Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
366 KB
Nội dung
MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ GÂY TÊ TỦY SỐNG: 3 3. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN TRONG MỔ LẤY THAI Ở NƯỚC NGOÀI 5 4. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN Ở NƯỚC TA 9 5. THUỐC DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU: 10 5.1. Dược lý Bupivacain (Marcain) [8],[9],[18],[21] 10 5.1.1. Cấu trúc hóa học: 10 5.1.2. Tính chất lý, hóa học 11 5.1.3. Dược lý học 11 5.1.4. Dược động học 12 5.1.5. Chỉ định - Chống chỉ định 13 5.1.6. Liều lượng - cách sử dụng: 14 5.2. Dược lý của Fentanyl[8],[9],[18],[19] 14 5.2.1 Dược lực 14 5.2.2. Dược động học: 15 5.2.3. Tác dụng 15 6. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG 17 6.1. Sự phân bố của thuốc tê: 17 6.1.1. Các hướng phân bố của thuốc tê: 17 6.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng phân bố của thuốc tê: 18 6.2. Sự hấp thụ thuốc: 20 6.2.1. Với thuốc tê: 20 6.3. Thải trừ thuốc ở tủy sống: 21 7. GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG 22 8. THUỐC GÂY TÊ VÙNG 23 9. CÁC THUỐC KHÁC: 28 9.1. Ropivacain [18], [20], [21] 28 9.1.1. Công thức hóa học 28 9.1.2. Đặc tính dược lý của chirocaine được tóm tắt trong các điểm chính sau đây: 29 9.1.3. Cơ chế tác dụng 29 9.1.4. Dược lực học 30 9.1.5. Các đặc tính dược động học của Levobupivacain được tóm tắt như sau: 31 9.1.6. Dược lý học của Lidocaine [8], [18], [21] 32 9.2.Thuốc Sufentanil [11], [12], [13], [18], [20] 32 9.3. Opiphine (Morphine 10mg/ml thuốc tiêm) [8], [11], [17] 34 9.3.1. Thành phần và chất lượng 34 9.3.2. Dạng bào chế 34 9.3.3. Các đặc tính lâm sàng 34 9.3.4. Các đặc tính dược lý 44 9.3.5. Các đặc tính của thuốc 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vô cảm trong mổ lấy thai hiện nay là vấn đề quan tâm của nhiều bác sỹ gây mê hồi sức sản khoa, có nhiều phương pháp vô cảm như tê tủy sống, tê ngoài màng cứng, gây mê nội khí quản. Trên thế giới, cũng như ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ gây tê tủy sống (TTS) trong mổ lấy thai chiếm trên 95%. TTS là phương pháp hữu hiệu, thực hiện nhanh, dễ dàng, làm hài lòng phẫu thuật viên, sản phụ và ít ảnh hưởng nhất đến trẻ sơ sinh [4],[15],[16]. Gây TTS được thực hiện bằng cách bơm thuốc vào khoang dưới nhện, thuốc được hòa vào dịch não tủy rồi ngấm trực tiếp vào các tổ chức thần kinh, cắt đứt tạm thời các đường dẫn truyền hướng tâm (dẫn truyền cảm giác), dẫn truyền ly tâm (dẫn truyền vận động), thần kinh thực vật ngang mức đốt tủy tương ứng và còn có thể tác động tới các trung tâm cao hơn [7],[15],[20]. Có nhiều loại thuốc và nhiều cách phối hợp thuốc đã được sử dụng trong gây TTS, nhưng hiện nay sử dụng nhiều nhất ở trên thế giới cũng như Việt Nam là Bupivacain tỷ trọng cao 0,5% trộn với fentanyl. Trong gây TTS, đòi hỏi bác sỹ gây mê có kinh nghiệm, thực hiện đúng các kỹ thuật, theo dõi sát, nhạy bén xử lý khi có các tình