Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (20052011), trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Trang 1Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh
tranh giai đoạn
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sởtách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11năm 2003 của Quốc hội khoá XI Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnhHậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hậu Giang có lợi thế là trung tâm củatiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu vàbắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyếnđường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-KiênGiang Những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ởTrung ương đã tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộmáy, hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh Bên cạnh đó, Hậu Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn,kịp thời của Tỉnh Ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhândân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sựliên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã huyđộng được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh 8 năm qua
Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểmmạnh trên, Hậu Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp vớitốc độ cao so với vùng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%) Trong đó, khuvực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%);khu vực II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là12,64%); khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là12,19%)
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm
2004 là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là5,39%), công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thươngmại-dịch vụ tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%)
Trang 2Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm 2011 đạt 15.155 tỷ đồng theogiá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, gấp khoảng 2,3 lần so vớinăm 2004.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bướcđầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang Tuy tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; năng lựccạnh tranh kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là năng lực cạnh tranh các doanhnghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yêu cầu pháttriển, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sảnxuất nông nghiệp chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản cònthấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoahọc và công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, chưa cónhiều sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước
Quy mô giá trị gia tăng (VA) của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với cáctỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Nếu so tỷ trọng VA của tỉnhvới cả vùng trong giai đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7-4,0%, năm
2011 tỷ trọng tổng VA của Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷđồng so với khoảng 344.000 tỷ đồng) Giá trị gia tăng bình quân đầu người19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng);quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là 383 USD), bằng 73,7%VA/người của cảnước và 84-85%VA/người của vùng ĐBSCL
Tất cả các hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế củatỉnh Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnhtranh giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết
Để góp một phần nhỏ về các ý tưởng vào phát triển kinh tế tỉnh HậuGiang, với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025” Mục đích của đề tài là thông qua khái quát lý thuyết, để làm
cơ sở đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2004-2011 Đồng thời đềxuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
Trang 3hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quátrình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (2005-2011), trên cơ
sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranhgiai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơcấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nghiên cứu trong thờigian qua
(2) Phân tích, đánh giá tác động của các giải pháp hỗ trợ đến thực trạngchuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnhHậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm2025
(3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đầy chuyểndịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giangtheo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025
3 Nét mới trong nghiên cứu
Thông qua phân tích, đánh giá các giải pháp để chuyển dịch cơ cấukinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn từnăm 2005-2011 sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn những kết quả tíchcực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển dịch vànguyên nhân của tình hình
Thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất cácchiến lược ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăngtrưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đếnnăm 2025, thông qua thiết lập ma trận SWOT (điểm mạnh-yếu, cơ hội-tháchthức), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận QSPM
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung để tiếp tục thúc đầy chuyểndịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnhtranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Trang 4Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơnthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tếgiai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
4 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu củatỉnh trong việc đưa ra các chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng thời nócũng là dữ liệu tham khảo cho sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc hoàn thiện quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội , nhất là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015,2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025
5 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội hàm tổng thể cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh
tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giảipháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởngkinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025
Giới hạn sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2011, một số nội dung cậpnhật đến năm 2012
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, đề tài gồm 3 chương chính:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tình hình nghiên ngoài nước
Về lý thuyết cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế đã được các học giả tiền bối nghiên cứu khá kỹ lưỡng, trong đó phải nói đến lý luận tái sản xuất Tư bản và hình thái Tư bản của Karl Marx
Trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tếđược các nhà nhiên cứu các nước quan tâm nghiên cứu trên bình diện toàncầu và từng quốc gia, chẳng hạn:
Mô hình dựa vào tài nguyên của D Ricardo: cho rằng đất đai là
nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng chotăng trưởng kinh tế là nông nghiệp Của cải, hay sản lượng quốc gia có được
là từ đất Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu,làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng
Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc
của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn Tăng trưởngkinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp Tiêu biểucho mô hình này mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và HarryT.Oshima
Mô hình Harrod-Domar: lại giải thích rằng nguồn gốc của tăng
trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên
Mô hình Sung Sang Park: từ tình hình thực tế trong quá trình tăng
trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,… nhà kinh tế
học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng
cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhânlực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhấtcủa nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển Hay nói cáchkhác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu”công nghệ của thế giới Thực tế đã cho thấy, có những quốc gia bị tàn phánặng nề sau chiến tranh như nước Đức, nhưng nhờ có nguồn nhân lực vớitrình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt, đã nhanh chóngkhôi phục kinh tế, đạt được sự tăng trưởng thần kỳ
Trang 6Về thực tiễn cho thấy ở tất cả các nước đều quan tâm, nhất là sau khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, trong có
có những quốc gia tiêu biểu như:
Trung Quốc: tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu, trong đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới là mộttrong những nội dung được các nhà khoa học, chính phủ Trung Quốc quan
tâm Bởi vì sau 30 năm phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt
với nhiều hiện tượng phức tạp, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm sút trong
9 tháng năm 2010, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá
rẻ, dựa trên lợi thế về tài nguyên Sau 3 thập kỷ Trung Quốc đã trở thành côngxưởng của thế giới và cho đến nay không có ngành sản xuất nào thực sự cókhả năng cạnh tranh trên thế giới Điều này đã buộc các nhà khoa học TrungQuốc phải nghiên cứu và đề xuất sự cấp bách phải chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo hướng xây dựng những ngành sản xuất mới có thể tạo ra những sảnphẩm có giá trị cao hơn Trong tăng trưởng chủ yếu nhằm vào nâng cao chấtlượng Một thành tố rất quan trọng của chiến lược mới là sử dụng năng lượngtiết kiệm hơn, hướng mạnh vào thị trường trong nước, chú trọng hơn đến pháttriển nông thôn Trung Quốc đã thực thi một loạt giải pháp toàn diện, songđặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp: tăng cường khả năng tự chủ, sáng tạo,xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới, sáng tạo, coi đây là điều cốt yếu củachiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần tránh tăng trưởng tốc độcao mà quên đi vấn đề môi trường, chú ý xây dựng nền kinh tế tiết kiệm nănglượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển hợp lý vấn đề tam nông.Trung Quốc coi trọng quy hoạch tổng thể sự phát triển thành thị và nông thôn,khai thác phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu là đất đai,coi trọng sự phát triển con người Trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần đềcao vai trò của các địa phương điển hình là Quảng Đông, từ tỉnh có nền nôngnghiệp lạc hậu trở thành tỉnh có nền kinh tế đứng đầu Trung Quốc QuảngĐông kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường CNXH đặc sắc TrungQuốc, kiên định lấy dân làm gốc và tư tưởng giải phóng, dám thử, dám làm,cải cách kinh tế theo hướng thị trường XHCN, xử lý chính xác quan hệ giữacải cách, phát triển và ổn định
Về đổi mới mô hình doanh nghiệp, Trung quốc cũng chia sẻ kinhnghiệm xây dựng mô hình công ty quản lý, đầu tư vốn và tài sản Nhà nước tạicác doanh nghiệp cũng như phương pháp quản trị công ty, minh bạch hóa
Trang 7thông tin, mối quan hệ giữa công ty với cổ đông chiến lược và các công tykhác thuộc danh mục đầu tư.
Kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3 năm 2011 đã thông qua kế hoạch
5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ chuyển hóa toàn bộ mô hình kinh tế, từphương thức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu sang phươngthức tăng trưởng mới mà động lực chính là người tiêu dùng Trung Quốc
Để tăng tỷ trọng của tiêu dùng cá nhân trong GDP (từ 35% lên 45%),Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương tăng phần của tiền lương trong giá trịgia tăng bằng biện pháp nâng mức lương tối thiểu cho các đối tượng lao động
có thu nhập thấp (70% tổng số lao động) là lao động nông thôn và lao độngnông thôn di dân đến thành thị (dân công) Đồng thời cải thiện an sinh xã hội,đặc biệt trong lĩnh vực y tế và nhà ở, trợ cấp thất nghiệp và tiền hưu
Trung Quốc chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ những ngànhcông nghiệp thâm dụng tư bản và không tận dụng lao động dư thừa sangnhững ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao độngnhiều hơn, mục tiêu là tăng việc làm với tỷ suất tăng trưởng GDP chậm hơn,bình quân 7%/năm Đồng thời nâng hạng chất lượng sản phẩm của TrungQuốc từ hạng dưới lên hạng trung và cao Sau cùng là cải thiện môi trườngsinh thái, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, hướng đến mô hìnhtăng trưởng xanh và sạch hơn
Về mô hình xã hội chính trị, Trung Quốc tiến hành cải cách chính trị và
mở rộng dân chủ để duy trì phát triển hiện nay Trung Quốc cho rằng nếukhông có cải cách chính trị thì không thể thực hiện được cải cách kinh tế,mong muốn và sự cần thiết dân chủ và tự do không thể cưỡng lại được
Thái Lan: đã thành công trong nghiên cứu và vận dụng rất thành công
trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn như: tạoviệc làm thông qua thay đổi và cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, mởrộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp,nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, gắn kết nông nghiệp với công nghiệpchế biến
Trọng tâm của chính sách đào tạo lao động nông thôn nhằm đào tạo lạilao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo ngành phi nông nghiệp, nhất
là chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái, đào tạo các kỹnăng marketing và buôn bán nông nghiệp quy mô nhỏ, hỗ trợ thành lập cácdoanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động
Nhật Bản: trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt từ các con rồng, con
hổ kinh tế châu Á, từ các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài
Trang 8Loan, Hồng Kông, Singapore đến các gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ,kinh tế Nhật Bản đã tỏ ra chậm chạp, thậm chí là đuối sức trong cuộc đua.Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản đến thời kỳ suy thoái kéo dài là
do mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu không còn phù hợp với vị trí nềnkinh tế lớn thứ hai thế giới Chính điều đó đã buộc Nhật Bản nghiên cứu vàchuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu thụ như Mỹ thì mới giúp nền kinh tếnày phát triển bền vững hơn
Do vẫn duy trì định hướng xuất khẩu nên mặc dù nằm cách xa trungtâm của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và Anh, nền kinh tế Nhật Bản đã được ghinhận là rơi nhanh nhất và sâu nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay Từ nhậnthức đó, Nhật đang tìm cách thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế với việcphát triển thị trường nội địa làm trọng tâm Theo đó, chính phủ Nhật đã tìmcách tăng nhu cầu trong nước và bảo vệ đời sống nhân dân theo triết lý
“tương thân tương ái”
Khoảng cách nông thôn và thành thị phải được thu hẹp Thông qua đó
sẽ ưu tiên hỗ trợ dân chúng, trợ giúp những gì thiết yếu cho trẻ em, giáo dục,
y tế và điều dưỡng trong một xã hội Nhật Bản đang già đi Chính sách nàynhư chuyển “từ bê tông sang con người” Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đangđược xem xét lại để chuyển đổi cấu trúc chính sách tài chính
Như vậy, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới II, trọng tâm chú ý ởNhật Bản sẽ là những hộ gia đình chứ không phải là các công ty Cam kết sửađổi lại chính sách hậu chiến tranh của Nhật Bản và thiết lập một xã hội dựatrên khái niệm “tương thân tương ái” của mình, ông Hatoyama nói rằng “thời
kỳ thay đổi thật sự đang nằm phía trước”
Trong quá khứ Nhật Bản đã cho thế giới tận hưởng những sản phẩmcông nghệ tiên tiến của họ, nếu chính sách mới ưu tiên công nghệ xanh và vìcon người này thành công, Tokyo có thể trao món quà mô hình phát triển kinh
tế mới cho các nước láng giềng và thế giới
Malaysia: sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,
Malaysia đã nghiên cứu và đưa ra chính sách mới về kinh tế như: tất cả nhữngngười bản xứ, cũng như những người thuộc các chủng tộc khác, đều đượcphép tham gia đấu thầu các công trình, dự án một cách cạnh tranh và minhbạch, phù hợp với các điều luật nghiêm ngặt và rõ ràng Tập trung nâng caomức thu nhập cho tất cả các nhóm đối tượng bị thiệt thòi, sống ở các vùng sâuvùng xa Quỹ tiết kiệm người lao động sẽ được phép đầu tư nhiều hơn vào cáctài sản ở nước ngoài Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia sẽ được hợp
Trang 9nhất và đổi tên thành Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia nhằm hoạt độnghiệu quả như một cơ quan xúc tiến đầu tư
Một số công ty thuộc Bộ Tài chính có thể sẽ được tư nhân hóa và Công
ty dầu khí quốc gia Petronas sẽ chọn hai công ty con có tầm cỡ để niêm yếttrên thị trường chứng khoán trong năm nay Đây là một động thái nhằm làmgiảm bớt sự can dự của chính phủ trong hoạt động kinh doanh của công ty vàtăng cường vai trò của khu vực tư nhân
Ông Najib cho biết chính phủ sẽ xem xét lại chế độ trợ giá và mở rộng
cơ sở tăng doanh thu thông qua việc áp thuế hàng hóa và dịch vụ như đã đềnghị
Malaysia sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế phát triển các ngành côngnghiệp kinh tế trí thức trong tương lai, nhằm tạo ra nhiều việc làm có mứclương cao và mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người
Việc tạo ra một đất nước có thu nhập cao đồng nghĩa với việc người laođộng có mức lương cao hơn nhờ tăng trưởng kinh tế không phải chỉ từ vốn
mà còn từ năng suất đạt được thông qua trình độ tay nghề, sự đổi mới, sự phốihợp, thương hiệu mạnh và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đảmbảo quyền bảo vệ tác giả
Theo mô hình mới, tất cả mọi người dân đều được quyền cống hiếncũng như hưởng thụ những thành quả kinh tế của đất nước Tiếp tục phát triểncông nghệ thông tin, điện và điện tử, các ngành công nghiệp dựa vào nguyênliệu dầu cọ, dầu mỏ, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng, du lịch vànông nghiệp
Malaysia cũng quyết tâm phấn đấu chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu trongcông nghệ xanh bằng cách phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp xanh cógiá trị cao và phấn đấu trở thành một trung tâm sinh học hàng đầu thế giới
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã xácđịnh trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 là:Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộngsang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừachú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Tái cấu trúc đầu tư với trọngtâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy vàphương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộihàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch
Trang 10Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh là dựa vào tiến bộkhoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao Dựa trên cơ sở máy mócthiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp để chuyển sang phát triển theochiều sâu, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượngtăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội vàbảo vệ môi trường Để sau năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là mộttrong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vựcĐông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vươnlên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâmtài chính của khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối
Tỉnh Đồng Nai xác định mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2020
tầm nhìn 2025 là chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang pháttriển theo chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tàinguyên, vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến bộ khoa học kỹthuật bao gồm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất hiện đại, phần
mềm quản lý tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Thực tế tỉnh Đồng Nai cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, do các yếu
tố của tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiênnhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệvẫn còn hạn chế thì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng vẫn được tiếp tục.Song, giai đoạn 2016 trở đi, tỉnh Đồng Nai xác định chuyển sang phát triểntheo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP (Total FactorProductivity: Năng suất các yếu tố tổng hợp) Trên giác độ các yếu tố đầuvào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính:vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp Theo mô hình này, tăngtrưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng theo chiều rộng, phản ánhtăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động vàlượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; tăng trưởng theo chiều sâu, đó là
sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP
Đối với Tỉnh Hậu Giang, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII(nhiệm kỳ 2010-2015) nhất trí mục tiêu chung: “Tiếp tục phát triển kinh tế-xãhội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệmôi trường; tập trung chuyển dịch cơ cầu kinh tế và cơ cấu lao động nôngnghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ”(NQĐH, trang 53)
Trang 11Các hội thảo khoa học và đề án quy hoạch của các sở đã đề cập tất cảcác lĩnh vực liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang Tuy vậy, nếu đi sâu vào, thì quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh HậuGiang đến năm 2025, do giai đọan này gắn với quá trình hội nhập kinh tế thếgiới và khu vực mạnh mẽ, nên cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn Đâychính là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong đề tài này.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 122.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái luận tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sựgia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế của một quốc gia trong một thờigian nhất định, được đo lường bằng chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng GDP, GNP
và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quyết định cho phát triển xã hội, lànền tảng vật chất của tiến bộ và văn minh xã hội Tuy nhiên nội hàm tăngtrưởng kinh tế là tăng lên về số lượng, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủchất lượng của sự tăng trưởng, do vậy trên thực tế không phải sự phát triểnnào cũng có lợi cho xã hội Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc năm
1996 đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu cần tránh, đó là:
- Tăng trưởng không việc làm: không tạo ra việc làm mới
- Tăng trưởng không lương tâm: chỉ quan tâm một bộ phận người giàu
có, nhưng không cải thiện điều kiện sống của đại đa số quần chúng
- Tăng trưởng không tiếng nói: không gắn với sự phát triển về dân chủ
- Tăng trưởng không gốc rễ: làm đạo đức xã hội bị suy thoái
- Tăng trưởng không tương lai: làm hủy hoại môi trường sống
Nhiệm vụ của chúng ta là cần phải lựa chọn những loại tăng trưởng tốt,loại bỏ những loại tăng trưởng xấu nhằm hướng tới mục tiêu: tăng trưởngkinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững
2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: có nhiều lý thuyết vànhiều khái niệm về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, song chung qui lại
Trang 13là phương thức tăng trưởng sử dụng nhiều vốn, công nghệ lạc hậu, với đa sốlao động tay nghề thấp chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tàinguyên thô hoặc sơ chế Hệ quả là chất lượng tăng trưởng của nền kinh tếkhông cao, thu nhập của người lao động thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: có nhiều cách trình bày
khác nhau, chẳng hạn như mô hình dựa vào tài nguyên của D Ricardo, môhình nhị nguyên (mô hình hai khu vực), mô hình Harrod-Domar, mô hìnhSung Sang
Như vậy, có nhiều lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế, mỗi môhình đều có mặt tích cực và hạn chế của nó Song nhìn trên tổng thể mô hình
Solow, Kaldor và Sung Sang Park là phù hợp trong bối cảnh hiện nay Bởi vì
mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, Kaldor và Sung Sang Park dựa vào tiến
bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnhtranh của nền kinh tế Nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm trình độchuyên môn kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt Máy móc thiết
bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến, chỉ có thểphát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng
cao Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp bối cảnh các nước đang
phát triển hiện nay
Về mô hình kinh tế gắn kết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, côngbằng xã hội, người ta có thể phân ra các loại mô hình: “mô hình nhấn mạnhcông bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau”, “mô hình tăng trưởngkinh tế trước, công bằng xã hội sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội giải quyết đồng thời”
Trong đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu mô hình tăng trưởngtheo tiêu chí sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, do đóchúng tôi sẽ phân tích về các mô hình sau: tăng trưởng kinh tế theo chiềurộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và mô hình kết hợp giữa chiều rộng
và chiều sâu nhằm phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng caochất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Chất lượng của tăng trưởng
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng tăngtrưởng, mỗi cách tiếp cận có ưu và nhược điểm riêng Chúng tôi sử dụng cáctiêu chí sau đây để đánh giá chất lượng tăng trưởng:
Trang 14- Tăng trưởng kinh tế, thông qua tăng thu nhập quốc dân được đo bằngtổng sản phẩm quốc nội (GDP) một cách ổn định, bền vững của kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế phải là cơ sở để giúp tăng trưởng công ăn việclàm cho người dân trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là lực lượng lao động trongnông nghiệp, nông thôn
- Tăng trưởng kinh tế sẽ là cơ sở để tăng thu nhập GNP, sức mua chongười dân trong tỉnh, từ đó cải thiện thường xuyên đời sống của người dân,phát triển thị trường nội địa của tỉnh
- Tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần vào phát triển tri thức, trình độ họcvấn, y tế và văn hóa tinh thần cho đông đảo người dân trong tỉnh
- Tăng trưởng với việc tăng của cải hay vốn tự có của kinh tế tỉnh,nghĩa là tăng nội lực của tỉnh (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tàinguyên không tái tạo được đã khai thác)
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường thiên nhiên
2.1.2 Cơ cấu kinh tế
Theo C Marx, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sảnxuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuấtvật chất C.Márx đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến
cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia vềchất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội Như vậy, cơcấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọngtương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
Cơ cấu kinh tế được thể hiện trên hai phương diện vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội.
Về phương diện vật chất kỹ thuật: gồm có cơ cấu theo ngành nghề,
lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộphận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệcủa các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực,
bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánhkhả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùngphục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất
Về phương diện kinh tế-xã hội: bao gồm cơ cấu theo các thành phần
kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanhcủa mọi thành viên xã hội; Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan
hệ hàng hóa tiền tệ Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác
Trang 15động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tếquốc dân thống nhất
Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng
thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo
lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa Ricardo cho rằng các nướcgiàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô.Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vìnước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song cólợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự
do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo Tuy nhiên,đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới Nước này cógần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chếtạo phát triển Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do và chính sựbảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản của Mỹ bị đìnhtrệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930
Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng:muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảmdần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoángsản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ Trong quátrình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu Quan sát mô hình pháttriển kinh tế của Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủđạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên pháttriển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái
cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp củaNhà nước
Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên
1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô,còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo Vì vậy, các nước đangphát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầutrong nước
Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiếnlược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nướcđang phát triển từ thập niên 1950
Từ thành công của Marshall sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cácnhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang pháttriển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu
Trang 16Nhà nước can thiệp hợp lý Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt
W Rostow
Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phảitrải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cấtcánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy
mô lớn Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai.Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đólà: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ
lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chếtạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế chophép ngành kinh tế hiện đại phát triển Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển
mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành Do đó, lý luận của Rostow hàm
ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxistmới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependentdevelopment) Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nướcnghèo Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo
đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến
từ các nước giàu Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nướcphát triển và bị bóc lột Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thốngtrị (bao gồm chính trị gia, quân nhân, ) có quan hệ khăng khít với các nướcphát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước Vì vậy,các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triểnkinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa Chủtrương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc
Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi cáchọc giả từ Châu Mỹ La Tinh Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết,không tránh khỏi Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu nhưAustralia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil,Argentina đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc Tuy nhiên, kết cục cácnước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnhđạo của nhà nước Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, bên cạnh dựa vàothương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minhbạch, có năng lực quản lý
Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn pháttriển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải
Trang 17vào sự can thiệp của nhà nước Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tếthân thiện với thị trường Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạnchế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư côngcộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự dohóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn, v.v Một chương trình tổng hợpnhững biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington Lý luận tân cổđiển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc
tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành Ngoài ra còn có Lý thuyết phát
triển kinh tế lấy xã hội làm trung tâm; Lý thuyết phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm và lý thuyết phát triển bền vững.
2.1.3 Tính khách quan, tính xã hội của cơ cấu kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế
Tính khách quan: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nên phân
công lao động trong nền kinh tế xã hội biến đổi ngày càng sâu sắc Hệ quả cácngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thay đổi sẽ hình thành một cơ cấu kinh
tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó, từ đó đòi hỏi mô hìnhtăng trưởng kinh tế sẽ hình thành và vận động phù hợp Mọi sự tác động củanhà nước vào cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế không tuân thủ quiluật khách quan thì sẽ có nguy cơ không thiết lập được cơ cấu kinh tế, môhình tăng trưởng kinh tế tối ưu Thực tiễn quá trình thiết lập cơ cấu kinh tế và
mô hình tăng trưởng
Tính chất lịch sử xã hội: sự biến đổi của cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế
luôn gắn liền với sự thay đổi của các yếu tố về chính trị, xã hội của thế giới,của từng quốc gia, trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là ảnh hưởng bởi chiếnlược, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách của nhà nước từng thời kỳ Bởi vì cơcấu kinh tế được hình thành còn để phục vụ cho các mục tiêu về chính trị-xãhội Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng vănhoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc, bởi chính sách cụ thể củatừng quốc gia
2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế
Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất,thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi laođộng giản đơn thành lao động phức tạp, làm dịch chuyển từ ngành này sangngành khác Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ phá vỡ mô hình kinh tếhiện hữu, hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới phù hợp hơn,thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 18Nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế Và ngược lại nếunhư xã hội không có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa một ngành nào đó, thì cơcấu giữa các ngành sẽ không thay đổi Thị trường và nhu cầu xã hội còn quyđịnh chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô, trình
độ phát triển của các ngành kinh tế, cơ sở kinh tế, tác động đến xu hướng pháttriển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vựctrong cơ cấu của nền kinh tế quốc gia
Xu thế toàn cầu hóa, thị trường thế giới thống nhất tạo điều kiện chocác quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theohướng toàn cầu Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một sốnước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu,thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…của các nước khác trên thế giới
và khu vực Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộccác quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là định hướng chung chomọi thành phần, mọi doanh nghiệp trong cả nước, phấn đấu thực hiện dưới sựđiều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chếchính sách của nhà nước Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt cácngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng
bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy thoái kinh tế của các quốcgia lớn trên thế giới năm 2008 đến nay, đã tác động xấu đến kinh tế Việt Namnói chung và Hậu Giang nói riêng, nhưng nó cũng mang lại nhiều nhân tố tíchcực hay “động lực” cho việc tìm đến cơ hội như: phá vỡ cục bộ hay toàn cục
cơ cấu kinh tế cũ, mô hình kinh tế đang vận hành, vì với cơ cấu kinh tế cũ và
mô hình hiện hành không đảm bảo khả năng cạnh tranh, không đảm bảo kinh
tế phát triển bền vững, không khai thác hiệu quả các tiềm lực Nó giúp táithiết mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế mới, trật tự kinh tế mới, tạo dựng nềnmóng vững chắc cho sự phát triển bền vững theo xu hướng toàn cầu hóa, cókhả năng cạnh tranh
2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có ảnh hưởngđến hình thành, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế
Trang 19- Tạo lập và đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấpphù hợp với yêu cầu của việc tạo lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởngkinh tế.
- Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho quá trìnhthiết lập, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế
- Nhà nước còn có vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh chúng trongquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển bền vững
- Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học côngnghệ, giáo dục, y tế, nhằm tạo điều kiện tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang
2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam
đã được nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ ba, Khóa XIxác định như sau:
Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lýgiữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng,
hiệu quả, tính bền vững
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Thực hiện cơ cấu lại nềnkinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với cácvùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp;tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm,doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
Đây là một cơ sở quan trọng nhất để xác định nội dung cốt lõi của môhình tăng tưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang Vìthực chất mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tỉnh là sự cụ thể hóa mô hìnhtăng trưởng và cơ cấu kinh tế của cả nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh
2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang
Trên cở sở lý thuyết đó, chúng tôi đồng tình với nhiều nhà khoa họccho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranhđến năm 2020 tầm nhìn 2025 là Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từchủ yếu từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý giữa chiều
Trang 20rộng và chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài
nguyên thiên nhiên - vốn đầu tư - nguồn lao động và khoa học & công nghệ,vừa mở rộng qui mô SXKD vừa đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả vàsức cạnh tranh
Tài nguyên thiên nhiên (Resources): là một trong những yếu tố sản
xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là đất đai, khoángsản, rừng và nguồn nước, Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đểtăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng theo chiều rộng Vì chúng tạo nên lợithế của tỉnh về các yếu sản xuất, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng chiềurộng Tuy vậy, dây chỉ là nhóm yếu tố ban đầu, chứ không phải duy nhật Thí
dụ Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờtập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệcao, nền kinh tế dựa trên đầu tư chiều sâu có sức cạnh tranh cao
Lao động: Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật
chất đầu vào giống như yếu tố vốn tài chính và được xác định bằng số lượngdân số, nguồn lao động của mỗi quốc gia, địa phương
Nhưng các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khíacạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là lực lượng lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng sản xuất, lao động có thểvận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến vàphương pháp mới trong hoạt động kinh tế, những lao động có ý thức kỷ luậtcao và có sức khỏe tốt Vì vậy, vốn nhân lực có thể đầu tư thông qua giáo dục,đào tạo hay y tế Thu nhập đem lại của loại vốn này phụ thuộc vào khả năng
sở hữu của từng cá nhân Vốn nhân lực có đặc điểm khác biệt tạo nên đặctrưng khi so với các nhân tố khác như: bản thân vốn nhân lực có thể tự sinh ra
và tăng lên trong quá trình lao động Khả năng này được hiểu là quá trình giatăng kinh nghiệm của người lao động trong quá trình sản xuất làm năng suấtlao động tăng lên Mặt khác, vốn nhân lực có khả năng chia sẻ, chuyển giao
mà không làm giảm đi nguồn lực ban đầu Ví như, khi chia sẻ tri thức củangười lao động này sang người lao động khác, không làm giảm tri thức củangười đã chia sẻ
Đối với các nước tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sự đóng gópcủa quy mô, số lượng lao động, giá lao động rẻ rất quan trọng Nhưng sốlượng lực lượng lao động đông đảo không phải là động lực mạnh mẽ cho tăngtrưởng nếu như quốc gia đó có vốn nhân lực thấp Đặc biệt là các nước, các
Trang 21địa phương đang tăng trưởng, nơi mà lao động nông nghiệp-nông thôn cònchiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động
Vốn: vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăngtrưởng kinh tế Ở nước ta, cũng như các địa phương, do đang ở giai đoạn tăngtrưởng chiều rộng nên sự đóng góp của vốn sản xuất kinh donah thườngchiếm tỷ trọng cao nhất Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theochiều rộng Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần vàđược thay thế bằng các yếu tố khác trong quá trình tăng trưởng kinh tế Cónhiều lý thuyết kinh tế đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vớiyếu tố vốn Như lý thuyết Harrod-Domar cho rằng: đầu ra của bất kỳ một đơn
vị kinh tế nào từ một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộcvào tổng vốn đầu tư của đơn vị đó
- k: hệ số vốn đầu ra hay hệ số (ICOR)
- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
đem đến cho thế giới những điều kỳ diệu, cho phép nâng cao năng suất laođộng, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh,tạo cơ sở để quá trình sản xuất hiệu quả hơn Các nhà khoa học đã nghiên cứuđược rất nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, côngnghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, đã góp phần gia tăng nhanh chóng,hiệu quả của sản xuất kinh doanh
Đề tài cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý của Hậu Giang,trước hết thể hiện được hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp Năng suất cácyếu tố tổng hợp là một khái niệm để đo lường tác động của các nhân tố tácđộng đến tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế, một địa phương Năngsuất các yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đónggóp của các yếu tố như : kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động - cơ cấulại nền kinh tế - hàng hoá, dịch vụ - chất lượng trang thiết bị công nghệ, kỹ
s
g = k
Trang 22năng quản lý, tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận màphải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động vàvốn (Cách gọi khác của TFP là MFP - Multifactor productivity).
Năng suất nhân tố tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng các thành tựucủa tiến bộ công nghệ, nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt độngkinh tế; cũng như tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mởcửa, hội nhập, vốn nhân lực; tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng laođộng cao hơn và tạo nên phần còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác độngcủa yếu tố vốn và lao động
Trong khi vốn và lao động được xem như là các nhân tố vật chất có thểlượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi
là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng TFP được coi là nhân tố phi vậtchất tác động đến tăng trưởng, được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu.Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng số lượng đầuvào Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toànnền kinh tế Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng thunhập, điều kiện lao động được cải thiện Đối với doanh nghiệp thì có khảnăng mở rộng tái sản xuất Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranhtrên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội Sự đóng góp của TFP ngàycàng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các quốcgia trên thế giới Nhiều quốc gia phát triển có mức đóng góp của TFP vàotăng trưởng kinh tế chiếm từ 50% đến 75% Trong khi các quốc gia đang pháttriển TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn 50%
Sau đó ICOR: là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản
lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn
vị vốn đầu tư trong kỳ đó Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếngAnh “Incremental Capital Output Ratio” Trong tiếng Việt, ICOR còn đượcgọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sảnlượng tăng thêm
ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ khôngphải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư Chính vì thế, việc tính ICOR thường giảđịnh: mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăngsản lượng
Trang 23Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính
có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau: Cách xác định vốn và sảnlượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không thống nhất Các giảđịnh nói trên không được thỏa mãn
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang: theo quyết định 1446/TTg của thủ trướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch pháttriển kinh tế - xã hội ngày 27/8/2013, thì cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu giang đếnnăm 2020 là lấy nông-lâm-ngư nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển côngnghiệp và dịch vụ, có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của HậuGiang, với thế mạnh về tự nhiên, nông-lâm-ngư nghiệp được coi là nền tảngcho phát triển kinh tế tỉnh
2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh
Từ lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi môhình tăng trưởng kinh tế chung Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang,nhóm nghiên cứu khái quát nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh gồm:
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tập trungphát triển các ngành mà Hậu Giang có lợi thế lâu dài trong trong việc nângcao năng lực cạnh tranh trong khu vực Tây Nam Bộ, cả nước và toàn cầu,nhằm làm cho tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngànhgia công, sơ chế và khai thác tài nguyên thô
Hai là, tiếp tục chuyển dịch nội bộ khu vực công nghiệp, theo hướngphát triển công nghiệp chế biến, phát triển khu công nghiệp, xây dựng cụmcông nghiệp ngành có lợi thế so sánh về địa kinh tế của tỉnh, kết hợp vớichuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sảnxuất, kinh doanh trong vùng Tây Nam bộ, cả nước và thế giới, đẩy mạnhchuyên môn hóa sản xuất, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm
Ba là, chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng phục vụ hiệuquả phát triển chuyển dịch khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, cơcấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực khu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấuthị trường, nhằm phục vụ tối ưu nhất cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Một là, duy trì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, vừa từng bước chiềusang phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng
Trang 24tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện có, bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường, sinh thái Trên
cơ sở nâng cao từng bước chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các mặt thểlực, trí lực, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý.Tác phong, lỹ luật lao động trong tất cả các ngành, khu vực kinh tế, khu vụchành chính, y tế, giáo dục
Hai là, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), ICOR, trên cơ sởứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ, tài nguyên, lao động, vốn
để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, gia tăng chất lượng, gia tăng hiệuquả sản xuất, kinh doanh, để tạo tiền đề từng bước chuyển kinh tế tỉnh từ tăngtrưởng chiều rộng sang chiều sâu
Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp dụng nghiêm
hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, về chuyển giao côngnghệ, về thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động, về bảo vệ môitrường; hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành côngnghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh hệthống doanh nghiệp Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng vàđồng bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công cho cơ sở hạ tầng; tậptrung vốn có trọng tâm, trọng điểm Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăngcường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiếnlược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách
2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lấy kết quả nghiên cứu của PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được hợp tác nghiên cứu vàtrợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid, trong việcxác định các chỉ số (indicators) để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi choviệc phát triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnhtranh cấp tỉnh PCI
PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Provincial Competitiveness
Index” Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố thí điểm
lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần
lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của ViệtNam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh
Trang 25giá Lần thứ hai, năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinhdoanh là thiết chế pháp lý và đào tạo lao động-được đưa vào xây dựng chỉ sốPCI.
Từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều được đưavào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cườngthêm Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịpthời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trườngpháp lý tại Việt Nam Sau khi loại bỏ chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước,PCI còn 9 chỉ số thành phần, nhưng đến năm 2013, chỉ số PCI của Việt Nam
sử dụng thang điểm từ 10 (cao nhất) đến 1 (thấp nhất) cho 10 chỉ tiêu: gianhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phíkhông chính thức, ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài, tính năng động, chínhsách phát triển kinh tế tư nhân, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 03 nhómđối tượng thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế sẵn, bao gồm: (1)Lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh Hậu Giang và các chuyên gia kinh tế (40mẫu); (2) chuyên viên quản lý nhà nước tỉnh Hậu Giang (40 mẫu) Các mẫunày được chọn theo phương pháp thuận tiện đáp ứng các điều kiện về đốitượng nghiên cứu; (3) doanh nghiệp trên địa bàn Hậu Giang (120 mẫu), đượcchọn theo phương pháp thuận tiện, định mức (theo lĩnh vực/ngành nghề, quy
mô, loại hình, địa bàn) Dữ liệu được mã hóa, xử lý trên phần mềm SPSS(Statistical Package for the Social Sciences)
Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập bằng kỹ thuật thảoluận nhóm thông qua hội thảo khoa học Kết quả và góp ý phản biện củacác nhà khoa học, nhà quản lý để đánh giá kết quả nghiên cứu, góp phầnchuẩn hóa nội dung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Hậu Giang
Trang 26trong tái cơ cấu kinh tế và định hình mô hình tăng trưởng kinh tế theohướng cạnh tranh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Mục tiêu 3: được hoàn thành dựa trên các phương pháp tổng hợp, sosánh, đối chiếu cùng phương pháp chuyên gia để đề xuất mô hình tăng trưởngkinh tế theo hướng cạnh tranh cùng với các đề xuất, kiến nghị triển khai môhình kinh tế cho Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp chính để nghiên cứu đề tài này là thống kê mô tả thôngqua xử lý các dữ liệu thứ cấp Một số phương pháp phân tích cho dữ liệu sơcấp được đề xuất sử dụng như: số trung bình, tỷ lệ, tần suất, kiểm định tươngquan (mối quan hệ) của hai biến định tính/định lượng, kiểm định khác biệt giảthuyết về trung bình tổng thể, kiểm định khác biệt trị trung bình của hai tổngthể-mẫu độc lập (Independent-sample T-test)/hai mẫu phụ thuộc hay mẫutừng cặp (Paired-sample T-test)
2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này dùng để khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, môhình tăng trưởng Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phântích, dự báo các yếu tố môi trường tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến năm
2015, từ 2016-2020 và tầm nhìn 2025 Thông qua dự báo để khái quát các cơhội-thách thức và mạnh-yếu (SWOT), từ đó đưa ra chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnhtranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 để luận giải mụctiêu 3 và 4 Cuối cùng sử dụng phương pháp này để lập luận các giải pháp
Trang 272.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu giữa yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theohướng cạnh tranh với cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng hiện có đã đáp ứngmức độ nào, những gì chưa đáp ứng để từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm2011-2020 và tầm nhìn 2025 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu cũng sửdụng để so sánh với cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh HậuGiang với các địa phương khác trong và ngoài nước nhằm sáng tỏ hiện trạng
về những mặt tích cực - hạn chế và kế thừa các điểm hợp lý của các địaphương khác trong việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang từ năm 2011-2020 và tầmnhìn 2025 nhằm hướng đến luận giải cho mục tiêu 4
2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến các chuyên gia thông qua tổ chức hội thảo mở rộng vàotháng 6 năm 2012, tại hội trường Sở KH&CN tỉnh Hậu Giang Qua hội thảo
đã nhận được 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà lãnhđạo các doanh nghiệp, khu công nghiệp, trong các lĩnh vực mà đề tài quantâm Từ hội thảo, nhóm thực hiện đã thu nhận được nhiều thông tin tin cậy vềđánh giá hiện trạng, về những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơcấu kinh tế, chuyển đổi mô hỉnh tăng trưởng kinh tế
2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M Porter
Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu còn sử dụng mô hình kimcương và kim cương đôi của M Porter để đánh giá cạnh tranh tỉnh HậuGiang Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tốquyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnhthổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không Mô hình đưa ra 4nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốcgia/vùng lãnh thổ đó là:
Trang 28Hình 2.1: Mô hình kim cương của M Porter
Điều kiện đầu vào sẵn có: điều kiện sẵn có của môi trường kinh doanhbao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiệnsẵn có cho doanh nghiệp Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sángtạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên,
cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin Các yếu tố này cầnđược kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh
Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: các quy định, quy tắc,
cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địaphương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất
Các điều kiện về nhu cầu: nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô vàtăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng Nhìnchung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhómkhách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấphàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công
Các ngành hỗ trợ và có liên quan: để có được thành công trong môitrường kinh doanh cần có số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địaphương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành
Từ mô hình này hình, thành bảng ma trận tổng hợp và ma trận có thểđịnh lượng được, về năng lực cạnh tranh của tỉnh Hậu Giang từ 2011-2015,2016- 2020 và tầm nhìn 2025
Trang 29Kết luận chương 2
Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế là sự phản ánh khái quátnhững đặc trưng chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế, thể hiện cácyếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từngđiều kiện lịch sử cụ thể nhất định Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyểnđổi mô hình tăng trưởng kinh tế lệ thuộc trước hết cơ cấu đầu tư, năng lựccạnh tranh của nền kinh tế, năng lực của các doanh nghiệp, hiệu quả sử dụngnguồn lực, năng suất tổng hợp Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tếchịu ảnh hưởng thể hiện tính chủ quan bởi chủ thể thiết lập ra chúng như điềukiện chính trị, xã hội từng thời kỳ, sự nhận thức, năng lực quản lý của nhànước Nhà nước có vai trò to lớn đến việc hình thành và hoàn thiện cơ cấukinh tế, mô hình kinh tế, thông qua việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống luậtpháp, các luật lệ, chính sách trên tất cả các mặt có ảnh hưởng đến hình thành,hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế
Phương pháp chính sử dụng nghiên cứu đề tài là thống kê mô tả thôngqua các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phươngpháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu đối chiếu và phương pháp chuyên gia
Tỉnh Hậu Giang, mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp đến năm 2020tầm nhìn 2025 là mô hình kết hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng từng bướcchuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên 4 yếu tố cơ bảnđược sử dụng hiệu quả: tài nguyên, lao động, vốn và khoa học công nghệ theo
hướng chất lượng, hiệu quả, cạnh tranh và tính bền vững.
