quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công

32 2.5K 35
quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên MỤC LỤC   !" #$%&'() *+,-.) )'/012$) 345647'/8 *9":&;:&2<$=0:%640>?@5&A*9&BCD EFG":&D H4IJK&9LMN"'O H4#I*9P";&MGKO H4 I5Q:?&-MR,S T%%9&S *%9&U H4)I:&:=V<WLC# #HT&5P&;:# H4XI":&;:MY"-5,D H48IT&;:M%Z4FGO H4DI"@0:0;MM7"%K"&TO H4OI"-"&LMS [4&:;:%\VS H4SIP0:0;;:%":&## H4UI:P&;::T## H4IKM-":&# H4#I]:5GR"^;:%#  Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên H4 I5_T&V+&M],]]#) HP%7"&`K:N45647'/ #) HP%7"#X #HP`KN2$&Q.a#X b345647'/Q#8 345647'/`4"P`%G "`b:#8 :C^&.2:#8 VC34547'/2:#8 #345647'/`4WG(5,`6c #O :C^&.2:#O VC34547'/2:#S !K5T  [dHeJfghJed!eij # e+.MK # #d.k":.040"0 # :N+K # # Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên I. Giới thiệu về chu trình chi phí theo phương pháp thủ công. 1. Khái niệm Chu trình chi phí bao gồm một chuỗi những sự kiện liên quan tới hoạt động mua và thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ. Chu trình chi phí thực hiện theo phương pháp thủ công là chu trình chi phí trong đó thực hiện việc ghi sổ và xử lý các nghiệp vụ do con người thực hiện trực tiếp, không có sự trợ giúp của phần mềm kế toán. Có 4 sự kiện kinh tế được ghi chép và xử lý trong chu trình chi phí đó là 1. Doanh nghiệp đặt hàng hay dịch vụ cần thiết. 2. Nhận hàng hay dịch vụ yêu cầu. 3. Xác định nghĩa vụ thanh toán. 4. Thanh toán tiền. Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên 2. Mục đích và chức năng Mục đích chính của chu trình chi phí là tối thiểu hóa tổng chi phí thu mua và duy trì hàng tồn kho, nguồn tồn trữ và dịch vụ cho nhu cầu thực hiện chức năng của tổ chức. Để đạt được mục đích, nhà quản trị phải thực hiện những quyết định sau: • Mức hàng tồn kho và nguồn dự trữ tối ưu là bao nhiêu? • Nhà cung cấp nào có hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng và giá cả tốt nhất? • Bảo quản hàng tồn kho ở đâu? • Làm thế nào để củng cố việc mua hàng để đạt được mức giá tối ưu? • Có cần phải sẵn tiền mặt trả cho nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu? • Quản lý việc thanh toán cho nhà cung cấp như thế nào để tối đa hóa dòng tiền? Hơn nữa, việc quản lý phải đạt được chức năng giám sát và đánh giá tác dụng và hiệu quả của chu trình chi phí. Điều đó yêu cầu sự truy cập dễ dàng vào dữ liệu chi tiết về các nguồn lực được sử dụng trong chu trình chi phí, các sự kiện ảnh hưởng đến nguồn lực và những đối tượng tham gia vào những sự kiện này. Ngoài ra, để giúp ích thích đáng cho việc ra quyết định thì dữ liệu phải chính xác, đáng tin cậy và kịp thời. Ba chức năng cơ bản của hệ thống thông tin kế toán trong chu trình chi phí:  Ghi nhận và xử lý dữ liệu về các hoạt động kinh doanh.  Lưu trữ và tổ chức dữ liệu để trợ giúp việc ra quyết định.  Kiểm soát để chắc chắn tính đáng tin cậy của dữ liệu và bảo vệ các nguồn lực của tổ chức. 3. Đối tượng cung cấp thông tin - Đối với chu trình chi phí, đối tượng bên ngoài cung cấp thông tin đầu vào cho chu trình là nhà cung cấp. - Trong nội bộ, chu trình chi phí nhận thông tin từ chu trình doanh thu và chu trình sản xuất, bộ phận quản lý hàng tồn kho và nhiều bộ phận khác về nhu cầu mua hàng hóa và nguyên vật liệu. Một khi hàng hóa và dịch vụ về đến, sự khai báo về biên nhận hàng hóa và dịch vụ từ chu trình chi phí chuyển ngược về các nguồn lực. Dữ liệu về chi phí cũng đi từ chu trình chi phí đến sổ kế toán tổng hợp và thể hiện trên báo cáo tài chính cũng như nhiều báo cáo quản trị khác. 4. Các chứng từ sử dụng trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công. Trong chu trình chi phí thực hiện theo phương pháp thủ công, người ta thường sử dụng một số chứng từ như sau: ) Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên • Phiếu yêu cầu mua hàng (purchase requisition) Đây là chứng từ được lập bởi các bộ phận trong doanh nghiệp khi có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm trình bày về chủng loại, mặt hàng, số lượng hàng, yêu cầu về thời gian nhận hàng. Yêu cầu mua hàng này được gửi về bộ phận mua hàng và phải được chấp thuận bởi người quản lý bộ phận yêu cầu. • Đơn đặt hàng (purchase order) Chứng từ này được lập bởi bộ phận mua hàng, xác định yêu cầu của doanh nghiệp với nhà cung cấp về mặt hàng, giá cả, chất lượng, số lượng hàng, thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng; các yêu cầu về thanh toán… Nếu đặt hàng được người cung cấp chấp thuận thì nó trở thành hợp đồng pháp lý ràng buộc giữa đôi bên. • Phiếu nhập kho (receiving report) Hay còn được gọi là báo cáo nhận hàng; chứng từ này được bộ phận nhận hàng lập căn cứ số lượng, chất lượng, quy cách hàng thực nhận. Số liệu thực nhập được dùng làm căn cứ ghi tăng Tài khoản hàng tồn kho. Thông tin hàng nhận được chuyển đến các bộ phận liên quan như kế toán mua hàng, kho hàng… • Phiếu đóng gói (packing list) Phiếu đóng gói hàng hóa là một chứng từ liệt kê các mặt hàng, loại hàng, những loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định. Phiếu đóng gói được nhà cung cấp lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói hàng hóa này có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm đếm hàng hóa. • Hóa đơn mua hàng (invoice) Đây là chứng từ xác định quyền sở hữu hàng được chuyển cho người mua và nghĩa vụ thanh toán tiền của người mua đối với người bán. • Chứng từ thanh toán (voucher) Đây là chứng từ được sử dụng trong hệ thống thanh toán theo chứng từ nhằm ghi nhận thông tin liên quan tới khoản cần thanh toán cho một hóa đơn nào đó. • Chứng từ trả lại hàng mua (debit memo) Chứng từ này được bộ phận mua hàng lập khi hàng mua không đúng yêu cầu, cần trả lại cho người bán. Chứng từ này ghi đầy đủ mặt hàng, số lượng, giá đơn vị, số tiền của hàng bị trả lại. • Check hoặc phiếu chi. Đây là chứng từ được lập ra khi tiến hành thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Trên thực tế, khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa trực tiếp từ nước ngoài thì loại chứng từ và số lượng chứng từ tham gia X Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên vào chu trình chi phí này cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Bộ chứng từ nhập khẩu thường bao gồm các loại chứng từ như sau: Các chứng từ tài chính: được sử dụng trong thanh toán, bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu, séc và các phương tiện thanh toán tương tự. Các chứng từ thương mại: • Hóa đơn thương mại (commercial invoice) • Chứng từ vận tải (transport document) • Chứng từ bảo hiểm (insurance policy) • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (certificate of quality) • Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (certificate of quantity) • Giấy chứng nhận trọng lượng (certificate of weight) • Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list) • Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate) • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitory certificate) • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (vetecrinary certificate) • Giấy chứng nhận khử trùng (fumigation certificate) • Các chứng từ khác. II. Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công. Một chức năng của hệ thống thông tin kế toán là thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một cách có hiệu quả nhờ sự luân chuyển dữ liệu thông suốt. Ba hoạt động căn bản trong chu trình chi phí là: - Đặt mua hàng hóa và dịch vụ - Nhận hàng hóa, dịch vụ & công việc lưu kho - Thanh toán Các hoạt động trong chu trình chi phí có thể coi như hình ảnh phản chiếu lại những hoạt động cơ bản được thể hiện trong chu trình doanh thu. - Hoạt động đặt hàng tạo ra đơn đặt hàng của người mua ứng với lệnh bán hàng bên nhà cung cấp. - Hoạt động nhận hàng xử lý những hàng hóa được gửi đến bởi chức năng giao hàng của nhà cung cấp. - Hoạt động chi trả tiền mua hàng tạo ra việc thanh toán được tiến hành đồng thời với hoạt động thu tiền của nhà cung cấp. 8 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên 1. Đặt mua hàng hóa và dịch vụ (sau đây sẽ gọi tắt là “Đặt hàng”) Hoạt động kinh doanh quan trọng đầu tiên trong chu trình chi phí là đặt mua hàng. Quyết định chủ chốt được đưa ra trong bước đầu tiên là phải xác định mua mặt hàng nào, mua khi nào, và mua bao nhiêu, cũng như quyết định mua hàng từ nhà cung cấp nào. Những yếu kém trong chức năng quản lý hàng tồn kho có thể tạo ra những vấn đề đáng lưu ý, như việc ghi nhận thông tin đặt hàng không chính xác gây ra việc thiếu nguyên liệu dự trữ dẫn đến đình trệ sản xuất. Trong hoạt động đầu tiên của chu trình chi phí “Đặt hàng” sẽ được khởi đầu từ “Phiếu yêu cầu”: Yêu cầu mua hàng Yêu cầu mua hàng hoá hoặc vật tư được kích hoạt bởi chức năng kiểm soát hàng tồn kho hoặc bởi những nhân viên, khi những nhân viên này nhận thấy thiếu hụt nguyên liệu, công cụ, vật liệu… trong quá trình sản xuất. Trong những công ty nhỏ, những nhân viên sử dụng những mặt hàng này phải chú ý khi hàng tồn trữ đang ở mức thấp và đòi hỏi cần đặt thêm hàng. Hơn nữa, kể cả trong các công ty lớn, việc yêu cầu cung cấp văn phòng phẩm như là giấy photo và bút chì thường do những nhân viên sử dụng những mặt hàng này khi họ nhận thấy dự trữ đang ở mức thấp. Nhu cầu mua hàng hoá hoặc vật tư đưa đến việc tạo ra Phiếu yêu cầu. Như vậy, Phiếu yêu cầu là chứng từ:  Được lập bởi các bộ phận trong DN khi có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ.  Nội dung của phiếu yêu cầu trình bày về chủng loại, mặt hàng, số lượng hàng, yêu cầu về thời gian nhận hàng, địa điểm và phải được sự chấp thuận của người quản lý bộ phận yêu cầu.  Phiếu yêu cầu được gửi về:  Bộ phận Mua hàng  Kế toán phải trả  Người chấp nhận đơn đặt hàng này chỉ ra mã phòng ban và số hiệu tài khoản để tính chi phí. D Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên Trong quá trình yêu cầu mua hàng có thể xảy ra những nguy cơ sau: Nguy cơ 1: Thiếu hàng hoặc tồn kho quá mức Thiếu hàng dẫn đến mất doanh thu; tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn trữ cao hơn cần thiết. Để đề phòng những nguy cơ trên, các công ty cần thiết lập hệ thống kiểm soát hàng tồn kho một cách chặt chẽ. Nên sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên để đảm bảo luôn đủ hàng trong kho. Các công ty nên chọn những nhà cung cấp có uy tín để đặt hàng. Các báo cáo về nhà cung cấp cho biết chất lượng sản phẩm, giá cả và việc giao hàng nên được trình lên đều đặn. Những bảng báo cáo này nên được xem xét định kỳ và những nhà cung cấp mới sẽ được chọn nếu các nhà cung cấp hiện tại sa sút dưới mức có thể chấp nhận. Nguy cơ 2: Đặt những món hàng không cần thiết Các công ty cũng phải cẩn thận đối với các món hàng hiện tại không có nhu cầu. Ghi chép chính xác hàng tồn kho thường xuyên bảo đảm tính hiệu lực của các yêu cầu mua hàng do hệ thống kiểm soát hàng tồn kho tự động đưa ra. Những người giám sát nên xem xét và phê chuẩn các yêu cầu mua hàng để đề xướng riêng cho mỗi nhân viên. Một vấn đề liên quan là các đơn vị phân cấp khác nhau trong doanh nghiệp mua cùng một mặt hàng giống nhau. Kết quả là doanh nghiệp tồn trữ một lượng hàng tồn kho lớn hơn nhu cầu và cũng không nhận được chiết khấu trên tổng số lượng do không đặt mua cùng lúc. Điều này thường xuyên xảy ra bởi vì các đơn vị phân cấp khác nhau đánh số cùng một mặt hàng thep cách khác nhau. Để vượt qua thách thức này, hệ thống thông tin kế toán phải được thiết kế theo cách thức có thể tổng O Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên hợp dữ liệu chung. Khi đó, ta có thể đánh số các mặt hàng dựa trên các bảng báo cáo liên kết các chủng loại mặt hàng có được. Nguy cơ 3: lựa chọn nhà cung cấp không phù hợp Chi phí ngầm là quà cáp từ nhà cung cấp cho các nhân viên mua hàng với mục đích gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà cung cấp của các nhân viên này. Do chi phí ngầm có ý nghĩa về kinh tế nên các nhà cung cấp phải tìm nhiều cách để kiếm lại được món tiền chi ra cho việc đút lót đó. Việc này thường được thực hiện thông qua thổi phồng giá cả của đợt hàng mua tiếp theo hoặc thay thế bằng hàng hóa kém chất lượng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, chi phí ngầm làm giảm tính khách quan của người mua. Hơn nữa, các nhân viên cũng không nên kiếm lợi từ quyền hạn trong công việc của mình. Để ngăn chặn chi phí ngầm này, công ty phải ngăn cấm nhân viên mua hàng nhận bất cứ quà tặng nào từ nhà cung cấp hiện tại (cả những nhà cung cấp tiềm năng); (những vật rẻ tiền, không đáng giá thì có thể nhận). Huấn luyện nhân viên cách ứng xử với với “quà” từ nhà cung cấp cũng quan trọng, bởi vì nhiều loại chi phí ngầm mà nhà cung cấp đưa ra không có khuôn mẫu nào cả, thường dưới hình thức tiền mặt, để lôi kéo các nhân viên. Một khi nhân viên nhận quà, nhà cung cấp sẽ đe dọa tố cáo lên người giám sát nếu họ không gia tăng số lượng hàng đặt. Sự luân chuyển công việc cũng quan trọng không kém, nhân viên mua hàng không nên làm việc lâu dài với cùng một nhà cung cấp. Bởi vì điều đó sẽ làm tăng rủi ro khi họ không vượt qua được sự cám dỗ từ những nhà cung cấp không ngay thẳng. Nếu tổ chức quá nhỏ không thể luân phiên công việc cho tất cả các nhân viên khác nhau, nên thực hiện kiểm soát chi tiết định kì tất cả các hoạt động của nhân viên mua hàng. Nên yêu cầu nhân viên mua hàng thực hiện nghỉ phép theo lịch phân phối hàng năm, bởi vì nhiều vụ gian lận có thể bị phát hiện ra được khi thủ phạm vắng mặt và không thể tiếp tục hoạt động gian dối đó nữa. Rất khó ngăn chặn hoạt động hối lộ này, do đó cần phải kiểm soát để phát hiện. Lập đơn đặt hàng Đây là quá trình được thực hiện bởi bộ phận mua hàng. Quyết định quản lý cốt yếu trong hoạt động mua hàng là chọn những nhà cung cấp các mặt hàng tồn kho theo yêu cầu. Nhiều yếu tố nên được cân nhắc đến khi thực hiện quyết định này, như là: - Giá cả - Chất lượng hàng hóa - Uy tín trong việc bán hàng, giao hàng Về vấn đề uy tín trong việc giao hàng, một khi nhà cung cấp được chọn để cung cấp một sản phẩm nào đó, những thông tin xác minh nhà cung cấp là một phần của nội dung giấy tờ xác nhận hàng tồn kho để tránh lặp lại tiến trình lựa chọn nhà S Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quyên cung cấp cho mỗi đơn hàng sau này. (Tuy nhiên, trong vài trường hợp như việc mua những mặt hàng giá cao nhưng chất lượng thấp, quản lý dứt khoát phải đánh giá lại toàn bộ những nhà cung cấp tiềm năng mỗi khi đặt hàng). Danh sách những nhà cung cấp tiềm năng khác nhau cho mỗi mặt hàng cũng nên được duy trì, trong trường hợp nhà cung cấp chính hết hàng mà công ty đang cần. Việc theo dõi và đánh giá định kì việc thực hiện của nhà cung cấp rất quan trọng. Việc đánh giá thích hợp các nhà cung cấp đòi hỏi nhiều hơn là chỉ duy trì dữ liệu về giá mua. Nhiều công ty cũng phải gánh chịu nhiều chi phí như gia công lại hay bỏ đi liên quan đến chất lượng của sản phẩm mua về. Cũng có nhiều chi phí liên quan đến việc giao hàng của nhà cung cấp. Hệ thống thông tin kế toán được thiết kế nhằm thu thập và theo dõi thông tin này. Ví dụ: • Đo lường được chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp thông qua việc theo dõi những mặt hàng của nhà cung cấp đó có thường xuyên không đủ tiêu chuẩn khi kiểm tra ở bộ phận nhận hàng hay không. • Đo lường độ tin cậy của nhà cung cấp bằng việc theo dõi và so sánh ngày giao hàng với ngày đã giao kết. Để chắc chắn rằng các nhân viên mua hàng xem xét tất cá những yếu tố này, bộ phận mua hàng nên được đánh giá và tưởng thưởng dựa trên việc tối thiểu tổng chi phí tốt như thế nào, không chỉ dựa trên giá mua các mặt hàng yêu cầu. Sau quá trình xét duyệt Phiếu yêu cầu được gửi từ các bộ phận có yêu cầu (phiếu yêu cầu có hợp lệ: đặt các mặt hàng cần thiết, theo yêu cầu sản xuất hay sử dụng), cùng với quá trình lựa chọn nhà cung cấp – có thể là nhà cung cấp truyền thống hoặc một trong những nhà cung cấp tiềm năng – đảm bảo về giá cả hợp lý, chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu, có uy tín trong việc bán, giao hàng, bộ phận Mua hàng sẽ tiến hành lập Đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng là:  Một tài liệu chính thức yêu cầu nhà cung cấp bán và cung cấp các sản phẩm được chỉ định ở mức giá xác định. Nó cũng là một lời hứa trả tiền và trở thành một hợp đồng cung cấp một khi chấp nhận nó.  Được lập ở bộ phận Mua hàng.  Được lập thành 5 liên có đánh số thứ tự.  Trình tự luân chuyển Đơn đặt hàng: - Liên 1: nhà cung cấp - Liên 2: lưu tại bộ phận Mua hàng - Liên 3: bộ phận có yêu cầu - Liên 4: bộ phận Nhận hàng - Liên 5: kế toán Phải trả U [...]... bản photo chứng từ trả lại hàng mua cùng với hàng đến bộ phận vận chuyển để được phép chuyển trả nhà cung cấp 13 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n 14 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n 15 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n Sau... người sử dụng theo biểu mẫu: HR-PR-006-03/00 30 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n Kết luận Quá trình lưu chuyển chứng từ trong chu trình chi phí bằng phương pháp thủ công tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát, cũng như kiểm tra, đồi chi u việc ghi nhận nghiệp vụ Có được những ưu việt trên là do chứng từ được luân chuyển một... việc luân chuyển chứng từ, ghi sổ Một chứng từ, phải qua nhiều công đoạn kiểm duyệt, ghi chép; trong khi điều này sẽ được khắc phục hoàn toàn trong hệ thống xử lý bằng máy Cuối cùng, lượng chứng từ, sổ sách đồ sộ cũng tạo ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ, kiểm tra đối chi u cho doanh nghiệp sau này IV Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí thực hiện theo phương pháp thủ công 1 Quy trình. .. sử dụng sổ chi tiết hoặc thẻ chi tiết theo 19 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n dõi chi tiết quan hệ thanh toán gồm từng lần mua, từng lần thanh toán, số dư hiện hành theo từng người bán… Quy trình xử lý trong hình thức theo dõi thanh toán theo người bán:  Nhận hóa đơn bán hàng  Kiểm tra đối chi u chứng từ liên quan  Phân loại theo người... luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công Quy trình luân chuyển và xử lý chứng từ trong chu trình chi là một khâu đầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống thông tin kế toán Vì vậy, việc tổ chức luân chuyển trong các đơn vị phải nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác là rất cần thiết Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển của công. .. trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n trong quy trình cao Trên thực tế, để cắt giảm lượng chi phí này, các doanh nghiệp có thể sẽ vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ; điều này có thể dẫn đến những rủi ro cho công ty trong việc bảo vệ tài sản Thứ ba, quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí thủ công bắt buộc thực hiện qua nhiều công đoạn nên... Website: http://www.renergyc.com 28 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n b) Quy trình lưu chuyển chứng từ trong doanh nghiệp Quy trình về việc quản lý mua/cấp máy móc,trang thiết bị văn phòng Mục đích: • Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả • Đảm bảo tài sản được bảo quản tốt • Vật dụng xin mua là cần thiết trong công việc • Đảm bảo việc mua hàng chất... chuyển sang 21 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n - Phiếu yêu cầu: do bộ phận Yêu cầu chuyển sang Dựa vào đó kế toán lập ra chứng từ thanh toán để chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ thanh toán; kế toán phải trả ghi nhận vào “sổ ghi chứng từ thanh toán”; đồng thời lưu lại bộ chứng từ thanh toán tại bộ phận kế toán Hoạt động cuối cùng trong khâu này là... lượng chi phí này, các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các doanh nghiệp nhỏ như VERAP đã vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ; điều này có thể dẫn đến những rủi ro cho công ty trong việc bảo vệ tài sản Thứ ba, quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí thủ công bắt buộc thực hiện qua nhiều công đoạn nên tốc độ xử lý chậm, mất nhiều thời gian cho việc luân chuyển chứng từ, ... học trong các doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán cũng đang dần được tin học hóa một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết Nhiều phần mềm kế toán đang được ứng dụng để thực hiện các chu trình kế toán tại các doanh nghiệp thay thế cho chu trình xử lý thủ công truyền thống Điều đó cho thấy, chu trình doanh thu 24 Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n . Phan Thị Bảo Quy n ) Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n X Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan. chứng từ sử dụng trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công. Trong chu trình chi phí thực hiện theo phương pháp thủ công, người ta thường sử dụng một số chứng từ như sau: ) Quy trình luân. # # Quy trình luân chuyển chứng từ trong CTCP theo phương pháp thủ công_ Th.S Phan Thị Bảo Quy n I. Giới thiệu về chu trình chi phí theo phương pháp thủ công. 1. Khái niệm Chu trình chi phí

Ngày đăng: 22/12/2014, 10:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • I. Giới thiệu về chu trình chi phí theo phương pháp thủ công.

    • 1. Khái niệm

    • 2. Mục đích và chức năng

    • 3. Đối tượng cung cấp thông tin

    • 4. Các chứng từ sử dụng trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công.

    • II. Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trình chi phí theo phương pháp thủ công.

      • 1. Đặt mua hàng hóa và dịch vụ (sau đây sẽ gọi tắt là “Đặt hàng”)

        • Yêu cầu mua hàng

        • Nguy cơ 1: Thiếu hàng hoặc tồn kho quá mức

        • Nguy cơ 2: Đặt những món hàng không cần thiết

        • Nguy cơ 3: lựa chọn nhà cung cấp không phù hợp

        • Lập đơn đặt hàng

        • Đơn đặt hàng

        • Nguy cơ 4: Mua hàng giá cao (bị thổi phồng)

        • 2. Nhận và lưu trữ hàng hóa.

          • Nguy cơ 5: mua hàng hóa kém chất lượng.

          • Nguy cơ 6: nhận hàng hóa không đúng yêu cầu

          • Nguy cơ 7: mắc sai sót khi kiểm đếm hàng nhập về.

          • Nguy cơ 8: mất mát hàng tồn kho

          • 3. Duyệt và thanh toán hóa đơn cho người bán

            • Nguy cơ 9: những sai sót trong các hóa đơn mua hàng

            • Nguy cơ 10: thanh toán cho những hàng hóa chưa nhập về

            • Nguy cơ 11: chiết khấu mua hàng

            • Nguy cơ 12: chi trả hai lần cho cùng một hóa đơn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan