Quan điểm về cơ cấu Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn: là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi nhanh th
Trang 1BÀI THẢO LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH KINH TẾ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
NHÓM 3
ĐỀ TÀI:
1 Nêu quan điểm về cơ cấu tài sản ngắn hạn ( bộ phận tài sản nào phát sinh nhiều, bộ phận tài sản nào phát sinh ít thì tốt)?
2 Nêu các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn ( số vòng chu chuyển tài sản ngắn hạn)?
BÀI LÀM:
1 Quan điểm về cơ cấu Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn: là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương
đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiền hoặc
có thể bán hay sử dụng trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
Việc đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận,… của doanh nghiệp
Phân tích tài sản ngắn hạn không chỉ phân tích về tình hình tăng giảm tài sản ngắn hạn mà còn phân tích cơ cấu tỷ trọng phân bổ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp xem có hợp lý không? Xem bộ phận tài sản ngắn hạn nào chiếm tỷ trọng cao, tăng lên thì hợp lý, bộ phận nào chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm đi thì hợp lý và cần tăng giảm như thế nào? Có đáp ứng tốt nhu cầu và hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp hay không?
Có nhiều tiêu thức phân loại tài sản ngắn hạn khác nhau, theo đặc điểm chu chuyển
tài sản ngắn hạn thì tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác
Việc phân bổ tài sản ngắn hạn sao cho hợp lý là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Vậy cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn như thế nào là hợp lý? Khoản mục nào chiếm
tỷ trọng cao, khoản mục nào thấp hì hợp lý điều đó trên thực tế thì không thể có quyết định chính xác về cơ cấu đó cho tất cả các doanh nghiệp Với mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu tài sản ngắn hạn khác nhau, doanh nghiệp thương mại lại khác doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ Nó phụ thuộc vào đực điểm kinh doanh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực đội ngũ
Trang 2lãnh đạo trong công ty, Phụ thuộc vào từng thời điểm kinh doanh để thấy được sựu biến động của các tài sản ngắn hạn có hợp lý hay không
Theo tìm hiểu và phân tích thì nhóm thấy được xét trên doanh nghiệp thương mại, hầu hết các doanh nghiệp thương mại thì khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên còn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn nhỏ và giảm là tốt cho doanh nghiệp thì hợp lý và tốt cho doanh nghiệp và ngược lại Bởi vì Tiền và hàng tồn kho là hai bộ phận tài sản thuộc đối tượng kinh doanh chính của doanh nghiệp Tiền và tài sản có tính lưu động nhất,có thể sử dụng ngay để mua sắm, trang trải các chi phí, công nợ; Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại chủ yếu là hàng hóa, hàng mua đi đường, hàng gửi bán,… nó đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
Tuy nhiên, đó là chỉ mới xét về khía cạnh doanh nghiệp thương mại, và xét trên khía cạnh các bộ phận tài sản ngắn hạn đó tăng hợp lý Vậy các khoản mục tài sản ngắn hạn tăng giảm biến động như thế nào thì hợp lý nhất và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì vấn đề này cần phải xem xét và phân tích từng khoản mục
Trong 5 bộ phận tài sản ngắn hạn trên, thì các tài sản khác như các khoản tạm ứng, chi phí trả trước,… thường phát sinh và chiếm tỷ trọng rất ít trong doanh nghiệp nên ta nên xem xét 4 bộ phận tài sản ngắn hạn còn lại
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vàng bạc kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển Tiền là tài sản ngắn hạn có tính lưu động nhất, có thể sử dụng ngay để mua sắm vật tư hàng hóa, trang trải chi phí, thanh toán các khoản công nợ Như đã nói, tiền tiền trong doanh nghiệp thương mại chiếm tỷ trọng cao trong bộ phận tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp,các khoản tiền so với kế hoạch hoặc so cuối năm với đầu năm
mà tăng lên thì tốt cho doanh nghiệp Thế nhưng tiền- nó là loại tài sản không sinh
ra lãi Tiền mà tồn quá lớn so với kế hoạch sử dụng hoặc dự toán chi tiêu thì lại không tốt, nó gấy ra tình trạng ứ đọng vốn, tiền không được lưu thông ra bên ngoài, không tối ưu hoá được vốn bằng tiền, mất đi chi phí cơ hội, không sinh thêm được lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn giảm giá trị gia tăng của doanh nghiệp
