1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rèn một số kĩ năng cơ bản khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho hs lớp 9

22 3,5K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

Tuy các em đã được học những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung vàbước đầu đã biết nêu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thông qua kiểu văn biểu cảm,nhưng có thể nói, khi làm bài Ngh

Trang 1

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

I LỜI MỞ ĐẦU.

Như chúng ta đã biết Tập làm văn là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng

trong môn Ngữ văn Nó thể hiện được sự đánh giá kết quả học tập thông qua hệthống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng Tiếng Việt Môn Tậplàm văn rèn cho học sinh sự diễn đạt phong phú, hình ảnh và mạch lạc; biết nhìnnhận các vấn đề của cuộc sống một cách toàn diện và có chiều sâu Nó là sản phẩmcuối cùng của sự kết hợp tri thức 3 phân môn : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn;đạt đến đích của giáo dục là rèn cho học sinh có những kiến thức và kĩ năng cơ bảntrong cách làm văn, giúp cho học sinh có thể thể hiện được sự sáng tạo, tư tưởngtrong bài văn của mình

Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc tìm hiểu các văn bản tự

sự, trữ tình, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong giờ Đọc - hiểu văn bản, các em sẽđược học cách tạo lập các kiểu văn bản này trong giờ Tập làm văn Với quan điểmchú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tao lập văn bản nói và viếttiếng Việt, phân môn Tập làm văn đã xây dựng nội dung theo cấu trúc lặp lại vànâng cao ở các lớp khác nhau cho hầu hết các kiểu văn bản Đối với văn nghị luậnđược chia làm hai loại là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn chương Riêng Nghịluận xã hội khi học làm văn thì sẽ song song được học các văn bản nghị luận tươngứng Còn nghị luận văn chương thì không được sắp xếp như vậy ( do yêu cầu củamôn đọc - hiểu không phù hợp ) Trong 2 kiểu nghị luận văn chương thì Nghị luận

về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) được học trước, có vai trò tạo tiền đề choNghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - được đánh giá là khó hơn - ngay sau đó

Tuy các em đã được học những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung vàbước đầu đã biết nêu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thông qua kiểu văn biểu cảm,nhưng có thể nói, khi làm bài Nghi luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ), họcsinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kĩ năng, đòi hỏi một tư duy ở mức độ cao hơnhẳn các kiểu làm văn đã học trước đó Vì thế, có thể xem Nghị luận về tác phẩmtruyện là thể loại khó, vì nó yêu cầu thể hiện những nhận xét, đánh giá của bản thân

Trang 2

trước một tác phẩm văn học Những nhận xét, đánh giá đó phải được thể hiện mộtcách sáng tỏ, có lý, có sức thuyết phục không chỉ thông qua con đường của lí trí màcòn phải bằng con đường cảm xúc Muốn viết văn đúng đã khó, viết hay còn giannan hơn nhiều Nó đòi hỏi một sự nỗ lực rèn rũa của bản thân cá nhân người viếttrong một thời gian dài và đặc biệt- không thể thiếu đươc, đó là sự hướng dẫn, địnhhướng, “bày cách” của người giáo viên.

Bất kỳ một người giáo viên dạy văn nào cũng nhận thức được rằng : Dạy tácphẩm văn chương ( đọc - hiểu ) giúp các em hiểu hết những giá trị sâu sắc của tácphẩm, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra, những nghệ thuật mà tác phẩm đạt tới…làrất khó Thế nhưng, dạy cho các em biết nhận xét, đánh giá, biết bình luận và thểhiện quan điểm riêng của mình một cách thuyết phục về các giá trị đó còn khó khănhơn nhiều Cũng như những thầy ( cô ) giáo khác, tôi luôn cố gắng hướng dẫn HS

biết cách làm văn theo đúng nghĩa của từ này Trong sự cố gắng của bản thân, tôi

nghiệm ra rằng, cái khó nhất của người dạy văn chính là làm cách nào để các embiết cách làm văn Tôi luôn tự đặt cho mình, trước một kiểu bài phải dạy cho các em

biết cách làm đúng Trước hết phải đúng đã, rồi phấn đấu bước đầu dạy cho các em biết cách làm hay.

Vì những lí do đã trình bày ở trên cũng như do thời gian, khả năng của bản thân

có hạn, tôi chỉ xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ về vấn đề : Rèn một số kĩ năng cơ bản khi làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho

Trang 3

Về phía người dạy : Trong 3 phân môn của môn Ngữ văn thì giáo viên thường

có tâm lí ngại day Tập làm văn nhất Thực tế, đây là phân môn khó, đòi hỏi vốn trithức và kinh nghiệm giảng dạy Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng về phươngpháp, chưa coi trọng đúng mức việc rèn kĩ năng cho học sinh …dẫn đến giáo viênthường dạy qua loa, nặng về lý thuyết Trong khi đó, bài văn nghị luận về tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) cùng với Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là hai kiểu bàichủ đạo ( tự luận vận dụng cao ), chiếm một dung lượng thời gian lớn cũng nhưthang điểm cao trong các kì thi cuối kì, cuối năm, thi vào cấp 3 cũng như tuyển vàocác trường chuyên của tỉnh

Về phía người học : nhiều năm dạy lớp 9, tôi nhận thấy rằng, khi làm kiểu bài

này, học sinh thường mắc một số lỗi cơ bản như sau:

Một là, diễn đạt tràn lan, bài văn thiếu luận điểm, luận điểm chưa phù hợp Có

HS trong cả phần thân bài chỉ viết có một đoạn và không tìm thấy một luận điểmnào

Hai là các em chưa biết trình bày nhận xét, đánh giá, hầu như sa vào kể lạitruyện, hoặc tóm tắt các sự việc chính Một số em đã biết chọn lọc và phân tích dẫnchứng, lập tức lại chuyển sang phân tích một luận điểm khác mà không biết tổnghợp, khái quát sau mỗi luận điểm ( Thao tác tổng hợp )

Ba là, học sinh chưa biết nhận xét đánh giá về yếu tố nghệ thuật, viết bài vănnghị luận chưa hoàn chỉnh

Bốn là, việc diễn đạt của phần lớn học sinh còn yếu Ngôn ngữ quá nôm na, đưa

cả ngôn ngữ nói vào ngôn ngữ viết Lối diễn đạt lan man, luẩn quẩn làm cho giáoviên chấm bài khá vất vả không biết cho điểm thành phần như thế nào cho phù hợp

Đó là chưa kể đến các lỗi liên kết câu, đoạn, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả…cũng

là nỗi vất vả không nhỏ của giáo viên dạy văn Bởi việc chấm bài không chỉ chỉ ralỗi mà còn giúp các em sửa lỗi để viết tốt hơn ở những lần sau

2 Kết quả của thực trạng

Thống kê kết quả bài viết Tập làm văn số 6 của học sinh lớp 9 trong năm học

2006 - 2007, 2007 - 2008 như sau :

Trang 4

học

Khối số

bài kiểm tra

Điểm

0 - < 2

Điểm 2- < 5

Điểm 5- < 6,5

Điểm 6,5 - < 8

Điểm 8- < 10

I CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN

1 Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện, các giá trị cơ bản và đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

2 Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất kiểu bài và cách làm bài.

3.Hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng đề cụ thể.

