Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu họcđược hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôntập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống
Trang 1MỤC LỤC
II- Giải quyết vấn đề
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 8
6- Thực trạng về đối tượng trước khi nghiên cứu Trang 8
7 Biện pháp thực hiện và kết quả Trang 9 Trang 21
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Dạy một số yếu tố hình học lớp 5 để học sinh tự tìm tòi khám
về khoa học và cuộc sống Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồidưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, Đây là bậchọc mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc cao hơn
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triểnnhững cơ sở ban đầu rất quan trọng ở nhân cách con người Trong các môn học
ở Tiểu học cùng với môn Tiếng việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Cáckiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúngrất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và họctiếp Toán ở bậc trung học Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu họcđược hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôntập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống hàng ngày
Với mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay "Hình thành cho học sinh những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩnăng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi sâu vào cuộc sống laođộng" Vì vậy song song với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáokhoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quantâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn
và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "Tích cực hóahoạt động học tập của học sinh” và phù hợp với nội dung giáo dục Xây dựng
Trang 3"Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là một yếu tố quan trọng quátrình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Thực tế việc dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của họcsinh tại Trường Tiểu học Gia Cẩm cũng đã được cải thiện Dựa trên thực trạngdạy học môn Toán lớp 5 nói chung, dạy học sinh các yếu tố hình học lớp 5 nóiriêng, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đổi mới để giúp các em nắm chắc đượccách giải dạng toán này một cách sâu sắc, tránh không còn bị nhầm lẫn, giúp các
em nắm chắc bài và yêu thích môn toán hơn Từ đó các em có vốn kĩ năng tínhtoán, nhận biết chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh đượcnhững sai sót có thể xảy ra Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc cósuy nghĩ,có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ýchí vượt khó, cẩn thận, kiên trì, tự tin
Để công tác giảng dạy có thêm nhiều sáng kiến và kinh nghiệm, từ đó nângcao mục tiêu giáo dục của nước nhà lên một tầm cao mới Bằng những nỗ lựcphấn đấu của bản thân và những kinh nghiệm mà bản thân đã trực tiếp giảng dạynhiều năm nay tôi xin được trình bày một kinh nghiệm trong công tác dạy mônToán đối với học sinh bậc tiểu học và đặc biệt là dạy các yếu tố hình học ở lớp 5
để cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo và lựa chọn
Trang 4PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1- Cơ sở lí luận:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học là nền tảng cơ sởcho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu cho mỗi conngười Trong các môn học ít có môn học nào lại giúp rèn luyện năng lực suynghĩ và phát triển trí tuệ cho học sinh như môn Toán, còn trong bản thân mônToán thì cũng ít có tuyến kiến thức nào giúp phát triển tư duy lô - gích, trí thôngminh, óc sáng tạo như các yếu tố về hình học Do vậy trong tất cả môn học ở bậctiểu học thì môn Toán là môn giữ vị trí quan trọng trong số 9 môn học bắt buộc.Thời gian dành cho môn Toán chiếm tỷ lệ khá cao, việc dạy các yếu tố hình học
ở lớp 5 sẽ giúp cho học sinh có năng lực nhận biết các sự việc, hiện tượng mộtcách nhanh chóng, lô - gíc và có khoa học Đồng thời các yếu tố hình học còngắn bó mật thiết với các kiến thức khác như số học, đại số, đại lượng, đo lường
và giải các bài toán có lời văn tạo thành môn Toán có cấu trúc chương trìnhhoàn chỉnh và phù hợp với học sinh tiểu học
Quá trình dạy môn toán 5 phải góp phần thiết thực vào việc hình thànhphương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động,khoa học , sáng tạo cho học sinh Giáo viên cần tổ chức hoạt động học tậpthường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn họcsinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn cho học sinh tìmhiểu kĩ vấn đề đó để tìm ra con đường hợp lí nhất Tuy nhiên để tổ chức đượccác hoạt động học tập, giáo viên cần xác định được: Nội dung bài học cần chohọc sinh lĩnh hội là gì? Cần tổ chức các hoạt động như thế nào?
Vì vậy việc dạy một số yếu tố hình học lớp 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới phải đạt được các mục đích sau:
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hình thành cho học sinh có biểu tượngchính xác về hình, hình học
- Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề
Trang 5- Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng không gian, năng lực tư duy và kĩ năng thựchành về hình học.
- Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về hình và hình học
- Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh trong quá trình học
2- Cơ sở thực tiễn
Nội dung các yếu tố hình học lớp 5 bao gồm :
Các kiến thức về tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lậpphương, đường tròn Để có phương pháp dạy cụ thể tôi đã tạm chia nội dung dạycác yếu tố hình học ở lớp 5 thành 3 yếu tố đó là :
* Các kiến thức về hình học phẳng:
- Giới thiệu hình tròn, hình thang
- Các yếu tố của hình tròn trong tam giác, hình thang (cạnh đáy, cạnh bên, đáylớn, đáy bé, đường cao …)
- Diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn, chu vi diện tích của các hình
* Các kiến thức về hình học không gian:
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương và các yếu tố của hình đó
- Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương
* Các đại lượng đo lường:
- Sơ đồ diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích
- Sơ đồ đo thể tích trong bảng đơn vị đo thể tích
Mức độ cần đạt được:
- Học sinh nhận biết hình theo đặc điểm riêng của từng hình Biết vẽ, biết cắtghép và nhớ công thức tính diện tích, thể tích, chu vi của các hình tam giác, hìnhthang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Học sinh nhận biết và dùng Ê ke để kiểm tra hình tam giác, hình thang và
Trang 6đường cao của chúng.
- Sử dụng com pa để vẽ đường tròn và hình tròn
3- Mục tiêu, nhiệm vụ:
Mục tiêu: Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc
học các yếu tố hình học góp phần nâng cao chất lượng dạy học Theo tôi: “ Không có phương pháp tốt, không thể có chất lượng cao” Nếu biết cách dạy Toán, học Toán thì hiệu quả dạy học Toán sẽ tăng cao rất nhiều lần
Xu hướng đổi mới hiện nay là “Tích cực hoạt động của học sinh nhằmhình thành tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo trong việc chiếm lĩnhtri thức” hay là: “Để cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảoluận nhiều hơn” Với xu hướng đó, dù không muốn cũng buộc người giáo viênđứng lớp phải có phương pháp mới trên cơ sở đã có những phương pháp dạy họctruyền thống Mục đích của việc làm này là nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh
có thể học tập tích cực, sáng tạo, chủ động theo khả năng của mình trong từnglĩnh vực
Nhiệm vụ:
1 Chỉ ra những cơ sở lí luận thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh lớp 5học các yếu tố hình học thông qua việc thực nghiệm bản thân để học sinh tự tìmtòi khám phá kiến thức mới nhằm giúp cho việc dạy học và học các yếu tố hìnhhọc nói riêng, môn Toán nói chung có hiệu quả hơn
2 Dạy các yếu tố hình học theo hướng tích cực các hoạt động học tập củahọc sinh bằng phiếu bài tập, đồ dùng trực quan, vật mẫu có ở xung quanh môitrường học sinh đang học
3 Tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, ý kiến nhằm khắc phục khó khănnâng cao chất lượng dạy và học ở dạng các yếu tố hình học nói riêng và mônToán nói chung
4 Tổng kết, đánh giá và bài học kinh nghiệm, nêu ý kiến đề xuất của bản thân
Trang 74- Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, tích cực
- Sách giáo khoa Toán lớp 5
- Sách giáo viên Toán lớp 5
- Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5
-Tạp chí tiểu học
- Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
- Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy
và học cho học sinh tiểu học
- Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới(Nhà xuất bản Hà Nội)
- Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình cácmôn học lớp 1, 2, 3, 4, 5
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học(Lớp 5)
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:
Khi tiến hành nghiên cứu tôi thường sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Đọc các tài liệu cần thiết
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình tài liệu bồi dưỡnggiáo viên, sách tham khảo
+ Phương pháp điều tra quan sát.
- Truyền đạt, phỏng vấn giáo viên
- Điều tra học sinh, quan sát các loại vở bài tập
+ Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả:
- Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn
- Thống kê kết quả ở từng giai đoạn
Trang 8+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơbản
+ Phương pháp thiết kế bài dạy.
5- Đối tượng , phạm vi nghiên cứu:
Là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Gia Cẩm và dạy những yếu tố hình học Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa…
Qua các năm học, tôi đã áp dụng rộng rãi cho các đối tượng học sinh, mỗinăm tôi đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích bổ sung vào phương pháp dạy họctích cực, nâng cao chất lượng dạy và học, loại bỏ những nhược điểm để ápdụng thành công trong những năm học tiếp theo
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu cách “Dạy một số yếu tố hình học ở lớp 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới”.
- Về thời gian: Với sáng kiến kinh nghiệm “Dạy một số yếu tố hình học
ở lớp5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới” này tôi đã áp dụng và
thực hiện có hiệu quả rõ rệt từ năm học 2011 -2012 đến nay
6- Thực trạng về đối tượng trước khi nghiên cứu:
a Điểm mạnh:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình vềmọi mặt
- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh đểchấn chỉnh nế nếp học tập của các em
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu
- Học sinh có đủ đồ dùng học tập
b Điểm yếu:
Trang 9- Địa bàn dân cư khá rộng đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
- Nhiều em ngoài giờ học phải phụ giúp cha mẹ công việc buôn bán làm ăn…
- Trình độ tiếp thu kiến thức toán học của các em rất kém Riêng về kĩ năng thựchiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo thống kê khảo sát chất lượng đầunăm lớp tôi như sau:
- Trình độ dân trí của một số phụ huynh còn hạn chế
- Phụ huynh có trình độ song không biết cách hướng dẫn các em làm toán đúngphương pháp
- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về cách dạy cho con em lúc ở nhà
c Chất lượng dạy và học:
Do còn nhiều những khó khăn, nhưng trong những năm gần đây chấtlượng dạy và học trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về chấtlượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh năm sau cao hơn nămtrước Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế về chất lượng dạy và học, do
từ cả hai phía giáo viên và học sinh
7 Biện pháp thực hiện và kết quả:
Công tác tổ chức:
- Ngay từ đầu năm học công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp học tậpcho các em Tôi cho kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập Tôi phânchia lớp thành năm nhóm học tập, bầu ra năm nhóm trưởng có trình độ có họclực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành do mình ra đề Cácbài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Các emđược nhận bài vào cuối buổi học ngày hôm trước và được sửa chữa vào sángngày hôm sau
Biện pháp cụ thể:
- Chú ý bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, tạo điều
Trang 10kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp năm Vì tôi nghĩ rằngnếu học sinh mất kiến thức cơ bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trongcông việc học toán Muốn có kết quả tốt thì người giáo viên phải đưa ra đượchình thức tổ chức:
Có thể tóm tắt quá trình tìm tòi khám phá kiến thức bằng sơ đồ sau:
nghiệm Điều chỉnh
Kiến thứcmới
- Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán hình
- Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức
đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó
- Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức củamình Cụ thể:
+ Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo đượcthiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm
+ Khi tranh luận với các bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ củamình so với các bạn để tự rèn luyện, điều chỉnh
- Trong quá trình học tập học sinh tự tìm tòi, khám phá, Giáo viên biết được tìnhhình của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ vốn hiểu biết, từ bài học cũ; trình
độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa yếu tố đã biết với yếu tố phải tìm
- Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó khăn vàmột số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở lô gic,coi trọng tính chính xác, tính hệ thống
Ví dụ khi học về: Các kiến thức về hình học phẳng.
Qua thực tế các yếu tố hình học trong sách giáo khoa lớp 5 đã bám sát
Trang 11trình độ chuẩn ( thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà học sinhcần đạt được, phù hợp với mức độ của học sinh lớp 5 Với hệ thống các bài tập
đa dạng đã gây hứng thú học tập cho học sinh
Quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới về hình học phẳngthì học sinh thường nhầm các yếu tố hình (cạnh, đỉnh, góc, đường cao hình tamgiác Đáy lớn, đáy nhỏ và cạnh bên ở hình thang) từ đó dẫn tới việc tính chu vi,diện tích ở hình tam giác, hình thang là không chính xác Do vậy việc tiếp thukiến thức mới về công thức tính chu vi, diện tích các hình vẽ không đạt kết quảcao
Ví dụ: Tiết 86 Tuần 18 Bài “Diện tích hình tam giác” ( trang 87 SGK).
Ở bài học này học sinh chưa hiểu và chưa có biểu tượng cụ thể về cácyếu tố hình học như: Cạnh của tam giác, đáy của tam giác, chiều cao của tamgiác thì việc xây dựng công thức tính diện tích hình tam giác vuông các em sẽ bịlúng túng vì các em chưa xác định được chiều cao của tam giác cũng chính làcạnh góc vuông của tam giác vuông (và ngược lại)
Theo tôi những tiết hình thành kiến thức mới giáo viên nên sử dụng đúng,
đủ các loại đồ dùng trực quan phù hợp với các em mà các em có thể được tiếpxúc hàng ngày cùng với phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt, sáng tạo thìhọc sinh mới lĩnh hội và phát triển một cách dễ dàng Vì nhận thức của các emhọc sinh lứa tuổi Tiểu học là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng vàđến thực tiễn”
Một thực tế nữa cho thấy: Khi dạy các yếu tố hình học phẳng thì học sinhđược thực hành quá ít trên trực quan và trên thực tế, các loại hình chưa đa dạngnên khi gặp bài toán hơi khó là học sinh khó xác định và lúng túng
Khi dạy Bài “Diện tích hình tam giác” ( trang 87 SGK) Người giáo viên
phải chú ý ngay từ việc soạn giáo án Phải tập trung vào việc thiết kế các hoạtđộng của học sinh trước, trên cơ sở đó mới xác định các hoạt động chủ đạo, tổchức của giáo viên trong giờ Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗitiết học phải phù hợp với trình độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động
Trang 12tìm tòi, khám phá Giáo viên còn phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếmcác tình huống có vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá.
I - Mục tiêu:
1 Kiến thức: Học sinh nắm được cách tính diện tích hình tam giác và biết vậndụng cách tính diện tích hình tam giác
2 Kĩ năng: Học sinh nắm công thức và tính diện tích tam giác nhanh, chính xác
3 Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, yêu thíchmôn học, có tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp, khoa học, chính xác, vận dụng linh hoạt điều đã học vào cuộc sống
- Giáo dục kĩ năng sống : - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng giải
quyết vấn đề
II- Ph ươ ng tiện dạy học :
+ GV: 2 hình tam giác bằng nhau
+ HS: 2 hình tam giác, kéo
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài tập số 3
3- Bài mới: Giới thiệu bài và ghi đầu bài
Trong tiết học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm cách tính diện tích của hình tam giác
Hoạt đ ộng 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tam giác.
Trang 13B ư ớc 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và tìm hiểu vấn đề(hoạt động theo nhóm nhỏ).
- GV gợi ý : Vấn đề được đặt ra ở đây là ta phải tìm được cái gì? (tínhdiện tích của hình tam giác) HS tìm cách giải quyết vấn đề?
B
ư ớc 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết vấn đề
- HS thảo luận đề xuất hướng giải quyết và thực hiện (hoạt động theonhóm) HS có thể giải quyết vấn đề bằng các cách:
- Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình chữ nhật (hình 2).Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình tam giác
- Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình bình hành (hình 3)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt hình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghép hình
- Giáo viên so sánh đối chiếu các yếu tố hình học
- Yêu cầu học sinh nhận xét
Hoặc đếm số ô vuông nằm trọn trong tam giác (hình 1)
- Các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề của nhóm mình và trao đổi ýkiến về các cách đó để tự rút ra được: Có 2 cách là thuận lợi hơn cả, đó là:
Cách 1: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau ghép thành 1 hình bình hành
Cách 2: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau cắt, ghép thành hình chữ nhật (các cách khác nhau không thuận lợi bằng) GV có thể hướng dẫn:
Cách làm thứ nhất: Dùng 2 tam giác bằng nhau ghép lại tạo thành hình bình
hành ABCD (như hình vẽ)
Trang 14A A D
B H C B H C
Cho học sinh so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình để thấy:Hình bình hành ABCD gổm 2 hình tam giác bằng nhau ghép lại nên có diện tíchgấp 2 lần diện tích hình tam giác ABC Hình bình hành ABCD và hình tam giácABC có chung đáy BC và đường cao AH
Tính diện tích hình bình hành ABCD bằng cách: lấy đáy x chiều cao, tức
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác cắt ghép hình
- Sử dụng mô hình chuẩn bị trước: Lấy ra 2 tam giác bằng nhau
- Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó
- Dùng kéo cắt hình tam giác thành 2 phần theo đường cao của hình ( Đánh