1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình phát triển của thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức internet

49 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 420 KB

Nội dung

Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của truyền thông đa phương tiện, nhiều dịch vụ, công nghệ hội tụ số đã được cung cấp đến người dùng, trong đó không thể không nhắc đến dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV). IPTV là dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số tới người dùng dựa trên giao thức IP trên mạng Internet băng rộng. Do đó với sự hậu thuẫn của viễn thông, IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, cung cấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. IPTV có cơ hội lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng Internet băng rộng đã có ở khắp mọi nơi. Việt Nam hiện nay đã có một số nhà cung cáp dịch vụ viễn thông đang triển khai và kinh doanh dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL…Với mong muốn giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của dịch vụ truyền hình mới này, chúng em đã thực hiện việc nghiên cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet.”

1 Mục lục: 1.3. Cơ sở lý luận về dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV) 9 1.3.1. Khái niệm về dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 9 1.3.2. Một số đặc điểm của dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 9 1.3.2.1. Ưu điểm 9 1.3.2.2. Nhược điểm 10 1.3.3. Thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 11 1.3.3.1. Thị trường khách hàng 11 1.3.3.2. Thị trường nhà cung cấp dịch vụ 11 1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ IPTV 12 2.1. Dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet của các nhà cung cấp tại Việt Nam hiện nay 14 2.1.1. Dịch vụ NextTV của Viettel: 14 2.1.1.1. Khái niệm: 14 2.1.1.2. Các nhóm dịch vụ cung cấp 14 2.1.1.3. Các tính năng của NetTV 15 2.1.1.4. Giá cước 15 2.1.2. Dịch vụ MyTV của VNPT: 16 2.1.2.1. Khái niệm 16 2.1.2.2. Các nhóm dịch vụ cung cấp 17 2.1.2.3. Các tính năng của MyTV 18 2.1.2.4.Gía cước 18 2.1.3.2. Dịch vụ FPT Play HD 23 2.1.4. Dịch vụ ZTV của VTC 24 2.1.4.1. Giới thiệu ZTV 24 2.1.4.2. Các nhóm dịch vụ cung cấp 25 1 2.1.4.3. Tính năng của ZTV 26 2.1.4.4. Giá cước 27 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV) tại Việt Nam 27 2.2.2. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VNPT 28 2.2.3. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của FPT Telecom 30 2.2.4. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VTC Digicom 31 2.2.5. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của Viettel 33 2.2.6. Phân tích khả năng cạnh tranh dịch vụ IPTV giữa các nhà cung cấp với nhau 34 2.3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của dịch vụ IPTV 35 2.3.1. Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) 35 2.2.2. Truyền hình cáp Hà Nội 37 2.2.3. Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) 37 Bảng 2.12 Bảng giá cước thuê bao Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) 37 2.2.4. So sánh dịch vụ IPTV với dịch vụ truyền hình khác 38 Chương 3 : Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ IPTV 41 3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức dịch vụ IPTV (Ma trận SWOT) 41 3.2. Một số giải pháp phát triển thị trường dịch vụ IPTV 42 3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường: 42 3.2.2.Nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ 43 3.2.3. Giải pháp về chính sách Marketing 43 3.2.3.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách giá: 43 3.2.3.2 Hoàn thiện chính sách xúc tiến yểm trợ: 43 a .Quảng cáo, tiếp thị 43 b. Quan hệ công chúng-PR 44 c Khuyến mãi 44 1 d. Công tác bán hàng trực tiếp 45 3.2.3.3. Hoàn thiện chính sách phân phối: 45 3.2.4. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng: 46 3.2.5. Xây dựng thương hiệu: 46 3.2.6.Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ: 47 1,Giáo trình Marketing căn bản, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nxb Hà Nội, Nhà phát hành Thăng Long 49 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của truyền thông đa phương tiện, nhiều dịch vụ, công nghệ hội tụ số đã được cung cấp đến người dùng, trong đó không thể không nhắc đến dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV). IPTV là dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số tới người dùng dựa trên giao thức IP trên mạng Internet băng rộng. Do đó với sự hậu thuẫn của viễn thông, IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, cung cấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. IPTV có cơ hội lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng Internet băng rộng đã có ở khắp mọi nơi. Việt Nam hiện nay đã có một số nhà cung cáp dịch vụ viễn thông đang triển khai và kinh doanh dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL…Với mong muốn giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của dịch vụ truyền hình mới này, chúng em đã thực hiện việc nghiên cứu khoa học với đề tài “Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet.” Nội dung của nghiên cứu được trình bày thành 3 phần như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận chung về thị trường và thị trường dịch vụ IPTV Chương 2: Tình hình phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet. Chương 3 – Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ IPTV 1 Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV). 1.1.Những vấn đề cơ bản về thị trường 1.1.1.Khái niệm: - Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán một loại sản phẩm nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. - Theo nghĩa rộng, thị trường là hệ thống gồm có người mua, người bán và mối quan hệ cung cầu giữa họ nhằm xác định được chủng loại, số lượng và giá cả cho các sản phẩm. 1.1.2.Các quy luật của thị trường: - Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản , quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. - Quy luật cung cầu: Phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định. - Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá ) hoặc phi giá cả (quảng cáo ). Từ đó, những sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào không phù hợp với nhu cầu thì sẽ bị đào thải hoặc thu nhỏ và ngược lại. 1.1.3.Chức năng của thị trường: - Chức năng môi giới: Thị trường là trung gian liên kết giữa người mua và người bán, liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, liên kết giữa người mua với nhau và giữa những 1 người bán với nhau. Các chủ thể của thị trường lấy cơ sở là lợi ích của bản thân, thông qua sự tồn tại của thị trường để tìm đến liên kết với nhau tạo nên chỉnh thể kinh tế – xã hội hữu cơ. - Chức năng thừa nhận và thực hiện: Một sản phẩm khi được đưa ra thị trường, được thị trường cho thừa nhận tức sản phẩm đó là có thị trường. Sản phẩm bắt buộc phải bán được trên thị trường mới được xã hội thừa nhận. Nếu cung của một sản phẩm lớn hơn cầu của sản phẩm dó thì lượng dư thừa sẽ được thị trường thừa nhận. Vậy thị trường chỉ thừa nhận những hàng hoá, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hoá vô dụng, kém chất lượng, cung vượt quá ầu, không cung ứng đúng thời gian và địa điểm mà khách hàng đòi hỏi thì sẽ không bán được, nghĩa là chúng không được thị trường chấp nhận. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng mua sản phẩm tức là sản phẩm đó đã được thị trường thừa nhận, hay thị trường đã “bỏ phiếu bằng tiền” cho sự tồn tại của sản phẩm. Ngược lại, nếu không được thị trường thừa nhận thì Doanh nghiệp sẽ bị phá sản, không thể duy trì hoạt động của mình được. Muốn được thị trường thừa nhận thì Doanh nghiệp phải “ cung cái thị trường cần chứ không phải cung cái mình có hay có khả năng cung ứng” Sau khi dược thị trường thừa nhận thì thị trường sẽ tiến hành chức năng thực hiện. Thị trường là nơi thực hiện giá trị của hàng hoá thông qua các hoạt động mua bán giữa người bán và người mua. Giá trị của hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua giá cả thị trường trên cơ sở giá trị sử dụng của chúng được thị trường thừa nhận, giá trị của hàng hoá được thực hiện, người bán thu được tiền về từ người mua thì quyền sở hữu hàng hoá được chuyền từ người bán sang người mua, hàng hoá đi sang lĩnh vực tiêu dùng cá nhân ở đó giá trị sử dụng nó sẽ được thực hiện, đó là mục đích cuối cùng của sản xuất. - Chức năng thông tin: Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là về quyết định và để quyết định thì phải có thông tin. Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, cá yêu cầu về chất lượng sản phẩm… Những thông tin này không chỉ cần thiết cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn cho cả Nhà nước và các tổ chức kinh tế thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên cung sản phẩm hàng hoá nào? khối lượng bao nhiêu? khi nào? cho ai? ở đâu? 1 Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu, nên chọn mặt hàng nào cho phù hợp với khả năng của mình. Chính phủ thông qua các thông tin thị trường để hoạch định các chính sách điều chỉnh kinh tế. - Chức năng điều tiết và cân đối Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua hệ cung cầu và tín hiệu giá cả của thị trường sẽ phát hiện chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Thông qua các hoạt động và quy luật kinh tế thị trường, người sản xuất có lợi thế và cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Còn đối với những người chưa có được lợi thế trên thị trường thì sẽ phải vươn lên để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Thông qua nhu cầu của thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển các nguồn lực để từ ngành này sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Trong nền kinh tế thị trường, chính thị trường thông qua cơ chế lợi ích và dựa vào sự hướng dẫn của các tín hiệu thị trường, tình hình cung cầu, biến động gia cả làm cho các chủ thể kinh tế thay đổi phương thức hoạt động của mình để từ đó đưa đến sự vận động các nguồn lực. Với tiêu dùng, thông qua sự hoạt động của cac quy luật kinh tế thị trường, người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng. Thị trường giúp cho người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn và quá trình mua hàng để phù hợp với khả năng của mình. Sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả thị trường thực hiện sự cân đối về tổng số cũng như cơ cấu cung và cầu thông qua đó sẽ thực hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Chức năng chọn lọc và loại bỏ: Chỉ có các sản phẩm được thị trường thừa nhận mới được tồn tại trên thị trường, thị trường thực hiện chức năng này nhằm chọn lọc ra các sản phẩm tốt, có chất lượng cao, giá thành phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Và sẽ loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, giá thành cao, không có sức cạnh tranh… Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều mối mặt hàng nhái, giả, kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại trên tê do nó được “ gắn” với các thương hiệu lớn, có uy tín đối với người tiêu dùng. Do vậy, để thị trường thực hiện chức năng này một cách thực tế thì buộc phải có sự can thiệp của Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền nhằm đưa đến cho người tiêu dùng 1 những sản phẩm có chất lượng cao, mà vẫn phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Năm chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mọi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 5 chức năng này, mọi chức năng có vai trò quan trọng riêng của nó song cũng cần nhận thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. 1.1.4.Phân loại thị trường: ♦ Căn cứ vào tính chất của hàng hóa : - Thị trường hàng hóa dịch vụ cao cấp:là những sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ cho nhóm những người có thu nhập cao. - Thị trường hàng hóa dịch vụ thiết yếu: là những sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mang tính chất đa số. ♦ Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán: - Thị trường người bán: là thị trường mà vai trò quyết định thuộc về người bán hàng hóa dịch vụ. - Thị trường người mua: là thị trường mà va trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người mua. ♦ Căn cứ vào số lượng người mua và người bán có mặt trên thị trường: - Thị trường độc quyền: chỉ có một hoặc một nhóm nhà cung cấp. - Thị trường cạnh tranh: có nhiều người mua, người bán với thế lực ngang nhau. ♦ Căn cứ vào vai trò của từng khu vực thị trường: - Thị trường chính (thị trường trung tâm) : trên thị trường có nhều hàng hóa ,dịch vụ, nhiều người mua người bán. - Thị trường phụ : có ít người mua, người bán. ♦ Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dịch vụ hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường: - Những thị trường lớn và năng động. 1 - Những thị trường trung bình và năng động. - Những thị trường nhỏ và năng động. - Những thị trường lớn và đang giảm sút. 1.2 Thị trường người tiêu dùng 1.2.1.Khái niệm: Người tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa dịch vụ để phục vụ tiêu dùng cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt. Theo nhà kinh tế học, việc tiêu dùng hàng hóa của họ một mặt được xem như là việc sử dụng hay hủy bỏ một tài sản kinh tế; một mặt khác cũng là cách thể hiện mình. Thị trường tiêu dùng bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình và nhóm người tập thể mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng. 1.2.2.Đặc trưng cơ bản của thị trường người tiêu dùng: - Có quy mô lớn và thường xuyên; khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa và sở thích đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và mong muốn của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hóa. - Thị trường người tiêu dùng bao gồm những khách hàng mua sắm hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Các quyết định mua của họ mang tính chất cá nhân, họ tiêu dùng vì mục đích thông thường hằng ngày và như một sự thể hiện. Mọi nhu cầu thay đổi theo thời gian, song nhu cầu cá nhân có nhịp độ thay đổi nhanh nhất. - Sự tiến triển trong tiêu dùng và những thay đổi trong cơ cấu chi tiêu có thể được xem là những rủi ro và thách đố các nỗ lực trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. - Thị trường tiêu dùng của dịch vụ bưu chính viễn thông rất đa dạng về lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền, đặc trưng tâm lý… - Khách hàng mua sản phẩm dịch vụ không chỉ đơn thuần là để tiêu dùng mà còn được co là một sự thể hiện bản thân. 1.2.3.Phân lọai thị trường người tiêu dùng: 1 - Thị trường tiềm năng: là thị trường mà có những người tiêu dùng có quan tâm đến một sản phẩm nhất định của doanh nghiệp. - Thị trường hiện có: là thị trường tập hợp những người tiêu dùng có đủ mức độ quan tâm đến sản phẩm , có thu nhập và họ có khả năng tiếp cận đến một sản phẩm nhất định của thị trường. - Thị trường đã xâm nhập: là thị trường bao gồm toàn bộ khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. 1.3. Cơ sở lý luận về dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV). 1.3.1. Khái niệm về dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet. Truyền hình tương tác qua giao thức Internet (viết tắt là IPTV – Internet Protocol Television) là mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ với mạng viễn thông. Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng (user). Các user có thể thông qua máy vi tính PC hoặc má\y thu hình phổ thông cộng với hộp phối ghép set top box để sử dụng dịch vụ IPTV. Theo quan điểm của đối tượng sử dụng, việc khai thác và xem IPTV cũng giống như dịch vụ truyền hình trả tiền. Theo quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, IPTV bao hàm quá trình thu thập, xử lý và truyền tải một cách an toàn nội dung video trên hạ tầng mạng dựa trên công nghệ IP. Tổ chức viễn thông thế giới (ITU-T) đã chính thức chấp thuận định nghĩa IPTV như sau: “ IPTV được định nghĩa là các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình, video, audio, văn bản, số liệu truyền tải trên các mạng dựa trên IP được kiểm soát nhằm cung cấp mức chất lượng dịch vụ, tính tương tác, độ bảo mật và tin cậy theo yêu cầu.” 1.3.2. Một số đặc điểm của dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet. 1.3.2.1. Ưu điểm. ♦ Hỗ trợ truyền hình tương tác. Khả năng hoạt động hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp đưa ra một số lượng lớn các ứng dụng truyền hình tương tác. Các loại hình dịch vụ được phân phối qua dịch vụ IPTV có thể bao gồm truyền hình độ trung thực cao (HDTV), các trò chơi trực tuyến và kết nối Internet tốc độ cao… 1 ♦ Công nghệ chuyển mạch IP. Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền hình cáp và vệ tinh thường gửi đi tất tả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc cùng một thời điểm nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy. Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết. IPTV sử dụng công nghệ chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ liệu chương trình truyền hình được lưu trữ tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ liệu kênh mà người dùng yêu cầu xem là được truyền tải đi. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung thêm được nhiều dịch vụ cho IPTV hơn vì băng thông không còn phải là vấn đề quá khó giải quyết nữa. ♦ Không phụ thuộc thời gian. IPTV khi kết hợp với máy thu video số cho phép tạo chương trình nội dung không phụ thuộc thời gian bằng cơ chế ghi và lưu lại nội dung, sau đó có thể xem lại. ♦ Tăng tính cá nhân. IPTV cho phép các đối tượng sử dụng quyết định những gì họ muốn xem và khi nào họ muốn xem theo sở thích riêng và thời gian phù hợp với họ. ♦ Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị. Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ giới hạn ở việc sử dụng Tivi. Người dùng có thể sử dụng máy vi tính PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch vụ IPTV. 1.3.2.2. Nhược điểm. ♦ Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không thật sự tốt cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất dễ bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải về. Ngoài ra, nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi số lượng người xem truy cập vào đông thì chuyện chất lượng dịch vụ bị giảm sút. ♦ Không chia được nhiều Tivi khác nhau để xem cùng lúc nhiều kênh vì mỗi một set top box chỉ đi kèm với một tivi, nếu chia sẻ với các tivi khác thì tất cả các tivi đều chiếu cùng một nội dung. Điều này khó đáp ứng được nhu cầu xem của từng cá nhân trong một gia đình. [...]