Nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa

29 1.5K 20
Nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng kiến thức đã học và ở môm hóa 11 để nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm giúp giảm thiểu tác hại, góp phần bảo vệ môi trường sống. Vận dụng kiến thức đã học và ở môm hóa 11 để nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm giúp giảm thiểu tác hại, góp phần bảo vệ môi trường sống

LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phạm Thanh Hương, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo nhóm thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hồng Hiếu, chú Trần Văn Hiền, các thầy cô giáo trong tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, phòng thí nghiệm hóa và ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bổ ích này. Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè đối với nhóm trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa” là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm không sao chép của bất cứ ai. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Nhóm tác giả Trần Trung Hiếu Nguyễn Đăng Duy LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Phạm Thanh Hương, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo nhóm thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hồng Hiếu, chú Trần Văn Hiền, các thầy cô giáo trong tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, phòng thí nghiệm hóa và ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bổ ích này. 3 Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè đối với nhóm trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa” là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm không sao chép của bất cứ ai. Nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Nhóm tác giả Trần Trung Hiếu Nguyễn Đăng Duy PHỤ LỤC 4 5 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà đặc biệt là ngành hóa học luôn luôn tỉ lệ thuận với những nguy cơ ô nhiễm do chất thải, hóa chất độc hại bị xả trực tiếp ra môi trường. Điều này làm cho môi trường không còn khả năng tự cân bằng nữa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, làm cho chất lượng sống ngày càng giảm sút. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải hóa học, hóa chất tồn dư không qua xử lý ở nước ta hiện nay đã lên đến mức báo động, làm cho nguồn nước tại các khu vực xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, yêu cầu bức thiết được đặt ra là cần phải làm gì để giữ được một môi trường trong sạch. Để ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường đang bùng phát như hiện nay, người ta đã chú trọng đến việc cải tiến, áp dụng các công nghệ sạch, ít chất thải vào trong sản xuất nhằm giảm thiểu sự phát thải ra môi trường. Bên cạnh đó việc áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong xử lý các chất thải (gồm bã thải rắn, nước thải và khí thải…) là một việc làm rất cần thiết trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Trong các phòng thí nghiệm ở các trường học nói chung và trung học phổ thông nói riêng hiện nay có nhiều hóa chất tồn dư từ lâu đã bị biến chất hoặc mất nhãn chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa đúng cách, lượng hóa chất tồn dư này cần phải được tiêu hủy đúng cách để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiêu hủy được đưa ra như: Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học,… mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược đểm nhất định. Với đa số hóa chất vô cơ tồn dư thì tiêu hủy bằng phương pháp hóa học được cho là thích hợp nhất. 6 Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa” để có thể loại bỏ các hóa chất độc hại tồn đọng trong phòng thí làm cho môi trường trong sạch hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng kiến thức đã học và ở môm hóa 11 để nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm giúp giảm thiểu tác hại, góp phần bảo vệ môi trường sống. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phòng thí nghiệm hóa học, trường trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuân khổ của đề tài, nhóm nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm nhất là các kim loại có độc tính cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: Gia đoạn 1: từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2014 - Nghiên cứu lí thuyết về quá trình hình thành và hòa tan kết tủa. - Thí nghiệm về sự hình thành kết tủa của một số ion kim loại. Gia đoạn 2: từ tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2014 - Khảo sát và đánh giá thực trạng của hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm hóa học. Gia đoạn 3: từ giữa tháng 9 đến hết tháng 9 năm 2014 - Xây dựng quy trình xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa. - Tiến hành làm thử thí nghiệm với quy trình trên, mang mẫu nước sau xử lý đi phân tích. Gia đoạn 4: từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 năm 2014 - Triển khai thiết kế mô hình thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa. 7 - Vận hành thiết bị và kiểm tra kết quả nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ ở trên, nhóm nghiên cứu chúng em đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí thuyết về sự hình thành kết tủa và phản ứng trung hòa, Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Thu thập thông tin về thực trạng hóa chất tồn dư trong phòng thí nghiệm. - Khảo sát thực tế lượng hóa chất tồn dư và tiến hành phân loại từ đó đề ra phương pháp xử lý thích hợp. - Tiến hành làm thí nghiệm. - Đề ra quy trình xử lý. - Thiết kế thiết bị, chạy thử. Phương pháp đánh giá Kiểm tra đánh giá kết quả và nhận xét. 6. Bố cục của đề tài Đề tài gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận ngoài ra còn có phần danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Trong phần nội dung của đề tại được chia thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực nghiệm. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. 8 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người, 1.1.2. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. 1.1.3. Vai trò của môi trường trong cuộc sống 1.1.3.1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. 1.1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: 9 - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. - Động, thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. - Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất 1.1.3.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. 1.1.3.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: 10 - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa - Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác. 1.1.3.5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời 1.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN - ) vượt đến 84 lần, H 2 S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH 3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về 11 vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. 1.1.5. Các dạng ô nhiễm môi trường 1.1.5.1. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. 1.1.5.2. Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái 12 [...]... chảy vào nguồn nước công cộng Từ các công đoạn trên nhóm nghiên cứu chúng em đã đưa ra sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa 25 3.1 Sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa 4 5 1 5 2 5 3 6 Hình 3.1 Sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa Chú thích 1- Bình thu gom hóa chất và kết tủa. .. Bình kết tủa 2 3 - Bình trung hòa 4 - Đường hóa chất vào 5 - Máy khuấy 6 - Đường nước thải sau khi đã xử lý 3.2 Mô hình thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa Từ sơ đồ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa và qua quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng em đã triển khai thiết kế mô hình công nghệ xử lý hóa. .. gian nghiên cứu và điều kiện có hạn, nghiên cứu của chúng em mới chỉ dừng lại ở việc xử lý một số hóa chất vô cơ đặc biệt là kim loại nặng Xin có một số đề nghị trong thời gian tới - Tiếp tục nghiên cứu xử lý các hóa chất tồn dư khác có trong phòng thí nghiệm - Nhân rộng quy trình này đến các nhà trường để xử lý này để xử lý hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm và xử lý nước thải trong phòng thí. .. nghệ xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa như sau: 26 Hình 3.2 Mô hình công nghệ thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư bằng phương pháp kết tủa và trung hòa 3.3 Quy trình xử lý Thu gom tất cả hóa chất tồn dư cần được xử lý hoặc nước thải phòng thí nghiệm vào bình thu gom (bình số 1) sau đó dùng axit hoặc bazơ để điều chỉnh pH của bình trong khoảng từ 5 - 6 Khi đó trong bình... lớn cần được xử lý, nhóm nghiên cứu chúng em đã tiến hành nghiên cứu và xử lý một số hóa chất vô cơ tồn dư theo phương pháp kết tủa và trung hòa Phương pháp trung hòa có ưu điểm là có thể tận dụng nguồn axit và bazơ tồn dư trong phòng thí nghiệm để xử lý lẫn nhau, bên cạnh đó lượng hóa chất đó cũng dùng để điều chỉnh pH để cho phản ứng kết tủa các ion kim loại được xảy ra theo ý muốn Do đó, trong đề tài... này chúng em đã tiến hành kết hợp cả hai phương pháp trên để có thể xử lý hóa chất vô cơ tồn dư, đặc biệt là kim loại nặng, một trong những tác nhân gây độc hại cho môi trường Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hành trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng em đưa ra quy trình xử lý hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa được tiến hành theo các... ra môi trường Kết luận chương 2 Đã tiến hành phân loại hóa chất tồn dư và đưa ra quy trình xử lý bằng phương pháp kết tủa và trung hòa Đã chạy thử thiết bị để xử lý một số hóa chất tồn dư có trong phòng thí nghiệm cho kết quả tốt, đáp ứng được quy chuẩn về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011 BTNMT) 29 Phần III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN - Lượng hóa chất tồn dư trong phòng thí nghiệm hiện nay... Sau một thời gian, các kết tủa này lắng xuống đáy bình, tách lấy phần dung dịch cho chảy sang bình trung hòa số (bình số 3) Tại bình trung hòa, có thể sử dụng axit tồn dư (nếu có) để điều chỉnh pH về khoảng xấp xỉ 7 trước khi thải ra môi trường 3.3 Kết quả xử lý Sau khi tiến hành vận hành thiết bị xử lý hóa chất vô cơ tồn dư trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết tủa và trung hòa, nhóm nghiên cứu. .. pháp xử lý hóa chất tồn dư như phương pháp vật lý, hóa học,… nhưng với hóa chất là vô cơ nhất là các ion kim loại có độc tính cao thì phương pháp hóa học; trong đó phương pháp kết tủa và trung hòa là phù hợp hơn cả 21 Chương 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 2.1.1 Hóa chất - Hóa chất dùng trung hòa và điều chỉnh pH: Ca(OH)2; HCl - Hóa chất dùng làm thí nghiệm: CuSO 4; ZnSO4; FeCl3; CrCl3;... pháp hóa học Là phương pháp chuyển hóa các tạp chất độc hại có trong nước thành các chất khí, chất ít tan hoặc chất không độc hại bằng cách thêm hóa chất Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng trung hòa, tạo phức, kết tủa, các phản ứng ôxi hóa khử hóa học và điện hóa Nguyên tắc của phương pháp dựa vào các phản ứng hóa học chuyển chất thải nguy hại về dạng không nguy hại, bao gồm các phương pháp

Ngày đăng: 29/12/2014, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan