hoạch)
Vật liệu:
Các loại bao để tồn trữ bao gồm: Bao PP (hảo khí), bao VN 06 có bề dày là 0,06 mm; bao VN 08 có bề dày 0,08mm; bao Israel có bề dày 0,078 mm; bao VN 1 có bề dày 0,1 mm; bao VN 2 có bề dày 0,12 mm. Bao polyethylene
15
được ép đạt kích thước 18 cm x 38 cm để chứa 1 kg lúa giống. Bao PP cũng được may với kích thước tương tự. Hạt giống lúa IR 50404 được sử dụng trong nghiên cứu này. Ẩm độ hạt trước khi bắt đầu nghiên cứu là 12,53% và tỷ lệ nảy mầmđạt 97,42%.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm thuộc bô môn Cơ cấu cây trồng thuộc VLĐBSCL. Thí nghiệm được bắt đầu vào ngày 15 tháng 2 năm 2008 và kết thúc vào ngày 15 tháng 2 năm 2009.
Phương pháp:
Kiểu bố trí thí nghiệm là khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại. Tổng số nghiệm thức là 6. Các nghiệm thức là: [T1] (Bao tải PP hảo khí; cột bằng dân nylon bình thường), [T2] (Bao VN 06 có bề dày là 0,06 mm; cột bằng dây cao su đàn hồi); [T3] (Bao VN 08 có bề dày 0,08mm;cột bằng dây cao su đàn hồi); [T4] (Bao Israel có bề dày 0,078 mm; cột bằng dây cao su đàn hồi); [T5] (Bao VN 1 có bề dày 0,1 mm; cột bằng dây cao su đàn hồi); [T6] (Bao VN 2 có bề dày 0,12 mm; cột bằng dây cao su đàn hồi).Tổng số bao trong thí nghiệm này là 96 bao, mỗi bao chứa 1 kg lúa giống. Ba tháng STT, 24 bao được mở ra để lấy mẫu đo đếm. Tương tự như vậy 24 bao cho thời điểm 6 tháng STT, 24 bao lúc 9 tháng STT và 24 bao lúc 12 tháng STT
Các chỉ tiêu theo dõi:
Ẩm độ hạt (%) và tỷ lệ nảy mầm (%) ở các thời điểm: 3; 6; 9 và 12 tháng sau khi tồn trữ.
16
CHƯƠNG III