1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang

120 4K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị kinh tế cao, rộng muối, sống cả nước mặng, lợ hay ngọt, lớn nhanh, và thích hợp cho nhiều mô hình nuôi khác nhau... Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm để đa dạng hóa đối tượng nuôi, mô hình nuôi và sản phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Hậu Giang. Xác định loại thức ăn và loại hình nuôi cá chẽm hiệu quả và thích hợp ở Hậu Giang

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM

(Lates calcarifer) TRONG RUỘNG, AO VÀ LỒNG

Ở VÙNG NƯỚC LỢ VÀ NGỌT TỈNH HẬU GIANG

Cơ quan chủ trì: KHOA THỦY SẢN-TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chủ nhiệm đề tài: PGS Ts Trần Ngọc Hải

HẬU GIANG – 2013

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM

(Lates calcarifer) TRONG RUỘNG, AO VÀ LỒNG

Ở VÙNG NƯỚC LỢ VÀ NGỌT TỈNH HẬU GIANG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) CHỦ NHIỆM

Danh sách thành viên ban chủ nhiệm:

Trang 3

I THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)

trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt Tỉnh Hậu Giang

2 Chủ nhiệm đề tài: PGs Ts Trần Ngọc Hải

3 Tổ chức chủ trì: Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

Địa chỉ: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh kiều, Thành phố Cần Thơ

Số điện thoại: 07103830246

4 Danh sách cán bộ tham gia chính:

TT Học hàm, học vị, họ và tên Đơn vị công tác

1 PGs Ts Trần Ngọc Hải Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

2 Ts Lý Văn Khánh Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

3 Ts Lê Quốc Việt Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

4 Ths Cao Mỹ Án Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

5 Ths Đinh Minh Trường Chi Cục Thủy sản Hậu Giang

5 Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:

Năm bắt đầu : 08/2007 Năm kết thúc: 08/2008

6 Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả): 03/2013

7 Kinh phí thực hiện đề tài: 188 triệu đồng

II KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

1 Kết quả nghiên cứu:

1.1 Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin khoa học và kỹ thuật quan trọng cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, người nuôi thủy sản vốn còn rất ít thông tin về ương nuôi cá chẽm, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy

Góp phần cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng cho các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất và kinh doanh để liên kết, ương nuôi và kinh doanh đối tượng này

Trang 4

Góp phần vào việc phát triển kỹ thuật ương và thuần dưỡng cá chẽm giống nhằm cung cấp giống cho nghề nuôi Kết quả đề tài cũng sẽ góp phần phát triển nuôi cá chẽm thâm canh trong nước mặn, lợ hay ngọt và mật độ nuôi cao đang được chú ý phát triển trong ao qui mô gia đình hay công ty, cho xuất khẩu

Đối với cơ quan chủ trì đề tài, thành công của đề tài sẽ cung cấp nhiều kinh nghiệm cũng như cơ sở khoa học và kỹ thuật của việc nuôi cá chẽm cho cán bộ giảng dạy, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản Thành công của đề tài cũng cung cấp kinh nghiệm và kỹ thuật cho các cơ quan phối hơp thực hiện, làm cơ sở thúc đẩy cho công tác khuyến ngư, khuyến nông Người dân tham gia thực hiện đề tài hay tham quan, tập huấn mô hình nuôi cũng sẽ có nhiều kinh nghiêm để ứng dụng vào sản xuất

1.2 Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học

Cá chẽm rất rộng muối, có khả năng sống và tăng trưởng tốt ở vùng nước

lợ đến nước ngọt nên rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi Hậu Giang là tỉnh vừa có nước ngọt vừa có nước lợ, có nhiều sông rạch, ao ruộng thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá chẽm Vì thế, đây là điều kiện rất tốt để phát triển nghề nuôi cá chẽm, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, mô hình nuôi và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

Sự thành công của đề tài sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi, giảm rủi ro, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng nước lợ và ngọt ở Hậu Giang cũng như những nơi khác có điều kiện sinh thái tương tự, đảm bảo kinh tế xã hội và nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững ở Hậu Giang và ĐBSCL nói chung ĐBSCL có tiềm năng diện tích rất lớn cho nuôi cá chẽm Việc đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình nuôi, trong đó có

cá chẽm là rất cần thiết hiện nay

Đây là đề tài nghiên cứu kết hợp với nông dân làm cơ sở phát triển, nhân rộng kỹ thuật đồng thời cũng khuyến khích người dân tham gia thực hiện

TT Tên sản phẩm và chỉ

tiêu chất lượng Đơn vị đo

Theo kế hoạch

Thực tế đạt được

1 Tỷ lệ sống của cá thu hoạch:

- Mô hình nuôi trong bể % 14,4-94,7

- Mô hình nuôi ruộng % 1,80-17,6

Trang 5

- Mô hình nuôi lồng % 0

- Mô hình nuôi ao % 1,80-81,7

2 Năng suất của cá thu hoạch:

- Mô hình nuôi trong bể kg/m3 0,62-2,83

- Mô hình nuôi ruộng kg/ha 150 31,7-371

- Mô hình nuôi lồng kg/m3 4 0

- Mô hình nuôi ao kg/ha 3.000 266-8.905

2 Các sản phẩm khoa học

Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates

calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang

Qui trình kỹ thuật: Qui trình Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ao

Bài báo khoa học: Lý Văn Khánh, Cao Mỹ Án và Trần Ngọc Hải

(2010) Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá

chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1970) Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ

1 Lê Thúy Nguyên Ảnh hưởng của

các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá

chẽm (Lates calcarifer,

Bloch 1790)

Đại học

CBHD: Ts Trần Ngọc Hải và Ths Lý Văn Khánh

Bảo vệ năm 2008, đạt kết quả Tốt

2 Nguyễn Thanh Hiếu Thực nghiệm

nuôi cá chẽm

(Lates calcarifer)

trong bể ở các

Đại học

CBHD: Ts Lý Văn Khánh và PGs Ts Trần Ngọc Hải

Bảo vệ năm 2012, đạt kết quả Tốt

Trang 6

độ mặn khác nhau

3 Nguyễn Thị Xuân

Biểu

Thử nghiệm nuôi cá chẽm

(Lates calcarifer

Bloch, 1790) trong bể với các loại thức ăn khác nhau

Đại học

CBHD:

PGs Ts Trần Ngọc Hải

và Ts Lý Văn Khánh Bảo vệ năm 2012, đạt kết quả Tốt

Cần Thơ, ngày 29 tháng 07 năm 2013

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

(Ký tên và đóng dấu)

Trang 7

TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong

ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt Tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 08/2007 đến tháng 12/2012 Mục tiêu của đề tài xác định loại thức ăn, loại hình nuôi cá chẽm hiệu quả và thích hợp ở Hậu Giang Nhằm phát triển

kỹ thuật nuôi cá chẽm, để đa dạng hóa đối tượng nuôi, mô hình nuôi và sản phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Hậu Giang Nghiên cứu tìm loại thức ăn thích hợp cho nuôi cá chẽm được bố trí với

5 nghiệm thức (i) ốc bươu vàng (ốc); (ii) TACN 1 + ốc bươu vàng; (iii) thức

ăn công nghiệp 1 (TNCN 1); (iv) TACN 1 + cá tạp và (v) cá tạp Cá chẽm giống có khối lượng 1,30 g/con được nuôi trong hệ thống lọc tuần hoàn với mật độ 150 con/m3 ở độ mặn 5‰ Kết quả cá chẽm tăng trưởng nhanh và đạt

tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp sau 6 tuần nuôi cá đạt khối lượng 6,992 g và tỷ lệ sống đạt 40% Cá chẽm cho ăn ốc tăng trưởng chậm hơn so với cá tạp, nhưng cũng có khả năng để làm thức ăn cho cá chẽm Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể với các loại thức ăn khác nhau được

bố trí với 3 nghiệm thức (i) TACN 2 + cá tạp, (ii) cá tạp và (iii) thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) Cá chẽm giống có khối lượng 3,02 g/con được nuôi trong nước ngọt với mật độ 20 con/m3 Sau 3 tháng nuôi, khối lượng cá đạt lớn nhất

ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp (84,0 g/con), tỷ lệ sống của nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp đạt cao nhất (87,5%)

Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể lọc tuần hoàn ở độ mặn khác nhau được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức độ mặn 0 và 10‰ Cá chẽm giống có khối lượng 2,89 g/con được nuôi ở mật độ 50 con/m3, cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 Sau 3 tháng nuôi cá chẽm tăng trưởng tốt ở cả

độ mặn 0 và 10‰ với khối dao động ở mức 52,1±8,64 g/con (10‰), 59,8±6,81 (0‰) Tỷ lệ sống ở độ mặn 0‰ (94,7%) cao hơn ở độ mặn 10‰ (61,3%)

Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong ruộng kết hợp với cá rô phi được thực hiện ở vùng nước ngọt và vùng nước lợ nhạt, cá rô phi sẽ là nguồn thức ăn cho cá chẽm, không cần bổ sung thức ăn cho cá chẽm Cá chẽm giống có khối lượng 1,30 g/con được nuôi với mật độ 1 con/10 m2 kết hợp với thả cá rô phi

có kích cỡ 50-100 g/con với mật độ 0,5 con/m2 Kết quả sau 8 tháng nuôi ở vùng nước ngọt cá chẽm có khối lượng trung bình là 348 g/con, tỷ lệ sống

Trang 8

trung bình 5,55% và năng suất trung bình 95,8 kg/ha Ở vùng nước lợ nhạt cá chẽm có khối lượng trung bình là 301 g/con, tỷ lệ sống trung bình 16,3% và năng suất trung bình 249 kg/ha

Nuôi cá chẽm trong lồng được thực hiện ở vùng nước lợ nhạt Cá chẽm giống có khối lượng 1,30 g/con được nuôi trong lồng 4 m3 với mật độ 80 con/m3 Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 kết hợp với cá tạp và ốc

Do nhiều trở ngại về vị trí và môi trường nước nên không đem lại kết quả trong nuôi cá chẽm trong lồng ở Hậu Giang cho thấy khó có thể phát triển mô

hình này ở địa phương

Nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao được thực hiện ở vùng nước ngọt

và vùng nước lợ nhạt Cá chẽm giống có khối lượng 1,30 g/con được nuôi với mật độ 3 con/m2 Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 kết hợp với cá tạp và ốc Sau 8 tháng nuôi ở vùng nước ngọt cá chẽm đạt khối lượng 293 g/con, tỷ lệ sống 4,35% và năng suất 650 kg/ha Ở vùng nước lợ nhạt khối lượng cá đạt 287 g/con, tỷ lệ sống 10,0% và năng suất trung bình 1.433 kg/ha Nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao được thực hiện ở vùng nước lợ nhạt Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 2,94 g/con được thả nuôi với mật độ 5 con/m2 Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 kết hợp với cá tạp và ốc Kết quả sau 5 tháng nuôi, khối lượng cá chẽm đạt 218 g, tỷ lệ sống đạt 81,7% và năng suất đạt 8.905 kg/ha

Kết quả thí nghiệm cho thấy cá chẽm có thể sống tốt trong môi trường nước ngọt hay lợ Bên cạnh chất lượng nước thì vấn đề thức ăn và con giống rất quan trọng, quyết định tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của mô hình nuôi Thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của cá chẽm có thể thay thế hoàn toàn thức ăn tươi sống (cá tạp, ốc) trong nuôi cá chẽm, tuy nhiên trong những điều kiện nhất định có thể sử dụng thức ăn tươi sống (cá tạp, ốc) Cá chẽm giống phải đã được tập thức ăn nhân tạo và đã được thuần hóa độ mặn phù hợp nơi nuôi là rất cần thiết Hoàn toàn có thể phát triển tốt mô hình nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt và nước lợ ở địa phương

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ i

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ii

TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vi

MỤC LỤC viii

DANH SÁCH BẢNG xii

DANH SÁCH HÌNH xiii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CÁ CHẼM 4

1.1 Sơ lược về một số đặc điểm sinh học của cá chẽm 4

1.1.1 Phân loại 4

1.1.2 Đặc diểm hình thái 4

1.1.3 Đặc điểm phân bố 5

1.1.4 Đặc điểm sinh sản 5

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 6

1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 8

1.1.7 Đặc điểm môi trường 8

1.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi thương phẩm cá chẽm 9

1.2.1 Nuôi cá chẽm trên thế giới 9

1.2.2 Nuôi cá chẽm ở Việt Nam 9

1.2.3 Các mô hình nuôi cá chẽm 10

1.3 Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hậu Giang 13

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

2.2 Vật liệu nghiên cứu 15

2.2.1 Nguồn cá chẽm giống 15

2.2.2 Nguồn thức ăn công nghiệp 15

2.2.3 Nguồn nước 15

2.2.4 Một số phương tiện khác 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể 16

2.3.1.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống bể lọc tuần hoàn nước lợ 16

Trang 10

2.3.1.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong bể

nước ngọt 18

2.3.1.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể lọc tuần hoàn ở các độ mặn khác nhau 19

2.3.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước ngọt (ở xã Phú An huyện Châu Thành) và nước lợ (ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ) 20

2.3.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng 21

2.3.4 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao 22

2.3.4.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt ở xã Phú An huyện Châu Thành và trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ 22

2.3.4.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước lợ ở xã Hỏa Tiến thành phố Vị Thanh 22

2.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi cá nuôi 24

2.4 Tập huấn kỹ thuật nuôi cá chẽm 25

2.5 Phân tích và xử lý số liệu 25

Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 26

3.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể 26

3.1.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong bể lọc tuần hoàn nước lợ 26

3.1.1.1 Các yếu tố môi trường 26

3.1.1.2 Tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong bể 27

3.1.1.3 Tỷ lệ sống của cá chẽm sau 6 tuần nuôi trong bể 29

3.1.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể ở nước ngọt với các loại thức ăn khác nhau 30

3.1.2.1 Các yếu tố môi trường 31

3.1.2.2 Tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn khác nhau 32

3.1.2.3 Tỷ lệ sống của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn 33

3.1.2.4 Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn 34

3.1.2.5 Sự phân cỡ của cá sau 3 tháng nuôi 34

3.1.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể lọc tuần hoàn ở các độ mặn khác nhau 36

Trang 11

3.1.3.1 Các yếu tố môi trường 36

3.1.3.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 37

3.1.3.3 Tỷ lệ sống của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 38

3.1.3.4 Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 39

3.1.3.5 Sự phân cỡ của cá chẽm sau 3 tháng nuôi ở độ mặn khác nhau 39

3.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước ngọt (ở xã Phú An, huyện Châu Thành) và trong ruộng nước lợ (ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ) 41

3.2.1 Các yếu tố môi trường ruộng nuôi 41

3.2.1.1 Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong và độ mặn 41

3.2.1.2 Các yếu tố thủy hóa 42

3.2.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong ruộng lúa 43

3.2.3 Tỷ lệ sống và năng suất của cá nuôi trong ruộng lúa 44

3.2.4 Hiệu quả kinh tế 46

3.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng nước lợ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ 46

3.4 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao 47

3.4.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt ở xã Phú, An huyện Châu Thành và trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ 47

3.4.1.1 Các yếu tố môi trường ao nuôi cá chẽm 48

3.4.1.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm trong ao nuôi 49

3.4.1.3 Tỷ lệ sống và năng suất của cá trong ao nuôi 51

3.4.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước lợ ở xã Hỏa Tiến thành phố Vị Thanh 52

3.4.2.1 Các yếu tố môi trường ao nuôi cá chẽm 53

3.4.2.2 Tăng trưởng của cá chẽm sau 5 tháng nuôi 54

3.4.2.3 Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số CV của cá trong ao nuôi 54

3.4.2.4 Hiệu quả kinh tế 55

3.5 Thảo luận chung 56

3.6 Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp 58

3.6.1 Khó khăn và thuận lợi 58

3.6.2 Giải pháp 59

Trang 12

3.7 Tập huấn kỹ thuật nuôi cá chẽm 59

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Phụ lục 1: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 77

Phụ lục 2: DANH SÁCH CÁC HỘ NUÔI CÁ CHẼM Ở HẬU GIANG 78

Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ CHẼM 79

SẢN PHẨM ĐỀ TÀI 92

- Qui trình kỹ thuật ương nuôi cá chẽm

- Tạp chí khoa học

- Luận văn tốt nghiệp đại học

Trang 13

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Nhu cầu về vitamin của cá chẽm (Ambasankar, 2009) 7

Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm cần đáp ứng khi nuôi (Ambasankar, 2009) 8

Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của các loại thức ăn thí nghiệm 23

Bảng 3.1 Các yếu tố thủy lý hóa 27

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của cá chẽm sau 6 tuần nuôi 28

Bảng 3.3: Biến động các yếu tố môi trường 31

Bảng 3.4: Tăng trưởng của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn 32

Bảng 3.5: Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn 34

Bảng 3.6: Hệ số phân cỡ (CV) về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi 34

Bảng 3.7: Biến động các yếu tố môi trường 36

Bảng 3.8: Tăng trưởng của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 37

Bảng 3.9: Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 39

Bảng 3.10: Hệ số phân cỡ của cá chẽm sau 3 tháng nuôi 40

Bảng 3.11: Các yếu tố thủy lý trong thời gian nuôi cá trong ruộng lúa 42

Bảng 3.12: Các yếu tố thủy hóa trong thời gian nuôi cá trong ruộng lúa 43

Bảng 3.13: Tăng trưởng của cá chẽm trong ruộng lúa sau 8 tháng nuôi 44

Bảng 3.14: Tỷ lệ sống và năng suất của cá trong ruộng lúa 45

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong ruộng lúa 46

Bảng 3.16: Các yếu tố thủy lý trong thời gian nuôi cá trong ao 48

Bảng 3.17: Các yếu tố thủy hóa trong thời gian nuôi cá trong ao 50

Bảng 3.18: Tăng trưởng của cá trong ao sau 8 tháng nuôi 51

Bảng 3.19: Tỷ lệ sống và năng suất của cá trong ao sau 8 tháng nuôi 52

Bảng 3.20: Các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi 53

Bảng 3.21: Tăng trưởng của cá chẽm trong ao sau 5 tháng nuôi 54

Bảng 3.22: Tỷ lệ sống, năng suất và hệ sô thức ăn của cá trong ao sau 5 tháng nuôi 55

Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong ao 55

Trang 14

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1.1: Hình thái bên ngoài cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 4

Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (www.haugiang.gov.vn) 13

Hình 2.1: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các loại thức ăn khác nhau ở ĐHCT 17

Hình 2.2: Bể nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau ở ĐHCT 19

Hình 2.3: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các độ mặn khác nhau ở ĐHCT 20

Hình 2.4: Ruộng nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi ở Long Mỹ 21

Hình 2.5: Lồng nuôi cá chẽm giai đoạn đầu 22

Hình 2.6: Ao nuôi cá chẽm bán thâm canh ở xã Hỏa Tiễn, Vị Thanh 23

Hình 2.7: Cá tạp cắt khúc (a) và thịt ốc bươu vàng (b) 24

Hình 2.8: Thức ăn công nghiệp 1 (a) và thức ăn công nghiệp 2 (b) 24

Hình 3.1: Khối lượng của cá sau 6 tuần nuôi 28

Hình 3.2: Tỷ lệ sống của cá chẽm sau 6 tuần nuôi 29

Hình 3.3: Tỷ lệ sống của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn 33

Hình 3.4: Sự phân cỡ về khối lượng của cá sau 3 tháng nuôi 35

Hình 3.5: Tỷ lệ sống của cá chẽm nuôi trong bể tuần hoàn với các độ mặn khác nhau 38

Hình 3.6: Sự phân cỡ của cá chẽm sau 3 tháng nuôi ở độ mặn 40

Trang 15

MỞ ĐẦU

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

ở nước ta và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) NTTS Việt Nam hiện đang được xếp thứ ba thế giới, thứ ba Châu Á và thứ nhất ở Đông Nam

Á Sản lượng thủy sản của cả nước liên tục tăng trong các năm qua và đạt hơn 5,1 triệu tấn năm 2011 Kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỉ USD năm 2011, trong

đó từ tôm sú và cá da trơn hơn 3,5 tỉ USD ĐBSCL với tổng diện tích mặt nước trên 1 triệu ha và chiều dài bờ biển trên 700 km là tiềm năng to lớn cho NTTS nước ngọt, nước lợ và nuôi biển Trong nhữnng năm qua, nghề NTTS

ở ĐBSCL luôn phát triển nhanh cả về diện tích, mức độ thâm canh hóa và đa dạng đối tượng nuôi và mô hình nuôi Năm 2010, diện tích nuôi thủy sản của ĐBSCL đạt 769.048 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích nuôi của cả nước, và sản lượng nuôi thủy sản đạt 1.945.930 tấn, chiếm 71% sản lượng của cả nước Các đối tượng nuôi chủ lực cho xuất khẩu là cá tra, tôm sú, tôm càng xanh, nghêu; các đối tượng quan trọng cho nuôi trồng và tiêu thụ nội địa như các lòai cá đồng, cá rô phi… Tuy nhiên, nghề nuôi cá nước lợ/mặn ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế và mới ở giai đoạn đầu phát triển Trước những khó khăn lớn đang găp phải như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thị trường bất ổn do tập trung quá mức cho nuôi tôm và cá tra xuất khẩu, đòi hỏi cần phải cấp bách nghiện cứu, phát triển đa dạng đối tượng nuôi, mô hình nuôi, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản trong vùng và cả nước Trong số các đối tượng tiềm năng cho nuôi thủy sản thì cá chẽm là một trong những đối tượng rất quan trọng

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài cá có giá trị kinh tế cao, rộng muối,

sống cả ở nước mặn, lợ hay ngọt, lớn nhanh, và thích hợp cho nhiều mô hình nuôi khác nhau từ nuôi ao hay nuôi lồng bè, nuôi đơn hay kết hợp, là loài cá

ăn thịt nhưng có thể sử dụng tốt thức ăn viên nhân tạo, và đặc biệt là nguồn giống nhân tạo đã sản xuất giống thành công dễ hơn so với các loài cá biển khác Hiện nay, cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi thủy sản phổ biến

và quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông nam Á, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Ở Việt Nam, nghề nuôi cá chẽm còn khá mới mẻ và chưa phát triển rộng rãi Sản xuất giống cá chẽm nhân tạo trong những năm gần đây đang góp phần thiết thực cho phát triển nghề nuôi

cá chẽm trong vùng và cả nước

Trang 16

Đối với tỉnh Hậu Giang, tỉnh có nhiều vùng sinh thái đa dạng và đặc trưng khác nhau, nghề NTTS cũng được xem là một trong những ngành quan trọng trong tỉnh NTTS ở Hậu Giang cũng khá đa dạng về đối tượng nuôi, mô hình nuôi, qui mô nuôi khác nhau tùy điều kiện đặc thù

Để nhằm phát huy tốt tiềm năng của địa phương, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủy sản ở tỉnh Hậu Giang và ĐBSCL nói

chung đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates

calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt Tỉnh Hậu

Giang” đã được thực hiện

Mục tiêu nghiên cứu:

• Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm,

để đa dạng hóa đối tượng nuôi, mô hình nuôi và sản phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững ở Hậu Giang

• Mục tiêu cụ thể của đề tài là xác định loại thức ăn và loại hình nuôi cá chẽm hiệu quả và thích hợp ở Hậu Giang

Nội dung nghiên cứu:

Nuôi cá chẽm trong ruộng kết hợp với cá rô phi

- Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước ngọt

ở xã Phú An huyện Châu Thành

- Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước lợ ở

xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ

Nuôi cá chẽm trong lồng

- Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng nước lợ ở xã Lương Tâm huyện Long Mỹ

Trang 17

Nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao

- Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt ở xã Phú

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Loài: Lates calcarifer (Bloch, 1790)

Hình 1.1: Hình thái bên ngoài cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)

1.1.2 Đặc diểm hình thái

Cá chẽm là loài cá lớn, có thể đạt chiều dài khoảng 2m, kích cỡ thường thấy khoảng 1,5 m, trọng lượng tối đa có thể đạt 55 kg, cá có thân hình thon dài, dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu Đầu nhọn, miệng rộng hơi so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng dạng lông nhung, không có răng nanh Mép dưới của xương nắp mang có gai cứng Vây lưng có 2 vi, vi trước

có 7-9 gai cứng, vi sau có 10-11 tia mềm Vi hậu môn có 3 gai cứng và 7-8 tia mềm, vi đuôi tròn và có hình quạt, vẩy lược, có 61 vẩy đường bên kéo dài đến

Trang 19

vây đuôi (Kungvankii et al, 1986)

Khi cá còn nhỏ, trên mặt lưng có màu nâu, với ba sọc màu trắng trên đầu

và đốm trắng rải rác ở những nơi khác, mặt bên và bụng có màu bạc khi sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt Khi cá ở giai đoạn trưởng thành có màu xanh lục hay vàng nhạt ở trên lưng và màu vàng bạc ở mặt bụng Các dấu hiệu có thể bị mờ đi hoặc có thể biến mất theo thời gian Đôi mắt có màu nâu đỏ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006)

1.1.3 Đặc điểm phân bố

Cá chẽm là loài cá rộng muối có vùng phân bố tương đối rộng, chúng sống được ở tất cả các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn ven bờ biển các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương Tuy nhiên cá

chẽm cũng xuất hiện ở vùng Bắc Châu Á và Nam Đại Dương (Kungvankii et

al, 1986), từ bờ phía đông của Ấn Độ đến Indonesia, Philipines, Thái Lan,

Trung Quốc đến Đài Loan và nam Nhật Bản, về phía nam đến Pupua New Guinea và bắc Australia Theo Mai Đình Yên (1979), ở Việt Nam cá chẽm phân bố ven biển từ Móng Cái đến mũi Cà Mau và các thủy vực nước ngọt có dòng chảy thông ra biển Cá chẽm được nuôi nhiều ở các nước như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Philipines và Việt Nam

1.1.4 Đặc điểm sinh sản

Phần lớn thời gian sinh trưởng của cá chẽm ở các thủy vực nước ngọt như sông, hồ Cá chẽm có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 2-3 năm cá có thể đạt trọng lượng 3-5 kg Khi thành thục (3-4 năm tuổi), cá chẽm di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp 30-32‰ để sinh sản Ấu trùng sau khi nở

sẽ trôi dạt vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên Cá con sẽ dần di cư vào các thủy vực nước ngọt phát triển thành cá thể trưởng thành (FAO, 1999; Moore, 1982; Webster, 2002; Pender, 1996; Russel, 1985)

Cá chẽm là loài lưỡng tính, cá đực đạt đến kích cỡ trưởng thành ở 37 đến

72 cm và thay đổi thành cá cái bắt đầu từ 73 cm, thời gian thành thục khoảng 3-5 năm, hoặc 6-8 năm tùy điều kiện (Moore, 1979, FAO, 1999 ; Guiguen, 1993) Theo Guiguen (1993) con đực trưởng thành sau 3-5 năm, nhưng nghiên cứu này được tiến hành ở cá nuôi lồng, có thể có thời gian trưởng thành sớm hơn so với cá ngoài tự nhiên Một số mẫu cá thể đực thu được lớn hơn 73 cm Việc chuyển đổi từ cá đực thành cá cái thường ngắn, kéo dài

Trang 20

khoảng một tuần, và có thể không xảy ra đối với tất cả cá đực (Moore, 1979; Guiguen, et al, 1993)

Theo Smith (1965), một số loài cá chẽm sống cả đời trong nước ngọt, tuy nhiên tuyến sinh dục không phát triển Theo Moore (1982) trứng cá chẽm không nở trong môi trường nước ngọt Tuy nhiên, theo Pender và Griffen (1996) cá chẽm sống trong nước ngọt, cửa sông, hoặc các môi trường nước mặn trong suốt vòng đời

Theo Moore (1982), cá chẽm sinh sản vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa Cá cái mang từ 2,3 đến 32,2 triệu trứng và có thể đẻ rốc hoặc ít nhất là 10% tại một thời điểm Mùa vụ sinh sản thay đổi theo vị trí địa lý Cá chẽm ở miền bắc Australia đẻ trứng giữa tháng chín và tháng ba Cá chẽm ở Philippin

đẻ trứng từ cuối tháng sáu đến cuối tháng mười Ở Thái Lan cá chẽm đẻ trứng khi có gió mùa: gió mùa đông bắc (tháng 8-10) và gió mùa tây nam (tháng 2-6) Cá chẽm đẻ trứng vào chu kỳ trăng và hoạt động sinh sản thường liên quan đến thủy triều (Moore, 1982; Pender và Griffin, 1996; Webster và Lim, 2002)

1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá chẽm là loài cá dữ điển hình Cá chẽm di chuyển bắt mồi chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa vào ban ngày, ít săn mồi vào ban đêm Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt cả mồi có kích cỡ bằng cơ thể chúng Thức ăn chủ yếu là

cá, giáp xác Chúng thích ăn mồi di động Vì thế, trong nuôi cá có thể nuôi kết hợp cá rô phi làm mồi cho cá chẽm

Khi cá chẽm còn nhỏ, thức ăn là phiêu sinh thực vật chiếm 20%, thức ăn

là cá tôm nhỏ chiếm 80% Khi cá lớn hơn 20cm thức ăn hoàn toàn là động vật Cá lớn khẩu phần ăn gồm 100% là động vật, trong đó 70% là tôm cua và 30% là cá nhỏ (Wongsomnuk, 1969 và Bhatia, 1971)

Nhu cầu protein

Hầu hết các nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu protein của các chẽm đều đề xuất chế độ ăn với hàm lượng protein cao (45-55%) nhằm phù hợp với đặc tính ăn thịt của cá chẽm (Catacutan and Coloso, 1995)

Phần lớn các loài cá biển đều có nhu cầu về 10 loại acid amin thiết yếu (Arginine, Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionin, Phenylalanine, Threonine Tryptophan, Tyrosine hoặc Valine) Đã có một vài nghiên cứu xác

định nhu cầu các axit amin đặc biệt của cá chẽm Coloso et al (1993) ước

tính cá chẽm có nhu cầu về Tryptophan khoảng 0,5% protein Các nhu cầu về

Trang 21

Methionine, Lysine và Arginine cũng đã được xác định là khoảng 2,2%, 4,9%

và 3,8% Protein (Millamena et al 1994) Tuy nhiên, khẩu phần ăn chứa quá nhiều Tyrosine có thể gây ra rối loạn chức năng thận ở cá chẽm (Boonyaratpalin, 1997)

Nhu cầu lipid

Lipid là một nguồn năng lượng quan trọng trong chế độ ăn của cá chẽm

và cũng là một nguồn axit béo thiết yếu Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành

để xác định nhu cầu lipid của cá chẽm Theo Sakaras et al (1988, 1989), khi

thành phần protein trong thức ăn ở mức 45% đến 50% , thì hàm lượng lipid thích hợp là 15% đến 18% Các nghiên cứu cũng cho thấy một sự tăng trưởng tương tự từ cá chẽm ăn thức ăn có chứa 9% - 13% lipid, nhưng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp hơn đáng kể với mức độ lipid cao hơn (15-18%) Catacutan and Coloso (1995) đã kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá chẽm ở ba mức độ lipid 5%, 10% và 15% với ba mức độ protein (35%, 42,5% và 50%) Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức độ lipid 15%, protein cũng ở

mức cao nhất (50%) Theo Glencross et al (2003) cho cá ăn thức ăn có hàm

lượng protein tương tự, nhưng khác nhau về hàm lượng lipid (16% và 22%)

cá tăng trưởng tương đương nhau (555 g/con), nhưng ở mức độ lipid 22% thì

hệ số FCR thấp

Nhu cầu vitamin

Nhu cầu vitamin của cá chẽm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1: Nhu cầu về vitamin của cá chẽm (Ambasankar, 2009)

Vitamin Nhu Cầu

(mg/kg thức ăn) Dấu hiệu thiếu hụt

Pyridoxine 5 – 10 Bơi lội lờ đờ, tỷ lệ tử vong cao

Pantothenic acid 15 – 90 Tỷ lệ tử vong cao

Nicotinic acid Chưa xác định Xuất huyết và mòn vây, loét mang, tỷ lệ chết cao

Ascorbic acid 25 – 30a (700b) Xuất huyết mang, mắt lồi, cong vẹo cột sống,

Lordosis, Gan nhiễm mỡ, thoái hóa cơ, tăng trưởng chậm, dị tật

Trang 22

Nhu cầu carbohydrates

Cá chẽm không có nhu cầu carbohydrate cụ thể trong khẩu phần ăn Nó

có thể lấy năng lượng từ một số nguồn carbohydrate Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng carbohydrate trong bột mì (dùng làm chất kết dính trong thức ăn) đủ

để cung cấp năng lượng cho cá chẽm trong khẩu phần ăn Khẩu phần ăn chứa isolipidic và isoproteic với 20% carbohydrate sẽ cho tăng trưởng tốt

1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng

Cá chẽm có sự phân đàn nhanh và có tính ăn nhau, nên trong kỹ thuật nuôi thường xuyên phân cỡ cá và cho ăn đầy đủ Cá chẽm nuôi đạt cỡ 10 g có chiều dài khoảng 8-10 cm Cá chẽm sau khoảng 90 ngày tuổi cá tăng trưởng nhanh cho đến khi trưởng thành và thành thục, sau đó tăng trưởng chậm lại

Cá chẽm giống 4-5 cm, sau 1 năm có thể đạt trọng lượng 1,5 - 3,0 kg/cá thể

Cá chẽm có thể sống trên 20 năm và đạt trọng lượng trên 50 kg (Shaklee et al,

1993) Trong môi trường nước lợ, ở vùng biển Indonesia - Úc đã tìm thấy cá chẽm đạt chiều dài 170 cm nặng trên 50 kg (Weber và Beaufort, 1936)

1.1.7 Đặc điểm môi trường

Cá chẽm có thể sống trong các độ mặn khác nhau, từ biển, đầm phá và sông Độ mặn phù hợp để ương nuôi ấu trùng của cá chẽm (1-30 ngày tuổi) là

20 ‰, tuy nhiên có thể tìm thấy cá chẽm lớn ở độ mặn 0‰ Độ mặn thích hợp nhất cho nuôi cá chẽm khoảng 15‰ Khi thay đổi độ mặn, cá có thể thích

nghi bằng cách điều hòa áp suất thẩm thấu (Barnabe et al, 1976.;

Maneewongsa và Tattanon, 1982; Kelley 1988; Pickett và Pawson 1994;

Bone et al, 1995; Jensen et al, 1998 Evans et al, 1999; Saillant et al, 2003)

Trang 23

1.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi thương phẩm cá chẽm

1.2.1 Nuôi cá chẽm trên thế giới

Nghề sản xuất giống và nuôi cá chẽm trên thế giới bắt đầu từ những năm

1970, đặc biệt là ở Thái Lan (Wongsomnuk và Manevonk, 1973) Thái Lan sản xuất hơn 100 triệu cá bột cá chẽm hàng năm (Anon, 1985), và phát triển nghề nuôi thành quy mô lớn Năm 1983, đã có 1.000 trang trại cá chẽm ở

Thái Lan (Sirikul et al, 1988) Theo FAO (1995), sản lượng cá chẽm thế giới

đạt trong năm 1995 đạt 14.895 tấn, trong đó 11.456 tấn (77%) có nguồn gốc

từ Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Malaysia) Theo FAO, (2012) sản lượng cá chẽm ở Malaysia là 11.705 tấn trong năm 2008 và 20.022 tấn trong năm 2010

Sản lượng cá chẽm nuôi thế giới đạt trên 70.000 tấn năm 2010 Cá chẽm nuôi được bán trên thị trường có kích cỡ vào khoảng 500-800 g

Cá chẽm được thả nuôi với nhiều hình thức khác nhau, như trong lồng biển với năng suất 15-40 kg/m3 hay nuôi trong hệ thống tuần hoàn với năng suất 15 kg/m3 Cá chẽm cũng được nuôi trong ao đất hoặc ao lót bạt với năng suất 10-20 tấn/ha/vụ

(http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Lates_calcarifer/en)

1.2.2 Nuôi cá chẽm ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu nuôi cá biển từ năm 1995-1996 và được coi là quốc gia có tiềm năng phát triển về nuôi biển, với chiều dài bờ biển hơn 3.200 km

có nhiều eo, vịnh, đầm phá và vùng triều ven biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi cá biển Hiện nay, nước ta đang nuôi 7 loài cá biển có giá trị

kinh tế như cá vược (Lates calcarifer), cá giò, cá song chấm nâu, cá hồng mỹ,

cá hồng bạc, cá chim vây vàng và cá dìa (Trần Thế Mưu, 2013)

Hiện nay, công nghệ nuôi bán thâm canh, thâm canh cá biển ở quy mô

ao, nuôi lồng nhỏ, lồng lớn đang được hoàn thiện Sản lượng cá biển nuôi năm 2012 đạt khoảng 32.000 tấn, chủ yếu là cá chẽm (Trần Thế Mưu, 2013) Việc sản xuất giống nhân tạo cá chẽm thành công đã giải quyết vấn đề quan trọng về con giống cho nghề nuôi Hiện nay, ở nước ta, một số nơi đã sản xuất và cung cấp giống quan trọng như ở Nha Trang và Vũng Tàu, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho nghề nuôi, và phần lớn cá giống được nhập từ Thái Lan

Trang 24

Ở ĐBSCL có tổng diện tích nuôi và sản lượng nuôi thủy sản chiếm trên 70% cả nước ĐBSCL có tiềm năng diện tích rất lớn cho nuôi cá chẽm, tuy nhiên, nghề nuôi vẫn còn hạn chế

Một số tỉnh ở ĐBSCL đã bắt đầu nuôi cá chẽm trong những năm qua Năm 2008, tỉnh Trà Vinh có một số hộ đã tiến hành nuôi thí nghiệm cá chẽm bằng giống sinh sản nhân tạo, đến năm 2012 đã có trên 100 hộ nuôi

Ở Bến Tre, mô hình nuôi cá chẽm công nghiệp cho thấy nuôi cá chẽm thâm canh bằng thức ăn công nghiệp có hiệu quả cao hơn khi dùng thức ăn

tươi sống (http://www.fistenet.gov.vn) Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh

Bến Tre (2009), với diện tích 5.000 m2, nuôi 7.500 con cá chẽm giống kích cỡ

8 cm, cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,4 đến 0,7 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80% Tỷ lệ cá có trọng lượng trên 0,4 kg khoảng 70% Năm 2011, mô hình nuôi cá chẽm thâm canh của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre gồm 22 ao nuôi, tổng diện tích trên 11 ha mặt nước Sau 8 tháng nuôi, thu hoạch cá vớo trọng lượng trung bình 1 kg/con, năng suất trên 40 tấn/ha (theo báo Đồng Khởi, 06/2011)

Năm 2010, tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thí điểm mô hình nuôi cá chẽm

công nghiệp, đạt 70 tấn/ha (http://www.agroviet.gov.vn)

Năm 2012, huyện Quãng Điền- Thừa Thiên Huế đã đưa vào thả nuôi 14

ha cá chẽm với 50 hộ tham gia nuôi Hình thức nuôi cá chẽm theo kiểu gối vụ, thả nuôi quanh năm Sản lượng thu hoạch trung bình trên 11 tấn/ha/năm, thu trên 18 tỷ đồng/năm

Theo Phan Thị Liên (2007) cá chẽm được nuôi trong ao với mật độ 0,8 con/m2 sau 6 tháng nuôi đạt khối lượng trung bình 1 kg/con, tỷ lệ sống đạt 60% và năng suất là 4,8 tấn/ha

1.2.3 Các mô hình nuôi cá chẽm

Nuôi đơn

Ở vùng Đông Nam Á, cá chẽm được nuôi trong ao chủ yếu theo mô hình nuôi bán thâm canh Ao nuôi thường có diện tích từ 1,5-2 ha, sâu 1,2- 1,5m, mật độ nuôi 16 con/m2, sau 9-12 tháng nuôi là có thể thu hoạch, kích cỡ cá đạt khoảng 250-700 g Thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp (khoảng 70%) hoặc có

bổ sung thêm cám gạo trong khẩu phần ăn (30%)

Trang 25

Edward Danakusumah, (1987) đã thử nghiệm nuôi cá chẽm trong ao đất

ở Indonesia, mật độ thả nuôi là 10 con/m2 (80-85 g/con), cá chẽm giống được cho ăn bằng cá tạp, thời gian nuôi khoảng 5 tháng Kết quả cho thấy tỷ lệ sống dao động từ 72-85,5%, tốc độ tăng trưởng khoảng 3,58 g/ngày, FCR =3

Nuôi ghép

Nuôi ghép là hình thức nuôi rất triển vọng, không phụ thuộc vào nguồn

cá tạp Phương pháp này được thực hiện đơn giản bằng cách nuôi cá chẽm kết hợp với một loài cá đóng vai trò làm thức ăn trong ao Các loài cá thường

được chọn là cá rô phi Oreochromis mossambicus, Oreochromis niloticus

Trong mô hình nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi ở Thái Lan, Rimmer (1998) đã thử nghiệm nuôi kết hợp theo tỷ lệ 5.000-10.000 cá rô phi (tỷ lệ đực cái là 1:3) kết hợp với 3.000-5.000 cá chẽm (8-10 cm) Cá rô phi được thả nuôi trước từ 1-2 tháng trước khi thả cá chẽm giống, không cần bổ sung thức

ăn, định kỳ thay nước 3 ngày lần, mỗi lần thay khoảng 50% Năng suất thu được khoảng 2 tấn cá chẽm/ha Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 1 kg/năm với tỉ lệ sống từ 80 đến 90%

Theo Jerome, (1987), ở Philippin, cá chẽm được nuôi ghép với cá rô phi

với tỷ lệ thả ghép là 1 cá chẽm : 15 cá rô phi giống cho hiệu quả cao nhất với

tỷ lệ sống của cá chẽm rất cao dao động từ 92,5-97,7% sau 3 tháng nuôi, tốc

độ tăng trưởng của cá chẽm đạt 0,5 g/ngày, sản lượng cá rô phi thu được trong

mô hình nuôi kết hợp với cá chẽm là 831 kg/ha

Nuôi Lồng

Ở Malaysia, Philippines và Thái Lan, mật độ nuôi lồng thường gặp khoảng 12 - 30 cá giống/m2, tùy thuộc vào chất lượng nước và điều kiện môi trường của vùng nuôi Cá được nuôi trong lồng nổi đặt ở những vùng nước sâu, độ mặn ít biến động, và nước đảm bảo lưu thông tốt Cá tạp là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá chẽm ở các nước Đông Nam Á (Aldon 1997)

Lồng nổi bằng lưới thường được sử dụng để nuôi cá chẽm Kích thước của lồng thường là 5×5×3 m, 10×10×3 m Mắt lưới là 2,5 cm thích hợp cho giống có kích cỡ 10-15 cm Mật độ nuôi từ 10-15 con/m2 Năng suất thu được khoảng 8-15 kg/m2 lồng

Ở Thái Lan, mô hình nuôi cá chẽm trong lồng với mật độ cao cũng đã được thực hiện Cá chẽm kích cỡ 10-15 cm được nuôi với mật độ thả 100 con/m2 Cá được cho ăn bằng cá tạp băm nhỏ hai lần một ngày và cá được cho

Trang 26

ăn theo nhu cầu Năng suất đạt 59,3 kg/m2 sau 6 tháng nuôi và tỷ lệ sống là 94,5% Trọng lượng trung bình của cá lúc thu hoạch khoảng 625 g/con và tỷ

lệ chuyển hóa thức ăn khoảng 4,6:1 (Bộ Thủy sản, 1984)

Philippin nuôi cá chẽm trong lồng với mật độ 30-35 con/m2, sử dụng thức ăn là cá tạp, tốc độ tăng trưởng của cá đạt 1,2 g/ngày, tỷ lệ sống trung bình 89,3%, sinh khối thu được khoảng 6 kg/m2 (Jerome, 1987)

Ở Indonesia, nuôi lồng có 2 hình thức là lồng nổi trên biển và lồng cố định (giai, vèo) ở nơi nước cạn và mức nước ổn định Ưu điểm của dạng lồng này là đễ lắp đặt Mật độ nuôi trung bình khoảng 40-50 con/m3, sau hai tháng nuôi thì giảm mật độ xuống còn 10-20 con/m3 Thức ăn sử dụng là cá tạp có kết hợp với đậu nành Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 400-500

g, tỷ lệ sống 90-100% và hệ số FCR=7,6 (Budiono Martosudarmo, 1987; Pinij Kungvankij, 1987) Theo Glencross, 2006 thì hình thức nuôi đăng quầng có thể nuôi với mật độ > 60 kg/m3 và nuôi trong lồng khoảng 20 kg/m3

Nuôi trong hệ thống tuần hoàn

Ở Úc, hiện đang phát triển các trang trai nuôi cá chẽm quy mô lớn Việc nuôi cá chẽm ở các quốc gia không nằm trong vùng nhiệt đới thì hệ thống tuần hoàn thường được áp dụng (ví dụ như ở phía nam Australia và ở phía đông bắc Hoa Kỳ) Với phương pháp này, có thể ổn định sản xuất quanh năm

và giải quyết được các vấn đề về môi trường Các trang trại nuôi tuần hoàn đạt năng suất trung bình 60 đến 80 kg/m2 bằng cách sử dụng Công nghệ tuần hoàn của châu Âu Hầu hết các trang trại nuôi cá chẽm tuần hoàn có thể đạt được kích cỡ thu hoạch sau 6-8 tháng nuôi (350 đến 1.000 g) (M.R Mackinnon, 1989)

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cá chẽm có thể đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong hệ thống nuôi tuần hoàn khi cho ăn bằng cá rô phi

(Oreochromis sp.) Lee (2003, 2007) nuôi thử nghiệm cá chẽm giống (150 g)

tăng trưởng đến 908 g trong 9 tháng bằng cá rô phi trong hệ thống tuần hoàn

Sheppard et al (2004) đã sử dụng hệ thống tuần hoàn nuôi cá chẽm đen đạt

kích cỡ thương phẩm 900 g trong 12 tháng bằng cá rô phi Một nghiên cứu khác ở Georgia thấy rằng cá chẽm có thể đạt đến kích thước thương mại 1 kg

trong khoảng một năm khi sử dụng cá rô phi (Dumas et al 2007) và hệ thống

tuần hoàn Gần đây, P Carroll (2007) thử nghiệm nuôi thành công cá chẽm 50,5 g đạt kích cỡ thị trường 680 g trong 7 tháng bằng cách sử dụng thức ăn viên thương mại có hàm lượng protein 50% và 8% lipid

Trang 27

Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Thành, 2009 đã thử nghiệm ương cá chẽm trong hệ thống tuần hoàn với mật độ cao 100-1.500 con/m3, sau 3 tháng nuôi

cá đạt tỷ lệ sống 90,1% và không có biểu hiện của bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt 0,18 g/ngày

1.3 Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là một tỉnh ở ĐBSCL, phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp Tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và Tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp Tỉnh Kiên Giang và Tỉnh Bạc Liêu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 - 4 hàng năm

Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang (www.haugiang.gov.vn)

Tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích đất khoảng 160.058,96 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 139.177,31 ha chiếm 86,9% Thế mạnh của Tỉnh Hậu Giang là phát triển nghiên về nông nghiệp Năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 12.182 ha diện tích NTTS và tăng lên 12.968,69 ha năm 2009 Trong đó diện tích nuôi cá khoảng 12.954,69 ha và diện tích nuôi tôm 17,8 ha

Sản lượng thủy sản ước đạt 109.000 tấn năm 2009 Việc phát triển về NTTS ở Hậu Giang những năm gần đây không ngừng gia tăng cả về diện tích lẫn sản lượng Tổng diện tích NTTS năm 2009 là 12.698 ha, trong đó cá ao, mương

Trang 28

vườn chiếm 6.498 ha và cá ruộng chiếm 5.841 ha Tổng sản lượng thủy sản đạt 80.228 tấn, trong đó sản lượng NTTS đạt 76.228 tấn và sản lượng khai thác đạt 4.000 tấn (Chi cục Thủy sản Hậu Giang, 2009)

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc tính thổ nhưỡng, chất lượng nước trong các loại hình thủy vực, Hậu Giang có các các tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng 1 (Đông quốc lộ 1A): có diện tích tự nhiên 21 nghìn ha, gồm

toàn bộ diện tích huyện Châu Thành và phần diện tích nằm ở phía Đông quốc

lộ 1A của thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A Tiểu vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi nhất do có nguồn nước ngọt từ sông Hậu khá dồi dào, đất phù sa và đất líp chiếm trên 90%, tưới tiêu gần như tự chảy nhờ thủy triều biển Đông

- Tiểu vùng 2 (Bắc kênh Xà No): diện tích tự nhiên 16 nghìn ha, bao gồm

một phần diện tích huyện Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy Sản xuất nông nghiệp thuận lợi thứ 2 của tỉnh do có nguồn nước ngọt khá dồi dào

- Tiểu vùng 3 (Nam kênh Xà No-Bắc kênh Nàng Mau): diện tích tự nhiên

42 nghìn ha, bao gồm phần còn lại của huyện Châu Thành A, Vị Thanh và một phần huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp Vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi thứ 3 do có nguồn nước ngọt cấp từ sông Hậu qua kênh xáng Xà No và kênh Nàng Mau

- Tiểu vùng 4 (Nam kênh Nàng Mau-Bắc kênh Lái Hiếu, Cái Lớn): diện

tích tự nhiên 42 nghìn ha, đất phèn 45%, đất phù sa 45 %, mức ngập úng 30 -

60 cm, thời gian ngập dài (2,5-3,5 tháng), khó tiêu thoát lũ và nước mưa tại chỗ so với các tiểu vùng khác

- Tiểu vùng 5 (Nam kênh Lái Hiếu-Xẻo Chít): diện tích tự nhiên 52 nghìn

ha, bao gồm một phần diện tích của huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy và huyện Long Mỹ; bị ảnh hưởng phèn nặng và ảnh hưởng mặn (đất phèn 45%, đất mặn 10%), mức ngập úng 30-60 cm, thời gian ngập 2-3 tháng)

Xác định điều kiện tự nhiên trên sẽ là cơ sở rất quan trọng trong việc qui hoạch, định phướng phát triển sản xuất, trong đó có nghề nuôi thủy sản của tỉnh

Trang 29

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 08/2007 đến tháng 02/2013

- Địa điểm: Trại thực nghiệm Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ

và xã Phú An, huyện châu Thành; xã Lương Tâm và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ; xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

2.2 Vật liệu nghiên cứu

2.2.1 Nguồn cá chẽm giống

Cá chẽm trong các thí nghiệm triển khai năm 2008 nguồn gốc sinh sản nhân tạo tại Thái Lan chủ yếu được ương bằng cá tạp và ruốc (thời điểm năm

2008 chưa có nguồn cá chẽm ương bằng thức ăn công nghiệp)

Cá chẽm trong các thí nghiệm triển khai năm 2012 nguồn gốc sinh sản nhân tạo tại Nha Trang chủ yếu được ương bằng thức ăn công nghiệp

2.2.2 Nguồn thức ăn công nghiệp

Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) trong các thí nghiệm triển khai năm

2008 là thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8% (thời điểm năm 2008 chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm)

Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) trong các thí nghiệm triển khai năm

2012 là thức ăn Uni-President chuyên biệt cho cá chẽm dạng viên nổi có hàm lượng protein 44%

2.2.3 Nguồn nước

Nước ngọt: hệ thống nước máy sinh hoạt của thành phố (đối với các thí nghiệm thực hiện tại Khoa Thủy sản) và nước sông (đối với các thí nghiệm thực hiện tại tỉnh Hậu Giang)

Nước mặn: nước mặn sử dụng cho các thí nghiệm tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ là nước ót mua từ vùng ven biển Bạc Liêu, có độ mặn 80-100‰ và được xử lý bằng chlorine nồng độ 50 mg/l

có sục khí liên tục ít nhất 3-4 ngày, kiểm tra dư lượng bằng test chlorine,

Trang 30

trung hòa dư lượng chlorine bằng ThiosulphatNatri trước khi cho qua túi lọc

để sử dụng

2.2.4 Một số phương tiện khác

Hệ thống bể nuôi cá chẽm có thể tích 0,2 m3, 2 m3 và 10 m3

Hệ thống ruộng, ao và lồng nuôi cá chẽm

Hệ thống bể chứa nước, hệ thống lọc sinh học và hệ thống sục khí

Một số dụng cụ sử dụng khi làm thí nghiệm vợt, thau nhựa, xô nhựa, máy bơm, ống nhựa, cân điện tử, các bộ test môi trường, sàng cho cá ăn, máy xay cá biển, các loại cốc thủy tinh

Máy bơm nước, máy đo pH, máy đo oxy, nhiệt kế, cân điện tử 2 số lẻ, cân đồng hồ,

Hóa chất phân tích mẫu nước và xử lí nước Các thiết bị khác dùng trong

phân tích mẫu nước

Hóa chất và môi trường phân tích bệnh

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể

2.3.1.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong hệ

thống bể lọc tuần hoàn nước lợ

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2008 đến tháng 06/2008 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

Trang 31

sâu mực nước 0,5 m Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được nuôi với mật độ 150 con/m3 (30 con/bể) ở độ mặn 5‰ Sử dụng dây nylon làm giá thể cho cá Thời gian nuôi 6 tuần

Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân) Ở nghiệm Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) kết hợp ốc bươu vàng và TACN 1 kết hợp cá tạp thì cá chẽm được cho ăn luân phiên 2 loại thức ăn mỗi ngày Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức

ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8%, (do tại thời điểm thí nghiệm trên thị trường chưa có thức ăn công nghiệp chuyện biệt cho cá chẽm Bên cạnh đó, thức ăn tự chế biến không thể

ép viên nổi được nên đã sử dụng thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa cá tra và cá ba sa) Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn và bổ sung lượng nước hao hụt

Nhiệt độ và pH được thu 1 tuần/đợt (sáng và chiều) bằng cách đo trực tiếp bằng máy đo nhiệt độ và pH N-NH4+ và N-NO2- được thu 2 tuần/lần, N-

NH4+ được xác định bằng phương pháp Indophenol blue và N-NO2- được xác định bằng phương pháp Griess llosvay Mẫu cá ban đầu khi bố trí được cân ngẫu nhiên 30 con để tính giá trị trung bình cho tất cả các nghiệm thức Mẫu

cá sau đó được thu và cân đo 2 tuần/lần với số lượng 5 con/bể và sau khi kết thúc thí nghiệm (6 tuần) mẫu cá được cân từng con trong bể để xác định tăng trưởng của cá Tỷ lệ sống của cá cũng được theo dõi xác định hằng ngày và khi kết thúc thí nghiệm

Hình 2.1: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các loại thức ăn khác nhau ở

ĐHCT

Trang 32

2.3.1.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong bể

nước ngọt

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Đây là nghiên cứu bổ sung cho thí nghiệm trên, nhằm đánh giá khả năng nuôi cá chẽm thâm canh trong bể với môi trường nước ngọt và với thức ăn viên chuyên biệt cho cá chẽm

Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau với các loại thức ăn khác nhau (i) Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) + cá tạp, (ii) Cá tạp

và (iii) Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2)

là thức ăn Uni-President chuyên biệt cho cá chẽm dạng viên nổi có hàm lượng protein 44% Thí nghiệm được tiến hành trong 3 bể composite, mỗi bể

có thể tích 10 m3 được sục khí liên tục Bể dạng hình tròn có đường kính khoảng 4 m và độ sâu mực nước 0,8 m Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 3,02 g/con được thả nuôi với mật độ 20 con/m3 (200 con/bể) Cá được nuôi hoàn toàn trong nước ngọt Thời gian nuôi 3 tháng

Cá được cho ăn ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân) Ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp 2 kết hợp cá tạp thì cá chẽm được cho ăn luân phiên 2 loại thức ăn mỗi ngày Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn và bổ sung lượng nước hao hụt Định

kỳ thay nước 2 tuần/lần với lượng nước thay từ 20-30%

Nhiệt độ và pH được thu 2 tuần/lần (sáng và chiều) bằng cách đo trực tiếp bằng máy đo nhiệt độ và pH N-NH4+ được đo bằng test NH3/NH4+ và N-

NO2- được đo bằng test N-NO2- Mẫu cá được cân từng con trong bể khi bố trí

và lúc kết thúc thí nghiệm để xác định tăng trưởng và sự phân đàn của cá Hằng ngày theo dõi và ghi nhận số cá chết để xác định tỉ lệ sống của cá sau 1 tháng, 2 tháng và sau khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng) Lượng thức ăn cho cá

ăn mỗi ngày được ghi nhận đê tính hệ số FCR Hệ số CV và sinh khối của cá chẽm được xác định khi kết thúc thí nghiệm

Trang 33

Hình 2.2: Bể nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau ở ĐHCT

2.3.1.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể lọc tuần hoàn ở các độ mặn

khác nhau

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Đây là nghiên cứu bổ sung cho các thí nghiệm nuôi cá chẽm ở vùng nước lợ và ngọt, nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống nuôi cá chẽm bán thâm canh trong bể với môi trường nước lợ và ngọt và với thức ăn viên chuyên biệt cho cá chẽm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức độ mặn

0 và 10‰ và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống lọc tuần hoàn gồm 6 bể composite có thể tích 2 m3, sục khí liên tục Bể lọc có thể tích 250 lít, mỗi bể nuôi được sử dụng riêng một bể lọc

Bể dạng hình tròn có đường kính 2 m và độ sâu mực nước 0,8 m Với lưu lượng nước qua bể 30 lít/giờ Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 2,89 g/con được nuôi ở mật độ 50 con/m3 (100 con/bể) Thời gian nuôi 3 tháng

Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân) Thức

ăn công nghiệp 2 (TACN 2) là thức ăn Uni-President cho cá chẽm dạng viên nổi có hàm lượng protein 44% Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn

và bổ sung lượng nước hao hụt

Theo dõi các yếu tố môi trường và cá nuôi được thực hiện tương tự như thí nghiệm 2.3.1.2

Trang 34

Hình 2.3: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các độ mặn khác nhau ở ĐHCT 2.3.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước

ngọt (ở xã Phú An huyện Châu Thành) và nước lợ (ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ)

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước ngọt (huyện Châu Thành) và nước lợ nhạt (huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang Cá chẽm được thả nuôi trong ruộng lúa kết hợp với cá rô phi Cá rô phi được thả nuôi trong ruộng từ 1 - 2 tháng, đến khi cá con xuất hiện nhiều thì thả cá chẽm giống vào ruộng nuôi Cá rô phi sẽ là nguồn thức ăn cho cá chẽm, nên không bổ sung thức ăn cho cá chẽm trong quá trình nuôi

Vùng nước ngọt có 3 ruộng nuôi xã Phú An, huyện Châu Thành, diện tích mỗi ruộng 2.000 m2; vùng nước lợ có 3 ruộng ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, gồm 2 ruộng có diện tích 1.500 m2 và 1 ruộng 2.500 m2 Mỗi ruộng đều có hệ thống mương bao xung quanh, chiều rộng mương từ 3-5 m Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả với mật độ 1 con/10 m2 kết hợp với thả cá rô phi có kích cỡ 50-100 g/con với mật độ 5 con/10 m2, tỷ lệ đực:cái là 1:3 Nước trong ruộng nuôi được giữ mức nước trung bình trên trảng ruộng 0,3-0,4 m Thay nước 1 tháng/lần, thay 30-50% mỗi lần Định kỳ bón phân DAP 10 kg/1.000 m3/tháng để duy trì màu nước và thức ăn tự nhiên cho cá rô phi Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường được thu định kỳ 1 tháng/lần bao gồm: nhiệt độ

và pH được đo bằng máy đo nhiệt độ và pH, lúc sáng và chiều; độ trong được

đo bằng đĩa secchi; độ mặn được đo bằng khúc xạ kế;N-NH4+ được xác định

Trang 35

pháp Griess llosvay và H2S được xác địnhbằng phương pháp iodine Mẫu cá ban đầu khi bố trí được cân ngẫu nhiên 30 con và sau khi kết thúc thí nghiệm cân tổng khối lượng cá để xác định tăng trưởng của cá Tỷ lệ sống và năng suất của cá chẽm được xác định lúc thu hoạch

Hình 2.4: Ruộng nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi ở Long Mỹ 2.3.3 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước lợ nhạt (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang Vị trí chọn để nuôi lồng là đoạn sông rộng, nước chảy chậm với lưu tốc nước nhỏ hơn 2m/s

và mức nước khá ổn định Tuy nhiên, có nhiều lục bình trên sông làm ảnh hưởng đến dòng chảy Lồng nuôi cá chẽm theo kiểu lồng cố định, gồm 3 lồng lưới, kích thước lồng 2x2x1,5 m Lồng được cố định bằng 4 cọc gỗ, mực nước trong lồng khoảng 1 m, đáy lồng cách đáy sông 1m Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả nuôi với mật độ 80 con/m3 Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức ăn Aquafeed cho

cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8% kết hợp với cá tạp và ốc, cho cá ăn 5-10% trọng lượng thân/ngày (Do thời điểm thí nghiệm, chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm) Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường và cá nuôi được theo dõi tương tự như thí nghiệm 2.3.2

Trang 36

Hình 2.5: Lồng nuôi cá chẽm giai đoạn đầu 2.3.4 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao

2.3.4.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt ở xã

Phú An huyện Châu Thành và trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước ngọt (huyện Châu Thành) và nước lợ nhạt (huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang Vùng nước ngọt xã Phú An, huyện Châu Thành được triển khai ở 4 ao, diện tích mỗi ao 200 m2 (3 ao) và 8.000 m2, vùng nước lợ nhạt xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ được triển khai ở 3 ao có diện tích mỗi ao 200 m2 Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả nuôi với mật độ 5 con/m2

Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8% kết hợp với

cá tạp và ốc, cho cá ăn 5-10% trọng lượng thân/ngày Thay nước 2 tuần/ lần, thay 30-50% mỗi lần Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường nước và cá nuôi được theo dõi tương tự nghiên cứu 2.3.2

2.3.4.2 Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước lợ ở xã

Hỏa Tiến thành phố Vị Thanh

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2012 đến tháng 04/2013 ở vùng nước lợ nhạt xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu này nhằm đánh giá bổ sung nghiên cứu 2.3.4.1 Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 2,94 g/con được thả nuôi với mật độ 5 con/m2 trong 1 ao có diện

Trang 37

tích 500 m2 Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) là thức

ăn Uni-President chuyên dụng cho cá chẽm, có dạng viên nổi có hàm lượng

protein 44% Thức ăn cá tạp và ốc được bổ sung 1 tuần/lần Cho cá ăn 5-10%

trọng lượng thân/ngày Thay nước 2 tuần/lần, thay 30-50% mỗi lần Thời gian

nuôi 8 tháng

Do kết thúc thời gian thực hiện của đề tài nên thí nghiệm kết thúc sớm

vào tháng 12/2012, thời gian nuôi chỉ 5 tháng chưa đến thời điểm thu hoạch

cho nên các chỉ tiêu theo dõi như tăng trưởng, hệ số CV, tỷ lệ sống, năng suất

và hiệu quả kinh tế của cá chẽm được xác định bằng cách dùng chài nhiều

điểm trong ao để ước lượng Lượng thức ăn cho cá ăn mỗi ngày được ghi

nhận đê tính hệ số FCR

Các yếu tố môi trường và mẫu cá được thu hành tháng, tương tự như

nghiên cứu 2.3.2

Hình 2.6: Ao nuôi cá chẽm bán thâm canh ở xã Hỏa Tiễn, Vị Thanh

Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của các loại thức ăn thí nghiệm

Thành phần (%) Loại thức ăn

Protein Lipid Ẩm độ Tro

Thức ăn công nghiệp 1 (Aquafeed) 37,8 11,2 10,0 9,99

Thức ăn công nghiệp 2 (Uni-President) 44,0 7,00 11,0 10,0

Trang 38

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) = 100 x [(lnWc – lnWđ)/t]

Trong đó: Wđ: Khối lượng đầu (g)

Wc: Khối lượng cuối (g) t: Thời gian thí nghiệm (ngày)

Trang 39

Hệ số thức ăn

FCR = khối lượng thức ăn/tăng trọng của cá

Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá thể cuối/số cá thể ban đầu)

Sinh khối (kg/m3) = khối lượng cá (kg)/đơn vị thể tích bể (m3)

Năng suất (kg/ha) = (khối lượng cá (kg)*10.000)/diện tích nuôi (m2) Hiệu quả kinh tế

Tổng chi = chi phí cải tạo+chi phí giống+chi phí thức ăn+chi khác Tổng thu = giá cá * khối lượng cá thu hoạch

Thu nhập (đồng/ha) = tổng thu - tổng chi

2.4 Tập huấn kỹ thuật nuôi cá chẽm

Trong quá trình nuôi cá, sẽ tổ chức 2 buổi học tập đầu bờ cho cán bộ và nông dân tại hai huyện (mỗi huyện 1 buổi) Sau khi kết thúc thí nghiệm, sẽ tổng kết kết quả, xây dựng qui trình và tổ chức 2 buổi tập huấn cho các cán bộ

và nông dân Số lượng cán bộ và nông dân tham gia mỗi cuộc tập huấn là 10 cán bộ và 30 nông dân

2.5 Phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập ở các thí nghiệm được tính toán giá trị trung bình,

độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất và phân tích thống kê (One-way ANOVA với phép thử DUNCAN) để tìm ra sự khác biệt giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p<0,05 bằng các phần mềm Excel và SPSS

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể

3.1.1 Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong bể

lọc tuần hoàn nước lợ

3.1.1.1 Các yếu tố môi trường

Biến động của các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1 Kết quả cho thấy, trong quá trình nuôi cá chẽm, nhiệt độ môi trường nước tương đối ổn định, dao động trung bình trong khoảng 26,6 – 28,4oC, nhiệt độ thấp nhất là 26,0oC và cao nhất là 29,5oC pH nước cao và ổn định, trung bình từ 7,89-8,29, thấp nhất là 7,80 và cao nhất là 8,30 Theo Boyd (1990), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá là 25-

32oC, khoảng pH thích hợp từ 6-9 pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm tăng tính độc của NH3 Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), pH có giá trị từ 7-8 thích hợp cho các loài cá nuôi, pH<7 hay pH>8 thì bất lợi cho cá Nhìn chung, nhiệt độ và

pH nước thí nghiệm dao động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của

Ngày đăng: 25/12/2014, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2010. Nuôi thử nghiệm cá lồng nước lợ với các đối tượng cá hồng cá chẽm ở xã Lộc Trì.Nguyễn Xuân Thành, 2009. Ứng dụng xử lý nước bằng hệ thống tuần hoàn lưu khép kín cho ương nuôi cá chẽm (Lates Calcarifer ). Tạp chí khoa học công nghệ biểm 2009 (320-333) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lates Calcarifer
165-167. In: Copland JW, Grey DL (eds) Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer). ACIAR Proceedings No. 20, 210 pp. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra.Ali HM. 1987c. Sea bass (Lates calcarifer) spawning in tanks in Malaysia, pp. 129-131. In: Copland JW, Grey DL (eds) Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi (Lates calcarifer).Allegrucci, G., Fortunato, C.S.C., Sbordoni, V., 1994. Acclimatation to fresh water of the seabass: evidence of selectivemortality of allozyme genotypes. In: Beaumont, A.R. (Ed.), Genetics and Evolution of Aquatic Organisms. Chapman &amp; Hall, London, pp. 487–502 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lates calcarifer"). ACIAR Proceedings No. 20, 210 pp. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra. Ali HM. 1987c. Sea bass ("Lates calcarifer") spawning in tanks in Malaysia, pp. 129-131. In: Copland JW, Grey DL (eds) Management of Wild and Cultured Sea Bass/Barramundi ("Lates calcarifer
1758). J. Aquac. Trop. 12, 297–303. De Silva, S.S., Gunasekera, M.R., Keembiyahetty, C., 1986. Optimum ration and feeding frequency in Oreochromis niloticus young. In: Maclean, J.L., Dizon, L.B., Hosillos, L.V. (Eds.), The First Asian Fisheries Forum.Asian Fisheries Society, Manila, Philippines, pp. 559– 564.De Silva, S.S., Perera, P.A.B., 1976. Studies on young grey mullet, Mugil cephalus L. I. Effects of salinity on food intake, growth and food conversion. Aquaculture 7, 327–338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oreochromis niloticus
(2003). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Danida-Bộ Thủy Sản Rao, G.M.M., 1968. Oxygen consumption of rainbow trout (Salmo gairdneri) in relation to activity and salinity. Can. J. Zool. 46, 781–786 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Salmo gairdneri
(2003). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Danida-Bộ Thủy Sản Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, 2009. Qui hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.Trần Thế Mưu, 2013. Kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu về cá biển. Tài Liệu phục vụ hội thảo định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thủy sản giai đoạn 2014-2018. Nha Trang, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w