4 Rèn cho học sinh kĩ năng thiết lập và triển khai luận điểm.

II CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1 Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện, các giá trị cơ bản, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

Có một thực tế là, học sinh khi bắt tay vào làm văn nghị luận - tức là đánh giá,nhận xét về tác phẩm nghệ thuật mà chưa hề nắm vững cốt truyện, không nhớ truyện

có những sự việc gì, diễn biến tâm lý của nhân vật ra sao, đâu là yếu tố nghệ thuậtlàm nên giá trị của truyện…Cho nên tôi cho rằng dạy các em làm văn nghị luận vềtác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) thì trước hết là phải hướng dẫn các em nắm vữngcốt truyện, sau đó là phải hiểu tường tận tác phẩm ( đoạn trích ) mình đang nghịluận Điều này phải nhờ vào thời gian, cách tổ chức học tập giờ Đọc - hiểu văn bản.Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu thấu đáo các nội dung của văn bản,

cụ thể là : biết tóm tắt truyện, nắm vững tình huống truyện, tính cách, phẩm chất củanhân vật chính, giá trị nội dung mà truyện hướng đến người đọc, những thành công

về nghệ thuật…Để đạt được tất cả các nội dung trên, trong khoảng 1-2 tiết học thì

Trang 5

cần hai yếu tố: một là giáo viên phải nhuần nhuyễn kiến thức, chuẩn bị bài thật chuđáo Hai là học sinh phải đọc văn bản thật kĩ ở nhà, soạn bài chu đáo, có thái độ họctập tích cực Muốn đạt điều này, giáo viên cần phải yêu cầu cao, buộc học sinh phảichuẩn bị bài ở nhà thật tốt Chẳng hạn, để học sinh có thói quen tóm tắt truyện vàrèn kĩ năng tóm tắt truyện thì trong giờ Đọc - hiểu văn bản, việc tóm tăt văn bảnxem như là một yêu cầu bắt buộc, giáo viên có thể yêu cầu bất kì một em nào tóm tắtvăn bản Có thể khuyến khích bằng cách cho điểm và cũng nên phạt thông qua conđiểm Như vậy, học sinh buộc phải đọc kĩ văn bản ở nhà, tránh soạn bài đối phóbằng cách chép tài liệu hưóng dẫn Trường hợp kĩ năng tóm tắt của học sinh quá yếuthì giáo viên phải hướng dẫn chu đáo thao tác này ( Thậm chí cần thiết phải cho họcsinh ghi những sự việc chính của truyện ) Chỉ có nắm vững nội dung cốt truyện thìmới nhận xét, đánh giá được nó Đây là tiền đề để làm tốt kiểu bài nghị luận truyện,nếu giáo viên lơ là ở khâu này thì dù các em có nắm vững cách làm kiểu bài thì đầu

óc vẫn rỗng tuếch không thể viết “ thành văn” được

2.Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài và cách làm bài.

2.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài.

SGK Ngữ văn 9 chỉ dành 2 tiết để vừa hướng dẫn học sinh về lí thuyết kiểu bàivừa hướng dẫn cách làm bài Vì vậy, đa số bài làm văn nghị luận truyện đầu tiên các

em thường mắc lỗi kể lại truyện Để tránh lỗi này, thì giờ dạy lí thuyết phải hết sứcchú trọng, thiết lập hệ thống câu hỏi để khai thác mẫu khoa học và phải đạt đến đích

là học sinh biết thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) chứkhông phải kể lại truyện; nắm được những yêu cầu cơ bản khi nghị luận truyện Trong tiết 118, SGK hưóng dẫn học sinh tìm hiểu về nghị luận truyện ( Tậptrung vào nghị luận về nhân vật văn học ), để giúp học sinh hiểu được khái niệmkiểu bài này có thể thiết lập hệ thống câu hỏi tìm hiểu mẫu theo định hướng nhưsau :

? Đối tượng nghị luận của văn bản là ai ?

? Bài viết có phải chỉ kể lại những suy nghĩ, cử chỉ, lời nói, việc làm của anh thanh niên không? người viết còn nêu những nhận xét đánh giá như thế nào về anh?

Trang 6

? Tìm những câu nhận xét, đánh giá về anh thanh niên để phân biệt với cách kể chuyện về

anh?

? Có phải người viết nhận xét đánh giá tất cả những vẻ đẹp của anh theo diễn biến

câu truyện không? Người viết đã chia thành mấy luận điểm?

? Đọc lại mỗi luận điểm và nhận xét cách lập luận của tác giả? Sức thuyết phục của

luận điểm là nhờ yếu tố nào?

Từ hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nắm vững bản chất kiẻu bài, nghĩa là không

chỉ viết lại cái đã có sẵn mà phải tư duy đánh giá ( khen, chê ) của bản thân người

viết Và khen hay chê cũng phải có lý, có tính thuyết phục, nghĩa là phải có luận cứ,phải lập luận,phải sắp xếp khoa học và toàn diện, lại phải trình bày bằng cảm xúc, sựđồng cảm

của người viết với nhân vật , với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm…

2.2 Hướng dẫn học sinh cách làm bài.

* Tìm hiểu đề, tìm ý.

Trước khi bắt tay vào làm một đề văn, việc xác định yêu cầu của đề bài là tốiquan trọng Các bài văn mẫu dùng để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu bài vàhướng dẫn cách làm bài đều chủ yếu tập trung phân tích ( hoặc suy nghĩ, cảm nhận )

về một nhân vật văn học Tuy nhiên đề cho kiểu bài này lại tương đối phong phú và

đa dạng, Có thể nhóm lại các dạng chính như sau :

- Nghị luân về toàn bộ tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

- Nghị luận về nhân vật văn học

- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học

- Nghị luận về một chi tiết, một yếu tố nghệ thuật

- Nghị luận riêng về các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm …

Do sự đa dạng của đề bài, giáo viên luôn phải hướng dẫn HS xác định cụ thể yêucầu, phạm vi, tính chất của đề bài để từ đó có hướng làm bài phù hợp Đặc biệt học

sinh phải quan tâm đến các từ lệnh của đề Nếu đề yêu cầu phân tích thì lần lượt

Trang 7

phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật để làm rõ vấn đề; đề yêu cầu suy nghĩ thì phải có thêm những nhận xét đánh giá riêng của người viết; hoặc đề yêu cầu cảm

nhận thì phải thể hiện rõ những tình cảm, thái độ, cảm xúc của người viết đối với

vấn đề nghị luận; nếu là đề mở thì đương nhiên không chỉ dừng lại ở phân tích mà

phải có cả suy nghĩ, cảm nhận của người viết Các từ lệnh chỉ có tính chất định

hướng cho sắc thái riêng của bài viết, còn về cơ bản không thể bỏ qua thao tác phântích, đánh giá Vì chúng đều có dạng chung: Nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích )

Có thể nói rằng, trước một đề văn, việc hỏi để học sinh xác đinh rõ yêu cầu đềbài định hướng tìm ý là cần thiết

VD : Đề văn : Cảm nhận về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

qua trích đoạn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

? Xác định thể loại, phạm vi của đề bài bằng cách gạch chân các từ ngữ quan trọng?

? Với yêu cầu cảm nhận, em có địng hướng gì khi làm bài?

- Phân tích rồi nêu cảm nhận

? Tình cảm của Ông Sáu dành cho con ra sao? Qua những sự việc gì? sự việc nàothể hiên tình cảm sâu đậm và gợi xúc động sâu sắc trong lòng người đọc?

Việc học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trên là giáo viên đã giúp các em tìmđược hướng đi cho bài làm, tìm được ý cơ bản cho bài viết ( cơ sở để hình thành hệthống luận điểm cho bài văn )

* Lập dàn bài.

