Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây ca cao giai đoạn KTCB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 35)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây ca cao giai đoạn KTCB

phát triển của cây ca cao giai đoạn KTCB

Trong quy trình trồng ca cao, việc bón phân cho cây ca cao là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao, đồng thời bồi dưỡng và cải tạo đất. Xác định công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao đóng vai trò hết sức quan trọng, lượng phân bón phụ thuộc vào loại đất, tuổi cây... Vì vậy, muốn xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây, chúng ta cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý đem lại hiệu quả cao.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng công thức phân bón đến chiều cao, đường kính tán và đường kính gốc ca cao giai đoạn KTCB

Công thức Chiều cao cây

(m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) CT1 (ĐC) 2,33 ab 1,67 ab 4,70 bc CT2 2,28 b 1,65 b 4,56 bc CT3 2,35 ab 1,70 ab 4,80 ab CT4 2,14 c 1,42 c 4,44 c CT5 2,45 a 1,88 a 5,11 a CV% 3,16 6,86 3,86 LSD0,05 0,14 0,22 0,34

Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu có cùng ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê

Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc ca cao giai đoạn KTCB

Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 cho thấy:

- Chiều cao cây ở các công thức biến động từ 2,14 - 2,45 m. Khi giảm lượng phân bón xuống 15% (ở CT2) và 30% (ở CT4) so với đối chứng thì chiều cao cây giảm lần lượt là 2,28 m và 2,14m. Khi tăng lượng phân bón lên 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) thì chiều cao cây tăng lần lượt là 2,35 m và 2,45 m. Chiều cao cây cao nhất là CT5 (2,45 m). Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa với mức độ tin cậy 95%. Công thức 5 khác biệt có ý nghĩa so với công thức 2, 4 nhưng khác biệt không có ý nghĩa với công thức 1 và 3.

- Đường kính tán của ca cao ở các công thức phân bón biến động từ 1,42 - 1,88 m. Khi giảm lượng phân bón xuống 15% (ở CT2) và 30% (ở CT4) so với đối chứng thì đường kính tán giảm dần, lần lượt là 1,65m và 1,42m. Khi tăng lượng phân bón lên 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) thì đường kính tán tăng lần lượt là 1,70m và 1,88m. Đường kính tán cao nhất vẫn là CT5 (1,88m). Qua xử lý thống kê cho thấy giữa các công thức khác biệt có ý nghĩa. Trong đó, công thức 5 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 2 và 4, nhưng khác biệt không có ý nghĩa với công thức 1 và 3.

- Đường kính gốc của cây ca cao ở 5 công thức phân bón biến động từ 4,44 - 5,11 cm. Công thức có đường kính gốc lớn nhất là công thức 5 (5,11cm) và nhỏ nhất là công thức CT4 (4,44cm). Qua xử lý thống kê, sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, công thức 5 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 1, 2 và 4 nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức 3.

Bảng 3.6:Ảnh hưởng công thức phân bón đến chiều dài cành và số lá ca cao giai đoạn KTCB

Công thức Độ cao phân cành (cm) Chiều dài cành cấp 1 (cm) Thời gian hình thành 1 cơi lá (ngày) Số lá/cơi lá CT1(ĐC) 41,05 a 120,55 bc 28,44 a 7,08 a CT2 40,43 a 118,48 c 29,54 a 6,86 a CT3 40,61 a 121,07 b 30,12 a 7,15 a CT4 41,15 a 118,14 c 29,16 a 6,80 a CT5 40,31 a 124,10 a 30,51 a 7,19 a CV% 1,59 1,11 6,15 3,66 LSD0,05 ns 2,52 ns ns

Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu có cùng ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê

Qua bảng 3.6 cho thấy, do nhân giống bằng kỹ thuật ghép nên độ cao phân cành của các công thức thấp, biến động từ 40,31 - 41,15 cm. Độ cao phân cành cao nhất là ở công thức 4 (41,15 cm), kế đến là công thức CT1 (41,05 cm) và thấp nhất là công thức 5 (40,31 cm). Qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác giữa các công thức phân bón không có ý nghĩa thống kê.

Chiều dài cành cấp 1 giữa các công thức biến động từ 118,14 - 124,10cm. Trong đó, công thức có chiều dài cành cấp 1 dài nhất là công thức 5 (124,10 cm) và công thức có chiều dài cành ngắn nhất là công thức 4 (118,14 cm). Khi tăng lượng phân bón 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) so với đối chứng thì chiều dài cành cấp 1 tăng lần lượt là 121,07 cm và 124,10 cm. Khi giảm lượng phân bón 15% (ở CT2) và 30% (ở CT4) so với đối chứng thì chiều dài cành cấp 1 giảm

dần, lần lượt là 118,48 cm và 118,14 cm. Qua xử lý thống kê sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, công thức 5 sai khác có ý nghĩa với các công thức còn lại.

Thời gian để hình thành một cơi lá (từ lúc đỉnh chồi non mới nhú cho đến khi hình thành một cơi lá hoàn chỉnh) giữa các công thức dao động trong khoảng 28,44 - 30,51 ngày. Trong đó, công thức 1 có thời gian hình thành một cơi lá ngắn nhất (28,44 ngày) và thời gian hình thành một cơi lá dài nhất là công thức 5 (30,51 ngày). Tuy nhiên, sự sai khác giữa các công thức phân bón không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số lá/cơi lá mới ra biến động từ 6,80 - 7,19 lá. Công thức có số lá/cơi lá mới nhiều nhất là công thức 5 (7,19 lá), thấp nhất là công thức 4 (6,80 lá). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các công thức không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, các công thức phân bón có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc và chiều dài cành cấp 1, nhưng ảnh hưởng không rõ rệt đối với độ cao phân cành, số lá/cơi lá mới và thời gian hình thành 1 cơi lá. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, công thức phân bón thích hợp nhất đối với cây ca cao giai đoạn này là công thức 5: 195g Urê + 390g Super lân + 65g KCl)/cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 35)