... truyền hình trả tiền chất lượng cao tới những vùng nông thôn, hải đảo xa xôi 1 Chương 2: Tình hình phát triển của thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 2.1 Dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet của các nhà cung cấp tại Việt Nam hiện nay 2.1.1 Dịch vụ NextTV của Viettel: 2.1.1.1 Khái niệm: NextTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet, tín hiệu truyền hình. ..1.3.3 Thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 1.3.3.1 Thị trường khách hàng IPTV sẽ trở thành xu hướng chung trong lĩnh vực truyền hình trả tiền tại Việt Nam Càng ngày việc cá nhân hóa nhu cầu càng diễn ra mạnh mẽ, khách hàng sẵn sàng trả tiền cho việc được thỏa mãn các nhu cầu giải trí cho riêng mình Dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV) đã... 2.2.2 Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VNPT Ngày 28/9/2009, dịch vụ truyền hình MyTV do Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, thành viên của Tập đoàn VNPT xây dựng đã chính thức ra mắt thị trường, mang đến một dịch vụ mới cho lĩnh vực giải trí tại gia đình với nội dung phong phú, tính năng hiện đại, tiện dụng và khả năng tương tác cao, nhập cuộc vào thị trường truyền hình trả tiền đã phát triển. .. tích thực trạng phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV) tại Việt Nam 2.2.1 Giới thiệu chung về tình hình phát triển dịch vụ IPTV Xu hướng số hóa và hội tụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã trở thành một làn sóng lan tỏa ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới Việc IPTV phát triển ở Việt Nam chính là một hệ quả tất yếu của sự lan tỏa... màn hình TV (EPG) Không áp dụng 2.1.3 Dịch vụ OneTV và FPT Play HD của FPT Telecom 2.1.3.1 Dịch vụ OneTV a Giới thiệu dịch vụ OneTV OneTV là dịch vụ Truyền hình tương tác đầu tiên tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT (FPT Telecom) thử nghiệm và cung cấp OneTV được nâng cấp toàn diện về hệ thống và nội dung trên cơ sở dịch vụ truyền hình tương tác iTV Tín hiệu truyền hình được truyền qua hạ... là phát triển thành một dịch vụ cung cấp truyền hình tương tác nhằm bổ sung và thay thế cho công nghệ truyền hình truyền thống đã có dấu hiệu không còn bắt kịp với yêu cầu của con người hiện đại Dịch vụ IPTV của FPT cung cấp ra thị trường với thương hiệu iTV với slogan : “Muốn gì xem nấy” Dịch vụ iTV khá đa dạng với nhiều tiện ích giải trí Dịch vụ xem truyền hình trên Internet của FPT Telecom được đổi... cung cấp dịch vụ và chi phí bản quyền truyền hình ngày càng đắt đỏ Cho đến nay, VTC là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu , phát triển và cung cấp dịch vụ truyền hình số bao gồm truyền hình kỹ thuật số, truyền hình độ phân giải cao (VTCHD) và IPTV Định hướng của VTC là tập trung phát triển hệ thống cung cấp nội dung truyền hình số và dịch vụ giá trị gia tanưg tren nền viễn thông vốn là thế mạnh của VTC... (IPTV) đã đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng cho nên dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet tuy chỉ mới ra đời cách đây 3 năm, nhưng theo số liệu của Bộ TT&TT, hiện IPTV đạt tới gần 1 triệu thuê bao (trong tổng số 3,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền trên toàn quốc), chỉ đứng sau truyền hình cáp (khoảng 1,5 triệu thuê bao), tương đương với dịch vụ truyền hình số (cả vệ tinh và mặt đất)... dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam -VNPT 2.1.2.1 Khái niệm Dịch vụ Truyền hình tương tác MyTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam-VNPT cung cấp tới khách hàng dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol Television), tín hiệu truyền hình được chuyển hóa 1 thành tín hiệu IP, truyền qua. .. năng phát triển dịch vụ ở địa bàn Ví dụ: Mức cước thuê bao tháng cho dịch vụ MyTV của VNPT Tiền Giang (Đơn vị: đồng/bộ giải mã/tháng.) Bảng 2.4: Các gói cước dịch vụ MyTV 1 Gói dịch vụ Mức cước thuê bao Nội dung dịch vụ - Được thưởng thức hơn 77 KÊNH TRUYỀN HÌNH CHUẨN SD với các tính năng khác biệt của MyTV, sử dụng các kênh Radio, chuyên mục Tiếp thị truyền hình, Thông tin cần biết, Chia sẻ hình ảnh, . dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet (IPTV) 9 1.3.1. Khái niệm về dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet 9 1.3.2. Một số đặc điểm của dịch vụ truyền hình tương tác. xa xôi. 1 Chương 2: Tình hình phát triển của thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet. 2.1. Dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet của các nhà cung cấp tại. trường và thị trường dịch vụ IPTV Chương 2: Tình hình phát triển thị trường dịch vụ truyền hình tương tác qua giao thức Internet. Chương 3 – Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ IPTV 1 Chương

Ngày đăng: 30/12/2014, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w