Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH (Trang 26)

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN cho biết dòng tiền nào đã chảy vào DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, quan trọng hơn là số tiền đã vào nhiều hơn hay ít hơn số tiền đi ra trong một kỳ nhất định, DN có cân đối được dòng tiền hay không? Thông tin về dòng tiền của DN cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tài chính của

DN có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các nguồn lực để tạo tiền trong các hoạt động của DN.

Phân tích khả năng tạo tiền của DN

Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của

từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ giúp chủ thể đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền và trình độ tạo ra tiền của DN.

Chỉ tiêu phân tích:Gồm 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu dòng tiền và

trình độ tạo ra tiền của DN:

+ Phân tích quy mô tạo ra tiền của từng hoạt động và của cả DN trong kỳ thông qua các chỉ tiêu dòng tiền thu vào trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt

động trong tổng số tiền thu vào của cả DN.

Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng HĐ =

(1.19)

+ Trình độ tạo tiền của DN thông qua hệ số tạo tiền đã xác định ở phần trước. Khi cần thiết có thể xem xét trình độ tạo tiền của từng hoạt động thông qua chỉ tiêu: Hệ số tạo tiền của từng hoạt động (Hci) theo công thức:

Hci = (1.20)

I.2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán

Mục tiêu phân tích: khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của

DN thành tiền để thanh toán các khoản nợ của DN theo một thời hạn phù hợp. Qua đó đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính, tiềm năng cũng như những nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ cho DN.

Khả năng thanh toán của DN

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H1)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (H5)

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền (H6)

Hình 1.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

H1 = (1.21)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ phải trả của DN. Hệ số này cho biết quan hệ giữa tổng TS mà DN quản lý và đang sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nếu H1< 1 thì toàn bộ số tài sản hiện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính, có nguy cơ phá sản. Ngược lại, nếu hệ số này quá cao thì cần phải xem lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty kém hiệu quả.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn

H2 = (1.22)

Chỉ tiêu này cho biết DN có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Thông thường hệ số này thấp sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN là yếu và cũng là dấu hiệu báo cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mất cân bằng tài chính, công ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

H3= (1.23)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ quan tâm xem DN có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không, chủ nợ sẽ yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy DN có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

H4 = (1.24)

Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đén hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có đồng thời còn thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của DN đối với chủ nợ.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

H5 = (1.25)

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho DN thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó đảm bảo cho tình hình thanh toán của DN lành mạnh. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của DN kém hiệu quả là nguyên nhân khiến tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến DN bị phá sản.

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền H6= (1.26)

Chỉ tiêu này phản ánh: Bằng dòng tiền thuần tạo ra trong kỳ DN có thể hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân. Nếu trong mỗi kỳ lưu chuyển tiền thuần dương sẽ gia tăng dự trữ tiền cho kỳ sau, lượng tiền gia tăng này đủ để hoàn trả tổng dư nợ ngắn hạn bình quân tức là khả năng thanh toán thực của DN là rất cao và an

toàn cho chủ nợ. Ngược lại, nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn cho DN khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kỳ suy giảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu không tốt với khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH (Trang 26)