1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn văn nhằm phát huy sự hứng thú cho học sinh

25 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 535,81 KB

Nội dung

Để thúc đẩy hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh, chuẩn bị tích cực cho việc học văn trên lớp, khâu đọc cần đi kèm với những yêu cầu, bài tập cụ thể của giáo viên: + Theo

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG

Tổ: Ngữ văn

Trang 2

0

Trang A Đặt vấn đề 03

B Quá trình phát triển kinh nghiệm 03

I Các hình thức sử dụng trước đây 04

II Một số hình thức tạo hứng thú cho học sinh hiện nay 04

1 Một số hình thức đã thực hiện 04

1.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh 04

1.2 Biện pháp tổ chức học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật 06

1.3 Tổ chức học sinh tái hiện hình tượng văn học 08

1.4 Tổ chức học sinh phân tích, cắt nghĩa văn học 10

1.5 Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức 11

2 Minh họa cụ thể một tiết học 13

2.1 Tạo tâm thế tiếp nhận 13

2.2 Đọc và tái hiện nội dung cốt truyện 14

2.3 Phân tích, cắt nghĩa 15

2.4 Tổng hợp, đánh giá 20

2.5 Luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận 21

III Chuyển biến 22

IV Kết quả thực nghiệm 22

V Đánh giá kết quả 23

C Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm, giải pháp 24

1 Kết quả kiểm nghiệm 24

2 Khẳng định hiệu quả của kinh nghiệm 24

D Kết luận 25

Trang 3

đầu tư, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy sự hứng thú

cho học sinh Trong nhiều năm qua, tôi đã cố gắng vận dụng, đối mới các hình thức

dạy học và nhận thấy tiết dạy của mình có hiệu quả cao hơn Điều đó đã nung đúc tinh thần cho cả thầy và trò trong quá trình dạy - học bộ môn Văn

B QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM:

Như chúng ta đã biết, hiện nay, chất lượng môn Văn của học sinh trung học

phổ thông có phần thấp hơn so với trước đây Tình hình chung là học sinh ít có hứng thú đối với môn Văn Các em học Văn một cách thụ động, lười đọc sách - soạn bài, học bài, không thích suy nghĩ - sáng tạo Do đó, chẳng những kiến thức về văn học

và đời sống của các em bị hạn chế mà năng lực làm văn của các em cũng rất yếu kém Hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì hiện tượng các em thiếu chủ động, tích cực trong giờ văn càng tăng thêm

So với mặt bằng chung của thành phố, chất lượng bộ môn Văn của học sinh

ở các trường xét tuyển như trường tôi càng tệ hại hơn Chấm bài kiểm tra chất lượng đầu năm, dễ nhận ra khuyết điểm chung của các bài làm văn Đó là sự cẩu thả trong cách trình bày; sự sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; sự nông cạn, hạn hẹp về mặt kiến thức, sự thô thiển, lúng túng trong cách diễn đạt; sự lẩn quẩn, tối tăm trong ý tứ…Đau đầu hơn là trong giờ văn, các em thường mệt mỏi, uể oải, lơ

là, mất tập trung,

Vì thế, các hình thức tổ chức dạy học tốt, khả thi là điều mà bất cứ giáo viên nào cũng muốn hướng đến Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy

Trang 4

mỗi giờ dạy là một thời khắc thăng hoa, đồng cảm giữa thầy và trò, giữa tác giả và độc giả? Làm sao để tác phẩm văn học đến với học sinh một cách đầy đủ và trọn vẹn

ý nghĩa của nó? Đó là cả một quá trình thách thức với những thể nghiệm, băn khoăn, tìm tòi của giáo viên đứng lớp

I Các hình thức đã sử dụng trước đây:

Trước đây, tôi cũng đã vận dụng nhiều phương pháp trong giờ dạy: diễn giảng, phát vấn, thảo luận, nhập vai, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, Nhưng do bị động bởi thời gian nên tôi còn thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, đơn điệu trong việc tổ chức các hình thức dạy học, chưa xem học sinh là trung tâm, chưa phát huy tính chủ động, tích cực của các em Có lẽ vì thế mà tiết học chưa thật sinh động, chưa tạo được sự hứng thú cho các em…

II Một số hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú cho học sinh hiện nay:

1 Một số hình thức đã thực hiện:

Từ khi sách giáo khoa được đổi mới đòi hỏi phải đổi mới toàn diện phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tôi đã vận dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn ngữ văn Tôi rất tâm đắc và thực sự đã biết

“Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy sự hứng thú cho học

sinh” như sau:

1.1 Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh:

Môn văn được xem là môn học công cụ góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn và thẩm mỹ cho học sinh Bởi vậy, ngay từ đầu tiết học cần khơi gợi hứng thú, khát vọng chiếm lĩnh tri thức và sự vận động của chủ thể học sinh Bởi lẽ, một tác phẩm văn học chỉ có thể tác động đến học sinh khi tác phẩm đó được tự nguyện tiếp nhận thông qua những cảm xúc, rung động chân thành Để đạt được điều đó, cần tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh, tức là cần chú ý đến cách vào bài Vào bài như thế nào để vừa liên kết giữa bài trước và bài sau, vừa ổn định trật tự, tạo sự chú ý, vừa khơi gợi tâm lí cảm thụ văn học của học sinh?

Ngoài những cách thức thông thường như giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ta

có thể tạo tâm thế bằng một số cách như sau:

Trang 5

a Tổ chức một cuộc thi nhỏ trong 5 phút như: thi giới thiệu tác giả, tác phẩm; hoàn thành mảnh ghép; trả lời nhanh các bài tập trắc nghiệm giữa các học sinh hoặc giữa các nhóm để tạo không khí cần thiết cho giờ học Chẳng hạn khi dạy đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu, chia lớp thành 4 nhóm, cho các em thi giới thiệu về tác giả Tố Hữu – nhà thơ của lí tưởng cộng sản và bài thơ Việt Bắc - một khúc tình ca cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp Ngoài ra, ta còn có thể cho các nhóm hoàn thành các mảnh ghép về tên các tác phẩm của Tố Hữu – năm sáng tác - nội dung các tác phẩm đó

b Kể một số giai thoại ngắn, dí dỏm về tác giả, tác phẩm để gợi sự tò mò

Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, tôi kể một giai

thoại không nêu tên tác giả, sau đó dẫn dắt vào bài Giai thoại như sau:

Quảng cáo Một cửa hiệu bán đồ trang sức ở Mỹ, muốn quảng cáo cho mình, bèn cậy Cục

gửi tới ông một hộp cà vạt kèm theo một bức thư: “Cà vạt của chúng tôi chỉ những

người nổi tiếng mới dùng Chúng tôi xin gửi đến ngài một tá và đề nghị ngài vui lòng gửi cho chúng tôi 20 đô la” Vài hôm sau, chủ tiệm nhận được một gói sách do

ông gửi đến, cũng kèm theo một bức thư ngắn: “Sách của tôi, ai đeo cà vạt của ngài

đọc thì rất thích hợp Giá sách 28 đô la Vậy xin ngài vui lòng hoàn trả lại cho tôi 8

đô la nữa” Ông chính là văn hào Hê-minh-uê – nhà tiểu thuyết lớn đã từng đạt giải

Nô- ben của văn học hiện đại Mỹ với tác phẩmÔng già và biển cả

c Lời giới thiệu hay, ấn tượng thể hiện nghệ thuật sư phạm của người thầy:

có tác dụng thu hẹp khoảng cách giữa học sinh và tác phẩm Chẳng hạn, giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “ Khi nói đến hình tượng người lính trong thời kì

kháng chiến chống Pháp, có người nghĩ đến bài Nhớ của Hồng Nguyên: “Lũ chúng

tôi bọn người tứ xứ / Gặp nhau hồi chưa biết chữ / Quen nhau từ thuở một hai ”,

có người nhớ đến bài Cá nước của Tố Hữu với “Giọt giọt mồ hôi rơi / Trên má anh

vàng nghệ / Anh vệ quốc quân ơi / Sao mà yêu anh thế !”, có người nhớ đến bài Đồng chí của Chính Hữu với hình ảnh người lính nông dân: “ Ruộng nương anh bỏ bạn thân cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay / Giếng nước gốc đa nhớ người

ra lính” Riêng tôi lại nhớ nhiều đến người lính trí thức tiểu tư sản – anh “vệ trọc”

Trang 6

d Ứng dụng công nghệ thông tin:

- Tổ chức trò chơi ô chữ, sau đó phát thưởng và dẫn dắt học sinh vào bài học Ứng với mỗi bài học, ta có thể hình thành những ô chữ với một dòng từ khoá Cách vào bài này cũng rất sinh động

- Hình ảnh trực quan: xem một đoạn phim, nghe một bài hát, một khúc nhạc hay những hình ảnh về tác giả, tác phẩm, để tác động, đưa các em chuyển vùng từ không gian riêng tư vào vùng không gian thẩm mỹ của bài học Chẳng hạn, khi dạy

bài Người lái đò Sông Đà, ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin, cho các em xem

cảnh thác ghềnh dữ dội hoặc những khúc sông thơ mộng, trữ tình của Sông Đà ; dạy

bài Đàn ghi ta của Lor-ca, ta có thể cho các em nghe bài hát về Lor-ca,

Những cách làm như trên vừa có thể thu hút được sự chú ý, khích lệ và tạo hứng thú học tập cho học sinh, vừa kết hợp được việc kiểm tra bài cũ cũng như thực hiện được yêu cầu tích hợp của chương trình Nó tạo ra ngữ cảnh cho việc đọc - hiểu, trang bị thêm cho hoc sinh những kiến thức cần thiết, giúp các em nâng cao tầm đón nhận chuẩn bị cho khâu tiếp nhận tác phẩm

1.2 Biện pháp tổ chức hoc sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật:

a Đọc văn

- Thứ nhất là hướng dẫn khâu đọc ở nhà của học sinh Để thúc đẩy hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh, chuẩn bị tích cực cho việc học văn trên lớp, khâu đọc cần đi kèm với những yêu cầu, bài tập cụ thể của giáo viên:

+ Theo anh (chị), cần đọc tác phẩm bằng giọng điệu nào?

+ Đọc diễn cảm văn bản và cho biết cảm nhận chung của anh (chị)?

Tuỳ theo đặc trưng thể loại và nội dung, nghệ thuật của mỗi văn bản mà có cách đọc khác nhau Điều này sẽ dần dần hình thành ở học sinh một thói quen đọc văn chủ động, tự giác trước khi lên lớp

- Thứ hai là hướng dẫn học sinh đọc ở lớp: giáo viên sẽ đọc diễn cảm một đoạn và hướng dẫn một học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt, có chất giọng phù hợp với bài học thể hiện Sau đó, lần lượt mời các học sinh khác đọc nối tiếp Cuối cùng giáo viên sẽ nhận xét để tuyên dương các em đọc tốt và giúp các em đọc chưa

Trang 7

tốt rút kinh nghiệm cho lần sau Chẳng hạn, khi dạy đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu, cần giúp các em thấy được toàn bộ bài thơ là một hoài niệm lớn, day dứt khôn nguôi được thể hiện qua hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại, giữa người cán

bộ và người dân Việt Bắc Để tạo không khí, ta cần cho học sinh đọc một số đoạn theo kiểu phân vai đối đáp

- Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son

- Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Những đoạn thơ đó cần được đọc với giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung

Hay khi đọc tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, đến đoạn Tnú bị giặc

tra tấn bằng cách lấy giẻ tẩm nhựa xà nu, quấn mười đầu ngón tay và châm lửa đốt, cần thể hiện được lòng căm thù, uất hận, đau đớn và bi hùng,

b Sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại để “vật chất hoá” hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh

Thay cho hoạt động đọc diễn cảm của thầy và trò, giáo viên tổ chức cho học sinh xem diễn kịch, nghe ngâm thơ, diễn xướng, qua băng hình, đĩa VCD, CD Những bài học được thể hiện bằng hình thức sinh động của loại hình nghệ thuật trình diễn này sẽ kích thích hoạt động tri giác thẩm mỹ và khơi gợi hứng thú học tập ở các

em Những bài thích hợp với cách thức này là vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Trang 8

của Lưu Quang Vũ ,các bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Sóng của Xuân Quỳnh,

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm,

1.3 Tổ chức học sinh tái hiện hình tượng văn học:

- Tái thuật và tái thuật sáng tạo thế giới hình tượng trong tác phẩm:

+ Tái thuật: yêu cầu học sinh thuật lại đơn giản nội dung bức tranh đời

sống trong tác phẩm Chẳng hạn, khi dạy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, ta có thể yêu cầu học sinh: “Hãy thuật lại cuộc đời Mị từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra cho

đến khi bỏ trốn khỏi Hồng Ngài”

+ Tái thuật sáng tạo: đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá trí tưởng tượng của mình để “lấp chỗ trống” hoặc để diễn giải rõ hơn những “ý, tứ, sự, tình” còn mơ

hồ, chưa chịu hiện hình rõ nét và đầy đủ ( gắn với chủ đề tác phẩm) Hãy yêu cầu

học sinh đặt mình vào vị trí của nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung

Thành để lí giải hành động của anh khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man:

Tnú bỏ gốc cây của anh Anh đã bứt dứt hàng chục quả vả mà không hay Ở chỗ hai con mắt anh là hai cục lửa lớn,

Lợi ích của những biện pháp này là phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của học sinh, giúp các em trở nên chủ động, tích cực hơn trong quá trình thâm nhập tác phẩm

- Sơ đồ hoá những diễn biến trong truyện hoặc mối quan hệ giữa các nhân vật

để tái hiện hình tượng nghệ thuật: Yêu cầu học sinh tiên đoán ý đồ nghệ thuật của nhà văn, xác định được các ý nghĩa toát lên từ các quan hệ nhân vật – nhân vật, nhân

vật - sự kiện, nhân vật – hình ảnh thiên nhiên, Chẳng hạn, dạy tác phẩm Chiếc

thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ta có thể sơ đồ hoá Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện như sau:

Phải có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều

Người đàn bà

hàng chài

Người đàn ông vũ phu

Đẩu

Phùng

gg Phác

Trang 9

- Trực quan hoá bức tranh thế giới hình tượng bằng các loại hình tác phẩm nghệ thuật khác: đây là biện pháp chuyển hình tượng không thể soi ngắm bằng mắt thường sang những hình tượng có tính trực quan Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu học sinh tưởng tượng và miêu tả lại bằng một bức tranh mô tả hình dáng nhân vật, thiên nhiên, sự kiện, tình huống, Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sưu tầm băng hình, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học Biện pháp này sẽ kích thích được hứng thú học tập và phát triển khả năng sáng tạo của học sinh Chẳng

hạn, dạy bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, ta có thể khuyến khích các em vẽ bức

tranh về bốn dòng thơ tuyệt bút:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Hay bức tranh sông nước miền Tây:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng ngưòi trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Dạy tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, ta có thể cộng điểm

khuyến khích cho những em sưu tầm tranh ảnh về tác giả, tác phẩm,

- Tổ chức thực hiện các bài tập tái hiện:

+ Cung cấp cho học sinh một loạt các sự kiện và yêu cầu các em xếp lại theo một trật tự đúng Chẳng hạn, ta cho các em sắp xếp lại đúng trình tự các màn

trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

+ Kết nối các sự việc theo đúng nội dung miêu tả của nhà văn Chẳng hạn,

ta cho các em nối kết đúng lời thoại của ba nhân vật Hồn Trương Ba, Da hàng thịt và

Đế Thích trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Trang 10

Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học, giáo viên có sự vận dụng thích hợp Điều quan trọng là học sinh phải thực sự đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, chuyển những bức tranh đời sống trong tác phẩm thành những hình ảnh cụ thể và sống động trong chính tâm trí các em

1.4 Tổ chức học sinh phân tích, cắt nghĩa văn học:

- Phân tích, cắt nghĩa và đánh giá khái quát bằng đàm thoại gợi mở: giáo viên thiết kế một hệ thống câu hỏi có lôgic chặt chẽ dẫn dắt học sinh đi từ cảm thụ cụ thể đến khái quát hoá ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, từ những kết luận mang tính bộ phận đến những kết luận khái quát hơn và cuối cùng là chủ đề tư tưởng Biện pháp này vừa gợi mở vừa thách thức trí tuệ học sinh, nhằm tích cực hoá

các hoạt động tư duy, cảm xúc của học sinh Chẳng hạn, dạy bài Số phận con người

của Sô- lô- khốp, cần chú ý đến đoạn văn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm:

+ Hai con người côi cút là những ai?

+ Vì sao tác giả lại so sánh họ với hai hạt cát?

+ Những người đứng tuổi bạc đầu trong chiến tranh khóc trong chiêm bao

là ai?

+ Những người khóc trong thực tại là ai?

Từ đó, đúc kết lại giá trị nhân đạo và giáo dục của tác phẩm

- Phân tích cắt nghĩa văn học bằng biện pháp so sánh: giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích, cắt nghĩa các giá trị văn chương bằng biện pháp so sánh giữa các tác phẩm, so sánh với thực tế cuộc sống, tác giả, nguyên mẫu, các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác, để sự phân tích, cắt nghĩa có thêm sức thuyết phục Đây

là một thao tác tư duy có khả năng kích hoạt các vận động trí tuệ cảm xúc của con

người để tường giải cái hay, cái đẹp của thơ văn Dạy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

và Vợ nhặt của Kim Lân, ta có thể yêu cầu học sinh so sánh đoạn kết của hai tác phẩm ấy với kết thúc của các tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô

Tất Tố để thấy được cái hạn chế hay cái tích cực của mỗi tác phẩm Hay dạy tác

phẩm Một người Hà Nội, ta có thể yêu cầu các em so sánh nhận vật cô Hiền với

người Hà Nội hôm nay, Qua đó, các em có thể phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình

Trang 11

- Xây dựng những tình huống có vấn đề định hướng học sinh phân tích, cắt nghĩa, khái quát hoá: giáo viên đưa ra câu hỏi và tình huống nêu vấn đề, học sinh buộc phải phân tích, tổng hợp các dữ liệu để có thể xử lí được tình huống và trả lời

câu hỏi của giáo viên Chẳng hạn, khi dạy bài Ông già và biển cả của Hê-minh-uê,

ta có thể nêu tình huống: “Cuối tác phẩm, có người nói ông lão đã chiến thắng,

nhưng cũng có người cho rằngông lão đã thất bại Hãy cho biết ý kiến của em.”

- Tổ chức học sinh làm việc hợp tác, thảo luận theo nhóm để phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá các giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm Ở đây, học sinh sẽ

có cơ hội, điều kiện để thể hiện vai trò bình đẳng, sáng tạo của mình Chẳng hạn, đối

với tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, ta có thể cho các em thảo luận về ý nghĩa biểu

tượng của các hình ảnh: bánh bao tẩm máu tử tù, vòng hoa trên mộ Hạ Du, con

đường mòn, con quạ, Từ đó, đúc kết lại ý nghĩa nhan đề Thuốc và dụng ý của Lỗ

Tấn là dùng văn chương để chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa

1.5 Tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức:

- Tạo tình huống có vấn đề thúc đẩy học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức: giáo viên sẽ lựa chọn trong tác phẩm những vấn đề để xây dựng tình huống có vấn đề nhằm thúc đẩy học sinh bộc lộ thái độ, nhận thức và rút ra bài học, triết lí sống đúng đắn Như vậy, học sinh sẽ cảm thấy văn học gần với đời sống, học văn là học làm người và một khi đã thấy vấn đề mà tác phẩm đặt ra cũng là mối bận tâm chung của con người trong cuộc sống hôm nay thì các em sẽ càng có nhu cầu, hứng thú bộc lộ

cách cảm, cách nghĩ của mình Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân,

ta có thể lưu ý học sinh tình huống cuối tác phẩm: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám

người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” để các em tự bộc lộ, tự nhận thức và cuối

cùng rút ra triết lí sống: dù bị đẩy đến bước đường cùng, người nông dân vẫn cưu mang đùm bọc nhau, vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc và hướng niềm tin vào tương lai gắn liền với cách mạng

- Đóng vai tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm:

+ Giáo viên cho học sinh nhập vai người sáng tác để trao đổi, tranh luận với các bạn đọc học sinh khác hoặc phát biểu, bộc lộ quan điểm, thái độ về nhân vật,

Trang 12

phi-An-nan để trao đổi với các bạn học sinh về Thông điệp nhân ngày thế giới

phòng chống AIDS, 1 – 12 - 200 Từ đó, các em hiểu rõ hơn về những suy nghĩ sâu

sắc và cảm xúc chân thành của tác giả để tự nguyện hưởng ứng lời kêu gọi ấy

+ Giáo viên phân công học sinh đóng vai các nhân vật trong truyện thể hiện thái độ, tình cảm, hành động của nhân vật hoặc phát biểu suy nghĩ chủ quan về những con người, hoàn cảnh, sự kiện, tình huống trong tác phẩm Dạy tác phẩm

Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta có thể cho các em nhập vai nhân

vật Việt để hiểu được vì sao trong tình huống bị thương nặng, lạc đồng đội suốt mấy

ngày đêm, nhiều lần mê - tỉnh, Việt vẫn tồn tại với ý nghĩ: “Việt vẫn còn đây nguyên

tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng”

- Sáng tác thơ, viết bài bình luận văn học hoặc nhận xét, bình giá các tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học:

+ Giáo viên sẽ động viên, khuyến khích, thậm chí chuyển thành bài tập cho các tổ, nhóm học sinh sáng tác thơ văn về các tác phẩm trong chương trình Để

hỗ trợ, giáo viên có thể giới thiệu những sáng tác thơ về văn học của các nhà thơ, nhà giáo để học sinh tham khảo

+ Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết bài bình luận ngắn về nhân vật, tác phẩm ngay tại lớp hoặc ở nhà

Giáo viên có thể đưa ra những tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học và yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét Biện pháp này vừa củng

cố việc nắm chắc nội dung tư tưởng bài học trên cơ sở so sánh, vừa đòi hỏi học sinh phải bộc lộ kiến giải của mình

- Viết lại, sửa lại, bổ sung văn bản: có thể thúc đẩy học sinh cùng sáng tạo với nhà văn bằng cách yêu cầu học sinh sửa đổi sự việc, đặt nhân vật vào bối cảnh khác,

tổ chức lời thoại khác hoặc bổ sung thêm sự kiện, tình huống vào cốt truyện, thêm hành động, lời nói, suy nghĩ cho nhân vật, viết đoạn kết cho tác phẩm, Cách làm này vừa thể hiện thái độ tiếp nhận của học sinh với những gì nhà văn đã sáng tạo vừa bộc lộ những quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ mới, những kiến giải mới của học sinh Chẳng hạn, yêu cầu các em viết thêm đoạn kết về nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân

Ngày đăng: 23/12/2014, 14:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w