1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn tên sáng kiến kinh nghiệm cách dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới

26 774 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 268,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨCTRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC TÍN --- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH DẠY TOÁN 5 ĐỂ HỌC SINH TỰ TÌM TÒI... CƠ QUAN QUẢN Lí CẤP TRấN Cộng h

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐC TÍN -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH DẠY TOÁN 5 ĐỂ HỌC SINH TỰ TÌM TÒI

Trang 2

CƠ QUAN QUẢN Lí CẤP TRấN Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam

PHềNG G D & ĐT MĨ ĐỨC Độc lập – tự do – hạnh phỳc

ĐƠN VỊ: TIỂU HỌC ĐỐC TÍN ……… o O o………

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trỡnh độ chuyờn mụn; Cao đẳng giỏo dục tiểu học

Bộ mụn giảng dạy: Văn húa

B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

phần I: Đặt vấn đề 1)Tờn đề tài : Cỏch dạy toỏn 5 để học sinh tự tỡm tũi khỏm phỏ kiến thưc mới 2) Lý do chọn đề tài:

a) Cơ sở lý luận

Bậc tiểu học là bậc học gúp phần quan trọng trong việc đặt nền múngcho việc hỡnh thành và phỏt triển nhõn cỏch học sinh Mụn toỏn cũng như nhữngmụn học khỏc là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức vềthế giới xung quanh nhằm phỏt triển cỏc năng lực nhận thức, hoạt động tư duy vàbồi dưỡng tỡnh cảm đạo đức tốt đẹp của con người Mụn toỏn ở trường tiểu học làmột mụn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trỡnh học của trẻ

Trang 3

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có

hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người Môn Toáncòn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xungquanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn Môn Toán có khả năng giáo dụcrất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic,thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, kháiquát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh

Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trungthực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năngtính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹpcho con người lao động trong thời đại mới

b) Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, sự phát triển của thông tin và những thay đổi của nền kinh tế xãhội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ nên làm cho nội dung, phương pháp giáodục ở nhà trường hiện nay luôn bị đi sau so với sự phát triển của khoa học côngnghệ cũng như của nhu cầu xã hội Để giải quyết những vấn đề này cần phải có sựlựa chọn hai con đường sau:

- Con đường thứ nhất: Tiếp tục sự quá tải đối với nội dung dạy học mặc dù

đã hiện đại hóa các nội dung dạy học đó Theo cách dạy học này, giáo viên làngười truyền đạt, áp đặt những kiến thức cần học đối với học sinh, còn vai trò củangười học trở nên thụ động và lu mờ

- Con đường thứ hai: Đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học sao cho chọnlọc ra được một lượng kiến thức tối thiểu, cập nhật mới nhất, tích hợp lại để nângcao chất lượng của nội dung dạy học bắt buộc cho mọi học sinh Đồng thời dạy

Trang 4

cho học sinh phương pháp tự học, tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách giải quyết

và ứng dụng theo khả năng của mình

Thực tế cho thấy việc đi theo con đường thứ hai là hợp lý hơn, nó đòi hỏigiáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức làphải dạy học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh.Điều đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướngdẫn quá trình học tập Điều đó không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáoviên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ Điều đó cũng kéotheo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh Mục đích của việc làm này lànhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể học tập tích cực, sáng tạo, chủ động

theo khả năng của mình trong từng lĩnh vực Cách dạy này gọi là: “Dạy học phát

huy tính tích cực của học sinh” (phương pháp dạy học toán).

Trong những yếu tố cấu thành giáo dục thì phương pháp xưa nay vốn là yếu

tố năng động nhất Bởi vì chính phương pháp chứ không phải nội dung hay yếu tốnào khác quyết định chất lượng đào tạo con người mới Do đó, chúng ta có thể nóirằng, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học toán ởtiểu học nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay

Vì lý do trên mà trong SKKN này tôi đưa ra một số biện pháp gây hứng thútrong giờ học toán cho học sinh tiểu học bằng cách tổ chức các hoạt động học tập

để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới góp phần nâng cao chất lượngtrong các giờ học toán

2) Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu khái quát một số biện pháp dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám

phá kiến thức mới

Trang 5

3) Đôi tượng nghiên cứu

Nâng cao chất lượng dạy toán cho học sinh ở trường tiểu học

4) Đối tượng khảo sát

Là giáo viên trong tổ 4,5 và học sinh khối 5 ở trường tiểu học Đốc Tín

5) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là khảo sát thực tế, quan sát ,tổng hợp, so sánh và

2 ) Những sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạy

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội;con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khámphá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình Tínhtích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khátvọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dunghọc tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá

Trang 6

Hoạt động tìm tòi, khám phá là một chuỗi hành động và thao tác để hướngtới một mục tiêu xác định Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có nhiềudạng khác nhau, từ mức độ thấp đến mức đọ cao tuỳ theo năng lực tư duy củatừng học sinh và được tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm.

Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có thể tóm tắt như sau:

2.1- Mục tiêu của hoạt động:

- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới

- Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh

- Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề

2.2- Các dạng hoạt động:

- Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi

- Lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, phân tích dữ kiện

- Thảo luận vấn đề nêu ra, đề xuất giả thuyết

- Thông báo kết quả, kiểm định kết quả

- Đưa ra giải pháp, kiến thức mới

Có thể tóm tắt quá trình tìm tòi khám phá kiến thức bằng sơ đồ sau:

Kiến thứcmới

3- Tác dụng của hoạt đ ộng tự tìm tòi khám phá kiến thức mới.

- Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán

Trang 7

- Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đóhoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó.

- Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình

- Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó khăn vàmột số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở, coitrọng tính chính xác, tính hệ thống

4- Quy trình dạy học đ ể học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

4.1- Đặc trưng của cách dạy:

- Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữacái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên

- Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề Khi đó họcsinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiếnthức

- Bằng cách giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác vàtích cực cả kiến thức và kĩ năng;

Trang 8

Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cầnđược giải quyết trong tiết học đó.

ư ớc 4: Dự đoán giả thuyết:

Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dungkiến thức, kĩ năng mới

B

ư ớc 5: Kiểm tra giả thuyết:

Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể đểkhẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới

- Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗi tiết học phải phù hợp với trình

độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động tìm tòi, khám phá

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếm các tinh huống có vấn đề, tạo cơ hộicho học sinh tìm tòi, khám phá

6- Một số ví dụ:

6.1- Ví dụ 1: Tuần 1 - Bài: Phân số thập phân (trang 8 SGK)

I/- Mục tiêu

Trang 9

- Giúp học sinh nhận biết được các phân số thập phân.

- Giúp các em biết được một số phân số có thể viết thành phân số thập phận vàbiết cách chuyển những phân số đó thành phân số thập phân

II/- Các hoạt động dạy học chủ yếu

1- Kiểm tra bài cũ : (6 - 8 phút)

- Kiểm tra viết tất cả học sinh trong lớp ( có thể dùng phiếu kiểm tra)

(1 học sinh lên bảng làm , yêu cầu học sinh này trình bày ở 21 bảng bên trái.)

b) 43 với 2521 43 = 43 2525

= 10075

Chuyển bài:

Trang 10

Dựa vào các bài làm trên bảng, giáo viên dùng thước để chỉ vào những phân sốnói đến: Để so sánh 53 với 21 ta so sánh hai phân số tương đương là 106 với

2 Bài mới : Phân số thập phân

2.1- Giới thiệu về phân số thập phân: ( 15 - 18 phút)

a) Nhận biết phân số thập phân

- Dựa vào 5 phân số trên, mỗi học sinh trong lớp viết vào giấy nháp 2 phân sốthập phân và hai phân số không phải là phân số thập phân (1 học sinh A lên bảngviết)

- Tất cả lớp, dùng bút đánh dấu đặc điểm của phân số thập phân (học sinh A cũnglàm tương tự ở bảng)

- Ba, bốn học sinh nêu đặc điểm mà minh đánh dấu (trong đó có học sinh A)

Giáo viên tổng kết theo phần a (SGK) và yêu cầu cả lớp cầm bút gạch 1 gạchdưới 3 chữ: Có mẫu số và gạch 2 gạch dưới các số 10;100,1000; (trong SGK)

- Giáo viên viết sẵn 5 phân số (ở bài 3 trang 8) vào băng giấy rồi gắn lên bảng.Gọi 1 học sinh lên bảng, yêu cầu dùng bút hãy xoá những phân số không phải làphân số thập phân trong 5 phân số ở băng giấy đó - tất cả học sinh còn lại cũngdùng bút xoá tương tự ở bài 3 trang 8 SGK

Chuyển mục:

- Cũng từ bài làm kiểm tra của học sinh ở trên (đáp án) Giáo viên chỉ và nói tiếp:Khi so sánh 53 với 12 ta đã chuyển 53 thành 106 và chuyển 12 thành 105 , thế

là ta đã làm 1 việc là chuyển từ 1 phân số thành 1 phân số thập phân

b) Chuyển 1 phân số thành phân số thập phân

Trang 11

Dựa theo cách chuyển như bài kiểm tra trên.

- Từng em trình bày trong giấy nháp, chuyển 1450 và 114 thành phân số thậpphân

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm

- Sau đó, từng em viết vào giấy nháp câu dưới đây và nhận xét câu đó: Mọi phân

số đều chuyển được thành phân số thập phân (không đúng)

- Cả lớp sửa lại câu trên thành 1 câu đúng (gọi 1 học sinh lên bảng viết câu đúngđó)

- Giáo viên tổng kết theo như nhận xét ở sách giáo khoa Rồi yêu cầu cả lớp cầmbút gạch dưới 4 chữ:

- Giáo viên tổng kết và gắn lên bảng băng giấy đã viết sẵn cách chuyển

Cách chuyển: Tìm một số khi nhân với mẫu số để được 10, 100, 1000 rồi nhân số ấy với cả tử số và mẫu số sẽ được phân số thập phân.

2.2- Thực hành ( 12 - 15 phút)

Bài 1: Đọc phân số thập phân

Trang 12

Từng em trong lớp (gọi một học sinh lên bảng làm) ghi lời đọc cho từngphân số thập phân ở dưới phân số thập phân đó trong SGK Theo mẫu.

10

9

Chín phần mười

Bài 2: Viết phân số thập phân

Tiến hành tương tự như trên Theo mẫu:

+ Tất cả học sinh điều làm bài ngay trong sách giáo khoa hoặc vào giấy nháp (gọi

2 học sinh lên bảng) Giáo viên chú ý kèm cặp, giúp đỡ những em còn yếu làmbài

Nếu còn thời gian thì thực hành tiếp câu b và d (bài 4)

6.2- Ví dụ 2: Tuần 15 - Bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (trang 75 SGK)

I/- Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Biết cách tìm tỷ số phần trăm của hai số

- Biết vận dụng để giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỷ số phần trăm củahai số

II/- Các hoạt động dạy học chủ yếu

* Hoạt đ ộng 1: Tổ chức cho học sinh nhắc lại khái niệm tỉ số phần trăm.

Trang 13

chẳng hạn: GV nêu bài toán tương tự ví dụ 2 trang 74 trong SGK, ghi tóm tắt lênbảng:

Số HS toàn trường: 400

Số học sinh nữ: 208

Sau đó hỏi học sinh: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàntrường là bao nhiêu? Hay: Số HS nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS toàntrường? (Kết quả là 52%)

* Hoạt đ ộng 2: Giới thiệu hoặc hướng dẫn HS cách tìm tỉ số phần trăm của hai số

315 và 600

- Gợi ý để HS có thể viết tỷ số của số HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600)

- Giao việc cho HS làm thế nào để đưa tỉ số (315 : 600) về tỉ số phần trăm Từ đóxuất hiện vấn đề cần phải giải quyết

- Giúp HS tự tìm đọc cách giải quyết là thực hiện phép chia Nếu không thì yêucầu HS thực hiện phép chia (315 : 600 = 0,525)

- Hướng dẫn để HS tự tìm thấy được là để chuyển tỉ số về tỉ số phần trăm thì phảinhân kết quả đó với 100 và chia cho 100

0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52, 5%

- Từ đó dẫn dắt giúp học sinh nêu được quy tắc:

+ Chia 315 cho 600

+ Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được

* Hoạt đ ộng 3: Hướng dẫn HS vận dụng để giải bài toán có nội dung tìm tỉ số

phần trăm

- GV đọc bài toán hoặc gọi HS đọc bài toán trong SGK và giải thích: Khi 80 kgnước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối Tìm tỉ số phần trăm của lượngmuối trong nước biển

- Hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán:

Trang 14

Bài giải

Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:

2,8 : 80 = 0,0350,035 = 3,5 %

Đáp số : 3,5 %

* Hoạt đ ộng 4: Tổ chức cho HS luyện tập thực hành qua 3 bài tập.

Bài 1: Cho HS nêu bài toán, GV giới thiệu mẫu Yêu cầu HS làm vào vở, sau đótrao đổi kết quả với nhau

0,3 = 30%; 0,234 = 23,4 %; 1,35 = 135 %

Bài 2: Giáo viên giới thiệu mẫu (cho HS thực hiện tính 19 : 30, dừng lại ở 4 chữ

số sau dấu phẩy, viết 0,6333 = 63,33%) Cho HS tự làm bài, gọi 1 vài HS trìnhbày trên bảng rồi chữa bài Kết quả là:

45 : 61 = 0,7377 = 73,77 %;

1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61 %

Bài 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài toán, làm vào vở GV chú ý giúp

đỡ học sinh còn lúng túng Có thể cho HS trao đổi theo nhóm để giải toán Gọi HStrình bày trên bảng hoặc bảng phụ

Trang 15

= 52 %

Đáp số: 52%

6.3- Ví dụ 3: Tuần 18 -

B

ư ớc 2: Tổ chức cho HS phát hiện và tìm hiểu vấn đề (hoạt động theo nhóm nhỏ)

- GV gợi ý để HS phát hiện được: Vấn đề được đặt ra là gì? (tính diện tíchcủa hình tam giác) HS tìm cách giải quyết vấn đề?

B

ư ớc 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết vấn đề

- HS thảo luận đề xuất hướng giải quyết và thực hiện (hoạt động theonhóm) HS có thể giải quyết vấn đề bằng các cách:

 Cắt tam giác ghép thành hình chữ nhật (hình 2)

 Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình bình hành (hình 3)

 Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình chữ nhật (hình 4)

 Hoặc đếm số ô vuông nằm trọn trong tam giác (hình 1)

Hình 2 Hình 3 Hình 4

- Các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề của nhóm mình và trao đổi ýkiến về các cách đó để tự rút ra được: Có 2 cách là thuận lợi hơn cả, đó là:

Cách 1: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau ghép thành 1 hình bình hành

Cách 2: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau cắt, ghép thành hình chữ nhật

(các cách khác nhau không thuận lợi bằng) GV có thể hướng dẫn:

Trang 16

Tính diện tích hình bình hành ABCD bằng cách: lấy đáy x chiều cao, tức là

BC x AH

Rút ra cách tính diện tích hình tam giác ABC là:

Từ đó nêu quy tắc và công thức tính như SGK

B

ư ớc 4: Tổ chức cho HS phân tích vấn đề và khái quát hoá vấn đề (hoạt động cánhân kết hợp hoạt dộng chung cả lớp)

Trang 17

+ GV mô tả hoạt động cắt, ghép trên bằng hình vẽ:

* Viết ngắn gọn cách tính diện tích của hình chữ nhật? (Chiều cao x đáy)

* So sánh diện tích của hình tam giác với diện tích của hình chữ nhật và rút

ra cách tính diện tích của hình tam giác (chiều cao x đáy: 2);

+ GV nhận xét kết quả làm việc của HS, hướng dẫn HS khái quát hoá: S =

a x b : 2, trong đó a là độ dài đáy, h là chiều cao tương ứng với đáy a (a và h cócùng đơn vị đo) S là diện tích (kèm hình vẽ)

Ngày đăng: 06/10/2014, 14:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Đặng Bá Lâm, Phạm Thành Nghị. Chính sách và kế hoạch trong quản lí giáo dục - NXB Giáo dục - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong quản lígiáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục - 1999
2- Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục – NXB Giáo dục – 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục – 1990
3- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội – 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi vàtâm lí học sư phạm
8- Tạp chí: “Thế giới trong ta” năm 2005 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới trong ta
9- Tạp chí: “Giáo dục và đào tạo Hải Dương” - năm 2005 - 2007 10- Sách giáo khoa lớp 5 năm học 2006 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và đào tạo Hải Dương
4- Nghị quyết 04 – Ban chấp hành TW Đảng khoá VII về đổi mới sự nghiệp giáo dục Khác
5- Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ hai khoá VIII Khác
6- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kì CNH – HĐH đất nước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3- Hình thức tổ chức: - skkn tên sáng kiến kinh nghiệm cách dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới
2.3 Hình thức tổ chức: (Trang 6)
1  bảng bên trái.) - skkn tên sáng kiến kinh nghiệm cách dạy toán 5 để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới
1 bảng bên trái.) (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w