Nghiên cứu ảnh hưởng của bao polyethylene VN2 với phương thức tồn trữ yếm khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tại nhà nông dân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ (Trang 27 - 28)

tồn trữ yếm khí đến tỷ lệ nảy mầm hạt lúa giống tồn trữ tại nhà nông dân

Vật liệu:

Vật liệu gồm bao tải PP thông thường và bao VN 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Thí nghiệm tại nhà nông dân được thực hiện tại huyện Vị Thủy thuộc tỉnh Hậu Giang. Một số nông dân thuộc huyện Phụng Hiệp cũng được gởi bao VN2 và được tập huấn nhưng không lấy mẫu để đo đếm. Các bao thí nghiệm tồn trữ tại nhà nông dân ở huyện Vị Thủy được lấy mẫu và thử tỷ lệ nảy mầm hai lần, một lần tại VLĐBSCL và một lần do nông dân tự thực hiện tại chỗ. Ngày bắt đầu thí nghiệm là 16 tháng 4 năm 2007 và kết thúc vào ngày 16 tháng 4 năm 2008. Giữa những nông dân với nhau, thời điểm bắt đầu và kết thúc có sự chênh lệch một vài ngày do sự chuẩn bị khác nhau của từng nông dân.

Phương pháp:

Có 40 nông dân tham gia thí nghiệm. Mỗi nông dân giữ 3 bao, mỗi bao tồn trữ 20 kg lúa. Bao thứ nhất (bao 1) là bao PP chứa 20 kg lúa tồn trữ hảo khí. Hạt lúa giống trong bao này được được sử dụng để lấy mẫu trong cả hai giai đoạn là 9 tháng và 12 tháng STT. Bao thứ nhì (bao 2) là bao VN 2 chứa 20kg lúa giống tồn trữ yếm khí và bao này được mở ra lấy mẫu lúc 9 tháng STT. Bao thứ ba (bao 3) cũng chứa 20kg lúa giống tồn trữ yếm khí và bao được mở ra lấy mẫu lúc 12 tháng STT. Bao thứ nhì và bao thứ ba được đựng trong một bao PP để làm giá đỡ. Ba bao lúa thí nghiệm trong mỗi hộ nông dân đều được

14

bảo vệ chống chuột bằng cách treo lên cao, đặt trên ván hoặc đựng trong lu xi măng có đậy nắp lại.

Mỗi cộng tác viên nông dân được nhận từ VLĐBSCL hai miếng vải dày có kích thước 20 cm x 60 cm.Những miếng vải này có khả năng hút và giữ nước tốt được dùng để thử tỷ lệ nảy mầm tại chỗ. Qui trình thử tỷ lệ nảy mầm là đặt lên tấm vải 20 hàng hạt, mỗi hàng gồm 100 hạt, tương ứng với 20 lần lập lại và cuốn mãnh vải lại. Cuốn liên tục 20 lần tương ứng với 20 hàng hạt. Dùng dây nylon cột hai đầu và cột ở giữa cuộn vải. Ngâm cả cuộn vải vào nước trong 24 giờ và đặt cuộn vải trong phòng, nơi râm mát, không để chuột phá bằng cách dùng rỗ, dĩa hoặc lồng bàn đậy lại. Mỗi ngày lấy ngót nước 1 lần trong 1 phút, sau đó đặt cuộn vải trên đĩa và đảm bảo mặt dĩa luôn ráo, không có nước đọng. Sau 5 ngày, mở tấm vải ra và đếm số hạt nẩy mầm của từng hàng mỗi hàng tương ứng với 1 lần lập lại. Cùng thời điểm 9 và 12 tháng STT, mẫu hạt giống cũng được đem về thử tỷ lệ nảy mầm tại VLĐBSCL. Các dụng cụ như dĩa perty, giấy thấm được sử dụng để thử như thí nghiệm số 1. Vào thời điềm 9 tháng STT thì mẫu được lấy trong bao thứ nhất và bao thứ nhì. Đến thời điểm 12 tháng STT thì mẫu được lấy trong bao thứ nhất và bao thứ ba.

Chỉ tiêu theo dõi:

Chỉ tiêu duy nhất được quan sát là tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Số liệu được phân tích thống kê “T” test bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0

2.2.5. Nghiên cứu hiệu quả tồn trữ yếm khí của các loi bao polyethylene có độ dày khác nhau đến chất lượng hạt giống lúa (Thí nghiệm vượt kế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỒN TRỮ HẠT GIỐNG LÚA BẰNG TÚI YẾM KHÍ (Trang 27 - 28)