Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của ca cao giai đoạn kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 48)

1 cơi lá (ngày) Số lá/cơi lá

3.3.2Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của ca cao giai đoạn kinh doanh

suất của ca cao giai đoạn kinh doanh

Năng suất và hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định hiệu lực của phân bón và

các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. Để có được hiệu quả kinh tế cao trong việc trồng ca cao thì con đường nâng cao năng suất là quan trọng. Các biện pháp tác động hợp lý như bón phân cân đối, mật độ trồng phù hợp… sẽ làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất dẫn đến tăng năng suất cây ca cao.

Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng của cây trồng. Đối với cây trồng có

năng suất lý thuyết cao thì có tiềm năng cho năng suất thực thu cao. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào đặc tính giống, biện pháp canh tác và điều kiện ngoại cảnh.

Công thức Trọng lượng quả (gam) Kích thước quả (cm) Dài (cm) Rộng (cm) Độ dày vỏ (cm) CT1(ĐC) 325,24 ab 14,80 a 7,35 abc 1,09 a CT2 319,84 b 14,41 a 7,26 bc 1,03 a CT3 327,27 ab 15,09 a 7,44 ab 1,13 a CT4 318,97 b 14,34 a 7,22 c 1,02 a CT5 331,43 a 15,12 a 7,53 a 1,14 a CV% 1,39 5,81 1,49 7,70 LSD0,05 8,47 ns 0,21 ns

Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu có cùng ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê

Qua bảng 3.14 cho thấy, trọng lượng quả giữa các công thức có sự chênh lệch, đáng kể, khối lượng quả biến động từ 318,97 - 331,43g. Khi tăng lượng phân bón 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) thì trọng lượng quả tăng, lần lượt là 327,27g và 331,43g và ngược lại. Trong đó, công thức có khối lượng quả lớn nhất là công thức 5 (331,43g), kế đến là công thức 3 (327,27g) và công thức có khối lượng quả nhỏ nhất là công thức 4 (giảm 30% lượng phân bón so với đối chứng). Qua xử lý thống kê cho thấy khối lượng quả giữa các công thức phân bón sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức 5 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 2 và 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê với công thức 1 và 3.

Chiều dài quả giữa các công thức phân bón biến động từ 14,34 - 15,12cm. Khi tăng lượng phân bón 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) chiều dài quả tăng và ngược lại, nhưng sự tăng giảm chiều dài quả không đáng kể và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Chiều rộng quả giữa các công thức phân bón biến động từ 7,22 - 7,53 cm. Tương tự như chiều dài quả, khi tăng hay giảm lượng phân bón 15% và 30% so với đối chứng thì chiều rộng quả giữa các công thức phân bón chênh lệch không đáng kể và sự sai khác cũng không có ý nghĩa thống kê.

Độ dày vỏ quả giữa các công thức biến động từ 1,02 - 1,14 cm. Khi tăng lượng phân bón 15% (ở CT3) và 30% (ở CT5) so với đối chứng thì độ dày vỏ quả cao hơn và ngược lại. Trong đó, công thức có vỏ dày nhất là công thức 5 (tăng lượng phân bón 30%) là 1,14 cm, công thức có vỏ mỏng nhất là công thức 4 (giảm 30% lượng phân bón so với đối chứng) là 1,02 cm. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Cây ca cao cũng giống như các loại cây trồng khác, hạt ca cao là sản phẩm thu hoạch cuối cùng, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm chế biến và là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc chọn giống. Các chỉ tiêu về hạt ca cao được ghi nhận ở bảng 3.15 và 3.16.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu về hạt

Công thức Số lượng hạt/quả

Khối lượng hạt tươi/quả (gam) Khối lượng 1 hạt khô (gam) CT1(Đ/C) 31,54 a 78,53 bc 0,95 bc CT2 31,25 a 77,04 c 0,94 c CT3 32,41 a 85,23 a 1,02 a CT4 30,54 a 75,64 c 0,92 c CT5 32,16 a 82,06 ab 1,01 ab CV% 5,40 2,92 3,16 LSD0,05 ns 4,38 0,06

Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu có cùng ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê

Qua bảng 3.15 cho thấy, số lượng hạt/quả của ca cao giữa các công thức biến động từ 30,54 - 32,41 hạt/quả. Số liệu thu được cho thấy công thức có số lượng hạt nhiều nhất là công thức 3 (tăng lượng phân bón 15% so với đối chứng) là 32,41 hạt/quả, số lượng hạt/quả ít nhất là công thức 4 (giảm lượng phân bón 30% so với đối chứng) chỉ đạt 30,54 hạt/quả. Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho

thấy sự sai khác về số hạt/quả giữa các công thức phân bón không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Khối lượng hạt tươi/quả biến động từ 75,64 - 85,23g. Trong đó, khối lượng hạt tươi/quả cao nhất là công thức 3 (tăng 15% lượng phân bón so với đối chứng) là 85,23g và khối lượng hạt tươi/quả thấp nhất là công thức 4 (giảm 30% lượng phân so với đối chứng) chỉ đạt 75,64g. Qua xử lý thống kê, khối lượng hạt tươi/quả giữa các công thức phân bón khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, công thức 3 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 1, 2 và 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức 5.

Để đánh giá phẩm cấp hạt ca cao theo tiêu chí tuyển chọn thì khối lượng 1 hạt khô phải đạt trên 1g. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng 1 hạt khô giữa các công thức phân bón biến động trung bình từ 0,92 - 1,02g. Công thức có khối lượng 1 hạt khô cao trên 1g là công thức 3 (tăng 15% lượng phân bón so với đối chứng) và công thức 5 (tăng 30% lượng phân bón so với đối chứng) là 1,01 - 1,02g, những công thức có khối lượng 1 hạt khô < 1g là công thức 1, 2 và 4 . Qua xử lý thống kê, khối lượng 1 hạt khô giữa các công thức sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức 3 sai khác không có ý nghĩa với công thức 5, nhưng sai khác có ý nghĩa với công thức 1, 2 và 4 ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất ca cao giai đoạn KD

Công thức Số quả/cây/năm Khối lượng hạt khô/quả (gam) NS hạt khô/cây (kg/cây/năm) NS hạt khô/ha (tấn/ha/năm) CT1(Đ/C) 30,16 b 30,07 bc 0,91 b 1,01 b CT2 29,42 b 29,28 c 0,86 b 0,96 b CT3 32,46 a 32,96 a 1,07 a 1,19 a CT4 29,21 b 28,01 c 0,82 b 0,91 b CT5 32,08 a 32,35 ab 1,04 a 1,15 a CV% 3,21 4,93 7,01 6,90 LSD0,05 1,86 2,84 0,12 0,14

Ghi chú: trong cùng một cột, các số liệu có cùng ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 3.3: Năng suất hạt khô của các công thức phân bón (niên vụ 2012 - 2013)

Qua bảng 3.16 cho thấy: số quả/cây/năm ở các công thức biến động từ 29,21 - 33,08 quả. Số liệu thu được cho thấy công thức có số lượng quả nhiều nhất là công thức 3 (tăng lượng phân bón 15% so với đối chứng) là 32,46 quả, số lượng quả ít nhất là công thức 4 (giảm lượng phân bón 30% so với đối chứng) chỉ đạt 29,21 quả. Qua xử lý thống kê, số quả/cây/năm giữa các công thức phân bón khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó, công thức 3 sai khác có ý nghĩa so với công thức 1, 2 và 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức 5.

Khối lượng hạt khô/quả biến động từ 28,01 - 32,96 g. Trong đó, khối lượng hạt khô/quả cao nhất là công thức 3 (tăng 15% lượng phân bón so với đối chứng) là 32,96g và khối lượng hạt khô/quả thấp nhất là công thức 4 (giảm 30% lượng phân so với đối chứng) là 28,01g. Qua xử lý thống kê cho thấy, khối lượng hạt khô/quả giữa các công thức phân bón sai khác có ý nghĩa thống kê. Trong đó, công thức 3 sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức 1, 2 và 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa với công thức 5.

Năng suất hạt khô/cây/năm biến động từ 0,82 - 1,07 kg. Trong đó, công thức cho năng suất hạt khô/cây/năm cao nhất là công thức 3 (tăng 15% lượng phân bón so với đối chứng) và công thức có năng suất hạt khô/cây/năm thấp nhất là công thức 4

(giảm 30 % lượng phân bón so với đối chứng). Qua xử lý thống kê cho thấy, giữa các công thức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, công thức 3 sai khác có ý nghĩa với công thức 1, 2 và 4, nhưng sai khác không có ý nghĩa với các công thức 5.

Năng suất tấn hạt khô/ha/năm biến động từ 0,91 - 1,19 tấn. Trong đó, công thức cho năng suất hạt khô/ha/năm cao nhất là công thức 3, kế đến là công thức 5 và công thức cho năng suất hạt khô/ha/năm thấp nhất là công thức 4. Khi giảm lượng phân bón 15% (CT2) và 30% (CT4) so với đối chứng (CT1) thì năng suất hạt khô/ha/năm lần lượt là 0,96 và 0,91 tấn. Khi tăng lượng phân bón 15% (CT3) và 30% (CT5) thì năng suất hạt khô/ha/năm lần lượt là 1,19 và 1,15 tấn. Qua xử lý thống kê cho thấy, sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, công thức 3 sai khác không có ý nghĩa với công thức 5, nhưng sai khác có ý nghĩa với công thức 1, 2 và 4.

* Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức 3 với lượng phân bón: 230g N + 460g P2O5 + 460g K2O cho năng suất cao nhất (1,19 tấn/ha/năm) đối với ca cao giai đoạn kinh doanh tại huyện Buôn Đôn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng công thức phân bón thích hợp cho cây ca cao tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 48)