huống bất thường xẩy ra. Để đạt được kết quả gây tê tốt phải kết hợp các yếu tố: -Liều lượng, thể tích, nồng độ thuốc tê -Tỷ trọng của thuốc tê, tỷ lệ hòa trộn -Tư thế bệnh nhân khi gây tê, sau gây tê - Vị trí tiêm, chiều cong cột sống, tốc độ tiêm [4],[15],[16],[20]. Đã có các công trình nghiên cứu về liều lượng, phối hợp thuốc trong gây TTS, nhưng ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào phối hợp Bupivacain tỷ trọng cao 0,5% với fentanyl gây TTS để mổ lấy thai với tác dụng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong và sau gây tê. Vị trí gây tê và tư thế sản phụ có ảnh hưởng rất lớn đến mức phong bế cảm giác, vận động và thần kinh thực 2 vật. Trong mổ lấy thai đòi hỏi phải tê nhanh, ức chế vận động tốt và ít ảnh hưởng đến huyết động để an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé. Sau khi khi bơm thuốc tê xong, thì 2- 3 phút sau phẫu thuật viên bắt đầu rạch da và 4- 5 phút sau bé được lấy ra khỏi tử cung mẹ. Cho đến nay, có rất nhiều loại thuốc tê được sử dụng trong lâm sàng như: Cocain, Procain (Novocaine), Tetracain, Lidocain, Bupivacaine (Marcain), Ropivacain. Tuy nhiên, thuốc được thường xuyên sử dụng là Bupivacain 0,5% heavy, để gây tê tủy sống. Bupivacain có nhiều ưu điểm là khởi tê nhanh, tác dụng tê tốt trong mổ, thời gian giảm đau kéo dài nhưng có nhược điểm là ảnh hưởng đến tim mạch, khi kết hợp Bupivacain với Fentanyl cho mổ lấy thai cho kết quả giảm đau rất tốt. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng thuốc tê có hiệu quả vô cảm tốt trong mổ, giảm đau kéo dài sau mổ, nhưng hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Để đáp ứng yêu cầu đó, các nhà gây mê đã phối hợp thuốc tê với thuốc giảm đau, với mong muốn sẽ giảm được liều thuốc tê do đó hạn chế được các tác dụng phụ của chúng và lại làm tăng được tác dụng giảm đau sau mổ. 2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ GÂY TÊ TỦY SỐNG: Gây tê tuỷ sống là phương pháp làm mất cảm giác, vận động tạm thời đã được sử dụng vào những năm cuối thế kỷ XIX. Năm 1884 Carl Koller đã dùng dung dịch cocain để gây tê nhãn khoa, mở đầu thời kỳ của các thuốc gây tê. Vào năm 1885 Corming tiêm cocain vào giữa các đốt sống, tác giả đã nhận thấy có tác dụng làm mất cảm giác tạm thời, nhưng đến năm 1898 August Bier lần đầu tiên sử dụng gây TTS bằng cocain trên một phụ nữ chuyển dạ đẻ 34 tuổi, sau đó gây TTS được nhiều tác giả áp dụng trên nhiều người. Năm 1899, Tufier đã thành công gây TTS trong phẫu thuật bằng cocain. Cũng trong năm này kỹ thuật gây TTS đã được sử dụng ở San Francisco, Matas và Taicaglieri. Từ đó phương pháp gây TTS bằng cocain đã 3 được sử dụng trong phẫu thuật, đồng thời người ta cũng nhận ra độc tính và tính gây nghiện của cocain. Vào năm 1904, Einhorn tìm ra procain (Novocaine) đã mở đầu thời kỳ thứ hai của thuốc gây tê, rất quan trọng vì dùng tiêm để gây tê [17]. Từ đó nhiều thuốc tê ít độc tính đã được tổng hợp và có tác dụng tốt như: Stovaine (1904), Tetracaine (1931), Lidocaine (1943), Mepivacaine (1957). Bupivacain được tổng hợp vào năm 1963, đến năm 1966 bupivacain đã được Ekbom và Vidlman sử dụng gây TTS cho thấy kết quả rất tốt bởi thời gian gây tê kéo dài. Cho đến những năm gần đây, thuốc này ngày càng được các tác giả ưa sử dụng để gây TTS. Năm 1977, Nolte đã báo cáo kết quả 5000 trường hợp đã gây tê bằng bupivacain ở Đức. Stientra đã tổng kết 3000 trường hợp gây tê bằng bupivacain cho thấy tác dụng gây tê rất tốt và ít có biến chứng [49]. Cùng với việc tìm ra các thuốc gây tê thì các kỹ thuật gây tê cũng lần lượt được công bố. Vào năm 1935, Sise giới thiệu kỹ thuật Tetracaine Dextrose. Năm 1944 kỹ thuật dùng ống thông liên tục của Tuohy để gây tê. Davidson, Hingson và Hellman năm 1951 giới thiệu kỹ thuật gây tê dùng ống vinyl và polyethylene, từ đó nhiều nhà nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu của mình cho thấy tỉ lệ thành công cao hơn nhóm chứng như Burns, Biboulet. Nhiều thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng của thuốc tê, đặc biệt là các thuốc giảm đau nhóm opiat và các thuốc an thần kinh (Clopromazine). Như vậy nếu kết hợp giữa thuốc tê và thuốc giảm đau sẽ làm tăng tác dụng của thuốc tê, do đó có thể giảm liều thuốc tê dẫn đến giảm các tác dụng không mong muốn do thuốc tê gây ra. Chính vì những lẽ đó nhiều nghiên cứu kết hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trong phẫu thuật đã được công bố, đặc biệt dùng trong gây TTS. Khoa Gây mê hồi sức của Trung tâm Khoa học về sức khoẻ bang Texas Hoa Kỳ, năm 1988 đã nghiên cứu phối hợp morphin liều 0,2 mg với 4 bupivacain dùng gây TTS để mổ lấy thai cho kết quả vô cảm trong mổ tốt và đặc biệt tác dụng giảm đau sau mổ kéo dài [23]. Yamadaoka và cộng sự năm 1994 nghiên cứu phối hợp morphin liều 0,1 mg hoặc 0,2 mg với tetracain gây TTS để mổ lấy thai cho kết quả giảm đau sau mổ kéo dài trên 24 giờ ở cả hai liều morphin trên nhưng tác dụng phụ ở liều 0,1 mg ít hơn liều 0,2 mg và cả hai liều đều không có trường hợp nào suy hô hấp sau mổ [53]. Năm 1997 Milner AR, Bogod DG, Hawood RJ phối hợp bupivacain với morphin liều 0,1 mg hoặc 0,2 mg để gây TTS cho mổ lấy thai, thấy tỷ lệ nôn ở nhóm dùng 0,2 mg nhiều hơn đáng kể so với nhóm dùng 0,1 mg [47]. Năm 2003 Katsuyuki Terajima và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu giữa hai nhóm sản phụ, một nhóm chỉ dùng bupivacain đơn thuần với một nhóm có phối hợp bupivacain với morphin liều 0,2 mg thì tỉ lệ ngứa ở nhóm có sử dụng morphin cao hơn nhóm còn lại nhưng tỉ lệ sản phụ đi lại được trong 24 giờ đầu sau mổ ở nhóm có sử dụng morphin cao hơn [40]. Y Lim và công sự (2005) so sánh ba phương pháp giảm đau sau mổ: gây tê ngoài màng cứng, gây tê tuỷ sống phối hợp bupivacain với 0,1 mg morphin, PCA cho thấy kết quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây TTS rất tốt trong 24 giờ đầu và kinh tế hơn so với hai phương pháp kia [43]. 3. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN TRONG MỔ LẤY THAI Ở NƯỚC NGOÀI Phẫu thuật trong sản khoa đặc biệt trong mổ lấy thai hiện đang sử dụng hai phương pháp ức chế cảm giác đau đó là: gây mê và gây tê. Gây tê có nhiều ưu điểm do vậy phương pháp này hay được sử dụng. Một nghiên cứu hồi cứu của Dresner về tỷ lệ sử dụng phương pháp gây tê và gây mê dùng trong phẫu thuật mổ lấy thai vào năm 2001 cho thấy trong 20 năm qua, sử dụng gây mê trong phẫu thuật giảm đi rõ rệt trong khi đó phương pháp gây tê được sử dụng tăng lên, góp phần giảm tỷ lệ chết do gây mê nhất là ở phụ nữ 5 có thai. Hiện nay có nhiều loại thuốc tê được sử dụng gây tê trong phẫu thuật mổ lấy thai, nhưng được sử dụng nhiều hơn cả đó là Marcain. Bằng các nghiên cứu của mình các tác giả: Burns SM, Cowan (2001) cho thấy, trong gây TTS thì 95,2% người sử dụng marcain 0,5% tỷ trọng cao và đây là kỹ thuật đang được ưa chuộng ở nhiều nơi, tuy nhiên ở một vài nơi thì gây mê vẫn được dùng phổ biến [30],[31]. Chan Jong Chung và các cộng sự đã sử dụng 12 mg marcain 0,5% để gây tê cho thấy thời gian làm mất cảm giác đến gần 160 phút [33]. Năm 1988, khoa GMHS của Trung tâm Khoa học về sức khoẻ bang Texas Hoa Kỳ đã nghiên cứu phối hợp morphin liều 0,2 với marcain gây TTS để mổ lấy thai kết quả vô cảm trong mổ tốt và đặc biệt tác dụng giảm đau sau mổ kéo dài. Năm 1994, Uchiyama và cộng sự nghiên cứu phối hợp morphin liều 0,1 mg hoặc 0,2 mg với tetracain gây TTS để mổ lấy thai cho kết quả giảm đau sau mổ kéo dài trên 24 giờ ở cả hai liều morphin trên nhưng tác dụng phụ ở liều 0,1 mg morphin ít hơn liều 0,2 mg và ở cả hai liều đều không có trường hợp nào suy hô hấp sau mổ [56]. Năm 1997, Milner AR, Bogod DG, Harwood RJ phối hợp marcain với morphin liều 0,1 mg hoặc 0,2 mg gây TTS cho mổ lấy thai thấy tỷ lệ nôn ở nhóm dùng 0,2 mg morphin nhiều hơn đáng kể so với nhóm dùng 0,1 mg [47]. Kyokong O, Charuluxananan nghiên cứu gây tê bằng marcain 0,5% tỷ trọng cao và lidocain 5% tỷ trọng cao trong mổ lấy thai, tác giả đã cho thấy hạ huyết áp là tác dụng phụ hay gặp, xảy ra sau gây tê 20 - 22 phút, tỷ lệ gây hạ huyết áp giữa hai nhóm không có sự khác biệt và với tỷ lệ hạ huyết áp là 12%, ephedrin là thuốc phòng chống hạ huyết áp rất hữu hiệu [42]. Cũng trong năm 2001, Simon L, Provenchere trong nghiên cứu của mình các tác giả đã gây TTS bằng marcain tỷ trọng cao 10 mg, sufentanil 2mcg và morphin 0,2 mg 6 (trong 4 ml), ephedrin 10, 15 hoặc 20 mg được uống 2 phút sau khi gây tê thì tỉ lệ hạ huyết áp thấp nhất khi sử dụng ephedrin 20mg [54]. Marcain dùng gây TTS có tác dụng tốt, nhưng hay gây ra hạ huyết áp, nhiều nghiên cứu đã dùng marcain liều thấp kết hợp với morphin để giảm bớt chứng hạ huyết áp, vẫn đảm bảo cho phẫu thuật. Tuy nhiên các nhà gây mê hồi sức vẫn phải sử dụng ephedrin để phòng và chống hạ huyết áp do gây tê gây ra. Nghiên cứu của Choi DH, Ahn HJ (2000), dùng marcain liều 8 mg và 10mcg fentanyl, kết quả cho thấy tác