NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ

75 417 0
NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍNGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍNGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍNGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍNGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI (DỰ ÁN) CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ Cơ quan chủ trì: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. Dương Văn Chín HẬU GIANG – 2011 ii THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.Tên đề tài: ”Nghiên cứu tồn trữ hạt giống lúa bằng túi yếm khí” Lĩnh vực: Nông nghiệp 2.Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Dương Văn Chín 3.Tổ chức chủ trì: Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Địa chỉ: Xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ Số điện thoại: 0710 3861954 Fax: 0710 3861457 4.Danh sách cán bộ tham gia chính : TT Họ và Tên Học vị Chức danh Đơn vị công tác 1. Dương văn Chín Phó giáo sư Tiến sĩ Viện lúa ĐBSCL 2. Nguyễn Thị Nhiệm Thạc sĩ Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 3. Trần Văn Hiến Thạc sĩ Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 4. Vũ Văn Thu Thạc sĩ Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 5. Dương Định Kỹ sư Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 6. Trần Thị Kiều Kỹ sư Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 7. Huỳnh Hồng Bỉ Kỹ sư Nghiên cứu viên Viện lúa ĐBSCL 5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu : 2006 Năm kết thúc: 2008 6. Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả): 2011 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 120 triệu đồng II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1.Kết quả nghiên cứu: 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu: Trong công tác nghiên cứu di truyền chọn giống, không phải tất cả các cơ sở iii nghiên cứu đều có đầy đủ các phương tiện trữ lạnh hiện đại để tồn trữ hạt của các đời con lai phục vụ cho công tác nghiên cứu. Với phương thức tồn trữ yếm khí có thể giúp tồn trữ được các loại hạt giống trong quá trình lai tạo, chọn lọc, nhân giống để tạo ra các giống lúa mới. Phương thức này cũng có thể được ứng dụng trong công tác chọn tạo giống lúa mới tại cộng đồng hoặc duy trì sự đa dạng sinh học đối với cây lúa và các loại cây trồng lấy hạt khác. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học: - Đối với bồi dưỡng và đào tạo: + Các cán bộ của Trung tâm khuyến nông tỉnh và cán bộ thuộc hai huyện Vị Thuỷ, Phụng Hiệp sẽ được nâng cao trình độ trong quá trình tham gia thực hiện đề tài. + Nông dân phối hợp thực hiện nghiên cứu sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật tồn trữ hạt giống lúa bằng túi yếm khí, sẽ vận dụng cho việc tồn trữ hạt lúa giống tại chính gia đình mình đồng thời quảng bá cho các nông dân lân cận để biện pháp kỹ thuật này được lan tỏa ra nhanh chóng trong sản xuất. - Đối với kinh tế xã hội: Nông dân được lợi nhiều vì với phương thức tồn trữ này, hạt lúa giống sẽ được chủ động tồn trữ quanh năm và có thể được sử dụng để gieo sạ bất cứ lúc nào. Lúa hàng hoá cũng có thể tồn trữ để chờ giá lên cao, gia tăng thu nhập. 2. Các sản phẩm khoa học (nếu có) (các công trình, các báo cáo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, hội nghị khoa học trong và ngoài nước và các kết quả ứng dụng ……có liên quan đến kết quả đề tài. Ghi rõ tên công trình,tạp chí, số tạp chí, trang, thời gian đăng; tên báo cáo, địa điểm thời gian hội nghị; địa điểm, thời gian, kết quả ứng dụng) iv - Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài đã viết một bài báo khoa học “ Nghiên cứu tồn trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí” đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Kỳ 1+2- Tháng 2/2006, trang 73-76. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có) 4. Các kết quả khác (nếu có) Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ số, ngày tháng năm cấp) Viện lúa, ngày tháng năm 2011 Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (Ký tên và đóng dấu) PGS.TS. Dương Văn Chín v TÓM LƯỢC Hậu Giang là một trong 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long có diện tích sản xuất lúa thâm canh 2-3 vụ/năm và năng suất đạt được khá cao. Những giống lúa mới chất lượng cao đã được giới thiệu vào sản xuất và diện tích trồng các giống chất lượng cao ngày càng nhiều trong tỉnh. Tuy nhiên cũng như một số tỉnh khác trong vùng, công nghệ hạt giống phục vụ sản xuất còn hạn chế, khiếm khuyết. Diện tích sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc tương đương chỉ đứng thứ sáu trong tổng số 13 tỉnh thành trong vùng. Trong sản xuất hàng năm, phần lớn nông dân tự giữ hạt giống cho chính mình hoặc trao đổi với láng giềng chung quanh. Thông thường lúa sản xuất vụ trước đựơc sử dụng làm giống cho vụ kế tiếp. Thực tế đó đã dẫn đến kết quả là người nông dân không chủ động được nguồn giống sản xuất, đồng thời chất lương hạt giống sử dụng cũng không cao. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “ Nghiên cứu tồn trữ hạt giống lúa bằng túi yếm khí” được tổ chức thực hiện nhằm mục đích chính là “ Xây dựng qui trình kỹ thuật tồn trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ môi trường tự nhiên”. Hai mục tiêu chuyên biệt bao gồm (i) Xác định lọai túi yếm khí Việt nam có khả năng duy trì tỷ lệ nảy mầm trên 85% sau 9 tháng tồn trữ và (ii) Xác định các phương thức tồn trữ hạt lúa giống khả thi trong điều kiện Hậu Giang. Có năm nội dung nghiên cứu trong đề tài này đã được thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. - Nội dung thứ nhất là: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các lọai bao yếm khí, phương thức tồn trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống và quần thể côn trùng kho vựa gây hại”.Kết quả của nghiên cứu thứ nhất cho thấy chất lượng của bao VN1 và VN2 sản xuất tại Việt Nam với giá thành hạ vẫn cho hiệu quả tương tự với bao Israel ngọai nhập đắt tiền. Về phương thức tồn trữ thì đã khẳng định vi được tồn trữ yếm khí có hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế mọt đục thân nhỏ (Rhizopertha dominica) tấn công hạt giống và tỷ lệ nảy mầm vẫn duy trì ở mức cao sau thời gian dài tồn trữ.Sau 9 tháng tồn trữ,tỷ lệ nảy mầm trung bình trong ba lọai bao VN1, VN2 và bao Israel vẫn còn đạt 93,4%, trong khi đó trong bao hảo khí, hạt giống hầu như chết hòan tòan và tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 0,1%. - Nội dung thứ thứ hai là: “ Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của của hạt giống được trữ yếm khí trong bao lớn chứa 40 kg lúa”. Kết quả nghiên cứu của nội dung này cho thấy sau 9 tháng tồn trữ côn trùng trong bao VN 1 là 0,8 con/1 kg lúa, bao VN2 là 1,9 con/1kg lúa và cũng gần như tương đương với bao Israel với 0,0 con/1 kg lúa. Trong khi đó trong bao tải PP hảo khí số mọt đục thân nhỏ lên đến 31,4 con/1 kg lúa. Tỷ lệ nảy mầm của hạt trong bao VN1 là 87,4% và VN2 là 89,1%, trung bình là 88,3%. Trong bao Israel, tỷ lệ nảy mầm đạt 90,5% trong khi đó ở bao tải PP hảo khí tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 0,2%. - Nội dung thứ ba là: “ Nghiên cứu so sánh hiệu quả tồn trữ yếm khí lúa giống bằng bao PE và các lọai cal nhựa khác nhau”. Kết quả nghiên cứu của nội dung này đến thời điểm 9 tháng sau tồn trữ cho thấy lọai bao VN2 vẫn cho tỷ lệ nảy mầm đạt 94,5%, trong khi đó trong bao tải PP hảo khí, tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 5,3%. Các lọai chai PET, cal nhựa cứng và vặn nắp kín rất hiệu quả để tồn trữ hạt giống. Không có côn trùng xuất hiện trong các lọai thùng cứng dùng để tồn trữ. Tỷ lệ nảy mầm của hạt trong chai PET, cal nhựa trắng, cal nhựa xanh sau 9 tháng tồn trữ tương ứng là 95,0%; 95,9% và 96,3%. - Nội dung thứ tư là: “Nghiên cứu ảnh hưởng của bao polyethylene VN2 với phương thức tồn trữ yếm khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tại nhà nông dân”. Kết quả nghiên cứu của nội dung này cho thấy trong 40 nông dân tham gia thí nghiệm chỉ có 37 nông dân thành công, ba nông dân thất bại do không bảo vệ đươc mẫu thí nghiệm cho cho đến giai đọan cuối cùng. Kết quả đến thời điểm 9 tháng sau tồn trữ cho thấy tỷ lệ nảy mầm trong bao yếm khí vii VN2 vẫn còn đạt 96,4 % trong khi hạt giống trong bao PP hảo khí chỉ còn 2,3%. Cũng với các mẫu lúa đó nhưng người nông dân tự thử tỷ lệ nảy mầm thì kết quả là bao VN2 vẫn còn nảy mầm 96,7% trong khi đó bao hảo khí chỉ còn 1.3%. - Nội dung thứ năm là: “Nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các lọai bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chất lượng hạt giống lúa”. Kết quả của nội dung này cho thấy, độ dày của bao polyethylene càng mỏng thì hiệu quả tồn trữ yếm khí càng thấp. Hai lọai bao VN 06 có độ dày 0,06mm và VN08 có độ dày 0,08mm, chỉ cho tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 56,7% và 83,2% sau 9 tháng tồn trữ, thấp hơn so với yêu cầu đặt ra của đề tài là tối thiểu phải đạt 85%. Số liệu tương ứng của bao VN1 là 92,7% và bao VN2 là 94,5%. Trung bình của hai lọai bao Việt Nam là 93,5% cao hơn so với yêu cầu đề ra là 85%. Tỷ lệ nảy mầm trong bao Israel ở nghiên cứu này là 87%. Tóm lại, hai lọai bao VN1 và VN2 sản xuất tại Việt Nam cho hiệu quả cao trong việc tồn trữ hạt giống. Sau 9 tháng tồn trữ, tỷ lệ nảy mầm trung bình trong bao VN1 là 91,2% và VN 2 là 94,1%, cao hơn so với yêu cầu của đề tài là 85%. Chai PET, cal nhựa trắng, cal nhựa xanh đều cho hiệu quả rất tốt với tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 95,0% ; 95,9% và 96,3%. viii MỤC LỤC trang Trang phụ bìa Thông tin chung về đề tài ii Tóm lược v Mục lục viii Bảng chú giải các chử viết tắt xii Danh sách hình xiii Danh sách bảng xiv MỞ ĐẦU 1 Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ U TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3 Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1 Nội dung nghiên cứu 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu 9 2.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao yế m khí, phương th ức tồn trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạ t lúa giống và quần thể côn trùng kho vựa gây hại. 9 2.2.2 Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của hạt giống được trữ yếm khí trong bao lớn chứa 40 kg 11 2.2.3 Nghiên cứu so sánh hiệu quả tồn trữ yế m khí lúa giống bằng bao PE và các loại cal nhự a khác nhau 12 ix 2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng củ a bao polyethylene VN2 với phương thức tồn trữ yếm khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tại nhà nông dân 13 2.2.5 Nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các loại bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chất lượng hạt giống lúa (thí nghiệm vượt kế hoạch) 14 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16 3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao yếm khí, phương thức tồn trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống và quần thể côn trùng kho vựa gây hại 16 3.1.1 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến ẩm độ hạ t lúa giống tồn trữ 16 3.1.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tỷ lệ nảy mầ m. 17 3.1.3 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đế n côn trùng kho vựa 18 3.2 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đượ c trữ yếm khí trong bao lớn chứa 40 kg 19 3.2.1 Ảnh hưởng của các phương cách tồn trữ đến ẩm độ hạt 19 3.2.2 Ảnh hưởng của tồn trữ yếm khí đến mật số mọ t đục thân nhỏ. 20 3.2.3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa chứ a trong các loại bao tồn trữ khác nhau 22 3.3 Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả tồn trữ yế m khí lúa giống bằng bao PE và các loại cal nhự a khác nhau 23 x 3.3.1 Ảnh hưởng của các loại bao và thùng chứ a lúa khác nhau đến ẩm độ hạt giống 23 3.3.2 Ảnh hưởng của các loại bao và thùng chứa lúa khác nhau đến mật số mọt đục thân nhỏ 24 3.3.3 Ảnh hưởng của các loại bao và thùng chứa lúa khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống 25 3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng củ a bao polyethylene VN 2 với phương thức tồn trữ yế m khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tạ i nhà nông dân 27 3.4.1 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa tồn trữ trong bao yếm khí tại hộ nông dân do cán bộ VLĐBSCL thực hiện 27 3.4.2 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lúa tồn trữ trong bao yếm khí tại hộ nông dân do nông dân tự thự c hiện 28 3.5 Kết quả nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí củ a các loại bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chất lượng hạt giống lúa 28 3.5.1 Ảnh hưởng của các loại bao tồn trữ đến ẩm độ hạt giống 28 3.5.2 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống chịu ảnh hưởng bở i các nghiệm thức 30 3.6 Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống chứa trong các loạ i dụng cụ khác nhau quan sát lúc 9 tháng sau tồ n trữ. 31 [...]... quả tồn trữ yếm khí lúa giống bằng bao PE và các loại cal nhựa khác nhau 2.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của bao polyethylene VN2 với phương thức tồn trữ yếm khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tại nhà nông dân (Thí nghiệm diện rộng trực tiếp trên hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang) 2.1.5 Nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các loại bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chất lượng hạt giống lúa. .. thực hiện nghiên cứu sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực hành kỹ thuật tồn trữ hạt giống lúa bằng túi yếm khí, sẽ vận dụng cho việc tồn trữ hạt lúa giống tại chính gia đình mình đồng thời quảng bá cho các nông dân lân cận để biện pháp kỹ thuật này được lan tỏa ra nhanh chóng trong sản xuất 1  Trong công tác nghiên cứu di truyền chọn giống có thể sữ dụng phương pháp tồn trữ yếm khí để tồn trữ các... thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm giống Bạc Liêu, sử dụng hai giống lúa địa phương và hai giống lúa cao sản Hai giống lúa mùa được sử dụng để nghiên cứu là giống Tài Nguyên và giống Một Bụi Đỏ Hai giống lúa cao sản tham gia nghiên cứu là Jasmine 85 và OM 2717 Hạt giống của 4 giống lúa này được trữ trong bao yếm khí và đặt tại kho chứa lúa của Trung tâm giống Bạc Liêu Ẩm độ trước khi bắt đầu thí... 1,98% Trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí cho kết quả rất khả quan Sau 6 tháng tồn trữ, tỷ lệ nẩy mầm đạt 95,55% và sau 12 tháng tồn trữ tỷ lệ nảy mầm vẫn còn đạt 86,43 % và hạt 6 giống sau một năm tồn trữ yếm khí vẫn có thể phục vụ sản xuất bình thường (> 80) (Chín, 2006) Tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Cơ cấu cây trồng, một bao IRRI Super Bag chuẩn chứa 20 kg lúa giống OMCS 2000 tồn trữ yếm khí và... tấn lúa giống là 168,96 triệu đồng (Dương Văn Chín và Nguyễn Văn Ngẫu, 2009) 8 CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu: 2.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao yếm khí, phương thức tồn trữ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giống và quần thể côn trùng kho vựa gây hại 2.1.2 Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của hạt giống được trữ yếm khí trong bao lớn chứa 40 kg 2.1.3 Nghiên cứu so... Nam tồn trữ hạt giống lúa dài hạn, tồn trữ lúa hàng hóa để chờ thời điểm lúa tăng giá cao để bán thu lợi nhuận cao Ngoài 3 ra, tiến bộ kỹ thuật này cũng có thể áp dụng để tồn trữ các loại hạt khác như : cà phê, bắp, đậu v.v Hệ thống tồn trữ yếm khí là hệ thống chứa hạt vào một túi (hoặc thùng) yếm khí mà túi này ngăn chặn sự di chuyển dưỡng khí (oxygen) và hơi nước giữa môi trường bên ngoài và túi hạt. .. thức tồn trữ yếm khí cũng đã được nghiên cứu ứng dụng thành công trên các lọai hạt khác Các lọai hạt như ca cao, cà phê khi tồn trữ yếm khí thì duy trì được chất lượng thương phẩm như ban đầu Tại vùng Makassar thuộc Indonesia, tồn trữ yếm khí hạt ca cao có trọng lượng 6,7 tấn với ẩm độ ban đầu là 7,3% và ẩm độ tương đối của không khí là 70% Kết quả đo đếm sau tồn trữ yếm khí cho thấy chỉ sau 5,5 ngày tồn. .. kết quả là tồn trử yếm khí làm gia tăng 35,9% điểm so với tồn trữ hảo khí Trong cách tồn trữ hảo khí, hạt lúa trải qua quá trình khô và ẩm luân phiên tùy thuộc vào ẩm độ và nhiệt độ không khí bên ngòai và dẫn đến hạt gạo bể nhỏ cũng như hạt gạo bể to gia tăng Kết luận từ nghiên cứu này đã minh chứng rằng tồn trữ yếm khí là một kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng giúp giữ tỷ lệ nảy mầm cao của hạt giống, giữ... kinh tế 32 3.8 Tập huấn, đào tạo, bài báo 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34 QUI TRÌNH KỸ THUẬT TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG 36 TÚI YẾM KHÍ TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 44 Phụ lục 1 Số liệu tỉ lệ nảy mầm của hạt giống tại nhà dân 44 Phụ lục 2 Hình ảnh hoạt động đề tài 52 Bài báo “ Nghiên cứu tồn trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí xi BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chử viết tắt 1 VN 06 Chú giải viết tắt Bao... PP Poly-propylene 6 STT Sau tồn trữ 7 IRRI Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (International Rice Reasearch Institute) 8 VLĐBSCL Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long xii DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1 Thí nghiệm tồn trữ giống bằng các loại bao khác nhau 52 2 Thí nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của hạt giống trong bao yếm khí 52 lớn 3 Thí nghiệm so sánh hiệu quả tồn trữ yếm khí lúa giống bằng bao 53 PE và các loại

Ngày đăng: 25/12/2014, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan