Thủ tục xét Phúc thẩm

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua tòa án (Trang 27)

2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THÔNG QUA TÒA ÁN

2.5.2.Thủ tục xét Phúc thẩm

(Theo Điều 242 BLTTDS 2004) Xét xử Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp

xét xử lại vụ án mà bản án của tòa án cấp Sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Kháng cáo, kháng nghị

(Theo Điều 243 BLTTDS 2004) Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan,

tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án của tòa án cấp Sơ thẩm để tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục Phúc thẩm. (Theo khoản 1 Điều 245 BLTTDS 2004) Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày,

2004) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính

căn cứ vào ngày bưu điện nơi gởi đóng dấu ở phong bì.

(Theo khoản 1 điều 285 BLTTDS 2004) Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và

cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án của tòa án cấp Sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục Phúc thẩm. (Theo khoản 1 điều 252 BLTTDS 2004) Thời hạn kháng nghị đối với bản án của toà án cấp Sơ thẩm của Viện

kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị được tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

(Theo Điều 254 BLTTDS 2004) Khi có kháng cáo, kháng nghị, những phần của

bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành. Những phần không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Chuẩn bị xét xử Phúc thẩm

(Theo Điều 257 BLTTDS 2004 và luật sửa đổi bổ sung 2011) Ngay sau khi nhận

được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp Phúc thẩm phải vào sổ thụ lý và thành lập Hội đồng xét xử Phúc thẩm.

(Theo khoản 1 Điều 258 BLTTDS 2004) Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thụ

lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp Phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:

- Tạm đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án;

- Đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án;

- Đưa vụ án ra xét xử Phúc thẩm.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp Phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.

(Theo khoản 3 điều 258 BLTTDS 2004) Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét

xử thì quyết định phải được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. (Theo khoản 2 Điều 258 BLTTDS 2004) Trong thời hạn

một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa Phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.

Phiên tòa Phúc thẩm

(Theo Điều 246 BLTTDS 2004) Thành phần tham dự phiên tòa Phúc thẩm:

- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán.

- (Khoản 1 Điều 264 BLTTDS 2004 và luật sửa đổi bổ sung 2011) Người kháng

cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa.

- (Khoản 1 Điều 264 BLTTDS 2004 và luật sửa đổi bổ sung 2011) Những người

tham gia tố tụng khác cũng có thể được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- (Khoản 2 Điều 264 BLTTDS 2004 và luật sửa đổi bổ sung 2011) Kiểm sát viên

Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.

Trình tự phiên tòa Phúc thẩm cơ bản giống phiên tòa Sơ thẩm.

Tại phiên tòa Phúc thẩm, tòa chỉ xem xét lại phần của bản án Sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị chứ không xét xử lại toàn bộ bản án Sơ thẩm. (Theo Điều 275 BLTTDS

2004 và luật sửa đổi bổ sung 2011) Hội đồng xét xử Phúc thẩm có các quyền sau:

- Giữ nguyên bản án Sơ thẩm;

- Sửa bản án sơ thẩm;

- Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án;

- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn luật kinh tế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua tòa án (Trang 27)