1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn_thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi trong môn vật lý

14 5,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 370,48 KB

Nội dung

Trong nhiều năm giảng dạy ,tôi thấy cần phải dạy về thế năng, thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường thật rõ ràng, sâu sắc, đặc biệt là cách tính thế năng đàn hồi khi chọn mốc thế năn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong chương trình trung học phổ thông có các vấn đề liên quan đến khái niệm thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi Thế nhưng trong chương trình sách giáo khoa cũ không nêu vấn đề này ,còn sách giáo khoa mới có nêu nhưng chưa

rõ ràng và chưa đầy đủ, giáo viên ít có tài liệu để tham khảo

Trong nhiều năm giảng dạy ,tôi thấy cần phải dạy về thế năng, thế năng đàn hồi

và thế năng trọng trường thật rõ ràng, sâu sắc, đặc biệt là cách tính thế năng đàn hồi khi chọn mốc thế năng khác với vị trí đầu lò xo khi lò xo chưa biến dạng để học sinh hiểu sâu hơn và vận dụng được vào bài tập

Một vấn đề nữa là về thế năng của hệ phải hiểu như thế nào mới đúng khi sử dụng công thức W t = ½ kx2 , nó gồm thế năng nào hay chỉ là thế năng đàn hồi? cách chọn mốc thế năng như thế nào?

Đây là một đề tài mới, vì thế bằng hiểu biết của mình tôi mạnh dạn viết về cách tính thế năng đàn hồi với các cách chọn mốc thế năng khác nhau, còn thế năng trọng trường thì dễ ai cũng đã biết

Tôi hy vọng đề tài này thật sự có ích cho học sinh đặc biệt là học sinh giỏi cũng như các đồng nghiệp Tôi mong sự góp y chân thành của các đồng nghiệp cùng các em học sinh thân yêu

Chân thành cám ơn

Trang 2

NỘI DUNG

THẾ NĂNG – THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG

– THẾ NĂNG ĐÀN HỒI

I/Khái niệm thế năng, thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi

- Thế năng là năng lượng của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ thông qua lực thế

- Có 2 loại thế năng:

o Thế năng hấp dẫn: Mọi thiên thế trong vũ trụ đều hút lẫn nhau với lực vạn vận hấp dẫn, do đó tồn tại năng lượng dưới dạng thế năng và gọi chung là thế năng hấp dẫn

Ở trong trọng trường, vât chịu tác dụng lực hấp dẫn của Trái đất nên vật có thế năng trọng trường Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc

vị trí tương đối giữa vật và Trái đất và được xác định sai kém một hằng số cộng Tuy nhiên công của trọng lực đo bằng hiệu thế năng thì không phụ thuộc hằng số này Khi xác định thế năng tại một vị trí thì cần chọn mức không của thế năng Thực chất phải nói thế năng của hệ vật – Trái đất nhưng

vì khi vật dịch chuyển dưới tác dụng của trọng lực thì Trái đất coi như đứng yên do khối lượng vô cùng lớn, nên thế năng của Trái đất không thay đổi, coi như bằng 0 và thế năng của cả hệ chỉ là thế năng của vật

o Thế năng đàn hồi như là năng lượng dự trữ để sinh công của vật khi biến dạng Bản chất của thế năng đàn hồi là do tương tác lực đàn hồi giữa các phần tử của vật biến dạng đàn hồi

Thế năng đàn hồi cũng phụ thuộc việc chọn mốc không của thế năng nhưng công của lực đàn hồi bằng hiệu thế năng đàn hồi thì không phụ thuộc việc chọn mốc không

Trang 3

II/ Biểu thức thế năng

o Biểu thức thế năng trọng trường:

Wt = mgz

Với cách chọn mốc 0 tại gốc tọa độ O của trục Oz thẳng đứng, chiều dương hướng lên, khi đó:

- Vật ở trên mốc 0 (tọa độ z > 0) thì Wt > 0

- Vật ở ngay mốc 0 (tọa độ z = 0) thì Wt = 0

- Vật ở dưới mốc 0 (tọa độ z < 0) thì Wt < 0

Hoặc viết dưới dạng: Wt = mgh

Trong đó: h là giá trị đại số độ cao của vật so với mốc

h > 0 : vật ở cao hơn mốc

h < 0 : vật ở thấp hơn mốc

h = 0 : vật ở ngang mốc

o Biểu thức thế năng đàn hồi:

 Chọn mốc không thế năng đàn hồi tại đầu lò xo chưa biến dạng

k : độ cứng lò xo

x : độ biến dạng của lò xo

 Chọn mốc không của thế năng đàn hồi tại vị trí O’ khác vị trí đầu lò xo chưa biến dạng thì thế năng tại 1 điểm:

x : độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí đang xét thế năng

xo = OO’ : độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí O’chọn làm mốc không

O : vị trí đầu lò xo khi chưa biến dạng

O

l o

x

W t = ½ kx2 (1)

Wt = ½ kx2 – ½ k x2o (2)

Trang 4

Chứng minh công thức (2):

Dựa vào tính chất hiệu thế năng đàn hồi không phụ thuộc việc chọn mốc không của thế năng nên :

(WtM – WtO’)chọn mốc tại O’ = (WtM – WtO’)chọn mốc tại O

Dựa vào (1) ta có: (WtM)mốc O = ½ kx2

(WtO’)mốc O = ½ kxo2 (xo = OO’) (WtM – WtO’)mốc O = ½ kx2 – ½ kxo

2

Vì chọn mốc tại O’ nên WtO’ = 0

 (WtM – WtO’)mốc O’ = (WtO’)mốc O’ = ½ kx2 – ½ kxo

2

o Biểu thức thế năng của hệ:

Thế năng hệ = thế năng trọng trường + thế năng đàn hồi

- Đối với con lắc lò xo ngang: chọn mốc thế năng tại đầu lò xo không biến

dạng

Wt hệ = Wt đàn hồi = ½ kx2 (x : độ biến dạng)

- Đối với con lắc lò xo dọc: chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng (vị trí O’ )

Wt hệ = Wt đàn hồi + Wt trọng trường = ½ kx2 (x : li độ của vật so với O’)

Chứng minh:

Chọn mốc không của thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi tại O’

- Thế năng trọng trường tại M: Wt = mg(-x)

- Thế năng đàn hồi lò xo: Wt đàn hồi M = ½ kxM2 – ½ kxO’2 (theo 2)

Với xM = xo + x

XO' = OO’ = xo => Wt đàn hồi M = ½ k(xo+x)2 – ½ kxo

2

= ½ k(xo2 + x2 + 2xox) – ½ k xo2

= ½ kx2 + kxxo

+

lo

xo

x M

m

O’

O

O’

m

Trang 5

- Thế năng của hệ: Wt hệ = Wt + Wt đàn hồi M

 Wt hệ = -mgx + ½ kx2 + kxxo

= ½ kx2 + x(kxo – mg)

Vì tại vị trí cân bằng O’ : P = kxo nên mg = kxo

=>

x : xem như là độ dãn lò xo so với vị trí cân bằng

- Đối với con lắc nằm trên mặt phẳng nghiêng:

Thế năng trọng trường của vật tại M (li độ x) khi chọn mốc ở VTCB O’:

Wt1 = mgh = - mgxsin

Thế năng đàn hồi của lò xo khi vật có li độ x khi chọn mốc tại O’:

Wt2 = ½ k( lO+ x)2 – ½ k O2

l

 = ½ kx2 + k lOx Tại VTCB O’: P Q Fur ur uurO  0r

 Psin - k lO= 0

 mgsin - k l O= 0

Thế năng của hệ : Wt hệ = Wt1 + Wt2 = - mgxsin + ½ kx2 + k l Ox

= ½ kx2 + x(k l O- mgsin) = ½ kx2

Vì vậy sách giáo viên vật lí lớp 10 nâng cao trang 162 có ghi ”Giá trị của thế năng đàn hồi phụ thuộc vị trí cân bằng ban đầu” Ví dụ nếu lò xo nằm ngang thì vị trí cân bằng ứng với lò xo không biến dạng Nhưng nếu đặt lò xo thẳng đứng thì vị trí cân bằng của vật treo ở đầu lò xo sẽ ứng với 1 độ biến dạng ban đầu Tại đó lực đàn hồi xuất hiện do biến dạng được cân bằng bởi trọng lực tác dụng lên vật nặng Do đó khi xác định thế năng đàn hồi tại 1 vị trí nào đó thì độ biến dạng phải tính theo vị trí cân bằng mới (cần phải nói thêm :nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng)

Wt hệ = ½ kx2 (3)

m

lo

Trang 6

Ví dụ 1: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m treo thẳng đứng, đầu dưới

móc vật nặng m = 1kg Lấy g = 10 m/s2 Kéo vật xuống dưới 2 cm (kể từ vị trí cân bằng O)

a) Tính thế năng trọng trường của vật, thế năng đàn hồi của lò xo và thế năng của hệ:

a1 Khi lấy mốc thế năng tại vị trí đầu lò xo chưa biến dạng,

a2 Khi lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng

b) Nhận xét kết quả 2 trường hợp trên?

Giải:

Tại VTCB: P Furuuro  0 => mg – k. l = 0 =>  l = mg

k = 0,1 m

a 1 Chọn mốc ở tại đầu lò xo không biến dạng I:

Thế năng trọng trường: Wt1 = mgh = mg[-( l+ x)] = -1,2 J

Thế năng đàn hồi: Wt2 = ½ k 2

M

x = ½ k ( l+ x)2 = 0,72 J Thế năng của hệ: Wt hệ = Wt1 + Wt2 = -0,48 J

a 2 Chọn mốc ở vị trí cân bằng O:

Thế năng trọng trường: Wt1 = mgh = mg(-x) = - 0,2 J

Thế năng đàn hồi: Wt2 = ½ k( 2

M

x - 2 O

x ) = ½ k[(x + l)2 -  l 2

] = 0,22 J Thế năng của hệ: Wt hệ = Wt1 + Wt2 = 0,02 J

b Nhận xét:

Thế năng trọng trường, Thế năng đàn hồi, Thế năng của hệ phụ thuộc việc chọn mốc

Ví dụ 2: Một lò xo có độ cứng k = 10 N/m và có chiều dài tự nhiên l0 = 10cm Treo vào nó một quả cân khối lượng m = 100g Lấy vị trí cân bằng của quả cân làm gốc tọa độ Tính thế năng tổng cộng của hệ lò xo - quả cân khi quả cân được giữ ở các vị trí sao cho lò xo có chiều dài l bằng 5, 10, 20, 30cm? Lấy

g = 10m/s2 và bỏ qua khối lượng của lò xo.(Trích từ sách bài tập vật lí 10 Nâng cao bài 4.40 trang 53, đáp số trong sách là sai)

lo

l

x M

m

O I

m

P

Fo

lo

l

x M

m

O I

m

P

Fo

Trang 7

Giải:

Tại VTCB: P Furuuro  0 => mg – k. l = 0 =>  l = mg

k = 0,1 m=10cm Chọn mốc ở vị trí cân bằng O:Chọn trục ox thẳng đứng,

chiều dương hướng xuống

Cách 1: Dùng công thức (3): Thế năng của hệ: W t hệ = ½ kx2

*Khi l = 5cm -> x = -15cm = - 0,15m -> W t hệ = ½ kx 2 = 0,1125(J)

*Khi l = 10cm -> x = -10cm = - 0,10m -> W t hệ = ½ kx 2 = 0,05(J)

*Khi l = 20cm -> x = 0 m -> W t hệ = ½ kx 2 = 0 (J)

*Khi l = 30cm -> x = 10cm = 0,10m -> W t hệ = ½ kx 2 = 0,05(J)

Cách 2: Tính trực tiếp thế năng của hệ bằng tổng thế năng trọng trường

Wt = mgh và thế năng đàn hồi theo công thức (2): W t = ½ kx2 – ½ k x 2o

Với x : độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí đang xét thế năng

xo: độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí O chọn làm mốc không

*Khi l = 5cm -> x = 5cm = 0,05m ,x0 = 10cm =0,10m, h = 15cm =0,15m

-> W t hệ = mgh + ½ kx2 – ½ k x2o= 0,1125(J)

*Khi l = 10cm -> x = 0 m ,x0 = 10cm =0,10m, h = 10cm =0,10m

-> W t hệ = mgh + ½ kx2 – ½ k x2o= 0,05(J)

*Khi l = 20cm -> x = 10cm = 0,10m ,x0 = 10cm =0,10m, h = 0m

-> W t hệ = mgh + ½ kx2 – ½ k x2o= 0(J)

*Khi l = 30cm -> x = 20cm = 0,20m ,x0 = 10cm =0,10m, h = -10cm =-0,10m

-> W t hệ = mgh + ½ kx2 – ½ k x2o= 0,05(J)

Nhận xét cả hai cách đều cho một kết quả đúng

lo

l

x M

m

O I

m

P

Fo

Trang 8

III/ Bài tập áp dụng

Bài toán 1: Một cơ hệ gồm lò xo, thanh nhẹ AO và vật nặng

m được liên kết như hình vẽ Ở vị trí cân bằng thanh thẳng

đứng, lò xo chưa biến dạng và nằm ngang Đưa thanh lệch

khỏi VTCB một góc bé trong mặt phẳng hình vẽ rồi thả ra

Cho rằng với dao động bé thì lò xo xem như luôn luôn nằm

ngang Bỏ qua mọi lực cản Chứng minh hệ dao động điều hòa

Tìm chu kỳ dao động của vật theo m, k, l ?

Giải:

Dùng định luật bảo toàn cơ năng

Chọn mốc thế năng tại VTCB O

Tại vị trí vật có li độ x (thanh hợp phương thẳng đứng một góc ):

* Thế năng của hệ : Wt hệ = mgh + ½ kx2

Với h = l(1-cos) = l(2 2

2

sin ) 2l

2 2 2

(l ) x

 Wt hệ = mg

2

x 2l + ½ kx2 = ½ mg

2

x

l + ½ kx2

* Cơ năng của hệ:

W = Wt hệ + Wđ = ½ mg

2

x

l + ½ kx2 + ½ mv2

Vì không ma sát nên W = const

=> dW 0

dt  => ½ mg

l 2x.x’ + ½ k.2x.x’ + ½ m.2v.v’ = 0

=> mg

l x.x’ + k.x.x’ + m.v.v’ = 0

Vì x’ = v, v’ = x” => x’(mg

l x + kx + mv’) = 0

=> v’ + k x gx

m  l = 0  x” + (k g)x

m  l = 0

Ta có  2 = k g

m  l => x” +  2x = 0

l //////

\

\

\

k

O

h

O x

k

m

l

O

//////

\

\

\

Trang 9

Vật dao động điều hòa với k g

m l

k g

m l

 

Bài toán 2: Cho cơ hệ như hình vẽ

Khi đưa thanh nhẹ OA lệch khỏi vị trí thẳng đứng một góc

bé rồi thả nhẹ Chứng minh vật m dao động điều hòa

Tìm chu kỳ dao động bé của vật m?

Giải:

Dùng định luật bảo toàn cơ năng

Chọn mốc thế năng tại vị trí vật m khi thanh OA thẳng đứng

Tại vị trí vật có li độ x (thanh hợp phương thẳng đứng một góc ):

Độ cao của vật so với mốc:

h = l(1 – cos )  l 2

/2 = x2 / (2l) Thế năng của hệ :

Wt hệ = mgh + ½ kx2 + ½ kx2 = ½ mg

l x2 + kx2 = ( ½ mg

l + k) x2

Cơ năng của hệ: W = Wt hệ + Wđ = ( ½ mg

l + k) x2 + ( ½ ) mv2

W = const => dW 0

dt  => ( ½ mg

l + k).2x.x’ + (½ ) m.2v.v’ = 0

=> [(mg

l + 2k) x+ mv’].x’ = 0

=> (mg

l + 2k)x+ mv’ = 0

=> x” + (g 2k)x

l  m = 0

Có dạng : x” +  2x = 0 , Với 2 g 2k

l m

  

=> Chu kỳ T 2

g 2k

l m

k

m

l

O

//////

\

\

\

\

\

\

k

A

l //////

O x

\

\

\

\

\

\

Trang 10

Bài toán 3: Cho cơ hệ như hình vẽ Hai lò xo có độ cứng

k1, k2. Thanh cứng nhẹ OA có thể quay trong mặt phẳng

thẳng đứng chứa 2 lò xo quanh trục O OA = l, OB = l/2

Khi hệ cân bằng 2 lò xo chưa biến dạng, nằm ngang, còn

thanh OA thẳng đứng Kéo lệch thanh cứng ra khỏi VTCB

góc  nhỏ rồi thả ra Chứng minh vật m dao động điều hòa?

Giải:

Dùng định luật bảo toàn cơ năng:

Chọn mốc thế năng tại A khi thanh OA thẳng đứng

Tại vị trí vật có li độ x (thanh hợp phương thẳng đứng một góc ):

Thế năng của hệ :

Wt hệ = mgh + ½ k1x1

2

+ ½ k2x2

2

Ta có: x1 = x = l ; x2 = l’ = ½ l =>

2

x

x = 2 => x2 = x

2

h = -l(1 – cos )  -l 2

/2 = -x2 / (2l) Suy ra:

Wt hệ = -½ mg

l x2 + ½ k1x2 + ½ k2(x

2)2 =- ½ mg

l x2 + ½ (k1 + k 2

4 )x2

Cơ năng của hệ: W = Wt hệ + Wđ =- ½ mg

l x2 + ½ (k1 + k 2

4 )x2 + ½ mv2

W = const => dW 0

dt  => -mg

l x.x’ + (k1 + k 2

4 )x.x’ + mv.v’ = 0

=> -mg

l x + (k1 + k 2

4 )x + mv’ = 0

=> x” + (-g

l + k 1

m + k 2

4m)x = 0

=> 2 = -g

l + k 1

m + k 2

4m

//////

O

k2 \

\

\

A

\

\

\

k1

B

//////

O

B

\

\

\

A

\

\

\

x1

x2

Trang 11

Bài toán 4:

Một lò xo có độ cứng k được treo thẳng đứng, đầu dưới

gắn vào thanh cứng AO ở B ( AB = l1 ; AO = l2 ) Thanh

này có thể quay quanh A trong mặt phẳng thẳng đứng

chứa lò xo, còn đầu kia gắn vào vật nặng m (Hình vẽ)

Lúc cân bằng thì thanh nằm ngang Cho rằng khối lượng

lò xo và thanh cùng tất cả lực cản, nếu có, đều không đáng kể

Đưa vật m ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi thả ra thì nó sẽ dao động quanh O xem như đoạn thẳng Tính chu kỳ dao động?

Giải:

Ở VTCB lò xo dãn  lO, khi đó lực đàn hồi là: F = k. lO(1)

Áp dụng quy tắc momen đối với trục quay A ta có:

F.l1 = mgl2 => F = mg 2

1

l

l (2)

Từ (1) , (2) =>  lO= 2

1

l

F mg

.

k  k l (3)

Khi vật m dịch ra khỏi VTCB khoảng x thì lò xo biến dạng thêm : x1 = 1

2

l

l x (4) Chọn mốc không thế năng tại VTCB của vật m

Thế năng trọng trường:

Wt1 = mgh = - mgx

Thế năng đàn hồi:

Wt đàn hồi = ½ k( lO+ x1)2 – ½ k 2

O

l

Thế năng của hệ:

Wt hệ = ½ k( lO+ x1)2 – ½ k 2

O

l

 - mgx

Wt hệ = ½ kx12 + k lOx1 – mgx (5)

Thay (3) , (4) vào (5) ta được:

Wt hệ =

//////

O

B A

\

\

\

l2

//////

O

B

A\ \

\

x

+

Trang 12

Cơ năng của hệ: W =

2

2 2 1

2

l

 

 

 

Vì cơ năng W = const => dW 0

dt  => k

2 1 2

l l

 

 

  x.x’ + mv.v’ = 0

=> x” + k

m

2 1 2

l l

 

 

  x = 0 (6)

(6) có dạng : x” + 2

x = 0

=>

2

1 1

2 2

 

 

Vậy chu kỳ : 2

1 1

2

l

k l

l k

l m

Trang 13

KẾT LUẬN

Các bài toán vật l í trên có nhiều cách giải nhưng ở đây tôi giải theo phương pháp năng lượng để làm rõ về thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi trong hệ con lắc lò xo Kết quả hoàn toàn phù hợp với phương pháp động lực học Hy vọng đề tài này có nghĩa thiết thực đối với đồng nghiệp cũng như các học sinh

Chúc quí đồng nghiệp vui khỏe, tâm huyết vì sự nghiệp trồng người

BMT,ngày 1- 1-2012

Người viết :Nguyễn thị Phương Thảo Giáo viên THPT BMT-DAKLAK

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách Phương pháp giải toán vật lí 12 Dao động và sóng cơ học của Trần Trọng Hưng

- Sách Giáo khoa Vật l í lớp 10 Nâng cao

- Sách Giáo viên Vật l í lớp 10 Nâng cao

- Sách Bài tập Vật l í lớp 10 Nâng cao

Ngày đăng: 24/12/2014, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w