KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.2.1 Sâu hại trên vườn ca cao giai đoạn KTCB
Sau khi điều tra tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được thành phần các loại sâu bệnh hại trên vườn ca cao giai đoạn KTCB được thể hiện qua bảng 3.7.
Bảng 3.7: Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên vườn ca cao giai đoạn KTCB
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến
1 Bọ xít muỗi Helopeltis sp. Lá, chồi non ++ 2 Câu cấu Hypomeces sp. Lá + 3 Rệp muội Toxoptera sp. Lá, chồi + 4 Rệp sáp Pseudococus spp. Lá, chồi + 5 Rệp vảy xanh Coccus viridis Lá + 6 Sâu đục thân Zeuzera sp. Thân, cành + 7 Sâu róm Euproctis spp. Lá + 8 Sâu đo xám Hyposidratalaca Lá + 9 Sâu khoang Prodenia litura Lá + 10 Bọ cánh cứng Apogonia Adoretus spp.spp. Lá +++ 11 Dế mèn Brachytrupesportentosus Gốc, thân +
12 Mối Odontotermes sp. Gốc, rễ +
13 Sâu bao Pagodeillahekmeyeri Lá +
Ghi chú: + : Tần suất bắt gặp > 10 - 25% (ít phổ biến)
++ : Tần suất bắt gặp > 25 - 50% (phổ biến) +++ : Tần suất bắt gặp > 50% (rất phổ biến)
Qua bảng 3.7 cho thấy có 13 loài côn trùng xuất hiện trên vườn ca cao giai đoạn KTCB. Trong đó, Bọ xít muỗi xuất hiện phổ biến (++) và Bọ cánh cứng xuất hiện rất phổ biến (+++). Rệp muội, rệp sáp, rệp vảy xanh, câu cấu, dế mèn,
mối, sâu bao, sâu đo xám, sâu khoang, sâu xám, sâu róm với mức độ ít phổ biến (+).
* Bọ xít muỗi
Là một trong những loài sâu hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng ca cao trong huyện. Bọ xít muỗi thường xuất hiện và gây hại vào lúc chiều tối, sáng sớm, ban ngày thường ẩn nấp dưới gốc cây, bụi cỏ hoặc cây trồng khác. Tuy nhiên, nếu vườn ca cao rậm rạp ẩm thấp và những ngày trời mát, âm u thì có thể phát hiện bọ xít muỗi bất cứ thời điểm nào trong ngày. Chúng dùng vòi chích vào các mô non để hút nhựa như: quả, lá non, chồi non… Bọ xít muỗi phát sinh quanh năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa mưa, chỗ rợp bóng, ẩm thấp thường bị hại nặng hơn. Chúng có thể phát sinh mạnh và gây hại nặng trên chồi, lá và quả, ảnh hưởng đến quả và làm giảm năng suất ca cao.
Bảng 3.8: Ảnh hưởng công thức phân bón đến khả năng nhiễm bọ xít muỗi trên vườn ca cao KTCB
(ĐVT:%)
Công thức
Thời điểm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Cuối mùa mưa Tỷ lệ hại 28,35 28,48 29,54 28,46 29,77
Mức độ hại 7,28 7,31 6,54 7,36 6,45
Đầu mùa khô Tỷ lệ hại 24,32 23,57 24,52 24,38 24,31
Mức độ hại 7,18 6,14 7,23 7,31 6,51
Giữa mùa khô Tỷ lệ hại 22,37 20,22 22,63 20,51 21,33
Đồ thị 3.1: Diễn biến tỷ lệ của bọ xít muỗi qua các công thức phân bón trên vườn ca cao KTCB
Qua bảng 3.8 và đồ thị 3.1 cho thấy: tỷ lệ hại của bọ xít muỗi cao nhất vào cuối mùa mưa và giảm dần ở đầu và giữa mùa khô.
Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi ở các công thức vào thời điểm cuối mùa mưa biến động từ 28,35% - 29,77%. Thấp nhất là ở công thức 1 (28,35%) và cao nhất ở công thức 5 (29,77%).
Vào đầu và giữa mùa khô bọ xít muỗi vẫn tiếp tục gây hại, nhưng tỷ lệ hại thấp hơn so với cuối mùa mưa. Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi giữa các công thức biến động từ 20,22 - 24,52%. Thấp nhất là công thức 2 (20,22%) và cao nhất ở công thức 3 (24,52%).
* Bọ cánh cứng
Bọ trưởng thành ban ngày ẩn nấp trong đất dưới lớp lá rụng hoặc trong cỏ dại, ban đêm bò lên cắn lá cây. Bọ trưởng thành có tập tính giả chết: khi động chúng lập tức buông mình rơi xuống đất và nằm im. Bọ trưởng thành ban đêm cắn phá lá cây ca cao. Bọ ăn lá tạo thành những lỗ khuyết làm giảm diện tích quang hợp. Chúng thường ăn hết phần thịt lá, chỉ chừa lại một phần gốc của gân chính phần cuống lá, đôi khi chúng ăn chừa lại gân lá
và màng lá. Sâu ăn lá non lẫn lá già, nhưng bị hại nhiều nhất là lá non. Chúng ăn trụi hết ngọn, chỉ còn trơ lại cành khi xuất hiện với mật độ lớn. Vườn ca cao sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ca cao giai đoạn KTCB khi loài này phát sinh thành dịch.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng công thức phân bón đến khả năng nhiễm bọ cánh cứng trên vườn ca cao KTCB
(ĐVT:%)
Công thức
Thời điểm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5
Cuối mùa mưa Tỷ lệ hại 53,31 54,43 54,54 53,22 55,35 Mức độ hại 18,18 17,32 17,57 18,42 17,55
Đầu mùa khô Tỷ lệ hại 28,46 28,17 29,44 28,34 27,69
Mức độ hại 8,25 9,38 8,52 8,16 9,66
Giữa mùa khô Tỷ lệ hại 18,27 19,12 18,46 18,39 18,33
Đồ thị 3.2: Diễn biến tỷ lệ hại của bọ cánh cứng qua các công thức phân bón trên vườn ca cao KTCB
Qua bảng 3.9 và đồ 3.2 cho thấy:
Vào cuối mùa mưa tỷ lệ hại của bọ cánh cứng biến động từ 53,22% - 55,35%, thấp nhất là công thức 4 (53,22%) và cao nhất là công thức 5 (55,35%).
Vào đầu mùa khô tỷ lệ hại của bọ cánh cứng có xu hướng giảm từ đầu đến giữa mùa khô, biến động từ 18,27 - 29,44%, trong đó cao nhất là công thức 3 với tỷ lệ hại là 29,44% và thấp nhất là công thức đối chứng (18,27%).