Thông qua bài tập hướng dẫn học sinh nắm chắc các yêu cầu chung khi triển

khai các phần của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) :

Trang 8

- MB : Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và bước đầu nêu ý kiến đánh giá sơ

những thông tin cần dẫn về tác giả, tác phẩm sao cho gần gũi và có ý nghĩa nhất vớivấn đề đang nghị luận, tránh quá dài dòng theo khuôn mẫu Chẳng hạn khi nghị luận

về nhân vật Ông Hai

( Làng, Kim Lân ), nên giới thiệu Kim Lân là nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc

cuộc

sống nông thôn, hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân

Khi nghi luận về tác phẩm Chiếc lược ngà thì luôn phải đặt vào thời điểm ra đời của

tác phẩm

( năm 1966 ), cách chọn và khai thác đề tài…Về ý thứ hai của phần mở bài, tức lànêu vấn đề nghị luận - cũng chính là luận điểm bao quát của cả bài - thì phải căn cứ

vào đề bài Nếu đề cho sẵn một nhận xét thì cần trích dẫn lời nhận xét đó làm vấn

đề nghị luận Nếu đề bài chưa có yêu cầu cụ thể, học sinh cần xác định rõ vấn đềnghị luận bám sát yêu cầu đề bài Chẳng hạn đề bài yêu cầu phân tích nhân vật Ông

Hai ( Làng, Kim Lân ) thì vấn đề nghị luân chính là nét tính cách nổi bật của nhân

vật Ông Hai…

Sau khi học sinh đã biết làm đúng yêu cầu của phần mở bài, giáo viên nên gợi

mở cho các em các cách vào đề hay, gây ấn tượng, tạo cảm xúc cho người đọc Córất nhiều cách mở bài như :

Trang 9

- Đi từ vai trò, vị trí của nhà văn trong nền văn học dẫn đến vấn đề nghị luận ( Tấtnhiên để tránh sáo rỗng thì cách này chỉ phù hợp với các nhà văn lớn như Nguyễn

Du, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…)

- Đi từ ấn tượng cảm xúc của người đọc về tác phẩm đến vấn đề nghị luân ( Phùhợp hơn cho dạng đề cảm nhận )

- Đi từ đề tài chung đến vấn đề nghị luận

- Đi từ hình tương chung đến vấn đề cụ thể…

Có thể cho các em tham khảo một số mở bài khác nhau để các em học tập Các

mở bài này được lấy trong tài liệu tham khảo hoặc bài làm của học sinh giỏi cáckhoá trước mà giáo viên tích luỹ được

- Thân bài.

Cần giúp học sinh biết cách thiết lập hệ thông luận điểm, cách triển khai từngluận điểm, trong đó chú trọng kĩ năng diễn đat, lập luận; kĩ năng sắp xếp và liên kếtđoạn

( Yêu cầu này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau )

- Kết bài.

Đây là phần nhận định, đánh giá chung của người viết về vấn đề nghị luận, tức

là khái quát những nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu mà phần mở bài và thânbài đã nêu ra và phân tích Tuy nhiên sự khái quát này không phải là sự lặp lại ynguyên mà phải là sự tổng hợp có chiều sâu, nâng cao thêm một bước, có sự liên hệđến hiện tại, đến quá khứ, đến tương lai ( nếu thấy cần thiết ), đến bản thân ngườiviết; hoặc có sự liên hệ đến những tác phẩm cùng chủ đề của cùng tác giả hoặc củatác giả khác - chỉ ra nét riêng và mới Ngoài ra kết bài nên có những suy nghĩ, ấntượng, cảm nhận riêng của người viết để tạo một dư âm lắng sâu trong lòng ngườiđọc

* Đọc lại bài viết và sửa chữa.

Đây là khâu không kém phần quan trọng nhưng học sinh thường bỏ qua vì các

em chưa biết phân bố thời gian Thông thường khi làm bài kiểm tra, các em làm đếnphút cuối thậm chí hết giờ mà bài vẫn chưa xong nên không còn thời gian mà đọc lại

Trang 10

và sửa chữa nữa Lâu dần kĩ năng này bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua Vì thế cần phảirèn cho các em thói quen làm việc này bằng cách, yêu cầu các em chia thời gian chotừng ý; buộc các em phải ngừng làm bài khi còn 3-5 phút để đọc bài ( Chỉ yêu cầutrong các bài kiểm tra định kì - mục đích là rèn thói quen )

3 Hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng bài cụ thể.

3.1 Nghị luận về toàn bộ tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).

Đây là kiểu đề tổng hợp, thường được yêu cầu nghị luận dưới dạng câu hỏi: phântích (cảm nhận, suy nghĩ) về tác phẩm (đoạn trích) của tác giả …?

