Kết quả nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các loại bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chấtlượng hạt giống lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ (Trang 42 - 44)

B ảng 2.Tỷ lệ nảy mầm của hạt giốn gở các nghiệm thức khác nhau.

3.5.Kết quả nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các loại bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chấtlượng hạt giống lúa

3.5.1.Ảnh hưởng của các loi bao tồn trữ đến ẩm độ hạt giống

Trong quá trình vừa nghiên cứu vừa chuyển giao kỹ thuật, hiệu quả của tồn trữ hạt giống bằng túi yếm khí đã được nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long biết đến. Tuy nhiên một túi yếm khí như thế nào là đạt yêu cầu kỹ thuật thì không phải nông dân nào cũng nắm rõ. Có nhiều nông dân hiểu rằng túi yếm khí đơn thuần chỉ là cái bọc nylon. Do đó một số người mua bọc nylon đựng tôm con bán ngoài chợ để tồn trữ lúa giống. Họ cột miệng bao bằng dây lạc dừa hoặc dây nylon bình thường và kết quả dẫn đến là hạt giống vẫn mất sức nảy mầm theo thời gian như tồn trữ trong bao PP hảo khí. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra trong sản xuất, chúng tôi làm thêm một thí nghiệm này. Đây là nội dung ngoài kế hoạch, không có trong đề cương hợp tác với Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang. Mục đích của thí nghiệm này là tìm hiểu xem độ mỏng của bao polyethylene đến mức độ nào thì có thể còn tác dụng yếm khí để tồn trữ hạt giống. So với các thí nghiệm khác, thí nghiệm này có nghiên cứu thêm hai loại bao mỏng hơn VN1 và VN2. Đó là bao VN 06 có bề dày 0,06 mm và bao VN 08 có bề dày 0,08mm.

Ảnhhưởng yếm khí của các bao polyethylene có bề dày khác nhau đến ẩm độ hạt, và tỷ lệ nảy mầm của hạt ở các thời điểm khác nhau đã được nghiên cứu trong thí nghiệm này

29

Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến ẩm độ hạt giống được trình bày tại bảng 10

Bảng 10 : Ẩm độ hạt giống chứa trong các túi yếm khí khác nhau.

Ẩm độ hạt giống (%) TT Nghiệm thức Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Sau 12 tháng

1 Bao tải PP (đối chứng) 12,93 13,20 13,50 13,78

2 Bao VN 06 12,65 13,08 13,38 13,63 3 Bao VN 08 12,63 12,80 13,13 13,38 4 Bao Israel 12,68 12,83 13,05 13,30 5 Bao VN 1 12,73 12,95 13,08 13,23 6 Ban VN 2 12,58 12,73 12,90 13,10 LSD (5%) 0,52 0,59 0,51 0,67

Ẩm độ của mẻ hạt giống ngay trước khi tồn trữ để thí nghiệm là 12,53%. Sau 3 tháng và 6 tháng tồn trữ, ẩm độ hạt trong bao tải PP hảo khí vẫn có xu hướng cao hơn tất cả các nghiện thức khác, nhưng sự khác biệt này không đạt đến mức có ý nghĩa thống kê. Hạt giống trong bao tải PPcó điều kiện hồi ẩm do hút ẩm trở lại từ hơi nước trong không khí nên ẩm độ của hạt trong bao tải PP có khuynh hướng cao hơn các nghiệm thức khác

Đến tháng thứ 9 ẩm độ của hạt biến thiên từ 12,90% đến 13,50% và phần lớn các nghiệm thức đều tương đương nhau, ngoại trừ nghiệm thức VN 2. Hạt lúa trong nghiệm thức bao tải PP hảo khí có ẩm độ hạt là 13,5%, cao hơn nghiệm thức bao VN2 (12,9%) có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chênh lệch là 4,7% điểm. Hai loại bao VN1 và Israel đạtẩm độ hạt có chiều hướng thấp hơn bao đối chứng PP hảo khí nhưng chưa đạt đến mức khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bao VN2 tỏ ra ưu việt hơn cả bao Israel ngoại nhập trong việc ngăn chặn hạt hồiẩm trở lại trong quá trình tồn trữ.

Chiều hướng tương tự cũng quan sát được ở giai đoạn 12 tháng sau tồn trữ. Nghiệm thức bao VN 2 (13,1%) có ẩm độ thấp hơn đối chứng bao tải PP hảo khí (13,78%) có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chênh lệch là 5,2% điểm.

30

3.5.2.Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống chịu ảnh hưởng bởi các nghiệm thức

Số liệu về tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tồn trữ trong các loại bao khác nhau được trình bày tại bảng 11.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ (Trang 42 - 44)