1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn vật lý thcs

21 4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 6,05 MB

Nội dung

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN RẺ TIỀN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN VẬT LÝ THCS • Họ và tên: Hồ Huế Phương. • Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng, Dương Minh Châu, Tây Ninh. 1/ Lí do chọn đề tài: Giúp học sinh:  Nắm vững kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu hơn thông qua việc tự chế tạo những dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền.  Hình thành lòng tin vào kiến thức khoa học, sự say mê hứng thú môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng khiếu cá nhân.  Rèn luyện và phát triển cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tìm tòi kiến thức, thực hành thí nghiệm, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học.  Bồi dưỡng kĩ năng tự tạo và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ cho chính bản thân. 2/ Đối tượng – phương pháp nghiên cứu:  Đối tượng : Giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả trong dạy học Vật lý THCS nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường THCS Bàu Năng.  Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, dự giờ, điều tra sư phạm, kiểm tra đối chiếu so sánh, thực nghiệm. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:  Đưa ra một số giải pháp làm đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả.  Sử dụng đồ dùng dạy học rẻ tiền vào một số tiết học Vật lý thực nghiệm. 4/ Hiệu quả áp dụng:  Giáo viên: - Sử dụng tốt đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả. - Đáp ứng được một trong những mục tiêu giáo dục.  Học sinh: - Nắm vững kiến thức, phát triển được tư duy góp phần đạt chất lượng học sinh cao hơn. - Hứng thú học tập, yêu thích bộ môn Vật lý thông qua việc giáo viên tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền, khắc phục được biểu hiện tiêu cực trong giờ học. 5/ Phạm vi áp dụng:  Đề tài nghiên cứu được áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 6,7,8 trường THCS Bàu Năng. Bàu Năng, ngày 15 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Hồ Huế Phương I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đứng trước xu thế phát triển của giáo dục thế giới hiện nay đồng thời nghiên cứu quan điểm giáo dục ở Việt Nam qua ba lần cải cách giáo dục, đặc biệt là việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa thực hiện từ năm học 2002 - 2003 đến nay thì đòi hỏi việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan đối với giáo dục và đào tạo. Trước sự bùng nổ về thông tin khoa học của loài người trên thế giới đòi hỏi giáo dục nước ta phải nhanh chóng tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới, ngành giáo dục và đào tạo của nước ta phải đào tạo được những con người năng động tự chủ, sáng tạo, nắm bắt và sử dụng thành thạo những công nghệ hiện đại của khoa học kỹ thuật. Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học vật lý gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại trực tiếp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Môn Vật lý ở trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức vật lý cơ bản ở học sinh. Nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu của các trường học hiện nay là việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng với môn học Vật lý làm thế nào để học sinh phát huy tính tích cực trong học tập và việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu một khâu rất quan trọng. Đó là việc giáo viên phải có kĩ năng làm và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Các hiện tượng và quá trình Vật lý được đề cập trong sách giáo khoa Vật lý THCS thường rất gần gũi với chúng ta và luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Vì thế để tái tạo lại hoặc kiểm chứng lại chúng, không đòi hỏi cần có những dụng cụ phức tạp tinh vi. Trái lại, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, những dụng cụ được dùng trong đời sống hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những thí nghiệm có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Trên cơ sở đồ dùng dạy học mặc dù đã được trang bị nhưng vẫn chưa đủ và do quá trình sử dụng bị hư hỏng, thất thoát nên việc tự trang bị cho mình những đồ dùng dạy học là rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học. Dựa trên những kiến thức đã học, các em hoàn toàn có thể tự chế tạo những dụng cụ thí nghiệm hoàn toàn mang tính Vật lý, hoặc những đồ chơi mang tính giải trí cao mà không cần phải tốn nhiều công sức, kĩ thuật cao giúp các em ghi nhớ bài học một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, rèn luyện và phát triển cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tìm tòi kiến thức, thực hành thí nghiệm, hình thành tác phong nghiên cứu khoa học ngay từ những buổi đầu đến trường đồng thời hình thành ở các em lòng tin vào kiến thức khoa học, sự say mê hứng thú môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng khiếu cá nhân. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN RẺ TIỀN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN VẬT LÝ THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả trong các tiết thí nghiệm Vật lý giúp học sinh thật sự hứng thú với những dụng cụ đồ dùng do giáo viên tự làm. Qua đó phát huy tính tích cực chủ động, năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, lòng đam mê học tập bộ môn, từ đó nâng cao được chất lượng học tập của các em. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trong thời gian giảng dạy ở trường, tôi được phân công dạy bộ môn vật lý lớp 7. Cho nên, tôi phải làm thế nào giúp học sinh nắm vững kiến thức trong quá trình học tập và gây được sự hứng thú cho học sinh trong các tiết thực hành, sử dụng dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn cụ thể về một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong những tiết học có sử dụng dụng cụ trực quan, thí nghiệm của học sinh lớp 7A 2 trường THCS Bàu Năng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: 4.1. Nghiên cứu tài liệu: Khi làm đề tài này tôi đã đọc qua các tài liệu, sách báo có liên quan, giúp tôi có cơ sở lí luận để phân tích các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả trong các tiết dạy. 4.2. Điều tra: Dự giờ: Thông qua các tiết dự giờ để tìm hiểu các giáo viên cách sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào? Có đạt hiệu quả không? Để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các thời điểm trong năm học, đã giúp cho tôi có nhận xét phù hợp khi thực hiện đề tài. Kiểm tra đối chiếu so sánh: + Kiểm tra điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra đánh giá việc thực hiện so sánh kết quả khi chưa áp dụng giải pháp và khi áp dụng giải pháp. 5. Giả thuyết khoa học: Giả sử trong thực tế giảng dạy chúng ta không chú trọng đến việc tái tạo và sử dụng các thiết bị đơn giản rẻ tiền, chỉ dựa vào các thiết bị đồ dùng được trang bị sẵn. Như vậy bản thân người giáo viên sẽ thiếu đi tính sáng tạo trong công việc, thụ động, không rèn luyện tốt kĩ năng vận dụng, thực hành thí nghiệm, không phát huy tính tích cực của học sinh, hạn chế việc phát triển tư duy cho học sinh, không phát hiện kĩ năng, năng khiếu của các em học sinh. Do đó, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giáo viên cần chú ý đổi mới phương pháp không chỉ dừng lại ở việc tổ chức thảo luận nhóm, tăng cường thực hành thí nghiệm, đổi mới kiểm tra đánh giá, mà phải tiến sâu hơn nữa kĩ năng làm và sử dụng các đồ dùng dạy học đơn giản giúp các em nắm được kiến thức mới tại lớp, gây được sự hứng thú học tập ở học sinh, trang bị kiến thức cần thiết để các em có thể tự tạo ra những dụng cụ đơn giản phục vụ cho chính bản thân các em và hơn cả là hình thành niềm tin khoa học, tin vào những gì mình tự tay làm, mắt nhìn thấy. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên: - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung phương pháp dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học”. - Một trong số các giải pháp phát triển giáo dục được đưa ra trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 là: "Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục” ( điều 6, tr 30). - Chỉ thị 40- CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề phát triển năng lực thực hành sáng tạo của người học. . .”(điều 1, tr12). - Luật giáo dục sửa đổi 2010, điều 28.2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” 1.2. Các quan niệm khác về giáo dục: Các hiện tượng và quá trình Vật lý thường rất gần gũi với chúng ta và luôn xảy ra trong đời sống hằng ngày. Vì thế, để tái tạo lại hoặc kiểm chứng lại chúng, không đòi hỏi cần có những dụng cụ phức tạp tinh vi. Trái lại, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, những dụng cụ được dùng trong đời sống hằng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những đồ dùng dạy học có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Đồ dùng dạy học mang tính đơn giản, rẻ tiền là những đồ dùng được tạo ra với những dụng cụ thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm trong đời sống hằng ngày hoặc mua nhưng không đắt tiền. Như chúng ta đã biết thí nghiệm hiện đại luôn gắn với những thí nghiệm định lượng, những thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao, trái lại đối với những thí nghiệm định tính thì thí nghiệm đơn giản rẻ tiền lại chiếm ưu thế. Nó góp phần làm phong phú thêm khả năng khai thác và sử dụng thiết bị thí nghiệm làm cho dạy học Vật lý trở nên trực quan hơn, khắc phục lối dạy học có tính giáo điều sách vở, thoát ly thực tế. Đối với việc giảng dạy môn Vật lý thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một việc không thể thiếu được trong quá trình dạy học bởi vì đặc thù của môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học được rút ra từ việc quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin và làm thí nghiệm để khẳng định sự đúng đắn của tri thức khoa học. Muốn vậy thì các giáo viên phải khai thác triệt để có kỹ năng sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có và phải luôn năng động, sáng tạo, làm thêm các thiết bị cần thiết chưa có để bài giảng thêm phong phú sinh động, cuốn hút gây hứng thú đạt hiệu quả cao về chất lượng, đảm bảo về nội dung chương trình mục tiêu giáo dục .Mặt khác các em sẽ có hứng thú tinh thần học bài, tìm thấy cái lí thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn và phát huy tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ môn Vật lý: * Đối với giáo viên: Giáo viên thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa, sách giáo viên hướng dẫn, tận dụng tối đa tính năng của từng dụng cụ. Cụ thể như sau: + Một số thí nghiệm trong chương trình Vật lý 7 cần sử dụng nguồn điện là pin, để khỏi phải tốn chi phí, tôi sử dụng bộ biến thế nguồn của Vật lý 9. + Sử dụng nam châm thẳng, nam châm điện của Vật lý 9 áp dụng cho Vật lý 7. + Bộ lắp nguồn điện là pin của Vật lý 9 sử dụng chung cho Vật lý 7. . .Tóm lại, dụng cụ thí nghiệm ở chương điện học lớp 7 được thay thế hoặc sử dụng chung thí nghiệm phần điện Vật lý lớp 9. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dụng cụ thí nghiệm Vật lý giáo viên thường gặp một số khó khăn như sau: + Dụng cụ bị hỏng nhiều nên một số thí nghiệm không đủ dụng cụ thí nghiệm cho nhiều nhóm. + Dụng cụ tương đối đầy đủ nhưng chất lượng không được cao nên thí nghiệm cho kết quả thường thiếu chính xác. + Một số đồ dùng dạy học được cấp về lại không khớp hình vẽ sách giáo khoa làm cho việc lắp ráp thí nghiệm gặp khó khăn + Không có phòng chức năng nên việc trưng bày cũng như sử dụng không khoa học. + Phong trào tự làm đồ dùng dạy học thì diễn ra thường xuyên, định kì nhưng chất lượng đồ dùng thì lại không cao, thời gian sử dụng ngắn. * Đối với học sinh: + Một số dụng cụ thí nghiệm phức tạp, học sinh không biết cách sử dụng, ngại bị hư hỏng hoặc bị lúng túng trong quá trình sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thực hành. + Tình trạng chung hiện nay là học sinh thụ động nên ý thức về việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm trong tiết học còn xem nhẹ. + Học sinh chưa tích cực, lười nghiên cứu trước nội dung của bài mới nên chưa tự mình làm thí nghiệm được để rút ra kiến thức. Do đó kết quả chất lượng giờ học Vật lý thật sự chưa mang lại hiệu quả cao. 2.2. Sự cần thiết của đề tài: Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, việc sử dụng đồ dùng dạy học không chỉ nhằm minh hoạ cho bài giảng mà còn thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành cho học sinh. Nếu sử dụng dụng cụ thí nghiệm thực hành một cách tuỳ tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo thì hiệu quả học tập của các em không cao có khi còn phản tác dụng, giáo viên mất thời gian vô ích, học sinh học tập mệt mỏi căng thẳng. Từ những thực trạng trên và cùng với vai trò đặc biệt của thí nghiệm Vật lý, tôi thấy trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, việc khai thác làm và sử dụng những đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ riền có một ý nghĩa rất quan trọng.Tôi thiết nghĩ phải thay đổi phương pháp dạy học mà trước hết là bản thân mỗi giáo viên hãy tự thay đổi suy nghĩ của chính mình, cần năng nổ tích cực hơn trong việc làm và sử dụng các đồ dùng dạy học đơn giản tự phục vụ cho việcgiảng dạy của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và tạo hứng thú học tập, rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Vấn đề đặt ra: Để giúp học sinh hứng thú học tập môn Vật lý thông qua việc giáo viên tự tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền, giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò của thí nghiệm tự tạo này, nhận thấy những ưu điểm cũng như những hạn chế của thí nghiệm dạng này. Do đó vấn đề đặt ra là:  Giáo viên phải nắm được ưu điểm, hạn chế và yêu cầu của đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền.  Đề ra một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền vào một số bài học cụ thể trong các tiết dạy.  Lựa chọn những thí nghiệm đơn giản mang tính giải trí gây hứng thú cao đối với học sinh, những thí nghiệm này cá nhân học sinh hoặc nhóm có thể tự làm sau một nội dung kiến thức nào đó của chương trình. 3.2. Giải quyết vấn đề đặt ra: * Vấn đề 1: Ưu điểm, hạn chế và yêu cầu của đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền  Những ưu điểm nổi bật của đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền: 1. Dụng cụ cần cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm trong đời sống hàng ngày, có thể kiếm ở mọi nơi. Đó có thể là những lon bia, lon nước ngọt hoặc chai nước khoáng đã dùng, ống nhựa, hoặc có thể là những đồ chơi của trẻ con, như xe nhựa, búp bê nhựa, quả bóng bay … 2. Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết kế, chế tạo và khai thác để sử dụng trong giảng dạy. 3. Thí nghiệm cho kết quả rõ ràng, thuyết phục (thường là những thí nghiệm gắn với những hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày). 4. Đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền không đòi hỏi ở người sử dụng những kỹ năng thực hành đặc biệt, nên giáo viên nào cũng có thể tiến hành được. Trái lại, khi sử dụng các thí nghiệm hiện đại, giáo viên phải biết cách sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị, phải có những kỹ năng thực hành nhất định mới có thể tiến hành được những thí nghiệm này. Nếu giáo viên không có kỹ năng sử dụng máy tính, không nắm được các phần mềm sử dụng trong thí nghiệm thì không thể tiến hành được những thí nghiệm có sử dụng máy tính, hay những thí nghiệm hiện đại khác. 5. Đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền không đòi hỏi khắt khe các điều kiện cơ sở vật chất như phòng bộ môn, mạng điện, thiết bị nên ở đâu cũng có thể tiến hành thí nghiệm được. 6. Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn lôi cuốn, vì vậy nó có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh. 7. Đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ riền là những dụng cụ thí nghiệm ngắn gọn, mất ít thời gian nên có thể sử dụng rất thuận tiện trong quá trình dạy học. Đặc biệt trong khâu mở bài hay củng cố bài, sử dụng để tạo tình huống học tập rất có hiệu quả.  Hạn chế của đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền là: Hầu hết các đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền là những dụng cụ thí nghiệm định tính, ít có thí nghiệm định lượng, dụng cụ thí nghiệm không bền thường sử dụng một lần, việc tái tạo lại dụng cụ sau không hiệu quả, tính thẩm mĩ không cao.  Yêu cầu của đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền là: Đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền được tiến hành với những dụng cụ đơn giản tự tạo, tự kiếm (như lon bia, chai nước khoáng đã dùng ). Do vậy, ngoài những yêu cầu chung, khi khai thác làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền cần đặc biệt chú ý các yêu cầu sau: • Phải đảm bảo tính khoa học: Kết quả rõ ràng, chính xác và thuyết phục. • Phải đảm bảo tính sư phạm: Các thí nghiệm không được phản giáo dục. Ví dụ: không nên làm những dụng cụ thí nghiệm có liên quan đến súng, đạn, cung, nỏ • Phải đảm bảo tính thẩm mĩ: Do các dụng cụ của thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền là những dụng cụ tận dụng, tự kiếm, tự tạo. Vì vậy yếu tố thẩm mĩ phải được đặc biệt coi trọng và phải đặt lên hàng đầu. Những dụng cụ thí nghiệm tận dụng, tự kiếm phải được gia công chu đáo, cẩn thận để làm tăng tính thẩm mĩ của nó. • Phải đảm bảo tính khả thi: Các thí nghiệm được sử dụng phải là những thí nghiệm dễ thao tác, dễ tiến hành và cho kết quả thuyết phục. * Vấn đề 2: Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền vào một số bài học cụ thể trong các tiết dạy. • Ví dụ 1: Vật lý 7 bài 23 “ Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện” Giáo viên có thể tiến hành chế tạo nam châm điện như sau: a.Dụng cụ: + 1 cái đinh sắt dài 10 cm + 1 lớp dây đồng nhỏ có lớp cách điện. + 1 pin tiểu loại 1,5vôn. + Một số ít đinh ghim bằng sắt. b. Chuẩn bị dụng cụ: + Bọc lên đinh sắt một lớp giấy + Quấn dây đồng lên đinh sắt khoảng 30 đến 40 vòng. c. Tiến hành: Nối nguồn điện với hai đầu cuộn dây và đưa một đầu đinh lại gần các đinh ghim. • Ví dụ 2: Vật lý 7 bài 2 “ Sự truyền ánh sáng” Giáo viên có thể làm thí nghiệm chứng tỏ đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đường thẳng như sau: a. Dụng cụ: + 3 tấm bìa cứng khoảng 20x30 cm + 1 cây nến b. Chuẩn bị dụng cụ Đục các lỗ nhỏ trên 3 tấm bìa (sao cho các lỗ nhỏ có cùng kích thước, cùng độ cao và cách đều hai cạnh bên) và kẻ đường thẳng vuông góc từ các lỗ xuống cạnh đáy. c. Tiến hành: Đặt ba tấm bìa lên giá nằm ngang sao cho ba lỗ thẳng hàng. Đặt ngọn nến đang cháy về một phía và đặt mắt để quan sát phía đối diện. • Ví dụ 3: Vật lý 8 bài 12 “Sự nổi” (thí nghiệm mở bài hoặc kiểm chứng, hoặc thay thí nghiệm SGK) a. Dụng cụ: + 3 cốc thủy tinh chứa 2/3 nước. + 3 quả chanh. + một ít muối ăn. b. Tiến hành: + Cho 3 quả chanh vào 3 cốc nước cho học sinh quan sát và nhận xét. + Cho một ít muối vào một trong 3 cốc, khuấy đều cho đến khi quả chanh nổi lơ lửng. + Cho một ít muối vào một trong 2 cốc còn lại và khuấy đều, vừa khuấy vừa thêm muối cho đến khi quả chanh nổi hẳn. Giáo viên cho học sinh quan sát trạng thái của 3 quả chanh ở trong 3 cốc. Từ đó cho học sinh phân tích lực tác dụng lên từng quả chanh để đi đến kết luận về điều kiện của vật chìm , vật nổi và vật lơ lửng. • Ví dụ 4: Vật lý 8 bài 9 “Áp suất khí quyển” ( thí nghiệm dùng mở bài tạo hứng thú học tâp) * Phương án 1: Cho trứng chui vào chai. a. Dụng cụ: + 1 quả trứng. + 1 chai thủy tinh (bình thí nghiệm hình tam giác) + 1 bật lửa + một ít bông. + một ít cồn. b. Chuẩn bị dụng cụ: Gia công trứng: Cách 1: Luộc trứng lòng đào và bóc vỏ. Cách 2: Ngâm trứng vào dấm ăn cho đến khi phần vỏ trứng mất đi. - Chọn chai thủy tinh: Chọn chai có đường kính miệng chai nhỏ hơn một chút so với đường kính quả trứng. c. Tiến hành: - Tẩm cồn vào bông, dùng bật lửa ga đốt rồi thả vào chai. Đợi cho bông cháy một lúc, sau đó ta bỏ quả trứng vào miệng chai (cho đầu nhỏ xuống dưới). - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích. *Phương án 2: a. Dụng cụ: + 1 ly thủy tinh. + 1 tờ giấy có đường kính lớn hơn miệng ly. + 1 ca nước. b. Tiến hành: - Đổ nước vào ly thủy tinh cho đến khi đầy tràn. Đặt tờ giấy lên miệng ly, dùng bàn tay giữ chặt. - Dốc ngược ly cho miệng quay xuống dưới rồi từ từ thả tay ra. • Ví dụ 5: Vật lý 8 bài8 “ Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau” *Phương án 1: Áp suất chất lỏng phụ thuộc độ sâu. a. Dụng cụ: +1 chai nước khoáng nhựa lớn. + 1 khay nước. + 1 ca nước màu. + 1 cái phễu. b. Chuẩn bị dụng cụ: - Dùi 3 lỗ nhỏ trên thành chai ở các độ cao khác nhau. - Dùng ca nhựa rót nước màu vào chai (trước khi rót dùng băng keo dán kính lỗ). c. Tiến hành: - Gỡ băng keo từ các lỗ cho nước chảy ra. - Yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết luận. * Phương án 2: Áp suất chất lỏng tác dụng lên cả phía trên. a. Dụng cụ: + 1 cốc đựng nước lớn. + 1 cái thông phong đèn. + 1 sợi chỉ. + 1 tấm bìa có đường kính lớn hơn đường kính thông phong đèn, có 1 lỗ nhỏ ở giữa. b. Tiến hành. - Sợi chỉ được buộc vào điểm giữa của tấm bìa và luồn vào thông đèn để giữ cho tấm bìa không rơi. - Khi chưa nhúng vào nước, nếu ta thả tay thì tấm bìa sẽ rơi xuống. - Giữ chặt sợi chỉ và nhúng thông đèn vào cốc đựng nước. Sau đó buông sợi chỉ ra, ta thấy tấm bìa không rơi khỏi thông đèn. • Ví dụ 6:Vật lý 6 bài 19 “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng” a. Dụng cụ: + 1 vỏ chai đựng cồn hoặc oxi già + 1 ruột bút bi chữ A đã dùng, mực còn khoảng 5mm. b. Chuẩn bị dụng cụ: - Tháo viên bi ở đầu ruột bút. - Cắm đầu ruột bút vào miệng chai đựng, ta được dụng cụ như hình vẽ. c. Tiến hành: - Xoa 2 tay vào nhau, sau đó áp nhẹ vào chai. - Quan sát hiện tượng và nhận xét. - Sau đó bỏ tay ra, quan sát hiện tượng và nhận xét. * Vấn đề 3: Lựa chọn những thí nghiệm đơn giản mang tính giải trí gây hứng thú cao đối với học sinh, những thí nghiệm này cá nhân học sinh hoặc nhóm có thể tự làm sau một nội dung kiến thức nào đó của chương trình. • Ví dụ 1: Khi học bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” trong chương trình Vật lý 7, phần Quang học giáo viên giới thiệu cho học sinh cách chế tạo “CHIẾC ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI" a/ Dụng cụ : - 01 cái chậu. - 01 đoạn gỗ dài . b/ Chuẩn bị dụng cụ: - Lấy đoạn gỗ dài cắm vào lỗ tròn bên dưới đáy chậu. - Đặt chậu ở nơi lúc nào cũng có ánh nắng chiếu vào (như hình dưới) c/ Tiến hành: [...]... 1.1 Những mặt làm được: - Tóm lại, đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có ưu điểm là rất đơn giản, tiện lợi, dễ tiến hành và cho kết quả thuyết phục, do đó có tác dụng tốt trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh Nhờ những ưu điểm nổi trội trên, nên việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền thực sự phát huy tác dụng đối với những nơi, những vùng đang khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị... kê thấy rằng: - Về chất lượng: Chất lượng bộ mơn Vật lý 7 từng bước có tiến bộ, qua mỗi thời điểm kiểm tra số học sinh giỏi, khá tăng lên, còn số học sinh yếu giảm dần Cụ thể chất lượng học tập của học sinh lớp 7A2 tiến bộ rõ rệt từ 30 học sinh (đạt 75%) tăng lên 36 học sinh( đạt 90%) - Về học sinh: Học sinh u thích mơn học hơn, thích nghiên cứu, tìm tòi khám phá những hiện tượng Vật lý Mặt khác các em... quả chanh hoặc quả cà chua hoặc quả xồi như hình dưới - Một bóng đèn LED (hoặc một đồng hồ đo điện đa năng) đã nối sẵn hai đầu dây dẫn c/ Tiến hành: - Nối hai đầu dây dẫn có đèn LED (hoặc một đồng hồ đo điện đa năng) vào hai mảnh đồng và kẽm u cầu học sinh quan sát hiện tượng và nhận xét 4 Kết quả đề tài Kết quả việc áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy vật lý lớp 7A 2 được thể hiện qua kết quả học. .. tính định lượng khơng phù hợp, dụng cụ tự tạo tính thẩm mĩ khơng cao 2 HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Đề tài này được áp dụng trong chương trình Vật lý 7 ở trường THCS Bàu Năng vì sử dụng có hiệu quả nên bản thân sẽ áp dụng cho các khối 6, khối 8, khối 9 của bộ mơn, đề tài có tính khái qt cao do đó có thể phổ biến cho các trường THCS khác trong huyện 3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI: Vật lý học ở trường... rõ rệt, u thích khoa học, nắm vững kiến thức, càng tin vào sự đúng đắn của kiến thức 1.2 Những mặt hạn chế: - Tuy phần lớn học sinh có nhận thức tích cực hơn về mơn học nhưng số ít thật sự chưa chuyển biến thể hiện qua thái độ và kết quả học tập đến hiện nay vẫn khơng thay đổi so với đầu năm học - Đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hạn chế khơng mang tính chính xác cao, những dụng cụ chế tạo mang... cầu học sinh lắng nghe và giải thích • Ví dụ 3 : Sau khi học bài Dòng điện - nguồn điện trong chương trình Vật lý 7, phần Điện học giáo viên giới thiệu cho học sinh cách chế tạo “CHIẾC PIN BẰNG TRÁI CÂY” a/ Dụng cụ : - 01 quả chanh hoặc quả cà chua hoặc quả xồi - 01 mảnh đồng - 01 mảnh kẽm (hoặc tơn) - 01 bóng đèn LED (hoặc một đồng hồ đo điện đa năng) b/ Chuẩn bị dụng cụ: - Cấm hai mảnh đồng và kẽm vào... Học sinh: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Vật Lý 6,7,8,9 của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản tháng 5/2002 2 Sách giáo viên Vật Lý 6,7,8,9 của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản tháng 5/2002 3.Sách giáo khoa Vật Lý 7 của Bộ giáo dục và đào tạo tái bản lần thứ 5tháng 7/2008 4 Sách giáo viên Vật Lý 7 của Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản tháng 5/2002 5.Thí nghiệm và phương tiện... với những tiết học thực hành nên thu hút được tất cả các đối tượng học sinh hứng thú tham gia thực hành thí nghiệm Vật lý - Tuy nhiên trong q trình thực hành các dụng cụ thí nghiệm đơn giản rẻ tiền ở lớp 7A 2, tơi nhận thấy có những mặt áp dụng được và chưa được như sau: * Mặt áp dụng: Bước đầu học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng những dụng cụ đơn giản xung quanh mình chế tạo ra các đồ chơi hay những... giờ đồng hồ thì hãy đánh dấu vào vị trí cái bóng của đoạn gỗ trên thành chậu - Sau khi hồn chỉnh, chỉ cần có nắng thì chúng ta có thể biết được thời gian như đồng hồ thơng qua bóng của đoạn gỗ Sau đây là một chiếc đồng hồ hoạt động tương tự như thế (có thể giới thiệu với học sinh) • Ví dụ 2: Khi học bài “Mơi trường truyền âm” trong chương trình Vật lý 7, phần Âm học giáo viên giới thiệu cho học sinh. .. nghiệm - Khi vận dụng giải pháp: + Đối với giáo viên: phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng thực hành thí nghiệm, giải quyết một phần thiếu dụng cụ như hiện nay, ngày càng tâm quyết với nghề + Đối với học sinh: có sự chuyển biến đáng kể: u thích mơn học hơn, phát huy tính tò mò khám phá của học sinh, thấy được sự cần thiết tất yếu của bộ mơn, chất lượng bộ mơn có chuyển biến . TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN RẺ TIỀN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN VẬT LÝ THCS • Họ và tên: Hồ Huế Phương. • Đơn vị. “MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN RẺ TIỀN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN VẬT LÝ THCS . 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số. đưa ra giải pháp mới:  Đưa ra một số giải pháp làm đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền có hiệu quả.  Sử dụng đồ dùng dạy học rẻ tiền vào một số tiết học Vật lý thực nghiệm. 4/ Hiệu quả áp dụng: 

Ngày đăng: 24/12/2014, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w