1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây trong sao lưu và khai thác dữ liệu

28 1,9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Một trong số đó là yêu cầu mỗi CB-GV phải biết sao lưu và khai thác dữ liệu hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lí, giáo dục tại đơn vị Từ thực tế đó tôi đã tiến hành đề tài "Sử

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

-

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây trong sao lưu và khai thác dữ liệu

GV thực hiện: Trịnh Nguyễn Thi Bằng

Tổ Văn phịng

Trang 2

Mục lục

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận về Điện toán đám mây (Cloud computing) 3

1.1 Khái niệm Điện toán đám mây (Cloud computing) 3

1.2 Lịch sử phát triển của Điện Toán Đám Mây (ĐTĐM) 3

1.3 Nguyên lý hoạt động 5

1.4 Ưu nhược điểm của ĐTĐM 6

1.5 Các nhánh của ĐTĐM 7

1.6. Các mô hình triển khai 9

2 Cơ sở lý luận về Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage) 11

2.1 Khái niệm Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage) 11

2.2 Một số dịch vụ lưu trữ đám mây trên thế giới 12

3 Dịch vụ lưu trữ đám mây 13

3.1 Đăng kí và cài đặt ứng dụng Copy lên máy tính (xem phụ lục 1) 14

3.2 Sử dụng cơ bản 14

4 Thực trạng của vấn đề tại đơn vị 17

5 Giải quyết vấn đề 17

6 Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18

6.1 Thuận lợi 18

6.2 Khó khăn 18

6.3 Kết quả thực hiện : 18

6.4 Bài học kinh nghiệm : 20

6.5 Khả năng phổ biến của đề tài : 20

6.6 Khả năng mở rộng của đề tài : 21

III KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Phụ lục 1 25

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện sự chỉ đạo của Ngành GD và hoà nhập vào xu thế thời đại, Trường THPT Nguyễn Việt Dũng đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào mọi hoạt động của nhà trường tử khâu quản lý đến thông tin liên lạc và cả phục vụ giảng dạy Trong quá trình đó, CB-GV nhà trường cũng đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức Một trong số đó là yêu cầu mỗi CB-GV phải biết sao lưu và khai thác dữ liệu hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lí, giáo dục tại đơn vị

Từ thực tế đó tôi đã tiến hành đề tài "Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây trong sao lưu và khai thác dữ liệu" nhằm vận dụng công nghệ điện toán đám mây để giải quyết vấn đề đặt ra cho CB-GV ở đơn vị

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây, dịch vụ lưu trữ đám mây

- Xác định dịch vụ lưu trữ đám mây phù hợp với thực tiễn tại đơn vị, góp phần giải quyết vấn đề sao lưu và khai thác dữ liệu hiệu quả, phục vụ công tác quản lí, giáo dục

- Khả năng áp dụng rộng rãi dịch vụ lưu trữ đám mây trong công tác quản lí, giáo dục

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu một số dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến hiện nay

- Tiến hành sử dụng thử nghiệm một số dịch vụ lưu trữ đám mây tiêu biểu

- Triển khai thí điểm trên nhóm 20 CB-GV tại đơn vị

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Thực nghiệm và tổng kết kinh nghiệm

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về Điện toán đám mây (Cloud computing)

1.1 Khái niệm Điện toán đám mây (Cloud computing)

Điện toán đám mây

(Cloud computing), còn gọi là

điện toán máy chủ ảo, là mô

hình điện toán sử dụng các

công nghệ máy tính và phát

triển dựa vào mạng Internet

Thuật ngữ "đám mây" ở đây là

lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet

(dựa vào cách được bố trí của

nó trong sơ đồ mạng máy tính)

và như một liên tưởng về độ

phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, " Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập

từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ

1.2 Lịch sử phát triển của Điện Toán Đám Mây (ĐTĐM)

Sau khi khái niệm ĐTĐM được giới thiệu năm 1960, trong những năm sau đó, nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đã được thành lập, và internet đã bắt đầu được khởi nguồn Vào năm 1971, Intel đã giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên, và Ray

Trang 5

Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này đã viết một ứng dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến máy tính khác , tương tự như những trình email bây giờ

Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập Apple Computers vào năm 1976 và giới thiệu Apple cũng trong năm này Và đặc biệt năm 1976, Robert Metcalfe của Xerox trình bày khái niệm của Ethernet

Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong ngành công nghiệp máy tính, đến năm

1980 đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử dụng, chủ yếu là trong chính phủ hoặc trong cách doanh nghiệp Vào năm 1981, IBM đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên cho người dùng cá nhân, và chỉ sau đó 1 năm, Microsoft tung ra hệ điều hành MS-DOS mà hầu hết những máy tính ở thời điểm đó đều chạy trên nền này Và sau đó là sự ra đời của Macintosh

Tất cả những điều trên như là những hạt giống đầu tiền cho sử nảy mầm của Internet giai đoạn sau này

Vào năm 1990, thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa từng có từ trước đó, chính là phương thức Word Wide Web được phát hành bởi CERN, và được

sử dụng vào năm 1991 Vào năm 1993, trình duyệt đầu tiên đã xuất hiện và đã được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập internet

Khi đã có những bước tiến công nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công nghệ trên thế giới đã bắt đầu nghĩ đến khả năng áp dụng internet để làm thương mại, tiếp cận với mọi người một cách nhanh hơn Điều đó đã thúc đấy sự ra đời của một số công

ty công nghệ có tiếng tăm sau này đó là Vào năm 1994, Netscape được thành lập, 1 năm sau đó Amazon & Ebay cũng chính thức ra đời

Sự kết thúc của thập niên 90 và sự bắt đầu của thập niên 2000, cùng với những sự phát triển vượt trội của công nghệ máy tính Điện toán đám mây đã có môi trường thích hợp để tung cánh bay cao, và trong thời gian này đã có những tiêu chuẩn nhất định đã được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thông lớn và khả năng tương tác Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh từ một trang web "bình thường" - những gì bây giờ được gọi là điện toán đám mây

Trong thời gian này, một số công ty chỉ mới bước đầu đầu tư chứ không thu về lợi

Trang 6

không thu lợi nhuận trong những năm đầu tiên khi họ ra đời Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại, họ đã phải suy nghĩ và cải tiến rất nhiều trong mô hình kinh doanh và khà năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng

Năm 2002, Amazon đã giới thiệu Amazon Web Services Điều này đã cho người

sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng xử lý công việc lớn hơn rất nhiều Năm 2004, sự ra đời chính thức của Facebook đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng hóa giao tiếp giữa người với người, mọi người có thể chia sẻ dữ liệu riêng tư của họ cho bạn bè, điều này đã vô tình tạo ra được một định nghĩa mà thường được gọi là đám mây dành cho cá nhân

Năm 2006, Amazon đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây của mình, đầu tiên là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2), ứng dụng này cho phép mọi người truy cập vào các ứng dụng của họ và thao tác với chúng thông qua đám mây Sau đó, họ đưa ra Simple Storage Service (S3), Amazon S3 là dịch vụ lưu trữ trên mạng Internet Nó được thiết kế cho bạn có thể sử dụng để lưu trữ và lấy bất kỳ số lượng dữ liệu, bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào trên web

Năm 2008, HTC đã công bố điện thoại đầu tiên sử dụng Android

Năm 2009, Google Apps đã chính thức được phát hành

Trong những năm 2010, các công ty đã phát triển điện toán đám mây để tích cực cải thiện dịch vụ và khả năng đáp ứng của mình để phục vụ nhu cầu cho người sử dụng một cách tốt nhất

Dự đoán trong năm 2013 và về sau nữa, trên thế giới sẽ có khoảng 1 tỷ người sử dụng Smart Phone, và năm 2015 thị trường máy tính bảng sẽ thu hút được khoảng 44 triệu người

Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển vượt bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi lúc thông qua môi trường internet

1.3 Nguyên lý hoạt động

Ta có thể hình dung nó là một phần trung gian để chúng ta có thể tương tác với các nhà kho dữ liệu (warehouse), hoặc các trung tâm lưu trữ dữ liệu, người dùng tương tác vào chúng mà không cần biết nó làm như thế nào Điều này dẫn đến sự tiện dụng cho người dùng…

Trang 7

1.4 Ưu nhược điểm của ĐTĐM

- Di động Bạn muốn cho bạn bè của mình xem một văn bản trong máy tính của mình? Điều này không hề khó Họ chỉ cần đăng nhập và nhận văn bản này qua dịch vụ điện toán đám mây Nếu cần một tài liệu trình chiếu và sử dụng trong một hội thảo quan trọng, nhưng không may là chiếc laptop của bạn lại đột ngột dở chứng trên đường ra sân bay? Điều này sẻ không thành vấn đề khi sử dụng điện toán đám mây, vì bất kỳ máy tính nào cũng có thể truy cập tài liệu trình chiếu này

- Linh hoạt Khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, bạn sẽ không còn chịu cảnh

gò bó khi chỉ có thể thao tác các tài liệu số trên các thiết bị thông dụng như desktop hay laptop nữa Có rất nhiều thiết bị có khả năng truy cập Internet hiện đã có thể sử dụng được các dịch này, và bạn có thể thoải mái tải xuống các bức ảnh từ Flickr với chú dế Blackberry, hay sử dụng ứng dụng trên iPhone để “quảng cáo” cuốn tiểu thuyết đang viết dở cho bạn bè mình xem

- Yên tâm tuyệt đối Chắn chắn không ít lần bạn đã để mất những dữ liệu quý giá chỉ bởi đã lỡ tay xóa nó đi mất, hay chiếc máy tính thân yêu bất ngờ bị cháy ổ cứng? Một điểm rất tuyệt khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây là nó sẽ trở thành một mạng lưới thực sự an toàn

1.4.2 Nhược điểm

Điều lo ngại đầu tiên từ mô hình điện toán đám mây chính là vấn đề tuân thủ luật lệ của các công ty Bằng cách tự lưu trữ ứng dụng của mình, một công ty có thể dễ dàng xác định những mục tiêu kiểm soát và duy trì tình trạng toàn vẹn của dữ liệu theo yêu cầu của luật lệ Tuy nhiên, nếu công ty này muốn đưa những ứng dụng tài chính của mình lên “đám mây”, họ chắc chắn sẽ phải đánh giá lại những mục tiêu kiểm soát để bảo đảm không vi phạm vấn đề tuân thủ luật lệ

Trang 8

Mối lo ngại thứ hai là vấn đề trộn lẫn dữ liệu Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường lưu trữ dữ liệu của nhiều khách hàng khác nhau lên cùng một phần cứng Trong khi đó, các công ty muốn dữ liệu của họ được tách biệt rõ ràng so với dữ liệu của đối thủ cạnh tranh.Một câu hỏi được đặt ra là khi nhà cung cấp dịch vụ sao lưu

dữ liệu, liệu dữ liệu giữa các công ty có bị trộn lẫn với nhau hay không Khi một công

ty nào đó chấm dứt hợp đồng, liệu nhà cung cấp dịch vụ có chắc chắn là mình chỉ lấy

dữ liệu của mỗi công ty đó ra khỏi ổ tape hay không ? Một số công ty lo ngại dữ liệu của họ có thể rơi vào tay đối thủ cạnh tranh bằng cách này

Mối lo ngại thứ ba đến từ công nghệ ảo hóa Tính năng này liên tục giám sát việc

sử dụng tài nguyên của các hệ điều hành hoạt động trên một máy ảo và phân bổ tài nguyên có sẵn giữa các máy ảo khác Khi những tài nguyên máy ảo trở nên hạn hẹp, năng lực của nó sẽ được bổ sung bằng cách đưa những máy chủ ảo còn hoạt động sang một máy chủ vật lý khác.Điều này nghe rất tuyệt, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu máy chủ vật lý này nằm ở cách rất xa công ty bạn, chẳng hạn như ở Nga hay Trung Quốc? Khi đó, liệu bạn có thể bảo đảm được tính toàn vẹn của dữ liệu mình hay không?

1.5 Các nhánh của ĐTĐM

Dịch vụ ĐTĐM rất đa dạng và bao gồm tất cả các lớp dịch vụ điện toán từ cung cấp năng lực tính toán trên dưới máy chủ hiệu suất cao hay các máy chủ ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, hay một hệ điều hành, một công cụ lập trình, hay một ứng dụng kế toán … Các dịch vụ cũng được phân loại khá da dạng, nhưng các mô hình dịch vụ ĐTĐM phổ biến nhất có thể được phân thành 3 nhóm: Dịch vụ hạ tầng (IaaS), Dịch vụ nền tảng (PaaS) và Dịch vụ phần mềm (SaaS)

Trang 9

1.5.1 Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service)

Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng Với dịch vụ này khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng cài đặt Khách hàng điển hình của dịch

vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng của mình

Ví dụ điển hình về dịch vụ này là dịch vụ EC2 của Amazon Khách hàng có thể đăng ký sử dụng một máy tính ảo trên dịch vụ của Amazon và lựa chọn một hệ thống điều hành (ví dụ, Windows hoặc Linux) và tự cài đặt ứng dụng của mình

1.5.2 Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service)

Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud dó.Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV)

Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python

1.5.3 Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service)

Dịch vụ SaaS cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt Khách hàng lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán bên dưới

Dịch vụ SaaS nổi tiếng nhất phải kể đến Salesforce.com với các ứng dụng cho doanh nghiệp mà nổi bật nhất là CRM Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của Google

Trang 10

1.6 Các mô hình triển khai

1.6.1 Đám mây “công cộng” (Public Cloud)

Đây là mô hình mà hạ tầng ĐTĐM được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các mạng

công cộng diện rộng Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ Do vậy, hạ tầng ĐTĐM được tiết kế để đảm bảo cô lập về

dữ liệu giữa các khách hàng và tách biệt về truy cập

Trang 11

Các dịch vụ Public Cloud hướng tới số lượng khách hàng lớn nên thường có năng lực về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho khách hàng Do đó khách hàng của dịch vụ trên Public Cloud sẽ bao gồm tất cả các tầng lớp

mà khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ được lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ cao, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp, linh hoạt

1.6.2 Đám mây “doanh nghiệp” (Private Cloud)

Đám mây doanh nghiệp (Private Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở hữu bởi một tổ chức và phục

vụ cho người dùng của tổ chức đó

Private Cloud có thể được vận hành

bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám

mây có thể được đặt bên trong hoặc

bên ngoài tổ chức sở hữu (tại bên thứ

ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là

một bên thứ tư)

Private Cloud được các tổ chức,

doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình

nhằm khai thác ưu điểm được các tổ

chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm về công nghệ và khả năng quản trị của ĐTĐM Với Private Cloud, các doanh nghiệp tối ưu được hạ tầng IT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý trong cấp phát và thu hồi tài nguyên, qua đó giảm thời gian đưa sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường

1.6.3 Đám mây “chung” (Community Cloud)

Đám mây chung (Community Cloud) là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ

Trang 12

Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng ĐTĐM để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng

1.6.4 Đám mây “lai” (Hybrid Cloud)

Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn các đám mây trên tích hợp với nhau Mô hình Hybrid Cloud cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu

2 Cơ sở lý luận về Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

2.1 Khái niệm Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Công nghệ điện toán đám mây được coi là một cuộc cách mạng lớn trong thời đại Internet, làm thay đổi phương thức lưu trữ dữ liệu một cách thông minh và tiện lợi hơn Trong đó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dịch vụ lưu trữ đám mây hay Cloud Storage

Nói một cách nôm na, Cloud Storage là dịch vụ lưu trữ dữ liệu online, nơi mọi người có thể lưu trữ các dữ liệu trên Internet một cách tiện lợi Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên Internet (đám mây) và bạn có thể truy cập, sử dụng bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu, thông qua một PC, Ipad hoặc điện thoại di động, rất nhanh chóng và dễ dàng miễn

Trang 13

là được kết nối Internet và được dịch vụ lưu trữ đám mây đó hỗ trợ thì đều có thể truy cập sử dụng dịch vụ

2.2 Một số dịch vụ lưu trữ đám mây trên thế giới

TT Các dịch vụ lưu trữ

(phiên bản miễn phí)

Dung lượng miễn phí

Dung lượng

mở rộng

Tải trực tiếp

Đồng

bộ hóa

Mã hóa

Phần mềm

Băng thông

GB

Chỉ trên

Android

Không hạn chế

05 GB/th

GB

Ko mobile

Không hạn chế

Không hạn chế

10 GB/th

Ko Linux

Ko hạn chế

Không hạn chế

Ko Linux

Không hạn chế

Không hạn chế

Không hạn

Trang 14

01 GB/ng

 Phần mềm: Đủ - có trên Windows, Mac, Linux và Mobile (iOS, Android, Windows Mobile)

 Băng thông: /th – trên tháng; /ng – trên ngày

* Đánh giá các dịch vụ lưu trữ đám mây:

- Do yêu cầu về hỗ trợ người dùng tự động sao lưu dữ liệu để đảm bảo an toàn dữ liệu trước các sự cố nên ta loại đi các dịch vụ không hỗ trợ tính năng quan trọng này, bao gồm: Mega, FileDen, Fshare, Mediafire

- Xét về tính năng mã hóa dữ liệu để chống lại những truy cập trái phép từ bên ngoài, đảm bảo bảo mật dữ liệu ta loại thêm OneDrive và GoogleDrive

- Xét tiếp yếu tố dung lượng lưu trữ miễn phí được cung cấp thì ADrive (50 GB) đứng đầu nhưng nếu cộng thêm khả năng mở rộng thì vị trí này thuộc về Copy (65 GB) Yếu tố này được đề cập vì đây là yếu tố giúp người dùng sử dụng lâu dài, tránh việc xóa bỏ dữ liệu vì thiếu dung lượng lưu trữ (vấn đề này tương tự với dung lượng email, từng gây khó khăn cho người dùng một thời) Đến đây, ta loại đi các dịch vụ: Box, Amozon cloud drive, Adrive, iCloud, Cubby, SpiderOak, OpenDrive, Dropbox, Ubutu one Thêm vào đó yếu tố giới hạn băng thông cũng làm cho OpenDrive, Dropbox kém hấp dẫn

So với Ubutu one hơn Copy về tải file trực tiếp còn Copy lại hơn hẳn về dung lương lưu trữ (65 GB so với 25 GB) Các yếu tố còn lại là như nhau Tuy nhiên, yếu tố tải file trực tiếp chỉ giúp tải file được chia sẻ nhanh hơn nhưng điều chúng ta cần hơn

là phần sao lưu dữ liệu nên Copy vẫn là sự lựa chọn số 1

3 Dịch vụ lưu trữ đám mây

Copy.com là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu dựa trên nền điện toán đám mây mới,

Ngày đăng: 23/12/2014, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w