dụng ức chế cảm giác tạm thời tốt, đảm bảo cho phẫu thuật nhưng vẫn phải dùng ephedrin [32]. Năm 2003, Katsuyki Terajima và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu giữa 2 nhóm sản phụ, một nhóm chỉ dùng marcain đơn thuần với một nhóm có phối hợp marcain với morphin liều 0,2 mg thì tỷ lệ ngứa ở nhóm có sử dụng morphin cao hơn nhóm kia nhưng tỷ lệ sản phụ đi lại được trong 24 giờ đầu sau mổ ở nhóm có sử dụng morphin cao hơn nhóm kia [40]. Lim và cộng sự (2005) so sánh ba phương pháp giảm đau sau mổ: Gây tê ngoài màng cứng, gây TTS phối hợp marcain với 0,1 mg morphin, PCA cho thấy kết quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây TTS rất tốt trong 24 giờ đầu và kinh tế hơn so với hai phương pháp kia [43]. Ben, David, Miller G (2000) nghiên cứu thấy, opioid tác dụng mất cảm giác nhưng không có tác dụng lên hệ giao cảm, khi kết hợp marcain với fentanyl có tác dụng gây tê nhanh và tốt, giảm nguy cơ hạ huyết áp, nếu có hạ huyết áp thì chỉ phải dùng ephedrin với liều thấp đã mang lại hiệu quả tốt Tsen LC, Boosalic sử dụng marcain 12 mg (1,6 ml 0,75%) cùng với 10 microgam fentanyl gây TTS trong mổ lấy thai cho thấy tác dụng gây tê tốt nhưng tỷ lệ hạ huyết áp do gây tê cao vào năm 2000 [56]. Choi DH, Ahn HJ cho thấy đau nội tạng trong mổ lấy thai bằng gây TTS giảm đi khi liều thuốc 7 tê khu vực tăng lên, nếu cho thêm fentanyl thì có thể giảm lượng marcain nhưng kết quả gây tê vẫn đảm bảo cho phẫu thuật [32]. Ben David B, Miller G trong hai nhóm nghiên cứu của mình nhóm I gây tê tuỷ sống bằng marcain 10 mg và nhóm II bằng marcain 5 mg tỷ trọng cao cho thêm 25 microgam fentanyl, kết quả cho thấy mất cảm giác ở tất cả bệnh nhân nghiên cứu, nhưng ở nhóm sử dụng marcain đơn thuần có tỷ lệ giảm huyết áp cao hơn nhóm có thêm fentanyl và lượng ephedrin phải sử dụng cũng nhiều lên [23]. Năm 2000, Manullang TR, Visconi gây tê bằng marcain liều tiêu chuẩn kết hợp với fentanyl trong mổ lấy thai có tác dụng giảm đau tốt rất thuận lợi cho phẫu thuật, giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn [44]. Vercauteren MP, Coppejans HC sử dụng 6,6 mg marcain tỷ trọng cao kết hợp với 30 mcg fentanyl cho kết quả gây tê tốt (2000) [59]. Sarvela PJ, Halonen PM cho sử dụng 9 mg marcain đồng tỷ trọng kết hợp với 20 mcg fentanyl gây TTS so sánh với nhóm sử dụng marcain tỷ trọng cao kết hợp với fentanyl với liều như nhau cho thấy tác dụng gây tê của hai nhóm là như nhau về thời gian bắt đầu mất cảm giác, độ sâu và thời gian mất vận động trong mổ lấy thai [53]. Nghiên cứu ảnh hưởng của gây mê và gây TTS lên thai nhi khi mổ lấy thai có Krishnan L, Gunasekaran (1995) nghiên cứu so sánh giữa gây mê và gây tê tuỷ sống cho thấy điểm số Apgar của trẻ sơ sinh ở cả hai nhóm là như nhau [41]. Chung CJ, Choi SR trong năm 2001 tiến hành nghiên cứu so sánh gây TTS bằng marcain 0,5% tỷ trọng cao và ropivacain 0,5% tỷ trọng cao cho thấy không có sự khác nhau giữa hai nhóm về trẻ sơ sinh, thời gian từ lúc gây tê đến T10 của ropivacain chậm hơn nhưng thời gian tê lại ngắn hơn marcain [31]. Nghiên cứu ảnh hưởng của gây TTS lên thai nhi của Ramanathan J, Vaddadi A thực hiện vào năm 2001 cho thấy gây tê bằng marcain liều thấp không ảnh hưởng đến điểm số Apgar và pH máu cuống rốn trẻ sơ sinh [52]. 8 Qua các nghiên cứu của các tác giả cho thấy việc kết hợp thuốc giảm đau morphin, fentanyl với marcain liều thấp vẫn cho tác dụng gây tê tốt, ít ảnh hưởng đến thai nhi trong phẫu thuật mổ lấy thai. Bên cạnh đó còn có tác dụng giảm tỷ lệ hạ huyết áp do thuốc tê gây ra, giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn. Để tránh và chống hạ huyết áp do gây TTS gây ra đa số các nghiên cứu sử dụng thuốc co mạch là ephedrin, thuốc này có tác dụng phục hồi được huyết áp nhưng lại có tác dụng làm giảm pH máu cuống rốn thai nhi. Theo nghiên cứu của Fréderic J Mercier (2001), nếu sử dụng marcain liều thấp kết hợp với fentanyl, thì ít phải sử dụng ephedrin và nếu có sử dụng thì chỉ dùng với lượng thấp như vậy sẽ ít ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh [37]. Qua các nghiên cứu gây TTS bằng thuốc tê kết hợp với thuốc giảm đau của các tác giả nước ngoài cho thấy: khi dùng marcain kết hợp với fentanyl, liều cao nhất là 12 mg và liều thấp nhất là 5 mg với marcain, liều cao nhất là 25 mcg và liều thấp nhất là 10 mcg với fentanyl, khi dùng kết hợp với morphin, liều cao nhất là 0,2 mg và liều thấp nhất là 0,1 mg. Khi tăng lượng thuốc giảm đau và giảm lượng thuốc tê vẫn cho tác dụng gây tê tốt. Ví dụ với nghiên cứu của Ben David đã dùng 5 mg marcain kết hợp với 25 mcg fentanyl cho kết quả gây tê tương đương với khi dùng 10 mg marcain đơn thuần, tuy nhiên tác dụng phụ như ngứa, nôn, buồn nôn tỷ lệ thuận với liều thuốc họ morphin. Hơn thế khi giảm liều thuốc tê sẽ hạn chế tỷ lệ hạ huyết áp do gây tê và nếu hạ huyết áp có xẩy ra thì lượng ephedrin dùng để nâng huyết áp lên cũng ít hơn, điều này rất ít ảnh hưởng đến thai nhi [23]. 4. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN Ở NƯỚC TA Nước ta cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng gây tê bằng marcain như Bùi ích Kim nghiên cứu gây TTS bằng marcain vào năm 1984 [9]. Năm 1997 có nghiên cứu của Nguyễn Minh Lý, đánh giá tác dụng 9 gây tê dưới màng cứng bằng Marcain 0,5% trong phẫu thuật vùng bụng dưới trên bệnh nhân cao tuổi [15]. Hoàng Văn Bách năm 2000 gây tê tuỷ sống bằng bupivacain liều thấp kết hợp với fentanyl cho các phẫu thuật vùng bụng dưới [2]. Năm 2001, Nguyễn Trọng Kính đã dùng 5 mg bupivacain kết hợp với fentanyl 50 mcg gây tê dưới màng nhện để vô cảm cho các phẫu thuật vùng bụng dưới và chi dưới ở người cao tuổi cho thấy: hiệu quả gây tê tốt tương đương với nhóm đơn thuần sử dụng bupivacain 0,2 mg/kg cân nặng, huyết áp trung bình giảm ít lượng dịch truyền và ephedrin phải dùng ít hơn [10]. Đỗ Văn Lợi (2007) phối hợp bupivacain liều thấp (7,5 mg) với morphin gây TTS để mổ lấy thai, cho kết quả tác dụng vô cảm trong mổ tốt, thời gian giảm đau sau mổ kéo dài hơn mà giảm được tác dụng phụ so với dùng bupivacain liều cao đơn thuần, mà không ảnh hưởng đến sơ sinh [14]. Nguyễn Văn Chinh, Tô Văn Thình, Nguyễn Văn Chừng (Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) năm 2005 phối hợp bupivacain với thuốc giảm đau trung ương để giảm đau trong chuyển dạ đẻ cho kết quả giảm đau tốt và không ảnh hưởng đến thai nhi[3]. Trần Đình Tú (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) năm 2006 phối hợp bupivacain với morphin trong gây TTS để mổ lấy thai cho thấy thời gian giảm đau sau mổ kéo dài.Năm 2010, Nguyễn Hoàng Ngọc nghiên cứu phối hợp bupivacain với morphin ở các liều khác nhau để gây tê tuỷ sống trong mổ lấy thai và giảm đau sau mổ, cho thấy thời gian giảm đau sau mổ kéo dài [17]. 5. THUỐC DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU: 5.1. Dược lý Bupivacain (Marcain) [8],[9],[18],[21]. 5.1.1. Cấu trúc hóa học: Hoạt chất của Marcain là Bupivacaine hydrochloride monohydrate Tên hóa học của Bupivacaine hydrochloride là (RS) - 1- buthyl - 2 pyperidylmo - 2', 6'- xilidide hydrochloride monohydrat. 10 [...]... thức hóa học của Bupivacain Levobupivacain chính là một phân nhánh S (hay L) của Bupivacain (Bupivacain có cả 2 nhánh đối gơng R (hay Dextro) và S (hay Levo) TRong khi các độc tính trên tim mạch và thần kinh của Bupivacainlà do nhánh Dextro Bupivacain gây nên còn nhánh Levobupivacane ít gây độc tính trên tim mạch và thần kinh hơn nhng lại có tác dụng ức chế cảm giác mạnh tơng đơng Bupivacain và ức... chng tc ngi khỏc nhau S dng lõm sng * Cỏc ch nh s dng thuc tờ Levobupivacain so vi Bupivacain v Ropivacain: Chỉ định Tê NMC Tê TS Tê thân thần kinh Tê thấm Tê nhãn khoa Điều trị đau Nhi khoa Chirocaine *(SK) *(SK) * * * * * Bupivacain *(SK < 0,75%) * * * * * Ropivacain * * * * * Levobupivacain đợc đóng dới các dạng dung dịch hòa tan trong nớc 0,25%, 0,5% và 0,75%, ống 10ml dạng nhựa polypropylene *... tớnh dc lý ca chirocaine c túm tt trong cỏc im chớnh sau õy: * Dc ng lc ca Levobupivacain l tng t nh dc ng lc ca Bupivacain * Dc lc hc ca Levobupivacain cng gn nh Bupivacain hu ht cỏc liu lng thuc s dng * S khỏc nhau chớnh gia hai thuc ny l Bupivacain cú c tớnh trờn tim v thn kinh cao hn so vi Levobupivacain Do vy Levobupivacain cú gii hn s dng an ton rng hn ngay c trong trng hp tiờm nhm vo mch mỏu... nên tiêm một lần quá 150mg Liều lợng tối đa trong 24 giờ và 400mg 32 Để giảm đau sau mổ không nên dùng quá 18,75mg/giờ - Trong sản khoa: để mổ lấy thay không nên dùng dung dịch thuốc quá 0,5% (5mg/ml) và liều lợng tối đa không nên qua s150mg - Để giảm đau sau mổ qua gây tê NMC nên phối hợp với clonidin, hoặc morphin hoặc fentanyl và phải giảm liều lợng Levobupivacain Nên dùng đậm độ thuốc pha loãng... Levobupivacain l thuc tờ v gim au tỏc dng kộo di Nú c ch dn truyn thn kinh thụng qua c ch cỏc kờnh natri, kali v canxi mng t bo thn kinh Cỏc