1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh lớp 9a1 thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan

28 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,8 MB

Nội dung

Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan.. Biểu diễn phương tiện trực quan và nêu yêu cầu quan sát.. Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện tr

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững người phát triển toàn diện về moi mặt cả tri thức và đạo đức Tri thức bao gồm tấtcả các môn khoa học tự nhiên và xã hội Trong đó Hóa học là môn khoa học tự nhiênđóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển của đất nước Việc nghiêncứu môn Hóa học giúp học sinh hiểu được một trong những phương hướng cơ bản củacách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra trên thế giới và là khía cạnh quan trọng củađường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Cùng với các môn khoa học khác môn Hóa học giúp học sinh hình thành thế giớiquan khoa học biện chứng và quan điểm khoa học vô thần Nghiên cứu hóa học còn giúphọc sinh phát triển những năng lực tri giác biểu tượng và tư duy Mục đích của việc đổimới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiềusang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thựctiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “ học” là quá trình kiến tạo,học sinh tìm tòi, khám phá phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thànhtri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động sáng tạo trongcuộc sống Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Nhữngđiều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội

So với những năm trước đây, hiện nay việc giảng dạy bộ môn Hóa học có nhữngchuyển biến tích cực, ngành giáo dục trang bị các đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ Tuynhiên việc sử dụng như thế nào cho hiệu quả, sử dụng như thế nào để phát huy tính tíchcực của học sinh, nâng cao hứng thú học tập cho các em, giúp các em hiểu bài, khắc sâukiến thức và biến kiến thức đã học vận dụng vào đời sống thực tiển đó mới là điều quantrọng, đòi hỏi sự cố gắng nổ lực và nghệ thuật sư phạm của giáo viên

Phương tiện trực quan luôn là yếu tố cần thiết nếu được sử dụng hợp lý có thể dẫnđến biến đổi sâu sắc quan hệ giáo dục Sử dụng phương tiện trực quan không chỉ làphương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, không chỉ minh họa, còn lànguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt độngcủa học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức trong quá trình học tập

Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao hứng thú

học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 9A1 thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện trực quan giúp học sinh hứng thú học tập bộmôn Hóa học, đồng thời tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu kiến thức đã học

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh lớp 9A1 thôngqua việc sử dụng phương tiện trực quan

- Lớp nghiên cứu: Lớp 9A1

- Lớp đối chứng: Lớp 9A4

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ( GV +PHT )

- Dự giờ , học hỏi trao đổi các đồng nghiếp ( GV+ PHT)

- Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh ( GV)

- Kiểm tra đối chiếu, so sánh, điều chỉnh bổ sung ( GV +PHT)

Trang 2

- Thiết kế thang đo thái độ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ( PHT)

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả giữa lớp áp dụng giải pháp vớilớp không áp dụng giải pháp ( GV + PHT )

5 Giả thuyết khoa học:

Quá trình dạy học Hóa học sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, khó hiểu khi giáoviên chỉ sử dụng phương pháp dùng lời, đàm thoại, vấn đáp Nhưng nếu giáo viên kết hợpcác phương pháp dạy học tích cực với việc sử dụng phương tiện trực quan để hướng dẫnhọc sinh khai thác tìm tòi phát hiện kiến thức thì tiết học sẽ trở nên sinh động, tạo đượcniềm say mê hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cáchnhanh chóng, hiệu quả

Sử dụng tất cả các phương tiện trực quan hiện có trong điều kiện cơ sở vật chấtcòn hạn chế ở trường THCS Bàu Năng đã góp phần nâng cao hứng thú học tập môn hóahọc cho học sinh lơp 9

Trang 3

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Các văn bản chỉ đạo

- Nghị quyết số 40/2000/QH X ngày 9/12/2000 của Quốc Hội khóa X về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông là: “ Xây dựng nội dung chương trình , phương pháp giáo dục toàndiện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệphóa, hiện đại hóa đại hóa đật nước, phù hợp thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cậntrình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.”

- Công văn số 720/GDTrH tháng 08/2004 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra các yêucầu về phương pháp dạy học của bộ môn, cụ thể:

+ Giáo viên cần thể hiện rõ vai trò là người tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạtđộng một cách chủ động, sáng tạo

+ Giáo viên chú ý định lượng tổ chức hoạt động học tập, giúp học sinh tự lựckhám phá những kiến thức mới, tạo điều kiện cho học sinh không những lĩnh hội được nộidung kiến thức mà còn nắm được phương pháp đi đến kiến thức đó

- Luật giáo dục 2005 chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”(1)

1.2 Các quan niệm khác về giáo dục

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời sống hiện thực Hứng thú có tính ổn định, thể hiện ở độ lâu dài và mạnh mẽ của nó Về phương diện chủ quan, hứng thú thường phản ánh thái độ quan tâm đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng

do tính hấp dẫn hoặc do ý thức được ý nghĩa quan trọng của đối tượng Hứng thú tạo nên ở chủ thể khát vọng được tiếp cận và đi sâu vào đối tượng, làm nảy sinh cảm xúc tích cực (hài lòng, phấn khởi, yêu thích…), nâng cao sức tập trung chú ý và khả năng làm việc Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải vượt qua khó khăn, con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao Cần giáo dục hứng thú cho thế hệ trẻ theo hướng lành mạnh, văn minh, đạo đức”(2)

Do vậy hứng thú học tập là điều mà bất kỳ học sinh nào khi muốn học tốt cũng cầnphải đạt được ở các môn học Nâng cao hứng thú học tập là điều đầu tiên mà giáo viêncần đem đến cho học sinh trước khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích Cónhư thế học sinh mới tích cực chủ động tìm hiểu khám phá những kiến thức mới, đúngnhư tinh thần của đổi mới phương pháp hiện nay

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Phương tiện là cái dùng để tiến hành công việc gì”(3)

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Trực quan (phương pháp giảng dạy) là dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về những điều được học”(4)

1(1) Luật giáo dục 2005, Điều 28 ; tr.33.

2(2) Từ điển Bách khoa Việt Nam 2; tr.420.

3(3) Từ điển Bách khoa Việt Nam 3; tr.531.

4(4) Từ điển Bách khoa Việt Nam 4; tr.856.

Trang 4

+ Mọi sự vật, dụng cụ, thiết bị kỹ thuật dù đơn giản đến phức tạp được dùng trongdạy học với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nguồn phát ra thông tinchính về sự vật hiện tương nghiên cứu làm cơ sở, tạo thuận lợi cho việc lĩnh hội kiến thức,kỹ năng, kỹ xảo về hiện thực đó của học sinh gọi là phương tiện trực quan

+ Trong giảng dạy hóa học, học sinh nhận thức tính chất các chất và hiện tươngkhông chỉ bằng mắt nhìn, mà còn bằng các giác quan khác như nghe, ngửi, sờ mó và trongmột số trường hợp có thể nếm nữa Tất cả những gì có thể được lĩnh hội ( tri giác) nhờ sựhỗ trợ của hệ thống tín hiệu được gọi là phương tiện trực quan

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực tiễn vấn đề nghiên cứu

Qua công tác thanh tra cũng như dự giờ các đồng nghiệp trong nhà trường, trongvà ngoài huyện chúng tôi nhận thấy thái độ học tập của học sinh đối với môn Hóa học cònmang cảm giác hết sức nặng nề giờ học môn Hóa học chưa hấp dẫn được học sinh, đa sốhọc sinh cho rằng đây là môn học khó, trừu tượng đối với học sinh Học sinh nổ lực họctập không vì yêu thích môn hóa học mà vì để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Thực trạng của việc dạy học sử dụng phương tiện trực quan ở các Trường THCSnói chung và trường THCS Bàu Năng nói riêng qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ cácđồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau:

- Các em chưa hiểu hết những nội dung hàm chứa trong tranh, ảnh, mô hình, mẫuvật…Chưa xem kiến thức bài học và phương tiện trực quan có mối quan hệ mật thiếtnhau Một số em không chú ý quan sát tranh ảnh, mô hình, mẫu vật để rút ra nội dung bàihọc mà chỉ nhận xét về hình thức là xấu hoặc đẹp của mẫu vật đó Kết quả là học sinhthuộc bài nhưng chưa hiểu sâu sắc về sự vật, hiện tượng Một số em ngán học môn hóa dokhông hứng thu học tập

- Giáo viên còn làm việc nhiều; còn trả lời thay học sinh do sợ mất thời gian thayvì học sinh phải nhìn vào phương tiện trực quan để tìm tòi phát hiện kiến thức điều nàydẫn đến học sinh không còn yêu thích môn học cũng như việc sử dụng phương tiện trựcquan không mang lại hiệu quả

- Giáo viên có sử dụng phương tiện trực quan nhưng do điều kiện c ơ sở vật chấtcòn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của bộ môn nên việc sử dụng phương tiện trựcquan chưa đạt hiệu quả: Chưa có phòng thí nghiệm thực hành; giáo viên ngại khi mang,vác các đồ dùng dạy học đến các lớp học vì thường rất cồng kềnh nhưng không chỉ sửdụng ở một lớp mà di chuyển nhiều lớp trong một buổi học

2.2 Sự cần thiết của đề tài

Trong quá trình học tập tính tích cực nhận thức luôn có quan hệ chặt chẽ với hứngthú nhận thức Hứng thú nhận thức là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trìnhdạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện sự hình thành nhân cách của học sinh Hứngthú là yếu tố quan trọng dẫn đến sự tự giác đảm bảo sự hình thành, phát triển tính tíchcực, độc lập sáng tạo trong học tập

Sử dụng phương tiện trực quan góp phần bồi dưỡng hứng thú học tập cho họcsinh, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học, phát triển tư duy năng lực nhận thứccủa học sinh, giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian thay vì giáo viên phải thuyết trìnhhoặc diễn giải một sự vật hiện tượng nào đó học sinh phải lắng nghe tưởng tượng đôi khihọc sinh không hiểu giáo viên phải mất thời gian nhắc đi nhắc lại nhiều lần Vì vậy nhờcó phương tiện trực quan sẽ tiết kiệm được thời gian

Sử dụng phương tiện trực quan giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ lâu nộidung bài học Sự tiếp thu kiến thức ở học sinh cùng một lúc huy động nhiều giác quan

Trang 5

tham gia, do đó các thông tin tiếp thu sẽ trở nên vững chắc hơn, chẳng những dễ nhớ màcòn nhớ lâu hơn

Nghiên cứu giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên sử dụng các phương tiện trựcquan trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế

3 Nội dung vấn đề

3.1 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập môn Hoá học cho học sinh thông qua việc sử dụng phương tiện trực quan.

Tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ môn hóa học, khi đó học sinh sẽ tích cực chủđộng tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hứng thú học tập của học sinhđược hình thành thông qua không khí học tập do giáo viên tạo ra trong giờ học bộ mônđó Bởi một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp học sinh tậptrung tốt hơn vào bài học và có niềm tin vào những gì mà các em tiếp thu được, như thếhiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao

Có hứng thú trong học tập, có yêu thích bộ môn thì học sinh sẽ tự giác tích cực vàtự lực trong các hoạt động học tập.Tìm biện pháp gây hứng thú cho các hoạt động học tậplà nhiệm vụ của người thầy

- Các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học hóa học gồm:

+ Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật, hình ảnh

+ Sử dụng bảng trong và máy chiếu qua đầu, giấy A0, bảng phụ

+ Sử dụng dụng cụ, hóa chất để thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệmthực hành

+ Sử dụng đĩa hình, phần mềm dạy học và máy tính, máy chiếu đa năng

Phương tiện trực quan được sử dụng trong các loại bài hóa học phổ biến hơn cả làcác bài hình thành khái niệm, nghiên cứu các chất

Hoạt động của giáo viên bao gồm:

Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan

Biểu diễn phương tiện trực quan và nêu yêu cầu quan sát

Nêu yêu cầu nhận xét, kết luận và giải thích

Hoạt động tương ứng của học sinh gồm:

Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan,

Quan sát phương tiện trực quan, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu

Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua các phương tiệntrực quan

- Tham mưu với Hiệu trưởng bố trí, sắp xếp phân công cán bộ thư viện - thiết bị hỗ trợgiáo viên trong việc sử dụng các phương tiện trực quan hiện có trong nhà trường: soạn cácđồ dùng dạy học theo yêu cầu của giáo viên bộ môn; hỗ trợ giáo viên mang đồ dùng dạyhọc đến các lớp và thu dọn về

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị, đầu tư tiết dạy hiệu quả và luôn tạo không khí lớp họcnhẹ nhàng, thoải mái

3.2 Giải pháp:

3.2.1 Các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học hóa học

3.2.1.1 Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật, hình ảnh.

Mô hình, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật, hình ảnh có thể được dùng để:

-Minh họa cho lời nói, nội dung tính chất

-Khai thác các thông tin ( kiến thức cần thiết)

-Vừa chứng minh, vừa khai thác kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh khi dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật,hình ảnh để khai thác các thông tin có thể như sau:

Trang 6

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Nêu mục tiêu và phương pháp quan sát mô

hình, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật…

- Trưng bày cho học sinh quan sát

-Yêu cầu học sinh quan sát

-Yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra kết

luận

-Nắm được mục đích quan sát

-Quan sát để tìm ra đặc điểm, sự giống nhau, khác nhau, trạng thái, màu sắc… -Rút ra nhận xét, kết luận

Việc sử dụng mô hình, hình vẽ nên thực hiện đa dạng dưới các hình thức như:

- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ… có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để học sinh khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới

Ví dụ như các hình vẽ dụng cụ điều chế các chất giúp học sinh nắm được các thông tin về thiết bị, dụng cụ, hóa chất để điều chế chúng

- Dùng hình vẽ, sơ đồ…không có đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra kiến thức, thông tin còn thiếu

- Dùng hình vẽ, mô hình… không có chú thích nhằm yêu cầu học sinh phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng

Ví dụ 1: Khi dạy bài Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ – Tiết 17

Giáo viên có thể dùng sơ đồ không có đầy đủ các chú thích yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, quy định thời gian cho các nhóm Gọi đại diện nhóm lên bảng điền vào sơ đồ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề

(8) (9)

(1) (7) (4)

(6) (5)

( 2) ( 3)

Ví dụ 2: Bài Các oxit của cacbon- Tiết 34

Quan sát hình vẽ thí nghiệm chất rắn A phản ứng với chất rắn B và trả lời các câu hỏi a/ Tại sao ống nghiệm phản ứng phải hơi chúc miệng xuống?

b/ Cốc đựng dung dịch D nhằm mục đích gì?

c/ Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng khác nhau như thế nào? Giải thích d/ Chất gì tạo thành trong cốc đựng dung dịch D sau phản ứng?

?

?

Muối

Trang 7

Như vậy học sinh sẽ quan sát hình vẽ, phân tích đi đến nhận xét khái quát:

+ Khí thoát ra khỏi ống nghiệm là oxit axit: CO2

+ Hai chất rắn có màu tác dụng với nhau tạo một chất rắn có màu khác

+ Phản ứng cần nhiệt độ cao

Từ sự phân tích khái quát đó, học sinh xát định dụng cụ trên dùng để điều chế chấtkhí: CO2 và kết luận được:

a/ Ống nghiệm phải hơi chúc xuống do hóa chất có thể không khô, hơi nước ngưngtụ sẽ không đọng ở đáy ống nghiệm và không làm nứt ống

b/ Cốc đựng dung dịch D là dung dịch Ca(OH)2 nhằm mục đích hấp thụ CO2.c/ Các chất rắn ban đầu có màu đen ( CuO, C), sau phản ứng có màu đỏ (Cu)

d/ Phản ứng giữa CO2 và Ca(OH)2 tạo ra chất kết tủa CaCO3

Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét bổ sung.Sau đó giáo viên chốtlại vấn đề

Ví dụ 3: Bài Một số muối quan trọng – Tiết 15

Khi dạy đến mục 2 cách khai thác muối NaCl ngoài hình ảnh ruộng muối có trongsách giáo khoa, giáo viên có thể sưu tầm thêm một số hình ảnh khác hoặc học sinh sưutầm mang vào dán lên cho cả lớp quan sát Từ hình ảnh trên kết hợp với lời giảng của giáoviên học sinh sẽ hiểu được cách khai thác muối từ biển

Ruộng muối 3.2.1.2 Sử dụng bảng trong và máy chiếu qua đầu, giấy A0, bảng phụ.

Giáo viên giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của học sinh, giáo viên thiếtkế nhiệm vụ, làm bản trong, chiếu lên và hướng dẫn học sinh thực hiện

Trang 8

Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất của các chất Giới thiệu mô hình, hình vẽ mô tả thí nghiệm Giáo viên chụp vào bản trong,chiếu lên cho học sinh quan sát nhận xét.

Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tập, lập sơ đồ tổng kếtvào bản trong rồi chiếu lên

Hoạt động của học sinh chủ yếu là đọc thông tin trên bản trong, tiến hành cáchoạt động học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động rồi chiếu lên để cả lớpnhận xét đánh giá

Ví dụ1: Bài Rượu Etilic – Tiết 46

Giáo viên có thể dùng bản trong và máy chiếu qua đầu để ra câu hỏi:

Cho mẫu nhỏ natri tác dụng với dung dịch rượu Có những phản ứng nào có thểxảy ra? Hãy viết phương trình hóa học và giải thích

Giáo viên yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi vào bản trong, sau đó giáo viên chiếukết quả của từng nhóm Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét và điều chỉnh ngay trên bảntrong Giáo viên có thể chiếu câu trả lời hoàn thiện để học sinh tham khảo

Ví dụ 2: Bài sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( tiếp theo) – Tiết 42Khi dạy đến mục IV Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Thay vì phải dùng lời diễn giảng học sinh phải tư duy mất nhiều thời gian cho mục

IV thì giáo viên dùng giấy A0 hoặc bảng phụ kẻ sẵn các ô về vị trí nguyên tố, cấu tạonguyên tử cho từng học sinh lên điền vào để giúp học sinh rút ra được ý nghĩa của bảngtuần hoàn các nguyên tố hóa học, các em dễ nhận ra được vị trí của nguyên tố suy đoáncấu tạo các nguyên tử và tính chất của nguyên tố và ngược lại

Vị trí nguyên tố

Cấu tạo nguyên tử

Tính chất của nguyên tố Số điện

tích hạt nhân

tích hạt nhân

Trang 9

3.2.1.3 Sử dụng dụng cụ, hóa chất để thực hiện các thí nhiệm nghiên cứu , thí nghiệm thực hành.

- Các thí nghiệm nghiên cứu tính chất của các chất

- Các thí nghiệm thực hành do nhóm học sinh thực hiện

Các hoạt động của giáo viên và học sinh là:

- Giáo viên nêu nhiệm vụ hoặc vấn đề cần tìm hiểu

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm học sinh trực tiếp thực hiện nghiên cứu thí nghiệm

+ Nắm được mục đích của thí nghiệm

+ Nhóm học sinh làm thí nghiệm

+ Quan sát mô tả hiện tượng

+ Giải thích hiện tượng

+ Rút ra kết luận

Giáo viên nhận xét và hoàn thiện

Ví dụ 1: Bài Một số axit quan trọng – Tiết 7

Khi nghiên cứu tính chất của H2SO4 đặc, nóng ta có thể dùng thí nghiệm tạo tìnhhuống có vấn đề

- Khi mảnh Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thì không thấy có khí H2 thoát ra, vậynếu cho mảnh Cu vào H2SO4 đặc, đun nóng thì có phản ứng không? Vì sao?

- Học sinh dự đoán:

+ Không có phản ứng xảy ra do Cu đứng sau H trong dãy hoạt động

+ Có phản ứng xảy ra do Cu đẩy H2 ra khỏi H2SO4 đặc, đun nóng, có H2 thoát ra.Học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng thả mảnh Cu vào H2SO4 đặc,đun nóng Hiện tượng: Mảnh Cu xám đen lại, dung dịch xuất hiện màu xanh và có bọt khíkhông màu thoát ra

- Học sinh ngạc nhiên vì dự đoán không đúng sẽ xuất hiện câu hỏi:

+ Tại sao Cu đứng sau H mà lại cóphản ứng?

( bằng chứng là sản phẩm tạo thành cómàu xanh CuSO4)

+ Khí thoát ra liệu có phải là H2 không?

 Mâu thuẩn nhận thức đã xuất hiệnkích thích tư duy học sinh

Khi đó giáo viên tiếp tục hướng dẫnhọc sinh đặt giấy quỳ tím ướt vàomiệng ống nghiệm Hiện tượng giấyquỳ tím hóa đỏ (không phải là H2)Xuất hiện câu hỏi: vậy khí thoát ra làkhí gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh suy diễnkhí thoát ra có tính axit khi gặp nước chỉ có thể là SO2

Ví dụ 2 Bài Tính chất hóa học của muối – Tiết 14

Giáo viên nêu vấn đề: Hãy dùng thí nghiệm hóa học để nghiên cứu tính chất hóahọc của muối Để giải quyết vấn đề này cần dự đoán những tính chất có thể có của muốitrên cơ sở kiến thức đã học, lựa chọn thí nghiệm để xác nhận những dự đoán, tiến hành thínghiệm, nhận xét và kết luận

- Từ bài bazơ ta thấy muối có phản ứng với bazơ không?

Trang 10

Từ bài axit ta thấy muối có phản ứng với axit không?

Từ bài oxit (ở lớp 8 ) ta thấy muối còn có phản ứng nào?

- Học sinh dự đoán:

+ Muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt cao

+ Muối tác dụng với axit và bazơ

+ Muối còn có thể tác dụng với muối và kim loại

- Lựa chọn các phản ứng hóa học để kiểm chứng điều dự đoán trên:

+ Ngâm một đinh sắt trong dung dịch CuSO4 hoặc dây đồng trong dung dịchAgNO3

+Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaCl hoặc dung dịch BaCl2 tácdụng với dung dịch Na2CO3

- Lựa chọn dụng cụ hóa chất cần cho thí nghiệm này:

+ Dụng cụ, cặp gỗ, giá đỡ ống nghiệm

+ Hóa chất : các dung dịch CuSO4, AgNO3, Na2CO3 BaCl2; Các kim loại: đinh Fe,dây Cu

- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành lần lượt các thí nghiệm, quan sát hiệntương, viết phương trình phản ứng, nhận xét nêu kết luận vè tính chát của muối

Ví dụ 3: Bài Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn – Tiết 27

Để tiết dạy đạt hiệu quả cao, trước đó một tuần giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầuhọc sinh về nhà sưu tầm các mẫu vật bị gỉ sét và giao cho các nhóm, mỗi nhóm 4 ốngnghiệm có nút cao su, 4 cây đinh sắt mới, chưa bị gỉ sét, một thìa nhỏ CaO, 3 ml dầunhờn, 5 ml nước cất, yêu cầu các nhóm thực hiện các thí nghiệm như trong sách giáokhoa: Ngâm đinh sắt trong không khí khô; ngâm đinh sắt trong nước có hòa tan khí oxi;ngâm đinh sắt trong dung dịch muối ăn và ngâm đinh sắt trong nước cất

Hình 2.7

1 Đồng phản ứng với dd AgNO3

2 Bạc không phản ứng với dd CuSO4

Trang 11

Đến tiết 27 giáo viên yêu cầu các nhóm mang các sản phẩm đã làm ở nhà bày lênbàn mỗi nhóm quan sát các mẫu vật lẫn nhau và nhận xét

Bằng cách tự tay được làm thí nghiệm và theo dõi sự ăn mòn kim loại trong cácmôi trường khác nhau giúp các em hình thành kiến thức bài học một cách dễ dàng, biếtđược ở môi trường nào kim loại dễ bị ăn mòn và môi trường nào kim loại không bị ănmòn để biết cách làm giảm sự ăn mòn kim loại, có ý thức bảo vệ các đồ vật bằng kim loại

3.2.1.4 Sử dụng đĩa hình, phần mềm dạy học và máy tính, máy chiếu đa năng

- Đĩa hình có hình ảnh về mô hình nguyên tử, sự tạo thành liên kết hóa học, môhình phân tử hợp chất hữu cơ giúp học sinh:

+ Quan sát hình ảnh trừu tượng để hình dung được một cách dễ dàng Từ đó họcsinh nhận xét và rút ra những kết luận về cấu tạo nguyên tử

+ Quan sát hình ảnh mô hình cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Ví dụ 1: Bài Etilen – Tiết 46

Khi dạy đến mục II nghiên cứu về cấu tạo phân tử etilen

Giáo viên yêu cầu học sinh lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử etilen, sau đó cả lớpcùng nhau quan sát mô hình và nhận xét về số liên kết đôi, liên kết đơn trong phân tửetilen và rút ra được cấu tạo phân tử của etilen, kết hợp dùng đĩa hình chiếu mô hình cấutạo phân tử etilen cho cả lớp quan sát Ở bài metan, axetilen, benzen khi nghiên cứu môhình cấu tạo phân tử giáo viên có thể thực hiện tương tự như thế

Trang 12

- Đĩa hình có ghi hình ảnh thí nghiệm giúp học sinh:

+ Quan sát một số thí nghiệm khó, độc hại, cần nhiều thời gian để thực hiện trênlớp, không thực hiện được trong phòng thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát

mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét, kết luận

Ví dụ : Bài Clo – Tiết 32 ( tiếp theo)

Clo là hóa chất độc hại, không thể tiến hành thí nghiệm trong lớp học, trườngkhông có phòng thí nghiệm thực hành nên giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đĩahình

Khi dạy đến mục IV Điều chế clo trong phòng thí nghiệm:

Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ cách điều chế clo trong phòng thí nghiệmvà lần lượt trả lời các câu hỏi :

- Nêu dụng cụ, hóa chất cần để điều chế

clo?

- Vì sao người ta thu được khí clo bằng

phương pháp đẩy không khí mà không

thu bằng phương pháp đẩy nước?

- Bình đựng H2SO4 đặc có tác dụng gì?

- Bông tẩm dung dịch NaOH ở bình thu

clo có tác dụng gì?

- Sự thay đổi màu sắc của MnO2?

- Có hiện tượng gì ở thành bình ở bình

thu khí clo?

Từ các hiện tượng trên học sinh dự đoán

sản phẩm và viết PTHH

-Vì clo tan trong nước

-H2SO4 đặc có tính háo nước làm khô khíclo

- Hạn chế lượng clo sinh ra dư, gây độc hại-MnO2 từ màu đen chuyển thành khôngmàu

- Thành bình có hơi nước Bình cầu cũngnhư bình thu khí clo có màu vàng lục

- Sử dụng máy tính, máy chiếu , phần mềm dạy học hóa học giúp giáo viên :

Trang 13

+ Thu thập các thông tin tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học.

