách hàng thực hiện bảo hành sản phẩm sau bán hàng; chủ trì việc xử lí

và giải quyết khiếu nại của khách hàng

- Tham mưu xây dựng chiến lược marketing, xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thế giới

và xuất khẩu tại chỗ bên trong lãnh thổ Việt Nam; lập kế hoạch và tổ chức thực hiệnxuất khẩu các sản phẩm của công ty; Nhập khẩu vật tư, thiết bị, sản phẩm phục vụ sảnxuất

Phòng điều độ sản xuất

- Lập kế hoạch sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng, căn cứ vào kế hoạch giao hàng

và hợp đồng (hoặc đơn bán hàng) do phòng kinh tế cung cấp; viết phiếu sản xuất chocác phân xưởng, bộ phận liên quan trong công ty, nêu rõ số lượng sản phẩm tiến độhoàn thành

- Lập định mức lao động sản phẩm cho các phân xưởng thuộc định mức đã phân công,giúp Giám đốc duyệt lương sản phẩm hàng tháng, theo dõi tiến độ sản xuất, thống kêthu thập dữ liệu, đôn đốc, kiểm tra, chủ động giải quyết các ách tắc giữa các bộ phậnsản xuất

Trang 39

- Đánh gía lựa chọn nhà cung ứng, giám sát theo dõi hoạt đồng thực hiện hợp đồng củanhà cung ứng, tổ chức cấp phát và quyết toán vật tư, tổ chức thực hiện lưu kho, bảoquản, vận chuyển vật tư và sản phẩm.

- Quản lí khai thác cửa hàng xăng dầu, quản lí khai thác xe, máy tại công ty

Phòng kỹ thuật

- Chủ trì và chịu trách nhiệm chính về thiết kế và lập quy trình công nghệ tổng hợp sảnxuất sản phẩm; lập quy trình và theo dõi công nghệ gia công cơ khí, kết cấu thép và sửachữa xe máy thi công bao gồm cả việc theo dõi đề xuất, theo dõi chế thử, soạn thảo tiêuchuẩn nghiệm thu sản phẩm; thực hiện xem xét kỹ thuật trong thủ tục xem xét hợpđồng yêu cầu của khách hàng

- Soạn thảo kế hoạch chất lượng; xác định thông số kĩ thuật tiêu chuẩn cho các nguyênliệu, vật tư đầu vào; lập định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động cho sản xuấtsản phẩm liên quan

Phòng luyện kim

- Lập quy trình công nghệ đúc và nhiệt luyện cho các sản phẩm Tham gia thiết kế và lậpquy trình công nghệ tổng hợp đối với một số sản phẩm có nguồn gốc đúc đòi hỏi mứcchính xác cơ khí thấp và bình thường, theo chỉ định của Phó giám đốc kĩ thuật

- Lập tiêu chuẩn kỹ thuật nội bộ cho các sản phẩm đúc và những sản phẩm do phòngmình thiết kế, lập quy trình tổng hợp; kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện công nghệĐúc Nhiệt luyện; phụ trách chỉ đạo tổ Mộc mẫu, quản lí kỹ thuật và kiểm tra các mẫuđúc sản phẩm

- Xác định các thông số kỹ thuật cho các nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm liênquan Lập định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động cho sản phẩm liên quan

Phòng thiết bị

- Lập kế hoạch và theo dõi bảo trì thiết bị của công ty theo định kì quy định (tháng,năm); lập kế hoạch theo dõi công tác sửa chữa thiết bị đáp ứng yêu cần sản xuất Viếtnội dung quy trình bảo trì, nội dung hướng dẫn sửa dụng thiết bị; thiết kế, lập quytrình sửa chữa lớn thiết bị và giám sát nghiệm thu kết quả

- Lập kế hoạch dự trù phụ tùng, vật tư, sửa chữa thiết bị Lập biên bản các hư hỏng lớnthiết bị; Quản lí hệ thống điện toàn công ty; quan hệ với nghành điện để giải quyết cáccông việc liên quan tới điện năng

Trang 40

- Lập danh mục theo dõi và tổ chức đăng kí kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêmngặt về an toàn theo quy định; Kiểm tra kỳ nhằm đánh giá năng lực hoạt đổng thiết bịcủa công ty.

- Lập kế hoạch mua sắm thiết bị mới và thanh lí thiết bị; quản lí việc giao nhận và điềuphối thiết bị của công ty

Phòng tổ chức

- Lập kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty Xácđịnh yêu cầu về trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên trong công ty Lập kếhoạch và tổ chức đào tạo, nhằm nâng cao trình độ cán bộ và tay nghề cho công nhân

- Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của luật laođộng; Phổ biến và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế, công tác an toàn lao độngcủa công ty, quản lí nguồn nhân lực

Phân xưởng đúc I & II

Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động đúc sản phẩm; thực hiện các hợp đồng đúcphụ tùng cho khách hàng, lập kế hoạch tiến độ sản xuất, thực hiện các hợp đồng đúcsản phẩm Bi Đạn cho khách hàng

Phân xưởng nhiệt luyện

- Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động nhiệt luyện sản phẩm sau đúc; lập kế hoạchtiến độ sản xuất, thực hiện các hợp đồng về sản phẩm với khách hàng

- Thực hiện bao gói sản phẩm đúc Hoàn chỉnh sản phẩm đúc

Phân xưởng cơ khí

Ngày đăng: 30/12/2014, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w