tỏc dng ca Bupivacain hu nh c Levobupivacain duy trỡ Trong khi trờn tim mch Levobupivacain ớt c ch dn truyn, ớt gõy kớch thớch c tim, v ớt gõy gim co búp v sc cn ngoi vi hn nhiu so vi Bupivacain, do vy nú c dựng an ton hn 31 9.1.5 Cỏc c tớnh dc ng hc ca Levobupivacain... gim s dng thờm morphine sau m ly thai Eisenach v cng s chng minh rng s dng fentanyl kt hp vi clonidine gõy tờ ngoi mng cng cho hiu qu hip ng trong gim au sau m ly thai Nhng tỏc dng ph ging nhau ging nhau bao gm: tt huyt ỏp v an thn Hin nay, gõy tờ ngoi mng cng vi clonidine ch s dng trong mt ch nh duy nht: gõy tờ gim au trong ung th v c FDA Hoa K xp vo nhúm khụng s dng trong m sn v gim au hu phu Gõy tờ... sinh m ch ng, h quan sỏt thy s khỏc bit gia trong khi phỏt tờ hoc s hi phc tờ, kt qu ECG bin chng nng thuc trong huyt m v con hai nhúm Tip tc cho 25ml levobupivacaine 0,5% hay bupivacaine racemic 0,5%cho gõy tờ ngoi mng cng sn ph m ly thai, Faccenda v cng s thy rng khụng cú s khỏc bit v thi gian tỏc dng, tờ v thi gian c ch cm giỏc gia 2 nhúm mc dự levobupivacaine cú mc c ch vn ng thp hn v thi gian... phin v thuc tờ cho sau ú Nhng tỏc dng ph ny lm hn ch vic s dng 2-chloroprocaine trong mt s trng hp trong ú cn thi gian tỏc dng nhanh Cỏc thuc kt hp Ging nh i vi tờ ty sng, nhng thuc kt hp cng c s dng bi nhng c tớnh hu dng ca nú v giỳp gim liu v tỏc dng ph ca thuc tờ m ly thai s dng thuc kt hp giỳp lm ci thin cht lng trong trong cuc m v kộo di thi gian tờ sau m, nhng li lm c ch vn ng Do ú mt s bỏc s... tỏc dng tờ cho m ly thai Carvalho v cng s ỏnh giỏ hiu qu ca morphine phúng thớch chm liu 5, 10, 15mg Liu 10 v 15mg giỳp gim au sau m ly thai trong vũng 48 gi m khụng cú tỏc dng ph Cựng nh nghiờn cu ú so sỏnh morphine khụng cú cht bo qun ngoi mng cng vi morphine phúng thớch chm 10mg cho gim au sau m ly thai, nhúm s dng morphine phúng thớch chm thỡ giỳp gim au tt hn v ớt yờu cu thuc tờ trong vũng 48 gi... (2,5mg) l mt la chn giỳp kộo di thi gian tờ sau m ly thai S dng fentranyl gõy tờ ngoi mng cng liu bolus (50-100 àg) thỡ tỏc ng hiu qu c ty sng v ngoi ty sng v ci thin cht lng tờ trong m ly thai Liu thớch hp ca fentanyl cha c xỏc nh cho m ly thai Tuy nhiờn Eichenberger v cng s thy rng 100 àg fentanyl tờ ngoi mng cng cho hiu qu gim au c bnh nhõn khụng cú thai, nhng liu 50 àg khụng cú hiu qu Mc dự mt s BS . VỀ LỊCH SỬ GÂY TÊ TỦY SỐNG: 3 3. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN TRONG MỔ LẤY THAI Ở NƯỚC NGOÀI 5 4. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN Ở NƯỚC TA 9 5. THUỐC DÙNG TRONG NGHIÊN. fentanyl gây TTS trong mổ lấy thai cho thấy tác dụng gây tê tốt nhưng tỷ lệ hạ huyết áp do gây tê cao vào năm 2000 [56]. Choi DH, Ahn HJ cho thấy đau nội tạng trong mổ lấy thai bằng gây TTS giảm. sau mổ của phương pháp gây TTS rất tốt trong 24 giờ đầu và kinh tế hơn so với hai phương pháp kia [43]. 3. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN TRONG MỔ LẤY THAI Ở NƯỚC NGOÀI Phẫu thuật trong