Bệnh hại trên vườn ca cao giai đoạn KTCB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 43)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2.2Bệnh hại trên vườn ca cao giai đoạn KTCB

Kết quả điều tra chúng tôi xác định được thành phần các loại bệnh hại xuất hiện trên vườn ca cao KTCB. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến của một số bệnh trên vườn ca cao giai đoạn KTCB

S

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Bộ phận bị hại

Mức độ phổ biến

1 Bệnh héo rũ Ceratocystis fimbrata Cành, lá +

3 Khô thân Collectotrichum

gloeosporioides Thân, cành ++

4 Nấm hồng Corticium salmonicolor Thân, cành +

Ghi chú: + : Tần suất bắt gặp > 10 - 25% (ít phổ biến) ++ : Tần suất bắt gặp > 25 - 50% (phổ biến)

+++ : Tần suất bắt gặp > 50% (rất phổ biến)

Qua bảng 3.10 cho thấy, có 4 loại bệnh hại xuất hiện trên vườn ca cao giai đoạn KTCB là bệnh héo rũ, cháy lá, khô thân và bệnh nấm hồng, Trong đó, bệnh khô thân xuất hiện với mức độ phổ biến (++), các loại bệnh héo rũ, cháy lá và nấm hồng xuất hiện ở mức độ ít phổ biến (+).

Bệnh khô thân thường xảy ra trong mùa khô, phát triển nhiều trên những vườn ca cao thiếu bóng che hoặc bị tỉa quá nặng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thân, cành trong một thời gian dài làm tổn thương các mô dưới biểu bì. Sự tổn thương càng trầm trọng khi nắng gay gắt cây gặp nước. Mô tổn thương bị tạp nhiễm các loại nấm và tảo. Tảo không làm hại cây nhưng các loại nấm hại phát triển và làm khô chết cành hoặc thân. Trên thân và cành, nấm xâm nhập vào lớp tế bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu, sau đó vùng nhiễm bệnh xuất hiện bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng, nếu bị nặng cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, một số cành bị khô.

Bảng 3.11: Ảnh hưởng công thức phân bón đến khả năng nhiễm bệnh khô thân trên vườn ca cao KTCB

Công thức

Thời điểm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Cuối mùa mưa Tỷ lệ bệnh 18,30 18,45 20,15 19,64 20,17

Chỉ số bệnh 7,54 8,66 7,14 7,38 8,22

Đầu mùa khô Tỷ lệ bệnh 20,46 21,33 20,47 19,56 20,26

Chỉ số bệnh 9,61 10,42 10,44 9,54 9,37

Chỉ số bệnh 9,27 8,23 9,31 9,28 8,45

Đồ thị 3.3: Diễn biễn bệnh khô thân của các công thức phân bón trên vườn ca cao KTCB

Qua bảng 3.11 và đồ thị 3.3 cho thấy:

Vào cuối mùa mưa tỷ lệ bệnh khô thân biến động từ 18,30 - 20,17%, thấp nhất là ở công thức đối chứng (18,30%), cao nhất là công thức 5 (20,17%). Chỉ số bệnh thấp nhất là công thức 3 (7,14%), cao nhất là ở công thức 2 (8,66%).

Vào đầu mùa khô tỷ lệ bệnh khô thân có tăng nhưng không đáng kể, biến động từ 19,56% - 21,33%, trong đó cao nhất là công thức 2 (21,33%) và thấp nhất là công thức 4 (19,56%). Công thức có chỉ số bệnh thấp nhất là công thức 5 (9,37%), cao nhất là công thức 3 (10,44%).

Đến giữa mùa khô, tỷ lệ bệnh khô thân có xu hướng tăng dần, biến động từ 24,16 - 25,34%, cao nhất là công thức 2 (25,34%), thấp nhất là công thức đối chứng (24,16%). Nhưng chỉ số bệnh cao nhất là công thức 3 (9,31%), thấp nhất là công thức 2 (8,23%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 43)