Vấn đề thi hành các bản án, quyết định của Tòa án

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua tòa án (Trang 34)

2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THÔNG QUA TÒA ÁN

2.6. Vấn đề thi hành các bản án, quyết định của Tòa án

Vấn đề thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được quy định tại phần thứ bảy của BLTTDS 2004 và chi tiết hơn tại Luật thi hành án Dân sự 2008. Quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án được khái quát thành 3 bước cơ bản.

TÒA KINH TẾ TAND cấp tỉnh (Sơ thẩm)

ỦY BAN THẨM PHÁN TANDTC (Giám đốc thẩm, tái thẩm)

TÒA KINH TẾ TANDTC cấp tỉnh (Phúc thẩm)

ỦY BAN THẨM PHÁN TAND cấp tỉnh (Giám đốc thẩm, tái thẩm)

TÒA PHÚC THẨM TANDTC (Phúc thẩm)

TÒA KINH TẾ TANDTC (Giám đốc thẩm, tái thẩm)

TAND cấp huyện (Sơ thẩm)

Bước 1: Cấp bản án, quyết định của Tòa án

Quan điểm giải quyết tranh chấp của Tòa án được tuyên bố công khai tại phiên tòa và phải được thể hiện bằng văn bản. Đồng thời, Tòa án phải giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án về quyền yêu cầu, thời hạn thi hành án và nghĩa vụ thi hành án theo luật định.

Đối với các bản án, quyết định dân sự nói chung và với các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói riêng thì đương sự có nghĩa vụ phải tự nguyện thi hành án. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thi hành án không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành tòa án ra quyết định thi hành án.

Bước 2: Ra quyết định thi hành án

Thủ tướng cơ quan thi hành án có thẩm quyền có quyền chủ động ra quyết định thi hành án (Khoản 1, Điều 36 Luật thi hành án dân sự 2008) hoặc thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự.

Ngoài ra, để đảm bảo cho quyền lợi của mình, các đương sự cần phải quan tâm đến vấn đề thời hiệu thi hành án. Đó là khoảng thời gian do luật định mà khi chấm dứt thời gian đó, các bên đương sự không còn quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.

- Trường hợp thời gian thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 5 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

- Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kì thì thời hạn 5 năm được áp dụng cho từng định kì, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Bước 3: Thực hiện quyết định thi hành án

Các quyết định , giấy báo triệu tập về thi hành án phải được thông báo cho người được thi hành án, người phải thi hành, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Việc thực hiện thi hành án trên thực tiễn thường gặp một số khó khăn nhất định do tài sản của bên phải thi hành án hoặc không còn đủ, hoặc đã bị họ tẩu tán gây thiệt hại nhất định cho bên được thi hành. Chính vì vậy, Luật thi hành án dân sự 2008 đã ghi nhận

pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Các biện pháp đó bao gồm:

- Phong tỏa tài khoản - Tạm giữ giấy tờ

- Tạm dừng việc đăng kí, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Đồng thời, trong quá trình thi hành án, nếu các bên được sự không thi hành thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án và người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại Điều 71, Luật thi hành án dân sự năm 2008, các biện pháp cưỡng chế thi hành án gồm:

- Khấu trừ tiền trong tài khoản: thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá trị của người thi hành án.

- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua tòa án (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)