Đất nước đang phát triển về mọi mặt, nhu cầu về xây dựng cơ bản ngày càng cao, hàng loạt các công ty xây dựng được thành lập mới cùng với sự tồn tại và phát triển của các công ty cũ tạo nên một lực lượng hùng hậu đáp ứng được các nhu cầu đó. Sự lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng của các công ty xây dựng càng làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường xây dựng. Sức ép đối với các công ty xây dựng càng cao nhất là từ khi chế độ đấu thầu được áp dụng rộng rãi. Các công ty trong ngành xây dựng muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có việc làm, muốn có việc làm thì phải tự mình tìm kiếm các hợp đồng xây dựng, phải tham gia đấu thầu và thắng thầu bằng khả năng của mình. Số lượng hợp đồng công trình mà công ty thắng thầu càng cao thì khả năng phát triển công ty càng lớn. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao khả năng thắng thầu là vấn đề rất được các công ty quan tâm. Đó là lý do chính mà em chọn đề tài:” Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần Tây An”.
1 MỤC LỤC SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 1 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 2 3 MỞ ĐẦU Đất nước đang phát triển về mọi mặt, nhu cầu về xây dựng cơ bản ngày càng cao, hàng loạt các công ty xây dựng được thành lập mới cùng với sự tồn tại và phát triển của các công ty cũ tạo nên một lực lượng hùng hậu đáp ứng được các nhu cầu đó. Sự lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng của các công ty xây dựng càng làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường xây dựng. Sức ép đối với các công ty xây dựng càng cao nhất là từ khi chế độ đấu thầu được áp dụng rộng rãi. Các công ty trong ngành xây dựng muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có việc làm, muốn có việc làm thì phải tự mình tìm kiếm các hợp đồng xây dựng, phải tham gia đấu thầu và thắng thầu bằng khả năng của mình. Số lượng hợp đồng công trình mà công ty thắng thầu càng cao thì khả năng phát triển công ty càng lớn. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao khả năng thắng thầu là vấn đề rất được các công ty quan tâm. Đó là lý do chính mà em chọn đề tài:” Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần Tây An”. Mục đích của đồ án là nghiên cứu tình hình tham dự thầu tại công ty cổ phần Tây An và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Đồ án của em gồm có 3 chương: − Chương I: Cơ sở lý thuyết về đấu thầu và năng lực thắng thầu của công ty xây dựng. − Chương II: Thực trạng hoạt động đấu thầu tại công ty cổ phần Tây An. − Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty cổ phần Tây An. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn quản trị kinh doanh – Trường Đại học giao thông vận tải. Đặc biệt là Th.s.Nguyễn Thị Loan cùng các cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần Tây An đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án. Mặc dù đã cố gắng thực hiện nhưng do thời gian và vốn SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 3 4 kiến thức có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thùy An SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 4 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG 1. Khái niệm: 1.1. Khái niệm đấu thầu và các thuật ngữ có liên quan: - Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. - Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam. - Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. - Gói thầu là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án, được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu có thể là một hoặc vài loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng. - Tư vấn là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu và việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Khi nói đến đấu thầu là nói đến một quá trình lựa chọn tức là việc đấu thầu phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định. Điều này tạo ra cho đấu thầu một sự khác biệt hẳn so với mua bán thông thường. 1.2. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng : Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước và xã hội SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 5 6 dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và hiện đại hóa tài sản cố định). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quy mô hoạt động xây dựng của nước ta ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng ngày càng sống động, tính xã hội hóa của quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng ngày càng cao, qua đó phương thức lựa chọn tổ chức nhận thầu thông qua đấu thầu đã bước đầu hình thành và ngày càng phát triển, ngày càng thể hiện rõ tính ưu Việt của nó. Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau: - Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (bên mời thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh. - Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà Nước cho các công trình công cộng. - Là một công cụ quan trọng giúp cho chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà Nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp Nhà Nước ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà Nước. - Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà Nước, góp SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 6 7 phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước. - Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. - Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà Nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên. - Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh. - Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo. Ý nghĩa của đấu thầu: Đối với chủ đầu tư (bên mời thầu): + Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất. + Đấu thầu giúp thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình, tiết kiệm vốn đầu tư, thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ công trình. + Hình thức đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí vốn. + Thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu giúp chủ đầu tư chủ động, tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhà xây dựng công trình. + Đấu thầu tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng. Đối với nhà thầu: + Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Do đó nhà thầu muốn thắng thầu phải tự nâng cao năng lực, năng suất chất lượng sản phẩm của mình. + Đấu thầu giúp phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm các thông tin về công trình mời thầu, về chủ đầu tư, về cơ hội tham dự đấu thầu. SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 7 8 + Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà thầu khẳng định vị thế của mình trên thị trường, chứng minh khả năng, ưu thế của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. + Đấu thầu giúp nhà thầu đầu tư một cách có trọng điểm giúp nâng cao năng lực và công nghệ, hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ. + Đấu thầu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu mới xuất hiện trong thị trường vì nếu thành công sẽ mang lại cơ hội để phát triển. Đối với Nhà nước: + Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đấu thầu là phương thức hiệu quả để xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của đất nước. + Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà Nước. + Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế nó tạo ra môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam. + Công tác quản lý Nhà Nước về đấu thầu trong xây dựng ngày càng hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo ra môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động. 1.3. Nguyên tắc đấu thầu: Nguyên tắc: Cạnh tranh với điều kiện ngang nhau. Quá trình đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu. Vì vậy mà thông tin về đấu thầu cung cấp cho các nhà thầu phải như nhau nhằm tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu. Nguyên tắc: Dữ liệu đầy đủ. Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ các tài liệu đấu thầu với đầy đủ thông tin như: khối lượng, tiến độ Để từ đó các nhà thầu nghiên cứu, tính toán để lập ra hồ sơ dự thầu đáp ứng các yêu cầu trong hồ sơ mởi thầu. Nguyên tắc: Đánh giá công bằng. Các hồ sơ dự thầu hợp lệ phải được đánh giá công bằng theo các tiêu chuẩn đánh giá ghi rõ trong hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó hội đồng xét thầu phải có đủ năng lực và phẩm chất. Nguyên tắc: Trách nhiệm phân minh. SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 8 9 Theo nguyên tắc này các bên tham gia trong quá trình đấu thầu phải xác định rõ ràng quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi bên để khi có vấn đề gì xảy ra thì trách nhiệm của bên nào bên đó phải khắc phục. Nguyên tắc: Ba chủ thể. Đối với các dự án đấu thầu quốc tế luôn có sự hiện diện của ba chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn là nhân tố bảo đảm cho thực hiện hợp đồng nghiêm túc, phát hiện và điều chỉnh kịp thời các sai khác về kỹ thuật, tiến độ theo yêu cầu đã đề ra. Nguyên tắc: Bảo hiểm, bảo lãnh bảo hiểm một cách thích đáng. Nguyên tắc này đảm bảo sự ràng buộc lẫn nhau giữa các bên tham gia đấu thầu nhằm thực hiện tốt hợp đồng, đáp ứng các yêu cầu về: chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao động trong quá trình thực hiện. 1.4. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi: - Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu ở nước ta hiện nay. - Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. - Đấu thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế. Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự tối thiểu 5 nhà thầu. Danh sách nhà thầu tham dự phải được chủ đầu tư chấp nhận. Hình thức này được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện: - Do gói thầu có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù chỉ một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Có nguồn vốn sử dụng yêu cầu đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà đấu thầu hạn chế có lợi thế. Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chỉ định trực tiếp nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để thực hiện công việc với giá hợp lý. Hình thức này áp dụng trong các trường hợp sau: - Gói thầu có giá trong hạn mức. SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 9 10 - Gói thầu dịch vụ tư vấn không quá 3 tỷ, mua sắm hàng hóa không quá 2 tỷ, gói thầu xây lắp không quá 5 tỷ. - Gói thầu mua sắm tài sản không quá 100 triệu để duy trì hoạt động thường xuyên. Các trường hợp khác: - Sự cố bất khả kháng, thiên tai lũ lụt cần khắc phục ngay. - Gói thầu do yêu cầu tài trợ nước ngoài. - Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia. - Các trường hợp khác do thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy trình chỉ định thầu: SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 10 [...]... tranh thầu khi khả năng thắng thầu K>50% Vậy khả năng thắng thầu là sự đánh giá của doanh nghiệp về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong hồ sơ mời thầu và khả năng đáp ứng của những yêu cầu 2.2 đó Ý nghĩa của khả năng thắng thầu: Khi doanh nghiệp tham gia tranh thầu một gói thầu xây lắp, điều mà họ quan tâm là dành được gói thầu mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc thi công xây... K51Page 22 23 thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu yếu kém về năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 23 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂY AN 1 Giới thiệu công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Tây An - Tên giao dịch: Tayan joint stock company - Tên viết tắt: Tayanco - Trụ sở chính: Khối 6B, Thị trấn Anh Sơn,... phương pháp phân tích khả năng 3 thắng thầu để đưa ra quyết định này Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thắng thầu của doanh nghiệp 3.1 Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị gói thầu hàng năm: Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình mà doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả gói thầu của hạng mục công trình) Chỉ tiêu giá trị trúng thầu. .. ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu: SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 15 16 4.1 Năng lực của công ty: Máy móc thiết bị Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các công trình xây dựng Chi phí máy thi công thường chiếm từ 15-20% giá thành xây dựng công trình Thiết bị thi công không những có ảnh hưởng đến chiến lược đấu thầu mà còn ảnh hưởng đến năng lực, uy tín của nhà thầu. .. lượng của công trình Nó là nhân tố góp phần tăng khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao khả năng thắng thầu trên thị trường, chính vì vậy mà ngay từ đầu công ty cổ phần Tây An đã tập trung đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, chú trọng công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ lắp ráp Máy móc thiết bị là một nhân tố không thể thiếu trong chi phí để tính giá dự thầu Đánh... cạnh năng lực tài chính thì tài chính lành mạnh cũng ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của nhà thầu Tình hình tài chính lành mạnh biểu hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh cũng như sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 18 19 chính của doanh nghiệp Một hệ số nợ cao ( hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu) sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng huy động vốn cho việc thi công Khả năng. .. mục với số điểm tương ứng với trạng thái đó Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau: Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp N: Số các chỉ tiêu trong danh mục Ai: Điểm số của chỉ tiêu số i ứng với trạng thái của nó Pi: Trọng số của các chỉ tiêu i Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức: (2) Trong đó: K: Khả năng thắng thầu tính bằng % TH: Điểm tổng hợp tính theo công thức... máy thi công công trình; • Xây dựng các công trình bưu chính viễn thông (đường dây, mạng cáp) • Gia công cơ khí 2 Tổ chức bộ máy quản lý: 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức Chủ tịch hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Phòng kinh doanh tài chính kế toán Phòng Phòng hành chính nhân Phòng vật tư kỹ thuật, kế hoạch sự 5 Đội 4 Đội thi công số1 thi công số 2 thi công số 3 thi công số ội thi công sốXưởng sản... quan lĩnh vực công tác do phòng quản lý 3 Các nguồn lực của doanh nghiệp 3.1 Năng lực tài chính Một đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là thời gian kéo dài và khối lượng công việc lớn Các doanh nghiệp thường phải ứng trước một số tiền lớn để thực hiện thi công Vì vậy, vốn tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng thể hiện khả năng đảm bảo thi công công trình Năng lực tài chính của công ty là chỉ... giá năng lực đấu thầu của công ty, là ưu thế của công SV: Võ Thị Thùy An_QTKD GTVT K51Page 34 35 ty khi tham gia những gói thầu có quy mô lớn chủ đầu tư dễ dàng chấp nhận những nhà thầu có nguồn tài chính lớn mạnh, ổn định bởi điều đó sẽ đáp ứng được việc cung cấp vốn kịp thời và đáp ứng được tiến độ thi công Vì vậy, vốn tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng thể hiện khả năng đảm bảo thi công công . 1 MỤC LỤC SV: Võ Thị Thùy An_ QTKD GTVT K51Page 1 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ SV: Võ Thị Thùy An_ QTKD GTVT K51Page 2 3 MỞ ĐẦU Đất nước đang phát triển về mọi mặt, nhu. Thị Loan cùng các cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần Tây An đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án. Mặc dù đã cố gắng thực hiện nhưng do thời gian và vốn SV: Võ Thị Thùy An_ QTKD. đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thùy An SV: Võ Thị Thùy An_ QTKD GTVT K51Page 4 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC THẮNG THẦU CỦA CÔNG