CHƯƠNG 3
Trang 30KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
3.1.1 Kết quả đạt được
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướnggia tăng thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ; nâng cao từng bước năng suất, chấtlượng, hiệu quả; đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra đượcnhững mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất và đời sống nông dân Tỷ trọng VA của nông-lâm-thủy sản chiếm34% trong tổng giá trị gia tăng của tỉnh và sẽ tiếp tục phát huy trong giai đoạntới Điều này thể hiện các mặt chính sau:
1 Nông nghiệp 3.113 3.243 2.889 3.010 2.987 3.166 3.250 0,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.
- Tốc độ tăng thủy sản nhanh nhất, bình quân 5,4%/năm, điều này đãcho thấy nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đang được phát huy mạnh
- Tốc độ tăng nông nghiệp rất chậm chỉ khoảng 0,3%/năm, trong khitiềm năng nông nghiệp của Hậu Giang còn rất lớn
- Lâm nghiệp phát triển âm (-6,8%/năm), điều này cho thấy rừng khôngphải là thế mạnh của Hậu Giang, mức độ phát huy thấp
- Trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất GO khu vực nông-lâm-thủysản tăng chậm 0,8%, nhưng giá trị gia tăng VA lại tăng 4,0%/năm Điều nàychứng tỏ chi phí trung gian trong sản xuất khu vực I giảm rất nhanh, đồng
Trang 31nghĩa với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp pháttriển rất mạnh.
* Về cơ cấu nông-lâm-thủy sản
Bảng 3.2 Cơ cấu GO các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế)
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm tỷ trọng caotrong GO, dao động trong khoảng 90% tổng GO khu vực I Mặc dù tốc độtăng trưởng thủy sản khá nhanh nhưng do quy mô còn nhỏ so với nông nghiệpnên, tỷ trọng thuỷ sản trong GO còn khiêm tốn, năm 2010 chỉ đạt 8,64% tổng
GO Trong tương lai, tỷ trọng thủy sản cần được nâng cao hơn, không chỉtăng về số lượng mà quan trọng là tăng chất lượng, nâng cao giá trị một đơn
vị sản lượng ngành thuỷ sản Lâm nghiệp quy mô nhỏ, năm 2010 tỷ trọng chỉcòn khoảng 1,0% Lâm nghiệp Hậu Giang không nhằm vào mục tiêu khaithác lâm sản mà chủ yếu phát triển trồng rừng để nâng cao độ che phủ, đảmbảo môi trường sinh thái
1 Trồng trọt 2.664 2.645 2.318 2.524 2.468 2.609 2.728 -0,42
Trang 32Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011.
Quy mô ngành chăn nuôi trong nông nghiệp mặc dù tăng nhưng vẫnchiếm tỷ trọng khiêm tốn, tăng từ 10,8% năm 2005 lên 15,2% năm 2010 (tăng+ 4,4 điểm phần trăm) Tỷ trọng trồng trọt tuy đã giảm dần từ 84,8% năm
2005 xuống còn 81,7% năm 2010 (giảm -3,1 điểm phần trăm); Dịch vụ giảm
từ 4,4% năm 2005 xuống 3,1% năm 2010 (giảm -1,3 điểm phần trăm)
Bảng 3.4 Cơ cấu GO các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế)
Tăng, giam
% năm 2010 so 2005
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Nhìn chung, diễn biến phát triển nông nghiệp tỉnh thời gian qua đúngquy luật của quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tỷ trọngtrồng trọt giảm dần, chăn nuôi tăng khiêm tốn, dịch vụ giảm nhẹ Quy môchăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ nên trồng trọt vẫn chiếm ưu thế trong phát triểnnông nghiệp tỉnh
Lâm nghiệp
Bảng 3.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá so sánh 1994) ĐVT: Tỷ đồng
Tăng BQ 2006- 2010 (%)
- Trồng và nuôi rừng 1,7 1,7 2,0 2,0 2,2 2,2 2,2 5,3
- Khai thác gỗ, lâm sản 27,9 28,5 17,2 17,3 16,8 16,7 16,5 -9,4
- Dịch vụ 0,48 0,51 1,74 1,72 1,94 1,96 1,2 32,5
Trang 33Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang,2005-2011.
Lâm nghiệp Hậu Giang có quy mô nhỏ, tổng giá trị sản xuất năm 2010 chỉđạt 88 tỷ đồng giá thực tế (hiện hành) và khoảng 21 tỷ đồng (giá so sánh 1994).Trong đó, trồng và nuôi rừng tăng, khai thác gỗ và lâm sản giảm, dịch vụ tăngkhá nhanh (do quy mô xuất phát của dịch vụ năm 2005 quá nhỏ, chỉ khoảng 0,5
tỷ đồng) Hiện nay, lâm nghiệp tỉnh tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện PhụngHiệp là vùng trũng phèn ngậm nước ngọt
Về cơ cấu nội bộ lâm nghiệp, tỷ trọng khai thác gỗ, lâm sản trong giá trịsản xuất lâm nghiệp tuy có xu hướng giảm do tốc độ khai thác gỗ giảm, songvẫn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất lâm nghiệp, còn trồng và nuôi rừng
có xu hướng tăng 5,3%/năm, dịch vụ cũng tăng rất nhanh
Bảng 3.6 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Trồng và nuôi rừng: diện tích rừng trồng tập trung giảm còn 175 ha,chủ yếu là rừng tràm, rừng trồng được chăm sóc giữ nguyên 535 ha, rừngtrồng được bảo vệ tăng đạt 2.510 ha, trồng cây phân tán tăng đạt 3.955 ha
Sản phẩm lâm sản, gỗ tròn: khai thác tăng đạt 10.173m3, củi khai thácgiảm còn 105.679ster, ngoài ra là khai thác tre, trúc, lá dừa nước
Dịch vụ lâm nghiệp: tăng nhanh vào các khâu giống và bảo vệ rừng Thờigian qua đã đầu tư để nâng cao một bước dịch vụ lâm nghiệp như: tăng cườngcông tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng vàquản lý lâm sản Tăng cường biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng, đất lâmnghiệp và tài nguyên động thực vật của tỉnh Thực hiện công tác tuyên truyền,giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quầnchúng bảo vệ rừng ở cơ sở Đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo
vệ rừng Tổ chức, đào tạo các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và lực lượngquần chúng bảo vệ rừng
Nhìn chung, ngành lâm nghiệp tỉnh quy mô nhỏ, sản phẩm lâm nghiệpkhông phải là thế mạnh kinh tế của tỉnh Tuy vậy, lâm nghiệp có ý nghĩa rấtquan trọng về cân bằng sinh thái và nâng độ che phủ, giữ độ màu mỡ cho đất
Trang 34Thời gian qua, tỉnh đã có hướng chỉ đạo giảm dần tỷ trọng khai thác và tăngnhanh trồng và chăm sóc tu bổ rừng, đây là hướng đi đúng trong phát triển
Thủy sản
Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Tuy nhiên, quy môvẫn còn nhỏ, giá trị sản xuất tính theo giá thực tế năm 2010 đạt 818 tỷ đồng(giá so sánh 1994 đạt 400 tỷ đồng), còn rất nhỏ so với nông nghiệp
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 5,4%/năm Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng 8,3%/năm, khai thác thủy sản giảm12,3%/năm, dịch vụ thủy sản tăng 4,4%/năm Việc đầu tư mạnh vào dịch vụthủy sản là đúng với bước đi phát triển bền vững, tạo nền móng phát triển ổnđịnh, giúp nông dân phát triển thủy sản đúng hướng về chất lượng sản phẩm
và thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường
Bảng 3.7: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng
Tăng BQ 2006- 2010 (%)
- Nuôi trồng thủy sản 245 208 259 268 329 365 358 8,3
- Khai thác thủy sản 58 38 35 32 31 30 30 -12,3
- Dịch vụ thủy sản 4,2 4,4 5,2 5,1 5,2 5,2 4,5 4,4
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
Trong cơ cấu nội bộ ngành thủy sản, nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng caonhất, có xu hướng tăng dần Khai thác thủy sản có xu hướng giảm nhanh, điềunày cho thấy mức độ khai thác tự nhiên giảm dần, tập trung vào nuôi trồngchủ động, năng suất cao Dịch vụ thủy sản tăng nhưng tỷ trọng trong ngànhthủy sản còn khiêm tốn so với yêu cầu
Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng
Trang 35* Về nông thôn
Tỉnh chọn 11 xã (tương đương 20% tổng số xã trong toàn tỉnh) chỉ đạothực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới Kết quả đến nay 11 xã điểm đạt bìnhquân từ 9-17 tiêu chí và 43 xã còn lại đạt từ 6-8 tiêu chí Ngoài ra, tỉnh đangchỉ đạo xây dựng trước mắt 5 cánh đồng mẫu lớn để nhân ra diện rộng Từnhững đầu tư trên đã có trên 26.000 hộ có thu nhập từ 50-100 triệuđồng/ha/năm, tăng 65% so với năm 2004 và trên 3.500 hộ có thu nhập trên
100 triệu đồng/ha/năm, đưa thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đấtcanh tác đến hết năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha/năm (năm 2004 là 31 triệuđồng/ha/năm), lợi nhuận trên 30%
Nông thôn từng bước được đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhưthủy lợi, điện, đường, trường học, y tế, nước sạch, khu dân cư; công tác chămsóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí ngày càng được chú trọng và có hiệuquả Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn đã và đang đượcphục hồi và phát triển góp phần làm tăng thu nhập cho người dân Đời sốngvật chất, văn hóa và tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, trình
độ học vấn của người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều sựđổi mới
Chuyển dịch cơ cấu lao động: giải quyết lao động tăng bình quân 1.130người/năm, tương đương 0,26% Lao động trong khu vực I giảm 13,5% tronggiai đoạn 2005-2010, chuyển sang khu vực II, III tương ứng là 5,2% và 8,3%
Thu nhập bình quân đầu người 15,9 triệu đồng (năm 2005 là 6,67 triệuđồng), tăng 17,56% so năm 2009 và 48% so năm 2008 Trong đó, thu nhậpbình quân đầu người ở địa bàn nông thôn còn thấp, khoảng 65% thu nhậpbình quân đầu người của tỉnh
Kinh tế hợp tác và HTX phát triển khá đa dạng, có 152 HTX, trong đó
có 98 HTX nông nghiệp với tổng vốn điều lệ 20,514 tỷ đồng (bình quân 210triệu đồng/HTX), với 1.862 xã viên, diện tích 3.290 ha (2,4% diện tích đấtnông nghiệp) Theo kết quả phân loại năm 2010: HTX khá, giỏi chiếm42,86%, trung bình chiếm 42,86%, yếu chiếm 14,28% (14 HTX mới thànhlập dưới 6 tháng không phân loại) có 1.683 tổ hợp tác sản xuất với 96.650thành viên, trong đó có 20% tổ thành lập và hoạt động theo Nghị định 151 củaChính phủ; 474 câu lạc bộ khuyến nông đã được củng cố, phát triển theohướng hiệu quả trong sản xuất và đời sống, từng bước hình thành được mốiliên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra, còn có khoảng3.000 tổ, nhóm, câu lạc bộ với trên 75.000 thành viên được xây dựng theotiêu chuẩn của các đoàn thể Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển với 85 trang
Trang 36trại hoạt động sản xuất kinh doanh với đa dạng cây trồng, vật nuôi, dịch vụ.Như vậy, năm 2010 có khoảng 23,8% diện tích đất nông nghiệp được sảnxuất kinh doanh theo mô hình hợp tác, tạo tiền đề để đi vào sản xuất hàng hóatrong những năm tiếp theo.
Để thực hiện chính sách sử dụng đất trên cơ sở luật đất đai, tỉnh đãban hành nhiều quyết định, hướng dẫn tạo thuận lợi cho người sử dụng đấtnhư giảm giá cho thuê đất, giảm thuế sử dụng đất, để khuyến khích các nhàđầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai,… phù hợp vớichủ trương đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tếđịa phương
Tỉnh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành việc thực hiện vềđầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: quy định đơn giá vàmật độ cây trồng để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thuhồi đất; quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng học nghề lao độngnông thôn; tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; chủđộng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp; tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; tăng cường củng
cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tăng cường công tác quản
lý chất lượng lập quy hoạch xây dựng và chất lượng công trình xây dựng;thực hiện một số biện pháp cấp bách để phòng trừ có hiệu quả dịch bệnh trêncây trồng, vật nuôi; tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triểnnông thôn; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; các chínhsách đất đai tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp; khuyến khíchphát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung, an toàn dịch bệnh
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: chính sách
hỗ trợ chuyển giao khoa học-công nghệ cho nông nghiệp, chính sách đầu tưhuy động vốn, hỗ trợ vốn cho kinh tế nông nghiệp, chính sách cho vay vốn ưuđãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nhiều dự án cụ thể như cơ giới trong sản xuấtlúa, quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất, quỹ khuyếnnông, chính sách hỗ trợ đầu vào và đầu ra, phát triển thị trường nông sản,chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh, chính sách khuyến khích xuất khẩu,thực hiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thực hiện chínhsách hỗ trợ thủy lợi phí, chính sách hỗ trợ thiên tai trong nông nghiệp, chínhsách đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp về tiếp tụcđổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, chương trình phát triển hạ tầngkinh tế, hạ tầng xã hội, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, dạy nghề, giảiquyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, điện nông thôn, hỗ
Trang 37trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh cho sản xuất,…qua đó đã tổ chức thực hiện
có hiệu quả các chính sách phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân,nông thôn
Trong lâm nghiệp, Hậu Giang đã áp dụng nhiều chủ trương chính sách
và biện pháp về phát triển lâm nghiệp chung với mục tiêu là khuyến khích các
tổ chức gia đình cá nhân phát triển trồng rừng tập trung và phân tán, trồng cây
ăn quả lâu năm, bảo vệ và chăm sóc rừng, hạn chế khai thác rừng, đặc biệt làkhuyến khích tận dụng đất chưa sử dụng nhằm cải tạo môi trường và tăng độche phủ rừng
Về thủy sản, một mặt đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâmcanh, mặt khác là tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủysản Trong thời gian qua, với các cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành đãmang lại một sinh khí mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nôngnghiệp, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củatỉnh theo hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho những năm tiếp
3.1.2 Hạn chế
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét sovới tiềm năng sẵn có và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị sảnxuất trên một đơn vị diện tích còn thấp, lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu cây trồng trên địa bàn Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự gắn kết vớiphát triển công nghiệp, với chế biến và thị trường; chuyển giao những tiến bộ
kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực còn chậm, chưa có bước đột phá thúc đẩy nôngnghiệp, nông thôn phát triển Kinh tế tập thể còn nhỏ về quy mô, hiệu quảkinh doanh còn thấp
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán Côngnghệ, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất Tình hình diễnbiến thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp gây hại trực tiếp cho sản xuất vàảnh hưởng đến đời sống và tái đầu tư cho sản xuất của người dân
Tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng,miền trong tỉnh Năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn Một
số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến phát triển chậm,còn gặp nhiều khó khăn
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ,chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa, thủy lợi chưa chủ động hoàn toàn
Chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiêp, nông thôncòn yếu, chưa được người dân quan tâm, dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún
Trang 38Các chương trình, đề án, dự án phục vụ sản xuất có nhu cầu vốn đầu tưrất lớn trong khi đó nguồn vốn bố trí có giới hạn, mặt khác tính phối hợp lồngghép giữa các chương trình, dự án cũng còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ.
Mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp Việc tìm thịtrường tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, vai trò của kinh tế hợp tác, hợptác xã dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân,vai trò của khoa học, kỹ thuật trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nôngnghiệp và tính cạnh tranh của thương hiệu nông sản hàng hóa còn thấp
Kinh tế nông thôn vẫn còn mang tính chất thuần nông thể hiện qua chỉtiêu về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu sảnphẩm Ở một số nơi, sản xuất vẫn còn mang tính chất tự phát, năng suất đấtđai và lao động thấp
Đất đai nông nghiệp manh mún phân tán gây trở ngại cho quá trình sảnxuất, đặc biệt là chuyên môn hóa và hiện đại hóa Các cơ sở chế biến và bảoquản nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu, làm thất thoát nông sản cả về sốlượng và chất lượng
Kết cấu hạ tầng trong nông thôn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng đầy đủyêu cầu sản xuất và đời sống; giao thông đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còngặp nhiều khó khăn Việc cung ứng điện cho nông thôn tuy có khá hơn nhưngchủ yếu mới chỉ phục vụ cho sinh hoạt, còn các mặt phục vụ cho sản xuấtkhác còn thấp
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy đã được cảithiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn Mặt bằng trình độ học vấn vẫn còn thấp,còn hạn chế về trình độ lao động, tỷ lệ lao động phổ thông chưa được qua đàotạo còn cao Thất nghiệp và thiếu việc làm ổn định còn diễn ra khá phổ biến ởnhững vùng nông thôn
Việc củng cố hợp tác xã theo luật định tuy bước đầu đã đạt được một sốkết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, các nhu cầu bức thiếtcho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, quản lýhợp tác xã còn bị buông lỏng, nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyểnđổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng
Tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, trình
độ và kỹ năng thấp, khó có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề đòi hỏi
có tay nghề và kỹ năng lao động cao Trong quá trình thực hiện chính sáchkinh tế phát triển nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang sự phối kết hợp giữa cácngành các cấp còn nhiều bất cập trong các khâu chỉ đạo, theo dõi kiểm tragiám sát, điều chỉnh bổ sung Một số địa phương chưa có sự phối kết hợp
Trang 39đồng bộ trong quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo quyhoạch.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do cơ sở hạ tầng kinh tếcòn yếu, tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa nên khả năng thu hút đầu tư vẫn cònnhiều hạn chế Công nghiệp và dịch vụ tuy có mức tăng trưởng khá nhưng doxuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ nên đến nay mức đóng góp vào cơ cấu kinh
tế chưa cao Cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chuyển biến tích cực, từ một nềnkinh tế thuần nông, năm 2010 trong khu vực nông thôn, công nghiệp và dịch
vụ đã chiếm khoảng 65% cơ cấu kinh tế
3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và xây dựng
3.2.1 Kết quả đạt được
GDP khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh và chiếm31,32% trong GDP tổng thể kinh tế tỉnh Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất19,75%/năm, trong đó công nghiệp tăng 16%, xây dựng tăng 25% Sự tăngtrưởng của khu vực này là phù hợp với xu hướng cạnh tranh
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ2006-2010 đạt 15,3%, trong đó tốc độ tăng của công nghiệp đạt 6,8%, thấphơn nhiều so với quy hoạch năm 2006 (quy hoạch 14,6%), tốc độ xây dựngtăng tới 43%, vượt xa mức mức quy hoạch (quy hoạch 30%)
Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng giá trị SX công nghiệp và xây dựng (giá SS 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
Tăng BQ 2006- 2010 (%)
- Công nghiệp 2.356 2.427 3.069 3.236 3.154 3.283 4.212 6,8
- Xây dựng 380 695 854 1.019 1.623 2.267 2.421 43,0
Tổng cộng 2.736 3.122 3.923 4.255 4.777 5.550 6.633 15,3
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011.
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) 5.166 tỷđồng, đạt 110,87% kế hoạch và bằng 124,07% cùng kỳ năm trước Nếu tínhtheo giá thực tế thì thực hiện được 15.688 tỷ đồng, đạt 133,1% kế hoạch năm,bằng 136,1% so với cùng kỳ Trong đó, ngành công nghiệp chế biến thực hiệnđạt 5.088 tỷ đồng, tăng 23,83% so với cùng kỳ năm trước, đạt 110,61% kế
Trang 40hoạch năm, ngành công nghiệp điện, khí đốt và nước đạt 78 tỷ đồng, tăng41,82% so với cùng kỳ năm trước, đạt 130% kế hoạch năm
Năm 2013, ngành công thương tỉnh đã tham mưu, đề xuất, kiến nghịvới UBND tỉnh, các bộ, ngành có liên quan về giải pháp tháo gỡ khó khăn,thúc đẩy sản xuất công nghiệp nhất là những mặt hàng có khả năng tăngtrưởng như: tôm, cá đông lạnh, mía đường, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ,…Giải quyết các khó khăn cho nhà đầu tư, thúc đẩy tiến độ xây dựng và đi vàohoạt động một số dự án để có bước phát triển mạnh về giá trị sản xuất côngnghiệp trong những năm tới
* Về quy mô ngành công nghiệp
Quy mô toàn ngành công nghiệp Hậu Giang năm 2010 theo giá thực
tế đạt 7.859 tỷ đồng, theo giá so sánh 1994 đạt 3.283 tỷ đồng Nhìn chung,quy mô công nghiệp còn nhỏ, không có công nghiệp khai khoáng, côngnghiệp của tỉnh gồm hai ngành cơ bản, đó là: công nghiệp chế biến và côngnghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt
* Về cơ cấu ngành công nghiệp
Công nghiệp chế biến, năm 2010 đạt 7.827 tỷ đồng, chiếm 99,7% toànngành công nghiệp Trong công nghiệp chế biến thì công nghiệp sản xuấtthực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 90% toàn bộ ngành côngnghiệp, tất các các ngành còn lại như dệt, may, gỗ lâm sản, giấy, in, hóa chất
và nhựa, phi kim loại, kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, bànghế chỉ chiếm 7% Nhiều ngành quan trọng như máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải đều dưới 1%
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước còn rất nhỏ bé,chỉ có đạt 0,3%, với quy mô khoảng 31,3 tỷ đồng
Bảng 3.10: Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011.
* Về cơ cấu thành phần công nghiệp