Với đề bài yêu cầu chung như vậy , cần phải làm rõ các ý theo trình tự sau :

- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời, vị trí tác phẩm (đoạn trích), khái quát giá trị nộidung + nghệ thuật (mở bài)

- Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản, đặc sắc, thông qua :

+ Phân tích chủ đề truyện qua việc phân tích nhân vật

+ Phân tích tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật, nhận xét về ngôn ngữ vàcách xây dựng nhân vật

- Khái quát lại những giá trị lớn, liên hệ với những tác phẩm khác cùng chủ đề, chỉ

ra điểm mới của tác phẩm

Ví dụ : Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân:

- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ; khái quát những giá trị cơbản về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng ( Mở bài )

- Giới thiệu tình huống truyện ( hai tình huống ), tập trung vào tình huống gaycấn có ý nghĩa thử thách tình cảm của nhân vật: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầutheo giặc

- Tập trung phân tích diễn biến tâm trạng Ông Hai để khẳng định : tình yêu làngquê hoà quyện trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dânđược thể hiện chân thực, sâu sắc

- Phân tích những thành công về mặt nghệ thuật : Cách chọn và khai thác đề tài ,cách xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, cách tạo tình huống…

Trang 11

- Khái quát chung, chỉ ra nét mới có sự thay đổi về chất trong việc diễn tả tình cảmcủa người nông dân Điều đó chỉ xuất phát từ sự am hiểu, gắn bó thiết tha của ngườiviết đối với người lao động.

Học sinh cần căn cứ vào tác phẩm ( đoạn trích ) cụ thể để có những phân tíchtiêu biểu, có thể mỗi tác phẩm có những đặc sắc riêng Chẳng hạn, nếu phân tích

Làng phải chú ý đến tình huống thì phân tích Lặng lẽ Sa Pa lại quan tâm đến chất

trữ tình - yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện…

Khi phân tích tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) thì phải phân tích một cách toàn diệntất cả các giá trị nổi bật, những vấn đề đặt ra của tác phẩm Để làm sáng tỏ được tất

cả các vấn đề trên trong một thời gian có hạn thì việc sắp xếp, chọn lựa các ý phảilinh hoạt và khoa học, nếu không sẽ sa vào phân tích nhân vật hoặc rơi vào tìnhtrạng “Đầu voi đuôi chuột”

3.2 Nghị luận về một nhân vật văn học.

Đây là dạng đề phổ biến nhất.Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân

vật Nhân vật chính là nơi mang trở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tácphẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Bởi thế,phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng để đi đến những giá trị của tácphẩm và nhận ra “ tấm lòng” của nhà văn Việc phân tích nhân vật thành một đềriêng hay nghị luận về một vấn đề nào đó có liên quan đến tác phẩm thì phải thôngqua nhân vật chính của tác phẩm đó

Để chỉ ra những nét tính cách, phẩm chất tiêu biểu của nhân vật, cần quan tâm đến lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, hoàn cảnh sống, côngviệc của nhân vật Tất nhiên, không phải nhân vật nào cũng phải phân tích tất cả các khía cạnh này, nhất là ở chương trình THCS , yêu cầu việc làm bài của các em còn mức độ đơn giản và tác phẩm chọn dạy còn ở mức độ giản đơn Tuy nhiên học sinh phải sắc sảo trong việc chọn lựa và tập trung vào những phương diện cốt yếu nào để toát lên những nết tiêu biểu nhất của nhân vật

Ngày đăng: 22/12/2014, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w