Từ năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chủ đề “ Năm ứng dụng CNTT " trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP TAM KỲ
Trang 2Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học, CNTT là phương tiện để tiến tới xây dựng một “xã hội học tập” Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn tin học vào trong nhà trường Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT Ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn nầy để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ
sở ban đầu để nâng cao trong các cấp và nội dung chương trình tiếp theo
Từ năm học 2008-2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chủ đề “ Năm ứng dụng CNTT " trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn.Từ đó đến nay việc Ư.D CNTT đã trở thành một nội dung quan trọng cho nhiệm vụ từng năm học.Năm học nầy với công văn chỉ đạo Số: 4987/BGDĐT-CNTT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013 , lần nữa BGD đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của Ư.D.C.N.TT, nội dung về ƯD CNTT lần nầy được xác định trong 15 nhiệm vụ cụ thể
Tình trạng chung của trường học hiện nay là đều đưa phương tiện, thiết
bị ứng dụng CNTT vào và tiến hành tổ chức các hoạt động, tuy nhiên tính hình thức và đối phó vẫn còn chiếm lĩnh; vấn đề đồng bộ thiết bị, đồng bộ nhận thức, đồng bộ kế hoạch và hoạt động có ƯDCNTT… vẫn còn là điều khó khắc phục.Vì thế sự thúc đẩy của nó vào lĩnh vực quản lí, tuyên truyền, chuyên môn đặc biệt thúc đẩy nâng cao chất lượng Dạy và Học tiếp tục là
Trang 3những nội dung cần nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và đề xuất thực hiện trong từng bậc học, môn học…
Trường THCS Lý Tự Trọng chúng tôi dù là trường nằm trên địa bàn trung tâm tỉnh lỵ vẫn không thoát được những bất cập đó, mặc dù về số lượng thiết bị, tần suất hoạt động có cao, song nếu nói CNTT đã làm gì một cách cụ thể cho việc dạy và học…thì câu trả lời vẫn còn chắp vá; Nghiêm túc hơn, đó chưa phải là một hoạt động mang tính khoa học Một trường học có nhiều thiết bị công nghệ hiện đại chưa chắc nó đã đóng vai trò then chốt cho thúc đẩy chất lượng dạy và học.Thực hiện đề tài nầy trong hơn 2 năm vừa qua với mong mỏi làm cho vai trò công nghệ TT rõ nét hơn, cụ thể hơn để cũng với những yếu tố thúc đẩy khác nâng cao được chất lượng thực sự của hoạt động dạy và học, những lĩnh vực khác…tạo ra những tác động biện chứng giữa Hoạt động ứng dụng CNTT và hoạt động dạy-học tại một trường THCS ở địa bàn thành phố Điều đó cũng có nghĩa là được góp phần tốt nhất trong thực hiện nhiệm vụ mà ngành đã đề ra trong từng năm học, đưa nhà trường vào đúng yêu cầu của các hoạch định là trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm mà ngành GD&ĐT và UBND Thành phố đã giao
3 Cơ sở lý luận:
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.Công nghệ thông tin và truyền thông là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực Trong giáo dục – đào tạo, hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả
về mặt lý thuyết và thực hành Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO đưa ra thành chương trình hành động trước
ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán: “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”.
Căn cứ vào:
- Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,
Trang 4- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2011-2012 và 2012- 2013 như sau:
CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1 Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT
2 Xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT, giai đoạn 2015
2011-3 Nâng cấp kết nối mạng giáo dục và tích cực triển khai cáp quang
4 Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail
5 Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GDĐT
6 Định hướng xây dựng website của Sở, của Phòng và các trường
7 Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục
8 Công tác thi tốt nghiệp THPT, thi và tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN
9 Khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở
10 Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học
11 Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning
12 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục
13 Tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và sinh viên các trường sư phạm
14 Tiếp tục triển khai dạy tin học trong nhà trường
15 Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và các
sở GDĐT
16 Tổ chức hội thảo và tập huấn ứng dụng CNTT
Như vậy liên tiếp trong nhiều năm học,chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước như là sự khẳng định vai trò, vị trí và tiềm năng của CNTT trong đời sống và lĩnh vực Giáo dục.Từ đó các chỉ thị của bộ GD&ĐT đã đề cập chủ yếu đến Ư.D CNTT để đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy học, tiếp đến đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư nhân lực, mở rộng vai trò
Trang 5kết nối…Đẩy mạnh vai trò CNTT trong dạy và học sẽ là điều kiện để mở rộng “Xã hội học tập” như yêu cầu:* Học mọi nơi (any where), Học mọi lúc (any time), Học suốt đời (life long), Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau.Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.Nó là cơ sở lý luận để tạo ra sự chuyển biến
về nhận thức, sự thúc đẩy về hoạt động, sự đầu tư về điều kiện và đặc biệt
là liên quan đến từng vai trò, vị trí trong bộ máy giáo dục…đó là sự chuyển đổi cả về lượng và chất mà chất lượng Dạy và học là một mục tiêu chủ yếu được xác định hết sức cụ thể
4.Cơ sở thực tiễn:
- Nêu rõ thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại đơn vị hoặc phạm
vi rộng hơn mà mình đang quan tâm
- Trường THCS Lý Tự Trọng có tổng số học sinh hằng năm dao động
từ 1100 em đến 1300 em Năm học 2012-2013 trường có 29 lớp với tổng số học sinh là: 1134;
- Từ năm học 2010 đến nay trường có 7 tổ chuyên môn
Năm học 2012-2013 Tống số CBGVCNV 79 , 7 tổ chuyên môn Tổng
số giáo viên: 62 Số CBGV tăng giảm trong 2 năm từ +2đến +3
NĂM
HỌC
Máy Vi tính
Máy chiếu
LCD Wi
rele ss
webblog Phần
mềm QL
Phần mềm khác
(Có 20 kết nối)
Năm học HS được học
tin học
GV biết Tin học
Soạn bài điện tử
CB CNV sử dụng tin học 2010-2011 khối 6/ 200 hs
Trang 6Tâm lí e ngại không những chỉ ở CBGVCNV mà còn ở Học sinh và Cha mẹ học sinh.Một tâm lí khá phổ biến là đánh đồng việc tiếp xúc với máy vi tính và internet với các hiện tượng tiêu cực về lĩnh vực nầy ngoài xã hội Vì thế trong và ngoài nhà trường đã có một thời gian tự ru ngủ và xao lãng nhiệm vụ bằng những suy nghĩ như thế.
CNTT thực sự chưa trở thành sức mạnh vì lẽ chưa đặt vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức và chưa có kế hoạch về lĩnh vực này như một thứ trợ thủ của kế hoạch nhiệm vụ năm học toàn trường.Việc mua sắm thiết
bị vì thế cũng chạy theo phong trào, đối phó…nên chưa đáp ứng yêu cầu học tập và lại không đồng bộ về cơ cấu
Những nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm, kế hoạch về UDCNTT còn khiêm tốn, e dè vì thế có thể nói không gian và vị trí của UD CNTT còn bỏ trống, thiếu sự đầu tư, hô ứng và thiếu tác động trên nhiều lĩnh vực trong đó có Dạy và học
Là một trường trên địa bàn nội thành, trung tâm của các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội…vì thế tiềm năng trong địa bàn, trong CMHS và học sinh là rất lớn.Nếu biết khai thác, làm tốt vai trò tuyên truyền và nhà trường dám tiên phong trong hoạt động nầy sẽ gây ra một hiệu ứng lan toả trong gia đình, nhà trường tạo đà trong công tác Ư D CNTT ở mức độ cao hơn, tạo nên sự kích thích đồng bộ trong mọi hoạt động và đặc biệt trong công tác dạy và học, nâng cao CL đại trà và mũi nhọn
5 Nội dung nghiên cứu:
*Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong
CBGVCNV-Học sinh- CMHS đồng thời mạnh dạn đưa vào kế hoạch năm học những mục tiêu cụ thể, đột phá trong lĩnh vực Ư.D CNTT:
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cho đến nay không còn mới mẻ, nhưng cũng chưa hẳn đã được phổ biến rộng rãi, nhiều CB Quản lí giáo viên còn e dè, ngại ngần, sử dụng CNTT trong dạy học một cách máy móc, thụ động…Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều giáo viên đã ăn sâu cách dạy học truyền thống, ngại đổi mới, bên cạnh đó trình độ tin học trong giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa được đào tạo cơ bản Cùng với
đó, trang thiết bị, máy móc để phục vụ việc dạy học còn thiếu thốn, thậm chí có nơi không có được phòng máy vi tính thì nói gì đến dạy và học theo phương pháp hiện đại…vì vậy không tuyên truyền giáo dục nhận thức trong CBGV-HS về ứng dụng CNTT là thiếu đi một yếu tố cực kì quan trọng
Do ngại về thực hiện, công tác tuyên truyền còn chung chung mơ hồ
và không gắn kết với thực tiễn nhiệm vụ năm học đó là điều rất dễ nhìn thấy trong nhiều trường học.Vì vậy khi thực sự muốn làm công tác tuyên
Trang 7truyền, giáo dục nhận thức vấn đề nầy chúng tôi đã tranh thủ các nguyên tắc:Trước hết phải tham mưu cho cấp uỷ nhà trường để đánh giá thực lực
và đề ra những bước đi cần thiết trong từng giai đoạn, từng năm học.Nội dung tuyên truyền không có gì khác hơn là những nhiệm vụ Ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đề ra trong từng năm học; nhiệm vụ của Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương đã nêu ra.Ví dụ : yêu cầu của Nghị quyết 02 về Phát triển giáo dục TP Tam Kỳ 2011-2015 của Thành uỷ Tam Kỳ; Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT của UBND TP Tam Kỳ năm 2010-2015, Làm được điều này là tạo ra một nhận thức thường trực trong tư tưởng của CBGVCNV đặc biệt là vai trò đội ngũ cốt cán Vấn đề là không phải tập trung thực hiện tất cả mà đặt ra những nội dung vừa sức, phù hợp thực tiễn để từng bước đẩy mạnh
Có được chủ trương thì tất yếu phải xây dựng kế hoạch Kế hoạch nhiệm vụ năm học chứa đựng những trọng tâm mà kế hoạch UD CNTT đề ra.Trong đó nhiệm vụ và chỉ tiêu của Tổ Chuyên môn, GV chủ nhiệm, bộ môn, lớp, khối lớp phải được phản ánh bằng những số liệu và việc làm cụ thể Có chủ trương và kế hoạch những bước tiến hành phải được đánh giá, kiểm điểm từng tháng.Từ cách làm này đã xác lập được những bước đi cụ thể, trách nhiệm rõ ràng từ mỗi vị trí vì vậy tạo nên được sự hiểu biết đầy
đủ, sự chuyển biến trong hành động mỗi giai đoạn một cao hơn
Một vấn đề khác là vai trò của tổ, nhóm bộ môn Tin trong nhà trường được phát huy hết sức tích cực trong công đoạn nầy đó là:
- Vai trò tham mưu về mặt kế hoạch, vai trò tư vấn cho lãnh đạo trường và vai trò hỗ trợ cho các tổ bạn
- Một bài học kinh nghiệm được rút ra là đẩy mạnh UDCNTT thì phải lấy tổ, nhóm Tin và các GV có năng lực Tin học làm hạt nhân để làm cho yếu tố nhận thức, tư duy trở thành yếu tố hành động, tạo ra hiệu quả
*Biện pháp 2: Xây dựng đồng bộ về mở rộng học tập Tin học
trong CB Giáo viên và học sinh để tạo thực lực; đầu tư UDCNTT thúc đẩy dạy và học
a- Mở rộng việc dạy học TIN trong học sinh:
Từ 2011 về trước, việc dạy tin cho học sinh chỉ dừng lại ở dạy tự chọn khối 6 và như vậy suốt thời gian THCS các em chỉ có 1 năm học đầu được tiếp xúc với việc học tập CNTT Với khối lượng kiến thức rất đơn giản cộng với thời gian 3 năm sau không được học, kiến thức ấy sẽ trở thành mờ nhạt dần Việc dạy như thế rõ ràng là đối phó, vô ích và không có tác dụng
Vì thế ngay giữa năm học 2010-2011, khối 7 được lên kế hoạch dạy Tin tiếp theo chương trình lớp 6 Cho đến thời điểm này (2012-2013) khối
Trang 86, 7, 8, 9 đều đã được dạy tin Từ chỉ có 200 hs được học tin học trong 1 năm học, đến nay chúng tôi có hơn 1000 em được học (Đạt 100% ở các khối lớp) Từ mở rộng dạy Tin đã dẫn đến yêu cầu mở rộng phòng máy; từ
mở rộng dạy Tin dẫn đến việc chọn đội tuyển cho từng khối lớp.Rõ ràng việc thúc đẩy số lượng sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng.Việc nầy đã thể hiện, sau nhiều năm vắng bóng ở các đội học sinh Giỏi môn Tin cấp thành phố và tỉnh.Nay tình thế đã khác hẵn.2 năm liên tiếp 2012 và 2013 đội Tin của trường đã có mặt ở các cuộc thi Olympic, Tin học Trẻ, Phần mềm sáng tạo và đội HSG Tỉnh , trường đã ở vị trí dẫn đầu ở tất cả những nội dung trên và chất lượng học tập môn tin luôn đạt yêu cầu trên 90 % trong đó khá giỏi chiếm ưu thế # 70% Như vậy nhờ mạnh dạn thực hiện chỉ đạo các cấp, chúng tôi đã hoàn thành tinh thần nhiệm vụ năm học về UD CNTT
một cách có hiệu quả là: “Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học và
nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho học sinh phổ thông các cấp học Cụ thể:a) Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, GDTX ở những nơi có điều kiện về máy tính, giáo viên cần triển khai dạy ứng dụng CNTT theo cách tích hợp trực tiếp vào trong các môn học như đã hướng dẫn ở trên; không nhất thiết theo chương trình và sách tự chọn một cách cứng nhắc;
…”(Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về CNTT)
b- Bồi dưỡng Tin học cho CBGV-CNV:
Trở lực rất lớn trong đội ngũ CBGV-CNV là trình độ tin học và việc ứng dụng không đồng đều.Số CBGV CNV biết Tin học, biết soạn và UD trong dạy học chỉ chiểm 40-50% Số còn lại thực hiện nhờ vào bạn bè, gia đình…một số khác đã lớn tuổi mắt kém, tay run không thể tiếp cận được CNTT.Số máy kết nối ở nhà rất hạn chế; số máy dành cho GV ở trường càng hạn chế nữa
Trước tình hình trên, việc động viên CBGV tự đi học các lớp bên ngoài là không khả thi; nhà trường phối hợp công đoàn tự mở các khoá học ngắn ngày đáp ứng theo yêu cầu đồng thời phối hợp làm công tác tư tưởng, đưa vào chỉ tiêu thi đua trong năm học Chúng tôi xây dựng lớp học vào 2 lần trong tuần Từ 4g đến 6 g chiều thứ năm / Từ 5g đến 6g30 ở 1 buổi khác
Nội dung gồm các modul sau: Mỗi Modul ít nhất là 6 tiết
- Tập thao tác máy thông thường,
liên lạc bằng email và truy cập Internet
- Sử dụng WORD, EXELL, văn bản thông dụng.
- Sử dụng các phần mềm Microsoft Powerpoint, Violet, Sketchpad
hỗ trợ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng điện tử và các trình chiếu thông thường.
Trang 9Có 60-70 % CBGVCNV theo học, nhà trường-Công đoàn và Hội CMHS chi bồi dưỡng chế độ cho GV dạy lớp.Kết quả học tập được tính điểm thưởng thi đua cao thấp vào cuối năm 2 năm qua chúng tôi mở được
3 lớp.Như vậy cơ bản đã xoá mù cho đại đa số CBGVCNV nhiều năm chưa tiếp cận Tin học, có nhiều GV gần nghỉ hưu vẫn theo học và kết quả thật bất ngờ cho chính họ cũng như nhà trường như trường hợp của cô Tuý Đào (49 tuổi), cô Nguyễn thị Ân (45 tuổi)…
Nhà trường đồng thời thiết kế máy tại thư viện ( 7 máy kết nối để thầy cô và các em rèn luyện, truy cập bất cứ lúc nào)
Việc mở lớp bồi dưỡng Tin học gần như bắt buộc đã làm cho số lượng CBGVCNV sử dụng tin học và UD CNTT chiếm tuyệt đối trong trường Nó đã góp phần nâng cao nhận thức từ kết quả đã mang lại, tạo niềm tin với CNTT và đặc biệt đã giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ hàng ngày, mở rộng kiến thức, kết nối bè bạn, thúc đẩy học sinh trong học tập
Giới thiệu: 1giáo trình dành cho Modul bài soạn điện tử của GV nhà
trường, các bài dạy đều có trên website trường để mọi người có thể sử dụng)
(Xem tại đường dẫn :
https://docs.google.com/document/d/1BxQaB5du3SzLuNGPmrXV5WJ-4wZecsadDpE6wKWUKfk/edit )
Giới thiệu: cho GV khóa tin học của trường và các bạn tự học:
GIÁO TRÌNH POWERPOINT- NGUYỄN VĂN HẢI (Phần 1)
GIÁO TRÌNH POWERPOINT - NGUYỄN VĂN HẢI (Phần 2)
Bên cạnh việc mở lớp, nhà trường còn động viên các thầy cô đi học tại những khoá học khác theo yêu cầu cá nhân, tự tiếp tục học ở nhà…Một khi CBGV có trình độ ban đầu, việc tự học hoặc học lên được thuận tiện hơn và về tâm lí e ngại đã giảm dần hoặc không còn
c/ Ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn:
Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy rằng CNTT đã mở ra cho giáo dục một môi trường dạy – học với những điều kiện và phương tiện rất thuận lợi Chính CNTT đã làm phong phú thêm về mặt hình thức, đa dạng hơn vê phương pháp và tích cực hơn đối với người dạy, tiếp thu hiệu quả hơn đối với người học Hiện nay rất nhiều trường được trang bị hiện đại về
Trang 10hệ thống thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy – học: máy tính, máy chiếu, …, các phần mềm nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy – học Hay nói cách khác, việc vận dụng CNTT đúng lúc, đúng chỗ nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học là cả một nghệ thuật.Trước hết, cần phải xác định rằng việc sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy không có nghĩa
là đổi mới phương pháp dạy học Mà CNTT chỉ là một phương tiện dạy học hỗ trợ tích cực cho việc dạy học theo phương pháp đổi mới
Trong chuyên môn nhà trường chỉ đạo cho từng tổ và cá nhân trong quá trình năm học phải đạt được các yêu cầu sau đây:
c1 Ứng dụng CNTT trong việc soạn giáo án điện tử:
Ngành giáo dục đã yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy; một trong số đó là giảng dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT)
Một trong những vấn đề ngành Giáo dục quan tâm hiện nay là yêu cầu giáo viên ứng dụng những thành tựu CNTT nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới phương pháp dạy học Điều này được cụ thể qua việc khuyến khích người dạy chuyển đổi từ việc soạn giáo án, bài giảng trên sổ giáo án sang soạn trên máy vi tính mà chúng ta vẫn quen gọi là GAĐT Điểm được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh Nếu trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì tất cả các thao tác này
có thể “gói gọn” trong GAĐT Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học.Vì vậy đề ra một chỉ tiêu tối thiểu cho giáo viên
để thực hiện là điều cần thiết
Mỗi học kì nhà trường đề ra yêu cầu GV có 2 tiết GA ĐT, 1 GA đưa lên web tổ hay trường trong mỗi bộ môn.Việc nầy có thể khó cho 1một số
GV song tổ và trường kiên trì vận động đến năm học này chỉ tiêu xem như
là khá nhẹ nhàng Có GV đạt trên 100 tiết dạy có ƯD CNTT/ HK hay năm như cô Nguyễn Thị Thuỷ (Ngữ văn), Nguyễn Hồ Quang (Sử địa)…việc đạt
5 hay 10 tiết dạy có UD CNTT xem ra là điều khá dễ dàng.Một trong những tác động là các phòng tổ CM để dạy CNTT đều có máy LCD kết nối trên 52 inches
Việc “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ GDĐT và Quỹ Laurence S Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”.Ở trường chúng tôi đã thành hiện thực.Trong cuộc thi Thiết kế Bài giảng có Ư D CNTT của Tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ duy nhất có 1 GV đạt yêu cầu, đó là cô giáo tiếng Anh Trương Thị kim Nhật của nhà trường
Trang 11- Lựa chọn tài liệu lịch sử phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng; tính tư tưởng thống nhất với tính khoa học
- Do khối lượng thông tin lịch sử trên mạng Interrnet rất lớn, nên việc khai thác tài liệu lịch sử phải hướng tới nội dung cơ bản nhất ,điển hình nhất, bản chất nhất, theo mục đích toàn diện của chương trình Cần xác định rõ mối liên hệ giữa nội dung tài liệu dạy học với tài liệu trên mạng Interrnet và áp dụng phù hợp với nội dung
Một khi CBGV đã biết lướt web, sử dụng internet thì chẳng bao lâu mỗi nguwoif đều cảm nhận đây là sự phiêu lưu kỳ thú với kho kiến thức phục vụ sự hiểu biết sâu hơn về bài dạy, chương mục, bộ môn…việc còn lại là mỗi người copy, cắt, lưu để sử dụng.Cho đến bây giờ không thể coi là vận động nữa mà là trạng thái tự nhiên của mỗi CBGV trước 1 vấn đề cần đào sâu nghiên cứu, chuẩn bị cung cấp cho học sinh.Mỗi ngừoi hiện nay luôn có sẵn những đường dẫn tiếp cận đến những trang chứa đựng sự tìm kiếm của mình.Có thể nhận thấy sự phong phú, đa dạng và bổ ích ngày càng cao trong những bài soạn và tiết dạy UD CNTT
Trong quá trình thực hiện các thí nghiệm, thầy cô bộ môn Toán, Lí, Hoá, Sinh ,các thầy cô Sử Địa, Ngữ văn, Anh văn đã có những thí nghiệm
ảo hoặc công cụ mô phỏng, công cụ kiểm tra bằng nhiều hình thức…điều nầy đã giúp bài học có hơi thở, giúp khai thác các ứng dụng trong điều kiện thiếu phòng thí nghiệm Tổ Toán Tin đã có những phần mềm giúp giải
Trang 12quyết các định lý, định luật…mà nếu chứng minh bằng đo, vẽ phải mất hàng giờ.
Ví dụ: PHẦN MỀM HỖ TRỢ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
Các thầy cô giáo hầu hết đã sử dụng phần mềm sau:
1 Tải các phần các file
Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy mindmap
1 Mindjet MindManager Pro
2 Buzan’s iMindmap (phần mềm của Tony Buzan, cha đẻ của
Mindmap)
3 X Mind (phần mềm mã nguồn mở miễn phí)
CÁC TỔ CM ĐỀU CÓ PHẦN MỀM HỖ TRỢ THỰC HIỆN BẢN ĐỒ TƯ DUY
Thầy TRẦN VĂN NGHĨA (Tổ Toán) đã sử dụng phần mềm để chứng
minh các thuật toán:
Trang 13Chỉ cần vài Slide chuyển động đã thay thế hàng giờ
chứng minh, thí nghiệm
*Biện pháp 3: Đầu tư mua sắm trang thiết bị có mục tiêu, tận
dụng đề án công nghệ thông tin cấp thành phố giai đoạn 2010-2015:
Một khi đã xây dựng kế hoạch Ứng dụng CNTT trong dạy và học nếu chỉ bằng hô hào, động viên, thúc đẩy…tất vcar sẽ thành duy ý chí nếu không đáp ứng được nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị kèm theo.Trong
2 năm học qua chúng tôi tập trung mua sắm đầu tư theo các yêu cầu sau:
a) Phục vụ dạy và học:
- Là sắm sửa máy cho phòng máy, đáp ứng được việc dạy học cho Khối 6-7-8-9 gần 1200 em học sinh
- Sắm đủ màn hình LCD lớn, máy chiếu, máy chiếu thông minh cho
7 tổ chuyên môn phục vụ dạy có ƯDCNTT
b) Phục vụ các hoạt động CNTT phục vụ nhiệm vụ năm học:
- Tham mưu cho nhiệm vụ năm học: Được Sở GD&ĐT đầu tư phòng Lab với 30 đầu máy kết nối dạy học ngoại ngữ
- Tham mưu UBND TP đầu tư TT TN Thực hành trong đó có UD CNTT đáp ứng cho năm học 2013-2014 trở đi (Công trình đang xây 6 tỉ đồng)
c) Phục vụ tiện ích công nghệ cho cộng đồng:
- Phối hợp Viettell để nối hệ thống cáp quang dung lượng lớn 400 nghìn/tháng để kết nối tất cả các máy tính hiện có
- Trong 2 năm xây dựng được 1 website chính, 29 weeblog lớp, 7 Webblog tổ chuyên môn và các đoàn thể: Chính qua yêu cầu tự tạo webblog mà hiện nay trường có hệ thống webblog đa dạng, miễn phí.Chính nhờ đó mà từ học sinh đến GVCN, đến các tổ chuyên môn đều vận dụng hàng trăm tiện ích, phần mềm khác trong quá trình điều hành
Trang 14- Nhà trường lắp đặt 3 hệ thống wiffi phòng hội trường, khuôn viên…vì vậy bất cứ ở đâu CBGVCNV đều kết nối điện thoại di động, máy tính để làm việc, giải trí.
MỘT WEBBLOG LỚP
*Biện pháp 4: Tổ chức những hoạt động mang tính đột phá, tạo
phong trào, tham gia những hoạt động có UDCNTT trong địa bàn.
Trong 2 năm học qua trường chúng tôi đã tổ chức hàng loạt các hoạt động mang tính toàn trường thông qua UD CNTT như sau:
- Thi Webblog với mỗi năm học 2 lần chấm chọn: mục đích duy trì
sự phong phú và cập nhật liên tục của hơn 35 webblog.Các thông tin, thông báo, chỉ đạo đều được các webblog chuyển tải đến CBGV – HS và CMHS, ngoài xã hội
- Thi tìm hiểu về chính trị, lịch sử, xã hội, chuyên môn, thi Giáo viên giỏi …các công đoạn thi đều có trên 50 % là UD CNTT, thông qua webblog và thông qua email
- Tổ chức ngày HỘI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN nhằm đánh giá kết quả từng lớp , từng tổ kể cả phần CMHS GIÚP CON HỌC TIN NHƯ THẾ NÀO…đây thực sự là ngày hội với hàng nghìn Bài soạn, hàng trăm phần mềm, giải pháp được tổ chức triễn lãm bên cạnh là liên tục các cuộc thi Ư.D của CB GV và HS.Tại NGÀY HỘI chúng tôi đăng cai diễn đàn thảo luận cấp thành phố với các bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS…
- Tham gia Hội thi giới thiệu nhà trường với tổ chức GIÁO DỤC ĐÔNG NAM Á Đảm bảo bài dự thi là hàng loạt các xử lí bằng ứng dụng CNTT.Tháng 1/2013 Bộ trưởng các nước ÁSEAN đã gởi thư và giấy khen
Trang 15- Động viên học sinh tham gia dự thi IOE, Violypic các cấp Tin học trẻ không chuyên, phần mềm sáng tạo.2 năm qua liên tục dẫn đầu khối các trường THCS có phần mềm đạt giải cấp tỉnh.
Phần mềm ART MINDMAP của HS THÀNH LƯƠNG lớp 8
Những phong trào này với nội dung mang tính ƯDCNTT đã thực sự đóng góp nâng cao nhận thức, tác động, kích thích vào tinh thần ứng dụng, duy trì và nâng cao không khí làm việc, học tập có UDCNTT từ lớp học đến toàn trường
*Biện pháp 5: Liên kết để đẩy mạnh ƯDCNTT, phát huy những
nhân tố tích cực, tăng cường công tác động viên, thi đua trong toàn trường.
a/ Công việc ứng dụng CNTT luôn gặp phải khó khăn thử thách nhất
là ở giai đoạn đầu tiên.Giai đoạn nầy phức tạp nhất là CSVC và năng lực thực hiện của nhà trường Chúng tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn thực hiện sự liên kết với các lực lượng sau đây:
- Liên kết với VIETTEL để được cung cấp kết nối mạng miễn phí theo sự phối hợp của Bộ Giáo dục- Cty Viettel, cho phép Viettel cung cấp ứng dụng tin nhắn SMS HOC ĐƯỜNG Sau này nhà trường đã sử dụng kết nối Cáp Quang tốc độ cao trọn gói 400 nghìn/tháng cho tất cả máy hiện có Như vậy nó tạo thêm điều kiện ban đầu
- Liên kết các đơn vị như V-PLUS Hà Nội, Bách Khoa Computer, Trung tâm Galaxy, Kinh doanh Viettel, đặc biệt các công ty là phụ huynh nhà trường như Hậu Computeur, Đông á computeur và hàng chục hiệu sửa chữa vi tính để giúp đỡ trường trong cung cấp phần mềm, dữ liệu, thiết kế
- Tận dụng khả năng của Đề án CNTT Thành phố để mua sắm cho chương trình phát triễn tin học của trường hàng năm (Theo bảng kê)
Trang 16b Thi đua trong Ư.D CNTT luôn là biện pháp đòn bẩy vừa đẩy mạnh phong trào vừa kiểm định được kết quả.Nhà trường gắn liền thành tíc Ư.D với các nội dung khác để đánh giá từng cá nhân, từng tổ và bộ phận.Thi đua trong HK1 và cả năm, về nội dung nầy đều có khen thưởng, tuyên dương thích đáng đặc biệt là qua các hội thi, nhà trường đã gắn kết với công đoàn và CMHS có những khích lệ cá nhân và tập thể nhờ đó đã duy trì và đẩy mạnh tốt phong trào theo từng giai đoạn.
6 Kết quả nghiên cứu:
* Về mặt nhận thức, phong trào,phát triển nhân tố con người:
- Đã tạo ra một nhận thức đồng bộ trong CBGV, học sinh và CMHS
- Tất cả những hoạt động Dạy và học, ngoài giờ lên lớp đều có ứng dụng CNTT; Phong trào lan toả từ CBGV đến học sinh và được cha mẹ học sinh tích cực ủng hộ, tác động
Năm học HS được học
tin học
GV biết Tin học
Soạn bài điện tử
CB CNV sử dụng tin học 2010-2011 khối 6/ 200 hs
Soạn bài điện tử
CB CNV sử dụng tin học
GV có email GV có máy
VT kết nối