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính có thời gian đầu tư trong vòng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường (sua khi đã trừ
đi các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngán hạn) Bao gồm các khoản mục như tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu
tư ngắn hạn khác,…
Trang 3Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thì doanh thu tài chính tăng làm cho tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng là hợp lý và tốt cho doanh nghiệp nhưng ngược lại doanh thu hoạt đông tài chính không tăng hay tăng ít hơn với tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại không tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư tài chính đem lại Tuy nhiên khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn nên phát sinh và chiếm tỷ trọng ít trong tống tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp thương mại
- Các khoản phải thu ngắn hạn:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi khoản phải thu khó đòi) Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác,…
Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn và tình hình biến động của chúng để đánh giá tình hình và khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ và đánh giá phát hiện ra những tồn tại trong quản lý công nợ để tìm ra những khoản nợ quá hạn, khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp
Phải thu ngắn hạn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhưng nếu khoản thu quá lớn thì lại không tốt, lúc đó doanh nghiệp đang bị chiếm dụng một lượng tài sản ngắn hạn lớn gây lãng phí về vốn Đối với doanh nghiệp thương mại, phải thu ngắn hạn cuối kỳ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên so với đầu năm là không hợp lý và ngược lại, chú ý trường hợp phát sinh các khoản dự phòng phải thu khó đòi mà cao và tăng lên thì cũng không tốt cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao và có khả năng các khoản nợ phải thu hồi đó sẽ biến mất không thu hồi được lại
- Hàng tồn kho
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng tồn kho, bao gồm các khoản mục như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa,…, Trong doanh nghiệp thương mại chủ yếu là hàng hóa, hàng mua đang đi đường, … còn trong doanh nghiệp sản xuất thì chủ yếu là nguyên vật liệu, chi phí ản xuất kinh doanh
dở dang, thành phẩm,… Việc quản lý hàng tồn kho quyết định đến tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tình hình bán ra của doanh nghiệp
Hàng tồn kho cuối kỳ mà chiếm trọng cao và tăng lên thì tốt, khả năng hoạt động của doanh nghiệp tốt, nhưng ngược lại cho thấy khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đang bị hạn chế Tuy nhiên thì lượng hàng tồn kho phát sinh phải hợp lý sao cho lượng tồn cuối kỳ hợp lý, nó lớn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh thiếu hàng khi nhu cầu lớn, nhưng nếu hàng tồn kho mà quá lớn so với nhu cầu dự trữ lại không tốt, dẫn đến tình trạng ứ động hàng, chậm luân chuyển, chi phí trong việc lưu kho tăng cao
Trang 4Có thể nói mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn khác nhau, tùy thuộc tờ thời điểm, đặc điểm kinh doanh, loại hình kinh doanh lại
có sự phân bổ cơ cấu và biến động trong cơ cấu tài sản ngắn hạn khác nhau Doanh nghiệp cần phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp để quản lý và cơ cấu tài sản ngắn hạn sao cho hợp lý và đem lại hieuj quả cao cho doanh nghiệp, tận dụng tối đa và hiệu quả tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
2 Tốc độ chu chuyển tài sản ngắn hạn
Là thời gian để tài sản ngắn hạn đi từ giai đoạn đầu đến các giai đoạn khác nhau
và đến giai đoạn cuối rồi trở lại với hình thái ban đầu, phản ánh từ tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tổng doanhthu(theo giá vốn) Tài sảnngắn hạn bìnhquân
Nhìn vào công thưc trên, ta có thể thấy được tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào hai yếu tố là: Doanh thu thuần và Tài sản ngắn hạn bình quân
tăng tốc độ chu chuyển thì ta cần quản lý, tổ chức sử dụng TSNH có hiệu quả Vì vậy khi đưa ra các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển TSNH thì chính là đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại TSNH và quản lý doanh thu của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Quản lý vốn bằng tiền: doanh nghiệp cần xác định mức tồn quỹ tiền nào là hợp lý.
Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tổ chức quản lý vốn bằng tiền Có các biện pháp cụ thể như: mọi khoản thu chi vốn bằng tiền mặt thì đều phải thực hiện thông qua quỹ, không tự thu chi, có sự phân chia rạch ròi giữa thủ quỹ, kế toán quỹ, có các quy định quy chế về thu chi như các khoản thu chi lớn
có thể không dùng tiền mặt
- Quản lý hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng trong cơ cấu
tài sản ngắn hạn, nó trực tiếp ảnh hưởng đến vòng quay của tài sản ngắn hạn và hiệu quả sản xuất kinh doanh Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp là:
+ Doanh nghiệp cần xác định mức tồn kho tối ưu sao cho tối thiểu hoá chi phí tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục…
Trang 5+ Doanh nghiệp cần thiết lập một mối quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp.
Từ đó đảm bảo thời gian đặt hàng chuẩn xác và hợp lý để có thể giảm lượng tồn kho xuống “dự trữ tối thiểu” mà vẫn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
+ Thường xuyên rà soát lại cơ cấu hàng tồn kho, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hàng ứ đọng, kém phẩm chất, tăng nhanh vòng quay hàng hóa Đánh giá lượng hàng tồn kho phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ để có cơ sở xác định đúng giá trị hàng hóa, đảm bảo chất lượng luân chuyển
+ Doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập kho Để việc kiểm tra đạt chất lượng cao, doanh nghiệp cần tuyển chọn những cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi và tinh thần trách nhiệm cao thực hiện
+ Thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, tích cực giải quyết hàng tồn kho: ngoài các khách hàng quen thuộc cần tìm kiếm thêm thị trường mới, từ đó góp phần làm cho tài sản ngắn hạn luân chuyển nhanh hơn, sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả hơn
+ Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro như: mua bảo hiểm, lập các quỹ dự trữ để có thể bù đắp khi xảy ra rủi ro, đảm bảo việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, định kỳ kiểm tra xem việc quản lý và sử dụng có hợp lý hay không để từ đó có những điều chỉnh kịp thời
- Nâng cao hiệu quả các khoản phải thu.
Cũng như đối với hàng tồn kho, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn Các khoản phải thu lớn không phải là thể hiện sự kém hiệu quả mà cái quan trọng là thời gian thu hồi của nó Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thời gian thu tiền như sau:
+ Doanh nghiệp cần hạn chế những chi phí không cần thiết hoặc rủi ro cao Phải theo dõi từng khách hàng, từng khoản nợ và đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn, có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán, khi làm hợp đồng với khách hàng cần có ràng buộc rõ ràng…
+Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, Và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy
đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng
+Nên áp dụng các khoản chính sách chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng hóa bằng khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, từ đó tăng tốc
độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn
Trang 6+Đôn đốc các nhân viên bán hàng tiến hành thu nợ kịp thời không để tình trạng dây dưa trong thanh toán
- Sử dụng các biện pháp tăng doanh thu:
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
+ Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
+ Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và
dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã và cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm củng
cố uy tín về sản phẩm với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân nhất là công nhân kỹ thuật, kiểm tra chặt chẽ các khâu liên quan đến chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng thiếu sản phẩm, không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng hay tránh ứ đọng sản phẩm, kém phẩm chất
+ Sắp xếp và phân bổ lao động hợp lý, tránh lãng phí lao động
+ Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu
thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi
+ Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý
+Đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại giảm định mức tiêu hao và tăng năng suất lao động, tăng doanh thu của doanh nghiệp
+Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp, phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng
Trên đây là những biện pháp giúp cho doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng TSNH một cách hiệu quả và hợp lý Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, quản lý của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có các biện pháp khác nhau Từ đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh được tốc độ chu chuyển của TSNH, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp