Câu hỏi Câu 1: Nêu quan điểm về cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn. Trong các nguồn tài sản trên thì bộ phận nào nên phát sinh nhiều, tài sản nào phát sinh ít thì tốt ? Câu 2: Nêu các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển của TSNH ?
Câu 1: Nêu quan điểm về cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn, bộ phận nào nên chiếm tỷ trọng nhiều, bộ phận nào nên chiếm tỷ trọng ít thì tốt cho doanh nghiệp? Trả lời: Bộ phận tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp gồm có: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Trên thực tế và lý thuyết thì khó có thể xác định chính xác cơ cấu của từng bộ phận tài sản ngắn hạn trong một doanh nghiệp với tỷ trọng các loại là bao nhiêu thì hợp lý? Bởi nó còn phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, vào loại hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn chung thì đối với hầu hết các doanh nghiệp đều muốn bộ phận hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng có tỷ trọng nhỏ. Bởi, hàng tồn kho chỉ cần dự trữ một lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không nên quá lớn để tránh ứ đọng vốn. Còn đối với các khoản phải thu tỷ trọng lớn không hẳn là kém hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét thời gian thu hồi của nó, vì vậy để tránh bị chiếm dụng vốn thì bộ phận này nên chiếm tỷ trọng nhỏ. Bên cạnh đó, bộ phận tài sản ngắn hạn khác (tạm ứng, chi phí trả trước, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, ) Cũng nên chiếm tỷ trọng nhỏ để tránh bị chiếm dụng vốn. Vậy đối với bộ phận tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì sao? Như ta đã biết doanh nghiệp chỉ cần để một lượng tiền vừa đủ để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên và phòng bị, không nên để tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tiền quá nhiều, như vậy là gây ứ đọng vốn, tiền không được lưu thông ra ngoài thị trường, không tạo ra được giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Còn về bộ phận đầu tư ngắn hạn thì đây là hình thức đầu tư hấp dẫn nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tạo ra nguồn lợi tức nhanh cho doanh nghiệp, do vậy bộ phận này nên chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải tính toán và giữ ở một mức nhất định để đảm bảo an toàn vốn. Câu 2: Nêu các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển ngắn hạn (số vòng chu chuyển)? Trả lời: Vòng quay của tài sản ngắn hạn = , qua công thức này ta có thể thấy được tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào hai yếu tố là: Doanh thu thuần và Tài sản ngắn hạn bình quân. Vậy để tăng tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn cần phải quản lý và kiểm soát tốt các tài sản ngắn hạn và doanh thu thuần của doanh nghiệp cụ thể: 1. Quản lý, sử dụng tốt hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một khoản mục quan trọng trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, nó trực tiếp ảnh hưởng đến vòng quay của tài sản ngắn hạn và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp là: - Doanh nghiệp cần thiết lập một mối quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp. Từ đó đảm bảo thời gian đặt hàng chuẩn xác và hợp lý để có thể giảm lượng tồn kho xuống “dự trữ tối thiểu” mà vẫn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh. - Thường xuyên rà soát lại cơ cấu hàng tồn kho, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hàng ứ đọng, kém phẩm chất, tăng nhanh vòng quay hàng hóa. - Doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập kho. Để việc kiểm tra đạt chất lượng cao, doanh nghiệp cần tuyển chọn những cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi và tinh thần trách nhiệm cao thực hiện. - Thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, tích cực giải quyết hàng tồn kho: ngoài các khách hàng quen thuộc cần tìm kiếm thêm thị trường mới, từ đó góp phần làm cho tài sản ngắn hạn luân chuyển nhanh hơn, sử dụng tiết kiệm và đạt hiệu quả hơn. 2. Nâng cao hiệu quả các khoản phải thu. Cũng như đối với hàng tồn kho, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu lớn không phải là thể hiện sự kém hiệu quả mà cái quan trọng là thời gian thu hồi của nó. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp đẩy nhanh thời gian thu tiền như sau: - Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, Và yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định trong hợp đồng. - Nên áp dụng các khoản chính sách chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng hóa bằng khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, từ đó tăng tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn. - Đôn đốc các nhân viên bán hàng tiến hành thu nợ kịp thời không để tình trạng dây dưa trong thanh toán. 3. Sử dụng các biện pháp tăng doanh thu: - Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. - Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần - Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi. - Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý. - Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp, phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng. . cao thực hiện. - Thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, tích cực giải quyết hàng tồn kho: ngoài các khách hàng quen thuộc cần tìm kiếm thêm thị trường mới, từ đó góp phần làm cho tài sản ngắn hạn. thu được lãi. - Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý. - Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp, phương thức thanh toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng. . Câu 1: Nêu quan điểm về cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn, bộ phận nào nên chiếm tỷ trọng nhiều, bộ phận nào nên chiếm tỷ trọng ít