Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũngcần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng; vốn chính
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũngcần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng; vốn chính là tiền
đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả caomới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.Vì vậy với bất
cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nóiriêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại Trong các doanh nghiệp vốnlưu động là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất kinhdoanh nói chung, quy mô của vốn lưu động, trình độ quản lý, sử dụng vốn lưu động
là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, do ở một vị trí then chốt như vậy nên việc quản lý sử dụng vốn lưu độngđược coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp
Mặt khác, quá trình hội nhập phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đãtạo cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức mới Hội nhập đồng nghĩa với hàng hoábên ngoài tràn vào với giá rẻ hơn và những hàng hoá trong nước có lợi thế sẽ xuấtsang thị trường nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh tranh vốn
đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp Do đó để đứng vững trên thịtrường các doanh nghiệp phải vận động tối đa với các chính sách tín dụng, quản lýtiền mặt và dự trữ tồn hàng tồn kho Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải biết ứng dụngkịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại vào quá trình sảnxuất kinh doanh nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh Đồng thời, các nhà quản trị phảiquản lý tốt vốn lưu động để phát triển hoạt động kinh doanh
Là một công ty liên doanh với nước ngoài, Shell Gas Hải Phòng cũng rất quantâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưuđộng nói riêng sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất chodoanh nghiệp
Trang 2Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn kinh doanh nói chung và vốn lưuđộng nói riêng trong lĩnh vực kinh doanh, cũng như thấy được vai trò quan trọngcủa việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động đối vớicông ty TNHH Shell Gas Hải Phòng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp, một công
ty nào khác Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng, Được
sự giúp đỡ tận tình của các anh các chị trong phòng ban của công ty và thầy giáohướng dẫn thực tập em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHHShell Gas Hải Phòng”
2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell GasHải Phòng
- Nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị vốn lưu động của công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động củacông ty trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về tổ chức và điềuhành việc sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của công ty
Bao gồm các chỉ tiêu về nội dung kinh tế được thể hiện qua các báo cáo tàichính tổng hợp như :
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Các tài liệu liên quan
Trang 3- Thời gian bắt đầu từ 15/2/2006 đến 15/6/2006.
- Quỹ thời gian để hoàn thành bản luận văn này giới hạn trong 4 tháng kể từ ngàynghiên cứu thực tập đề tài
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả, cần phải tiến hành phân loại vốn lưu độngtheo các tiêu thức khác nhau Thông thường có những cách phân loại sau:
1.1.2.1 Dựa vào vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được chia làm 3 loại:
- Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất
- Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất
- Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông
Quy trình hoạt động của doanh nghiệp
Dự trữ Sản xuất Lưu thông
- Nguyên liệu chính - Sản phẩm dở dang - Thành phẩm
- Bán thành phẩm - Bán thành phẩm - Tiền
Sơ đồ 1: Vốn lưu động trong quá trình hoạt động
1.1.2.2 Dựa vào hình thái biểu hiện có thể chia ra:
Trang 5- Vốn vật tư hàng hóa: Bao gồm vốn NVL chính, vốn NVL phụ, nhiên liệu,vốn sản phẩm dở dang đang chế tạo, vốn chi phí chờ phân bổ, sản phẩm dởdang, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển,các khoản đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán
1.1.2.3 Dựa theo nguồn hình thành có
- Nguồn vốn chủ sở hữu ( Nguồn vốn tự có): Phản ánh số vốn thuộc về cácchủ sở hữu của doanh nghiệp Bao gồm:
Nguồn vốn pháp định: Là số vốn góp ban đầu của các chủ sở hữudoanh nghiệp
Nguồn vốn tự bổ sung: Là số vốn mà doanh nghiệp tự bổ sung mà chủyếu là doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhucầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
- Nguồn vốn ngoài doanh nghiệp: (Các khoản nợ phải trả) bao gồm:
Nguồn vốn tín dụng: Là vốn doanh nghiệp đi vay của ngân hàng, các
tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, vay bằng phát hành chứng khoán …
Nguồn vốn chiếm dụng: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếmdụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác trong nền kinh tế, phátsinh trong quan hệ thanh toán các khoản phải trả công nhân viên, phảitrả người bán, phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả nội bộ …
1.1.3 Một số công cụ đánh giá vốn lưu động
Trang 6Tỷ số thanh toán nhanh bằng tài sản lưu động trừ hàng tồn kho chia cho nợ ngắn
hạn; hệ số này dùng để đo lường độ thanh khoản
Công thức
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
[ Nguồn: trích từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 317]
1.1.3.3 Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời bằng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn; hệ sốnày đo lường độ thanh khoản của doanh nghiệp
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn[ Nguồn: trích từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 317]
1.2.Định nghĩa quản trị vốn lưu động
1.2.1 Quản trị doanh nghiệp là gì ?
Quản trị doanh nghiệp là khoa học về tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với những quy luật của nền kinh tế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước về kinh tế
Ở đây tôi xin đi sâu phân tích và nghiên cứu về quản trị vốn lưu động
1.2.2.Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp trong đề tài này được định nghĩa cụ thể
là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trìnhtái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục
Trang 7phải có chính sách và chiến lược quản trị hiệu quả để dung hòa giữa mục tiêu sinhlời và mục tiêu thanh khoản trên bước đường tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
[ Nguồn: trích từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 330- 331]
2.1 Sự cần thiết quản trị tiền mặt
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến các mục đíchsau:
- Thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh ( Động cơ hoạt động sảnxuất, kinh doanh): Mua sắm NVL, Hàng hóa và thanh toán các chi phí cần thiết chodoanh nghiệp hoạt động bình thường ( Trả lương công nhân, nộp thuế …)
- Duy trì số dư ký theo yêu cầu của ngân hàng khi ngân hàng cung cấp các khoảnvay hoặc các dịch vụ Chẳng hạn việc giữ quy mô tiền mặt hợp lý giúp doanhnghiệp duy trì tốt các chỉ số thanh toán: như thanh toán nhanh, thanh toán hiệnthời… là cơ sở để có lòng tin đối với nhà cung cấp cũng như các tổ chức tín dụng
- Mục đích đầu cơ: Doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tứcthời về nguyên vật liệu, chiết khấu … để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Mục đích dự phòng: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiền mặt cóđiểm luân chuyển không theo một quy luật nhất định nào Do vậy doanh nghiệp cầnphải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn nhu cầu tiền mặt bất ngờ
Việc quản lý tiền mặt phải chặt chẽ, tuân theo những nguyên tắc nhất định Mụcđích nhằm thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của nó, qua đóthấy được mức độ đáp ứng cho các nhu cầu kinh doanh, đề ra những biện phápquản lý hữu hiệu
[ Nguồn: tổng hợp từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 331]
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt
2.2.1 tăng tốc độ thu hồi tiền mặt
- Lựa chọn có hiệu quả phương thức thanh toán, phương thức chuyển tiền khi bánhàng (đẩy nhanh việc chuẩn bị và gửi hóa đơn bằng cách vi tính hóa hóa đơn, gửikèm theo hàng, gửi qua fax, yêu cầu thanh toán trước, cho phép ghi nợ trước) Vì
Trang 8nếu thu hồi được sớm tiền mặt, doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư kiếm lờitrong ngắn hạn.
- Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nơ bằngcách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán trướchạn
[ Nguồn: tổng hợp từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 333]
2.2.2 Giảm tốc độ chi tiêu
Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độ chitiêu tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách:
- Tận dụng thời gian chênh lệch thu – chi
- sử dụng hối phiếu khi mua hàng
- Chậm chi trả lương (trong khả năng có thể)
Nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xóimòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại.[ Nguồn: trích từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 334]
2.3 Dự báo tiền mặt
Dự báo tiền mặt là quá trình ước tính các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp
để trên cơ sở đó xác định dòng tiền ròng trong một đơn vị thời gian Mục đích củaviệc dự báo này để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về xác định nhucầu tiền mặt tương lai hoạch định cho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện việc kiểmsoát tiền mặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ đó có những bước xử lýthích hợp nhằm duy trì ngân quỹ ở mức tối ưu Các bước dự báo được tiến hànhnhư sau:
* Lập bảng thu dự tính
* Lập bảng chi dự tính
* Cân đối ngân quỹ dự tính
* Xử lý để đạt được trạng thái tối ưu về tiền mặt ( có thể mua hay bán cácchứng khoán thanh khoản cao)
2.4 Một số công cụ đánh giá tiền mặt
Trang 92.4.2 Chu kỳ vòng quay tiền mặt
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển ( vòng quay) tiền mặt
Tiền mặt
Chu kỳ vòng quay tiền mặt =
Tiền bán hàng trung bình một ngày
3 Quản trị khoản phải thu
Các khoản phải thu của mỗi doanh nghiệp được quản lý thông qua chính sáchtín dụng phù hợp đặc điểm ngành nghề, giai đoạn phát triển của họ nhằm đạt doanhthu cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận
3.1.2.1 Các khái niệm
Trang 10a – tiêu chuẩn tín dụng
Là một tiêu chuẩn định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận đượccủa những khách hàng mua chịu Tức là khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay
vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn tín dụng có thể chấp nhận được thì sẽ bị
từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại
b – Chiết khấu thương mại
Là phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền Chiết khấuthương mại tạo ra những khuyến khích thanh toán sớm hơn các hợp đồng mua hàngnhưng giảm khối lượng tiền nhận được trên mỗi đơn vị hàng bán
c – Thời hạn bán chịu (kỳ hạn tín dụng)
Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài.(Tăng kỳ hạn tíndụng thường kích cầu doanh số, tuy nhiên có chi phí liên quan tới động tháigia tăngcác khoản phải thu)
d – Chính sách thu tiền
Là chính sách đề cập đến các thủ tục mà doanh nghiệp tuân thủ để thu tiền từcác khoản phải thu đến hạn Quá trình thu tiền có thể tốn kém về mặt chi phí xéttrên phương diện chi phí trực tiếp và danh tiếng bị tổn thất, tuy nhiên ít nhất phải cótính kiên định cần thiết để tránh tình trạng kéo dài thời gian thu tiền quá mức và đểtối thiểu hóa tổn thất hiện hữu
3.1.2.2 Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng
Xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong 4 biến số có thể kiểm soát được củakhoản phải thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lần lượt phân tíchtừng chính sách và ảnh hưởng của chúng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng
a - Đánh giá tiêu chuẩn tín dụng
- Doanh số bán của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu chuẩn tín dụng thayđổi, cụ thể:
Khi tiêu chuẩn tăng lên mức cao hơn thì doanh số bán giảm
Ngược lại, khi các tiêu chuẩn tín dụng giảm thì doanh số bán sẽ tăng vì thôngthường nó sẽ thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn
Trang 11- Ngoài ra, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợkhó đòi nhiều hơn hay khả năng thua lỗ tăng lên và chi phí thu tiền cũng caohơn.
- Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng thì phát sinh chi phí: Chi phí quản lý và chi phíthu nợ tăng do trả lương nhân viên thu nợ, chi phí văn phòng phẩm ( điệnthoại, chi phí công tác đòi nợ); chi phí chiết khấu tăng, nợ khó đòi tăng vàchi phí cơ hội của vốn tăng
Do đó về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phải dựa trên
cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận trước và sau khi thay đổi sao cho đem lại lợinhuận cao hơn
b- Phân tích thời hạn bán chịu
- Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận đượctiền bán hàng
- Nhà quản lý có thể tác động đến doanh thu bán hàng bằng cách thay đổi thờihạn tín dụng Nếu tăng thời hạn bán chịu đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tưnhiều hơn vào các khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiềnbán hàng cũng tăng lên Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được nhiềukhách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên
c - Chính sách chiết khấu
- Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn bánhàng được áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toántiền mua hàng trước thời hạn
- Khi tỷ lệ chiết khấu tăng thì doanh số bán tăng, vốn đầu tư vào khoản phảithu thay đổi và doanh nghiệp nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán.Các chi phí thu tiền và nợ khó đòi giảm khi tỷ lệ chiết khấu mới đưa ra tácdụng tích cực
d – Chính sách thu tiền
Là những biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạnnhư : Gửi thư, điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện
Trang 12tiến hành các thủ tục pháp lý … Khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách ápdụng các biện pháp cứng rắn hơn thu hồi nợ càng lớn hơn nhưng chi phí thu tiềncàng tăng cao Đối với một số khách hàng khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứngrắn làm cho doanh số tương lai có thể bị giảm xuống.
3.2 Theo dõi khoản phải thu
3.2.1 Mục đích
- Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản này nhằm:
Xác định đúng thực trạng của các khoản phải thu
Đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền
3.2.2 Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu
3.2.2.1 Kỳ thu tiền bình quân
Là công cụ theo dõi các khoản phải thu Là độ dài thời gian bình quân đểchuyển các khoản phải thu thành tiền tức là thu tiền sau khi bán
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thubán chịu bình quân một ngày
Trong đó doanh thu bán chịu bình quân một ngày bằng tổng doanh thu chia cho sốngày dương lịch trong một năm (thường là 360 ngày)
[ Nguồn: trích giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp trang 323]
3.2.2.2 Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
Các khoản phải thu
3.2.2.3 Mô hình tuổi các khoản phải thu
Phương pháp này dựa trên thời gian biểu về “ Tuổi” của khoản phải thu Phươngpháp này rất hữu hiệu đối với khoản phải thu có sự biến động về mặt thời gian
3.2.2.4 Mô hình số dư trên tài khoản phải thu
Trang 13Phương pháp này đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thuđược tiền tại thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo.
4 Quản trị hàng tồn kho
Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các công đoạn mua,sản xuất và bán không diễn ra cùng vào một thời điểm Mặt khác, trong quá trìnhluân chuyển vốn lưu động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì việctồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạtđộng bình thường của doanh nghiệp, hàng tồn kho duy trì khả năng hoạt độngthông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt động phân phối, ngăn chặn nhữngbất trắc trong sản xuất
Mỗi doanh nghiệp đều muốn duy trì một mức tồn kho “ tối ưu” vì nếu dự trữ “quá lớn” sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ “ quá ít” sẽ làm choquá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo
Vì vậy quản trị hàng tồn kho là một việc làm rất quan trọng
4.1 Khái niệm và phân loại
4.1.1 Khái niệm
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanhbình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vậtliệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cungcấp dịch vụ (Đối với các doanh nghiệp thương mại thì thì dự trữ nguyên vật liệucũng có nghĩa là dự trữ hàng hóa để bán)
4.1.2 Phân loại
Hàng tồn kho bao gồm: Thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang; sản phẩm
chưa hoàn thành, sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm,nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho
4.2 Quản trị chi phí tồn kho
Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phí liênquan đến việc dự trữ tồn kho là: chi phí tồn trữ, chi phí đặt
hàng, chi phí cơ hội …
Trang 144.2.1.Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho)
4.2.1.1 Khái niệm
Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa hay nhữngchi phí biến đổi tăng, giảm cùng với hàng tồn kho Tức là những chi phí tăng giảmphụ thuộc vào hàng tồn kho nhiều hay ít
4.2.1.2 Phân loại
- Chi phí hoạt động: gồm chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hànghóa, chi phí do giảm giá trị hàng hóa, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảoquản …
- Chi phí tài chính bao gồm: Chi phí sử dụng vốn tiền vay, chi phí thuế, khấuhao …
4.2.2 Chi phí đặt hàng ( chi phí hợp đồng)
Bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng như : chi phí giấy tờ,chi phí vận chuyển, chi phí nhận hàng hóa Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàngthường ổn định, không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được mua
[Nguồn: tổng hợp từ giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, trang 348-349]
4.3 Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho
Trang 15CHƯƠNG II.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SHELL GAS HẢI PHÒNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chung về tập đoàn Royal Dutch Shell
Vào năm 1833, Marcus Samuel mở một cửa hàng nhỏ ở Luân Đôn, bán sò biểncho công ty Victorian Natural Chẳng bao lâu nó trở thành một doanh nghiệp xuấtnhập khẩu thịnh vượng Vào năm 1891, Marcus Samuel và công ty bán thương hiệudầu hỏa “Shell” cho công ty Far East, và công ty ấy sau này trở thành công tythương mại vận tải Shell vào năm 1897
Trong thời gian đó công ty Royal Dutch được thành lập ở Hà Lan để khai tháccác mỏ dầu ở Châu Á Vào năm 1896 công ty đã tự xây dựng đội tàu trở dầu đểcạnh tranh với các công ty Anh
Vào năm 1907, Shell Strasport & Trading Company và Royal Dutch phối hợpcác hoạt động trong khi vẫn giữ tư cách pháp nhân của mình và hình thành tập đoànRoyal Dutch / Shell Group nổi tiếng với nhãn hiệu “Shell”
Liên doanh này vẫn được duy trì cho tới năm 2005 với hơn 1700 công ty đanghoạt động Công ty Royal Dutch petroleum ( Hà Lan) nắm giữ 60% cổ phần vàShell Transport And Trading Company (Anh) nắm 40% cổ phần trong 3 công tyđầu tư tài chính:
Shell Petroleum NV ở Hà Lan
Shell Petroleum Company LTD ở Anh
Shell Petroleum INC ở Mỹ
2 Shell tại Việt Nam
Công ty Shell có mặt tại Việt Nam từ năm 1894, lúc các nhà buôn bán nhữngthùng dầu hỏa trong thùng bằng thiếc Trong nhiều năm dài mãi cho tới năm 1975Shell phát triển rất thành công việc kinh doanh xăng dầu và chiếm lĩnh tới 70% thịphần tại miền nam Việt Nam
Trang 16Shell trở lại Việt Nam năm 1988 sau khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành,ngay lúc đó Shell ký được hợp đồng phân chia sản phẩm đầu tiên để thăm dò dầukhí ngoài khơi Đà Nẵng và sau đó là ngoài khơi Vũng Tàu Hoạt động thăm dò kếtthúc vào năm 1996.
các hoạt động kinh doanh thương mại bắt đầu vào năm 1989 với sự khai trươngvăn phòng đại diện Shell quốc tế tại Hà Nội và sau đó 4 năm chi nhánh tại thànhphố Hồ Chí Minh
Hiện nay Shell hoạt động 4 lĩnh vực: Nhựa đường, Dầu nhờn và hóa chất dướitên công ty TNHH Shell Việt Nam, và công ty liên doanh Shell Gas Hải Phòng
3 Giới thiệu về công ty liên doanh Shell Gas Hải Phòng
3.1 Lịch sử hình thành
Công ty liên doanh Shell Gas Hải Phòng là công ty được cấp giấy phép đầu tưvào tháng 9 năm 1995 và hoạt động dựa trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài và phápluật Việt Nam
Theo giấy phép đầu tư, tổng số vốn điều lệ là 13.400.000 USD, tổng số vốn đầu
tư là 20.300.000 USD Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn đầu tư là 66,66% Lưu ý làvốn đầu tư chỉ là một phần của tổng nguồn vốn kinh doanh vì chỉ bao gồm vốn điều
lệ và vốn vay ngân hàng (dài hạn và ngắn hạn) Do Shell Gas Hải Phòng có thể mởrộng khả năng vay nợ bằng các nguồn vốn khác mà tỷ lệ vốn chủ sở hữu tổngnguồn vốn có thể thấp hơn 66,66%
Các bên liên doanh bao gồm:
Tập đoàn Royal Dutch/ Shell góp 80% vốn điều lệ
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) góp 20% vốnđiều lệ
Hiện nay công ty có 2 văn phòng đại diện:
+Văn phòng chính ở Hà Nội: Tầng 6F - Tòa nhà 23 Phan Chu Trinh, HoànKiếm
+Văn phòng ở Hải Phòng : Chùa Vẽ - Ngô Quyền, Quận Ngô Quyền
3.2 Lĩnh vực hoạt động
Trang 17Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Shell Gas hải Phòng là tồn trữ, đóng bình
và phân phối khí hóa lỏng (LPG) trên thị trường miền bắc Việt Nam
4 Đặc điểm kinh doanh chủ yếu
4.1 Sản phẩm và dịch vụ khách hàng
Khí ga hóa lỏng LPG là một loại nhiên liệu sạch mới được sử dụng ở nước tatrong vài năm gần đây LPG lầ hỗn hợp khí hóa lỏng khi được nén ở áp suất cựccao của butan và Prôpan được pha trộn theo tỷ lệ 30 – 70% Butan và 70 – 30%Propan LPG được sử dụng rộng rãi làm nhiên liệu trong tiêu dùng, công nghiệp,thương mại …
So với các loại nhiên liệu truyền thống như: Điện, than, dầu, củi …LPG là loạinhiên liệu có nhiều ưu điểm như:
+ Sạch, không gây ô nhiễm môi trường: Sau khi bị đốt chỉ tạo thành CO2 vàH2O
+ Nhiệt năng cao: LPG có thể sử dụng để hàn, cắt kim loại, khi bị đốt cháy kếthợp với oxi nguyên chất nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ C
+ Kinh tế và tiết kiệm: giá thành không cao vì LPG được chiết suất từ các mỏkhí tự nhiên – một tài nguyên sẵn có ở nước ta cũng như trên thế giới
Trang 18Nhược điểm duy nhất của LPG là loại nhiên liệu và luôn tồn tại ở thể lỏng trongmôi trường áp suất lớn nên khi có sự cố xảy ra LPG rất dễ dàng bị rò rỉ và gây cháy
nổ Do vậy việc tồn trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng LPG luôn phải tuân thủmột cách nghiêm ngặt nhất về các quy định an toàn phòng chống cháy nổ Đặcđiểm này của LPG quy định toàn bộ quy trình tồn trữ, vận chuyển, phân phối và sửdụng LPG Tuy kinh doanh LPG chỉ mang tính chất thương mại, dịch vụ thuần túy,tức là không có quá trình sản xuất làm thay đổi tính chất của LPG đầu vào mà chỉđơn thuần là tồn trữ, đóng bình, vận chuyển, phân phối, Nhưng do yêu cầu rất cao
về an toàn nên việc đầu tư tổng kho tồn trữ, nhà máy đóng bình và các trang thiết bịphân phối như : xe bồn, bình ga … đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Ngoài ra quy trìnhbán hàng và phân phối cũng đòi hỏi các chi phí lưu thông cao do phải đào tạo, huấnluyện kỹ càng không chỉ các kiến thức kinh doanh mà cả kiến thức về an toànphòng chống cháy nổ, chi phí đóng bảo hiểm và các chi phí khắc phục sự cố khikhông may xảy ra … Nên phương châm kinh doanh của Shell Gas Hải Phòng làluôn coi trọng an toàn và coi an toàn là ưu tiên số 1 khi ra bất cứ quyết định gì Một đặc điểm khác của lĩnh vực kinh doanh LPG là do LPG được mua vào hoặcnhập khẩu từ một nguồn cung cấp nên bản thân sản phẩm LPG của các hãng không
có sự khác biệt Nên để tạo ra ưu thế của mình trong cạnh tranh, Shell Gas HảiPhòng luôn coi hai yếu tố an toàn cao nhất và dịch vụ hoàn hảo là đặc điểm để phânbiệt nhãn hiệu Shell Gas với các nhãn hiệu LPG khác Vì vậy để luôn duy trì dịch
vụ tốt nhất, Shell Gas Hải Phòng phải đầu tư và chi phí khá lớn vào trang thiết bị,đào tạo, huấn luyện, các hoạt động mang lại sự thoải mái, thuận tiện nhất chokhách hàng khi sử dụng Shell Gas
Trang 19độ tăng trưởng lại rất khả quan LPG ngày càng được chứng minh là loại sản phẩmthiết yếu không thể vắng mặt trong nhà bếp của gia đình, trong nhiều ngành côngnghiệp, thương mại, dịch vụ … Vậy LPG ngày càng trở thành sản phẩm có tính xãhội cao và có mức nhạy cảm rất cao.
4.3 Đặc điểm cạnh tranh
Nhận thức LPG là thị trường đầy tiềm năng, nên ngày càng có nhiều hãng trongnước và nước ngoài tham gia vào thị trường LPG Mức độ cạnh tranh theo đó cũngngày càng tăng cao Tuy vậy do nhà nước chưa ban hành đầy đủ các chuẩn mực bắtbuộc về LPG nhiều hãng do chạy theo lợi nhuẩn trước mắt đã rất tùy tiện trongkinh doanh bỏ qua các yêu cầu an toàn tối thiểu Vì vậy lợi ích của người tiêu dùngkhông được đảm bảo, môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh
Ngoài ra hiện tại trên thị trường LPG Việt Nam, Petro Việt Nam vừa đóng vaitrò hãng bán buôn vừa đóng vai trò hãng bán lẻ nên tạo ra sự cạnh tranh không bìnhđẳng về giá giữa Petro Việt Nam và các hãng LPG khác do giá cả của các hãng nàyphải tính trên cơ sở giá bán buôn của Petro Việt Nam, trong khi bản thân Petro ViệtNam có thể tính giá trên cơ sở giá thành sản xuất tại nhà máy Dinh Cố, thấp hơnnhiều so với giá bán buôn Hiện nay luật pháp Việt Nam chưa đưa ra quy định cụthể chống cạnh tranh không lành mạnh qua việc bán phá giá
4.4 Đặc điểm nguồn cung cấp
Do khả năng cung cấp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu LPG nên các hãngdầu khí vẫn phải nhập khẩu thêm Do vậy thị trường LPG Việt Nam vẫn chịu ảnhhưởng khá cao của thị trường dầu khí thế giới, vốn được coi là rất nhạy cảm và bấpbênh Ngoài ra hiện nay chính phủ quy định cơ chế giá cả tự do và cho phép PetroViệt Nam được bán với giá thế giới Do vậy nguồn cung cấp LPG của các hãngkhông những không được đảm bảo đầu vào về lượng mà còn bị phụ thuộc hoàntoàn vào giá dầu khí thế giới Trong khi đó giá LPG bán trong nước hầu hết lại quyđịnh cố định nên khả năng phải chịu rủi ro về giá đầu vào tăng là rất lớn do khôngkịp điều chỉnh theo giá thế giới hoặc thị trường không chấp nhận việc điều chỉnh
Trang 20+ Ga thương mại loại bình 45 và 49kg : Khách hàng chủ yếu là các cá nhân vàdoanh nghiệp sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất , dịch vụ.
+ Ga khối lượng lớn: Khách hàng là những doanh nghiệp hoặc khách sạn lớn sửdụng làm nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất và cơ sở dịch vụ
Sản phẩm phân phối phải đảm bảo về số lượng, chất lượng kịp thời và thực hiệntốt các dịch vụ sau bán hàng
Trang 21S ơ đồ 2 - Hệ thống phân phối Gas của Shell Gas Hải Phòng đồ 2 - Hệ thống phân phối Gas của Shell Gas Hải Phòng 2 - H th ng phân ph i Gas c a Shell Gas H i Phòng ệ thống phân phối Gas của Shell Gas Hải Phòng ống phân phối Gas của Shell Gas Hải Phòng ống phân phối Gas của Shell Gas Hải Phòng ủa Shell Gas Hải Phòng ải Phòng
Kênh không
(M – C)
Kênh 1 mức
độ (M- R –C)
Shell Gas Hải Phòng
Tổng đại lý
Đại lý bán Đại lý bán
buôn buôn
Khách hàng dùng ga
5.2.2 Nghĩa vụ với nhà nước
Trên cơ sở việc kinh doanh có hiệu quả, công ty đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụvới nhà nước, với cơ sở bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho nhà nước theoqui định Hoạt động theo luật doanh nghiệp
5.2.3.Đối với xã hội
Tiến hành kinh doanh với vai trò của một thành viên có trách nhiệm của xã hội,chấp hành các luật lệ và quy định hiện hành, ủng hộ các quyền con người cơ bảnphù hợp với vai trò hợp pháp của doanh nghiệp và lưu ý thích đáng đến sức khỏe,
an toàn, an ninh và môi trường Đảm bảo quá trình phát triển bền vững
5.2.4.Đối với khách hàn
Trang 22Giành và giữ được khách hàng bằng cách phát triển và cung cấp các sản phẩmvà
dịch vụ tạo ra giá trị về phương diện giá cả, chất lượng, sự an toàn và giảm tácđộng đến môi trường, được hỗ trợ bằng năng lực chuyên môn cao cấp về thươngmại, môi trường và công nghệ
5.2.5 Về đời sống
Tôn trọng quyền con người của nhân viên và đảm bảo cho họ những điều kiệnlàm việc tốt và an toàn, những quyền lợi và điều kiện làm việc có tính cạnh tranh.ủng hộ sự phát triển và tận dụng năng lực của nhân viên, tạo ra môi trường làm việchòa nhập thuận lợi sao cho mọi nhân viên đều có cơ hội bình đẳng để phát triển taynghề và tài năng của mình Khuyến khích nhân viên tham gia vào việc lập kế hoạch
và định hướng công việc
5.2.6 Đối với những đối tác có quan hệ làm ăn
Shell Gas Hải Phòng nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi cho các nhàthầu, nhà cung ứng, với các đối tác liên doanh và ủng hộ việc áp dụng các nguyêntắc kinh doanh chung của tập đoàn Shell hoặc các nguyên tắc tương đương trongcác mối quan hệ đó Khả năng tận dụng thực hiện các nguyên tắc này một cách cóhiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định thiết lập hoặc duy trì các mốiquan hệ như vậy
5.2.7.Về bảo toàn và phát triển nguồn vốn
Những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đã có bước phát triển mớinên vốn của công ty đã tăng lên từ việc bổ sung lợi nhuận sau thuế sau khi đã thựchiện đầy đủ nghĩa vụ và trích các quỹ theo quy định
6 Cơ cấu tổ chức quản lý
Toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất được sắp xếp bố trí thành từng phòng ban,phân xưởng để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh, thuận tiệncho việc kiểm tra theo dõi và hạch toán kinh tế Shell Gas Hải Phòng được tổ chứctheo mô hình trực tuyến chức năng, chế độ điều hành một thủ trưởng
Trang 23Sơ đồ 3: bộ máy quản lý của công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng
Tổng giám đốc
Phó tổnggiám đốc
phòng bán
hàng công
nghiệp
phòng bánhàng giadụng
phòng kỹthuật& sảnxuất
phòng dịch
vụ kháchhàng(phòngmarketting)
phòng kếtoán
phònghàngchính
[ Nguồn lấy từ phòng hành chính của công ty ]
Tổng số lượng nhân sự là 62 người, trong đó trình độ trên đại học là 4 người, đạihọc là 38 người, trung cấp là 3 người và công nhân lao động phổ thông ( Đã quađào tạo và huấn luyện) là 18 người Tổng giám đốc là người điều hành trực tiếp -được giúp việc bởi một phó tổng giám đốc Công ty có 6 phòng ban, đứng đầu làcác trưởng phòng và số lượng nhân viên mối phòng phụ thuộc vào nhu cầu kinhdoanh của công ty và nhu cầu của chính phòng ban đó Trong mỗi phòng việc tổchức sắp xếp công việc cho từng nhân viên tùy thuộc vào sự bố trí của từng trưởngphòng Các nhân viên phòng ban phải thường xuyên báo cáo, lãnh đạo trực tiếp chỉđạo Các lãnh đaọ được phân công phụ trách lĩnh vực nào thì có trách nhiệm xâydựng phương án, kế hoạch để giả quyết công việc của mình
6.1.Tổng giám đốc:1 người
Do hộ đồng quản trị bầu ra Là người đại diện cho công ty trước pháp luật vàtrước cơ quan nhà nước, là người ra quyết định về việc điều hành các hoạt động
Trang 24kinh doanh và chịu trách nhiệm chung về kết quả hoạt động của công ty trước nhànước về việc chấp hành chính sách và chế độ hiện hành.
6.2 Phó tổng giám đốc: 1 người
Là người tham mưu cho tổng giám đốc Chịu sự lãnh đạo của tổng giám đốc,chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao
6.3 Các phòng ban và nhiệm vụ
6.3.1.Phòng bán hàng gas công nghiệp
Chịu trách nhiệm về vấn đề bán hàng, tiêu thụ hàng hóa cho các khách hànhcông nghiệp theo kế hoạch của công ty
6.3.5 Phòng kế toán tài chính
Thực hiện các nhiệm vụ kế toán theo quy định tính toán và xác định kết quả sảnxuất kinh doanh cho toàn bộ công ty, thực hiện chi trả lương, thưởng cho cán bộcông nhân viên
6.3.6 Phòng kỹ thuật sản xuất
Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, ban hành các chỉtiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, quy trình công nghệ và an toàn lao động Đồngthời chịu trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài và ký kết các hợpđồng tiêu thụ sản phẩm cùng các hoạt động nhập khẩu
Trang 256.4 Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính – kế toán
Sơ đồ 4: bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
kế toánvật liệuCCDC
& TSCĐ
kế toántổng hợp
kế toánthanhkhoảncông nợ
kế toán tậphợp chi phí
và tính giáthành
XDCB
Thủ quỹ
[ Nguồn lấy từ phòng hành chính của công ty ]
- Kế toán trưởng: Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ các thông tin kếtoán, phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc Hướng dẫn chỉ đạo và kiểm trahoạt động của các nhân viên kế toán
- Kế toán vật liệu CCDC & TSCĐ: Thực hiện việc theo dõi tình hình tăng giảmTSCĐ, tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, CCDC
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng và cáckhoản nợ, xác nhận công nợ cuối tháng
- Kế toán thanh khoản: Theo dõi thanh toán với người bán và với khách hàng
- Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và XDCB: Theo dõi chi phí đầu tư, xâydựng cơ bản và nguồn hình thành, cuối kỳ tính toán tập hợp chi phí kinh doanh vàgiá thành sản phẩm
- Thủ quỹ: Giữ tiền mặt, ghi sổ chi tiền mặt
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Đây là hình thức sổ
kế toán áp dụng áp dụng phổ biến và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có
Trang 26thể nói, đây là hình thức đơn giản, dễ dàng, dễ kiểm tra, số liệu kịp thời, chính xácphục vụ nhạy bén cho yêu cầu quản lý.
6.Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Shell Gas Hải phòng qua 2 năm 2004 – 2005
Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng là tồn trữ, đóng
bình và phân phối khí hóa lỏng ( LPG ) với chất lượng và sự an toàn đáp ứng nhucầu ngày một gia tăng của các đối tượng khách hàng Do biết tận dụng ưu thế riêngcủa mình cùng với sự phục vụ tận tình, trong những năm gần đây sản phẩm mangnhãn hiệu Shell Gas được biết đến và sử dụng ngày một nhiều hơn Shell Gas HảiPhòng đã vươn lên trở thành một trong những công ty dầu khí có thị phần hàng đầuViệt Nam
B ng 1: Th c tr ng k t qu kinh doanh c a công ty ảng 1: Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty ực trạng kết quả kinh doanh của công ty ạng kết quả kinh doanh của công ty ết quả kinh doanh của công ty ảng 1: Thực trạng kết quả kinh doanh của công ty ủa công ty
[ Nguồn : Trích bảng kết quả kinh doanh và tính toán của tác giả
Kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm có chiều hướng tốt được phản ánhqua lợi nhuận trước thuế tăng lên ở năm 2005 Nguyên nhân do doanh thu bán hàngtăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng trên hầu hết các tỉnh tại khu vực miền BắcViệt Nam
7 – Thuận lợi, khó khăn và định hướng
Trang 27tiếp nhận gas từ nước ngoài thông qua đường biển Có quốc lộ 1A liên tỉnh phù hợpcho sản phẩm công ty tiêu thụ khắp các tỉnh khu vực miền Bắc.
- Shell Gas Hải Phòng là công ty liên doanh với 80% vốn nước ngoài vì vậy cơ sở
vật chất được trang bị hiện đại với quy mô lớn
- Tiềm năng về mỏ dầu khí trong nước lớn
- Sản phẩm của công ty được sản xuất ra bằng máy móc thiết bị hiện đại, được đảmbảo bằng dịch vụ an toàn cao, đáp ứng mọi đối tượng khách hàng theo yêu cầu thịtrường
- Ngành dầu khí hiện nay đang được sự quan tâm và khuyến khích phát triển củanhà nước Gas giờ đây đã trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của đờisống các hộ gia đình và công nghiệp thay thế các chất đốt truyền thống trước đây
- Tình hình chính trị xã hội trong nước trong những năm gần đây luôn có sự ổnđịnh, kinh tế phát triển vững chắc, môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện
- Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn cao, có tinhthần trách nhiệm với công việc
7.2 Khó khăn
- Nhận thức LPG là một thị trường tiềm năng, nên ngày càng có nhiều hãng trong
và ngoài nước tham gia vào thị trường LPG Mức độ cạnh tranh theo đó cũng ngàycàng cao Tuy vậy, do nhà nước chưa ban hành đầy đủ các chuẩn mực bắt buộc vềLPG nên nhiều hãng do chạy theo lợi nhuận trước mắt đẫ rất tùy tiện trong việckinh doanh bỏ qua các yêu cầu về an toàn tối thiểu Vì vậy lợi ích của người tiêudùng không được đảm bảo , môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh
- Giá bán ra của Shell Gas Hải Phòng luôn cao hơn các hãng khác Cơ chế định giábán cứng nhắc và cao đã hạn chế việc Shell Gas Hải Phòng thâm nhập thị trườngtiềm năng
- Thị trường gas trong nước và quốc tế rất nhạy cảm và bấp bênh, khả năng chịu rủi
ro cao
7.3 Định hướng
Trang 28- Công ty tiếp tục đầu tư công nghệ cao đảm bảo sản xuất được sản phẩm khốilượng lớn, đạt chất lượng cao, tăng cường chất lượng dịch vụ Qua đó duy trì vànâng cao lòng tin và thói quen sử dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm nhãnhiệu Shell Gas
- Mở rộng kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Tăng hiệu quả sử dụng vốnlưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, đạt kết quả là hạ giá thành, tăngdoanh thu, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, qua đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Các phương pháp nghiên cứu chung
Trong phạm vi đề tài này, chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Trang 29CHƯƠNG III.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
SHELL GAS HẢI PHÒNG QUA 2 NĂM 2004 – 2005
1 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
Trong những năm qua, công việc quản lý vốn lưu động của công ty do bộ phận
kế toán công nợ kết hợp với nhân viên phòng dịch vụ khách hàng và phòng kinhdoanh Nhân viên đảm nhiệm công việc này rất thuận lợi do bộ phận dịch vụ kháchhàng và phòng kinh doanh có trách nhiệm quản lý dự trữ nguyên liệu, lập kế hoạchlưu chuyển hàng hóa, kế hoạch kinh doanh, cân đối nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, quản
lý vốn phù hợp với chuyên môn của họ Nhưng việc quản lý vẫn còn bị một số hạnchế do quyền quyết định thuộc về ban giám đốc công ty
Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã có thể đứng vững và phát triển trên thịtrường phần lớn là do các nhà điều hành doanh nghiệp có khả năng về quản trị vốntốt đặc biệt là quản lý hiệu quả vốn lưu động Với đặc điểm là một công ty phânphối sản phẩm gas, quản lý vốn lưu động là một trong những vấn đề rất quan trọngđối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như Shell Gas Hải Phòng Mặc dùhầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phảichỉ đơn thuần do quản trị vốn lưu động tồi Nhưng cũng thấy rằng sự bất lực củamột số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tàisản lưu động và các tài khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn tới sựthất bại cuối cùng của họ
Công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng đã chứng minh được điều này qua thànhtích hoạt động năm sau luôn cao hơn năm trước nên thực hiện tốt việc bảo tồn vàphát triển nguồn vốn đồng thời công ty không ngừng tự bổ sung nguồn vốn, trang
Trang 30bị cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo tình hình tài chính tươngđối mạnh.
Để đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động khái quát hơn cần dựa vào kết cấuvốn của công ty
B ng 2 K t c u v n c a công tyảng 2 Kết cấu vốn của công ty ết cấu vốn của công ty ấu vốn của công ty ốn của công ty ủa công ty
[Nguồn : trích bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả]
Qua bảng trên, nguồn vốn của công ty tăng từ 246 tỷ (năm 2004) lên đến 253 tỷ(năm 2005), tăng hơn 7 tỷ tương đương 2.86% Nguyên nhân do vốn cố định vàvốn lưu động đều tăng, trong đó vốn cố định tăng 1.4%, đặc biệt vốn lưu động tăngtrên 4 tỷ tương đương 8.94% so với năm 2004 Điều này cho thấy nguồn vốn củacông ty được mở rộng với quy mô lớn hơn, tỷ trọng vốn lưu động ngày càng càngtăng trong nguồn vốn thể hiện qua năm 2004 vốn lưu động chỉ chiếm 19.39% đếnnăm 2005 chiếm 20.53% Sự tăng lên này tuy chưa nhiều nhưng đó là biểu hiện tốtcho việc đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
Nhận thấy tỷ trọng vốn cố định cao hơn tỷ trọng vốn lưu động, đây là một điềurất hợp lý đối với doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) có yêu cầu rất cao
về an toàn nên việc đầu tư tổng kho tồn trữ, nhà máy đóng bình và các trang thiết bịphân phối như : xe bồn chuyên dụng, bình gas, dụng cụ đóng bình, chi phí bảohiểm … đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý Tỷ lệ nợtrên nguồn vốn rất cao, thường trên ngưỡng 80% và có xu hướng tăng do vốn chủ
sở hữu giảm Nguyên nhân do:
Trang 31+ Quan điểm kinh doanh của Shell Gas là tận dụng tối đa khả năng vay nợ chừngnào mức độ rủi ro tài chính còn được chấp nhận bởi các ngân hàng Vay nợ cao sẽ
là đòn bẩy tài chính để gia tăng tỷ lệ lãi trên vốn chủ và giảm tối thiểu chi phí vốn.Quan điểm này là đúng đắn Nhưng thực tế sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ vay
nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn đã làm cho mục tiêu của vận dụng đòn bẩy tài chínhchưa đạt hiệu quả như mong muốn
+ Quan điểm của Shell là vay nợ sẽ tạo áp lực rất lớn đối với người lãnh đạo vì việcchi trả lãi vay sẽ là một phần thâm hụt dòng tiền đáng kể buộc người lãnh đạo phảikiểm soát tốt hơn chi phí, tài sản lưu động bao gồm: Tiền mặt, khoản phải thukhách hàng, hàng hóa tồn kho Ngoài áp lực từ nội bộ công ty, sự giám sát chặt chẽcủa các ngân hàng tài trợ cũng là một áp lực đáng kể đối với người lãnh đạo khiđưa ra các quyết định quản trị
Mặt khác tỷ lệ vay nợ tăng cao đặc biệt nợ ngắn hạn có thể sẽ khiến Shell GasHải Phòng gặp phải rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cao Rủi ro kinh doanhmang tính khách quan khó kiểm soát nên về lý thuyết các nhà quản trị Shell GasHải Phòng cần có những quyết định đúng đắn hạn chế tài trợ bằng vay nợ để giảmmức độ rủi ro xuống, đồng thời điều chỉnh dần tỷ lệ vay nợ của công ty ở mức antoàn
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
[ Nguồn: lấy từ bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả]
Vòng quay vốn lưu động tăng nhanh cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty
là tốt, hiệu quả của công tác thu nợ và huy động vốn cao Vốn quay vòng nhanh thì
Trang 32khả năng đầu tư cho tái sản xuất cao, qua đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quy
mô hoạt động và tăng số lần thu lãi từ đó tăng lợi nhuận trong kỳ hoạt động
Số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm từ 65.78 ngày/1 vòng xuống còn 59.82ngày /1 vòng, cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh qua đó hạn chế các chi phícho việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và các chi phí trong việc bảo quản, lưu kho sảnphẩm
Có được kết quả này một phần là do sự hoạt động có hiệu quả của bộ phận kếtoán công nợ của công ty
Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết hiệu quả luân chuyển tài sản lưu động Giátrị của tỷ số này qua 2 năm không có sự biến động đáng kể (xu hướng giảm) mặtkhác tỷ lệ nợ ngắn hạn trên TSLĐ rất cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanhnghiệp thấp Tuy nhiên tỷ số này cũng chưa phản ánh đúng khả năng thanh toáncủa công ty vì còn phụ thuộc vào hàng tồn kho, nếu hàng tồn kho khó bán thì công
ty khó biến chúng thành tiền để trả nợ Vì vậy, để phản ánh đúng khả năng thanhtoán của công ty ta kết hợp sử dụng tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số này được tính dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thànhtiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết, là tiêu chuẩn đánh giá khắt khehơn về khả năng thanh toán Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khảnăng thanh toán của công ty sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Bởi vì hàng tồn khokhông phải là nguồn hàng tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán
Tỷ số thanh toán nhanh cho thấy lượng tài sản lưu động nằm dưới dạng tồn khocủa công ty là không cao(~13%) Tuy nhiên giá trị lượng tài sản lưu động này làcao có thể chuyển có thể chuyển đổi thành tiền và đáp ứng nhu cầu thanh toán cầnthiết Theo đánh giá của ngân hàng tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 được đánhgiá là tốt, tuy nhiên tỷ số này của công ty qua các năm đều ở mức ~0.4 nhỏ hơn 0.5phản ánh tình hình thanh toán nhanh của công ty là chưa khả quan do đó công tycần đánh giá lại kết cấu vốn Cụ thể, qua công thức tỷ số thanh toán nhanh để tăng
tỷ số này cần giảm hàng tồn kho và giảm nợ ngắn hạn Ta thấy, hàng tồn kho qua 2