- Năm 2013 giá trị hao mòn lũy kế là hơn 176 tỉ chiếm 175,94% tăng hơn 22 tỉ so với năm 2012, qua đó ta thấy tài sản cố định của công ty hao mòn lớn nhưng chưa được đầu tư
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH
3.2.3 Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính
Quy mô vốn của công ty tăng và tập trung huy động nợ ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn tăng làm tăng chi phí sử dụng vốn, năm 2013 lãi suất vay ngắn hạn ở mức cao dẫn đến áp lực thanh toán tăng và áp lực lớn đến khả năng sinh lời, hệ số nợ tăng cao khiến tăng rủi ro tài chính và giảm khả năng vay nợ. Từ đó làm ảnh hưởng tới việc tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp. Do đó, trước khi huy động vốn vay thông qua các tổ chức tín dụng, công ty cần huy động tối đa các nguồn lực như các khoản nợ phải trả nhà cung cấp nhưng chưa đến hạn trả, khoản người mua trả tiền trước, vay của nhân viên, các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước nhưng chưa đến hạn trả,…., đó là những khoản vốn mà công ty có thể chiếm dụng với chi phí thấp hơn so với vốn vay từ đó có thể giảm chi phí sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Từ các nguồn phải trả người lao động, chi phí phải trả, thuế, phải trả nội bộ…Đây là những nguồn vốn dưới hình thức tài trợ “miễn phí” vì thế mà công ty không phải trả lãi đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi và thời gian ứng dụng các khoản này là có giới hạn vì trì hoãn thuế chỉ trong một thời hạn nhất định, còn nếu trả lương chậm cho người lao động kéo dài và lâu thì ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả làm việc của họ, các nguồn tích lũy là nguồn tài trợ tùy thuộc vào từng giai đoạn, quy mô kinh doanh của công ty vào từng thời điểm chu kỳ sản xuất của công ty. Như vậy, để tận dụng và sử dụng hiệu quả của nguồn tài trợ này thì việc mở rộng sản xuất, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm chi phí là giải pháp tối ưu nhất.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: Đối với nguồn vốn này thì với lãi suất thấp nên công ty cần tận dụng tối đa. Để tận dụng nguồn vốn này thì công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp có thể cho công ty mua chịu với thời gian dài, có nhiều ưu đãi chiết khấu mà chất lượng đầu vào vẫn đảm bảo. Đặc biệt chú trọng các nhà cung cấp lớn có tiềm lực tài chính
mạnh vì họ mới có khả năng bán chịu với thời gian dài. Ngoài ra, công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: Nếu muốn được hưởng chiết khấu công ty nên thanh toán vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu, còn nếu không đủ khả năng thì công ty có thể thanh toán ngày cuối cùng kết hạn thanh toán hóa đơn để có lợi nhất. Tùy vào việc cân nhắc tính toán phương pháp nào có lợi nhất, tiết kiệm hơn thì ta dùng. Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn việc trả nợ quá nhiều, lâu vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty, thậm chí là chi phí tín dụng có khi còn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Trong 3 năm công ty đã rất thành công trong huy động các khoản nợ ngắn hạn song hiện nay các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng từ nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ chồng chất nên nhau trong một khoảng thời gian không xa. Trong khi đó công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư chi TSCĐ. Vì vậy, công ty giảm nợ ngắn hạn thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí lớn hơn nhưng xét về mục tiêu mặt lâu dài thì điều đó là cần thiết. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn tương đối linh hoạt cho người cho vay, có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của công ty, để công ty có thời gian thực hiện kế hoạch trả dần tiền vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này đòi hỏi công ty:
+ Phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn.
+ Công ty phải đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn khác để khi giảm lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư cho TSCĐ cần thiết và đầu tư cho các dự án mang tính khả thi, hiệu quả cao.
+ Chi phí vay vốn trung và dài hạn không quá cao so với chi phí vốn vay ngắn hạn, đủ để hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bù đắp được.
Khi đầu tư vào TSCĐ công ty phải đặc biệt quản lý tốt, có kế hoạch để sử dụng hiệu quả TSCĐ: Thanh lý các TSCĐ dư thừa, không cần sử dụng đến hoặc các TSCĐ đang chờ thanh lý. Cần lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư vào TSCĐ nào để tránh gây lãng phí, có thể giảm tỷ trọng TSCĐ dư thừa ngoài hoạt động sản xuất hoặc không cần thiết.
Huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc huy động vốn hợp lí, hiệu quả sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đẩy nhanh vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.