+ Thiết kế giáo án điện tử có nội dung thí nghiệm, hình ảnh mô phỏng

+ Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học hóa học trên lớp

+ Tự tìm kiếm thông tin trên mạng có liên quan đến hóa học

+ Tự học thông qua sử dụng sách điện tử, đĩa hình…

+ Trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh

Ví dụ 1: Bài dầu mỏ và khí thiên nhiên - Tiết 50

Giáo viên tìm kiếm các thông tin trên mạng có liên quan đến nội dung bài

Ngoài hình ảnh có trong sách giáo khoa giáo viên tìm kiếm các hình ảnh trên mạngcó liên quan đến nội dung bài nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về công việc khai thác dầumỏ, các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ Vì nếu không có hình ảnh minh họa các emkhông thể hình dung được mỏ dầu, cách khai thác dầu mỏ và chưng cất dầu mỏ như thếnào đồng thời qua bài học này còn giúp các em có lòng yêu quê hương đất nước, hìnhthành cho các em ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia giáo viên còn giúpcác em hiểu biết về tình đoàn kết hữu nghị giữa nước ta với các nước bạn đã hợp tác khaithác dầu mỏ, đặc biệt là tình đoàn kết giữa nước ta và nước Nga

Mỏ dầu và cách khai thác

Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm.

Trang 14

Ví dụ 2: Khi dạy bài Nhôm – Tiết 24

Nếu có điều kiện thì chuẩn bị thiết bị dạy học hiện đại:

- Máy tính, máy chiếu

- Đĩa mềm gồm các trang power point gồm các nội dung:

+ Câu hỏi giao nhiệm vụ cho học sinh

+ Kiến thức cơ bản và phương trình phản ứng cần chốt lại :

Tính chất vật lý của nhôm

Hướng dẫn thí nghiệm và kết quả thí nghiệm: Nhôm phản ứng với oxi, với dungdịch HCl, với dung dịch NaOH

Đĩa hình có nội dung thí nghiệm : Al phản ứng với clo hoặc lưu huỳnh

Kết luận tính chất hóa học của nhôm

Một số ứng dụng của nhôm

Trong tự nhiên, nhôm tồn tại dưới dạng oxit, muối Nguyên liệu để sản xuất nhômlà quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 Sau khi đã làm sạch tạp chất, người ta điệnphân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân, thu được nhôm oxitvà oxi Nếu giáo viên chỉ dùng lời để thông báo cách sản xuất nhôm thì học sinh rất khóhình dung, do đó giáo viên sử dụng máy tính, máy chiếu, phần mềm dạy học giúp họcsinh quan sát cách sản xuất nhôm, các em sẽ hiểu nhanh hơn và hứng thú học tập hơn

Ví dụ 2: Sử dụng máy tính, đĩa hình thí nghiệm 9 và máy chiếu để dạy bài Sắt –Tiết 25

Nội dung giáo án được soạn thảo theo phần mềm trình chiếu:

- Hệ thống các câu hỏi

- Hình ảnh một số thí nghiệm kiểm tra dự đoán

- Nội dung cần chốt về tính chất hóa học sau mỗi hoạt động

- Câu hỏi và bài tập giúp học sinh tự đánh giá và củng cố kiến thức , kỹ năng

Ví dụ 3: Bài Hợp kim sắt, Gang, thép – Tiết 26 Để giúp học sinh nắm được quá trình sảnxuất gang chúng tôi cho các em quan sát tranh vẽ lò luyện gang, quan sát đoạn phim quátrình sản xuất gang và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

- Những nguyên liệu nào dùng để sản xuất gang?

- Nguyên tắc sản xuất gang xảy ra trong lò cao như thế nào?

- Các phản ứng hóa học chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang?

Ngày đăng: 25/12/2014, 06:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w